hơn mức giá hiện hành và ngược lại, nếu là lệnh mua, mức giá dừng phải cao hơn. Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi đó
lệnh dừng thực tế sẽ trở thành lệnh thị trường (vì vậy lệnh dừng có thể được coi là
lệnh thị trườngcó điều kiện). Lệnh giới hạn dừng (stop limit order) là loại lệnh được sử dụng nhằm khắc phục sự bất định về mức giá thực hiện tiềm ẩn trong lệnh dừng. Đối với lệnh giới hạn dừng, người đầu tư phải chỉ rõ hai mức giá - một mức giá dừng và một mức giá giới hạn. Khi giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì lệnh giới hạn dừng thực tế sẽ trở thành lệnh giới hạn tại mức giá giới hạn (vì vậy lệnh giới hạn dừng có thể được coi là lệnh giới hạn có điều kiện).
Tại các thị trường phát triển, thông thường khi đặt lệnh người đầu tư sẽ chỉ rõ giới hạn thời gian đối với việc thực hiện lệnh, nghĩa là khoảng thời gian người môi giới cần cố gắng thực hiện được lệnh cho khách hàng. Đối với lệnh ngày (day order), người môi giới sẽ cố gắng thực hiện lệnh trong ngày (nếu người đầu tư không chỉ rõ giới hạn thời gian, người môi giới sẽ tự coi đó là lệnh ngày), nếu đến cuối ngày vẫn chưa được thực hiện, lệnh giao dịch sẽ bị hủy. Lệnh ngỏ (open orđer), hay còn gọi là lệnh hiệu lực - đến khi - hủy bỏ (good - til1- cancel), có hiệu lực tới khi được thực hiện hoặc người đầu tư quyết định hủy bỏ. Ngược lại với lệnh ngỏ là lệnh thực hiện
- hoặc - không (fill - or - kill). Lệnh này sẽ bị hủy bỏ nếu người môi giới không thể thực hiện được ngay lập tức.
5. Đơn vị giao dịch
Các sở giao dịch thường có quy định về khối lượng giao dịch tối thiểu của một lệnh giao dịch, gọi là lô chẵn (round - lot hay board - lot) hay đơn vị giao dịch (trading unit). Đơn vị giao dịch là một trong những yếu tố có thể tác động đến cung - cầu trong giao dịch chứng khoán. Đơn vị giao dịch lớn có thể hạn chế khả năng tham gia giao dịch của người đầu tư cá nhân; ngược lại, đơn vị giao địch nhỏ có thể gây mất thời gian do phải xử lý khối lượng lệnh giao dịch quá lớn. Thông thường, đơn vị giao dịch được quy định thống nhất (100 hoặc 1.000 cổ phiếu), song cũng có trường hợp đơn vị giao dịch được quy định tương ứng với thị giá của chứng khoán trên thị trường.
6. Đơn vị yết giá
Đơn vị yết giá (quotation unit) là bước giá tối thiểu (tick-size) trong giao dịch chứng khoán. Đơn vị yết giá là yếu tố có tác động đến tính thanh khoản của chứng
khoán cũng như hiệu quả đầu tư của người đầu tư. Đơn vị giao dịch lớn có thể mang lại sự tập trung về mức giá của lệnh giao dịch nhưng lại hạn chế lựa chọn về số lượng mức giá đối với người đầu tư; ngược lại, đơn vị yết giá nhỏ cho phép người đầu tư có thể có nhiều lựa chọn về mức giá giao dịch nhưng lệnh giao dịch có thể bị dàn trải.
Có thể bạn quan tâm!
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 14
- Niêm Yết Toàn Phần Và Niêm Yết Từng Phần (Dual Listing & Partial
- Tiêu Chuẩn Thuyên Chuyển, Chứng Khoán Bị Kiểm Soát, Huỷ Bỏ Niêm Yết
- Khái Quát Về Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Thị Trường Otc
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 19
- Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 20
Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.
7. Biên độ dao động giá
Hầu hết các sở giao dịch trên thế giới đều có những công cụ nhằm ngăn chặn những biến động bất thường của giá chứng khoán trong ngày giao dịch. Tập trung lệnh giao dịch thông qua áp dụng khớp lệnh định kỳ và thời gian giao dịch ngắn là những biện pháp thường thấy nhằm hạn chế những biến động giá bất thường của chứng khoán tại các thị trường mới hình thành. Tại các thị trường phát triển, khi hoạt động diễn ra liên tục, biện pháp thường được sử dụng là ngừng giao dịch trong những tình huống giá chứng khoán biến động bất thường.
Trong số các biện pháp ổn định giá trên thị trường chứng khoán, biên độ dao động giá (price change limits) được sử dụng phổ biến, đặc biệt là tại các thị trường mới hình thành. Biên độ dao động giá quy định khoảng dao động giá cho phép đối với từng chứng khoán trong ngày giao dịch. Theo đó, lệnh giao dịch của người đầu tư khi đặt phải nằm trong khuâng biên độ cho phép. Lệnh giao dịch có mức giá vượt quá giới hạn trên (giá trần - ceiling) hoặc giới hạn dưới (giá sàn - floor) bị coi là không hợp lệ và sẽ bị hệ thống giao dịch từ chối.
Biên độ dao động giá, với khả năng ngăn chặn những đột biến về giá, có thể đảm bảo tính ổn định của thị trường, góp phần củng cố long tin của công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, biên độ dao động giá cũng có thể làm tổn hại đến cơ chế xác lập giá của thị trường vốn dựa trên sự tương tác cung-cầu, theo đó có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường.
III. THỰC HIÊN GIAO DỊCH
1. Mở tài khoản
Để bắt đầu tham gia giao dịch chứng khoán, người đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch tại một công ty chứng khoán là thành viên của sở giao dịch. Thủ tục mở tài khoản giao dịch chứng khoán cũng tương tự như mở tài khoản ngân hàng, trong đó chủ tài khoản phải cung cấp những thông tin thiết yếu để phục vụ cho mục đích
quản lý của công ty chứng khoán. Theo thông lệ quốc tế, khi ký hợp đồng mở tài khoản cho khách hàng, công ty chứng khoán có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng của mình và tư vấn cho họ hiểu rõ về các rủi ro gắn liền với hoạt động đầu tư chứng khoán.
2. Loại tài khoản
Trước nhu cầu đa dạng của người đầu tư, các công ty chứng khoán cũng có thể cung cấp các dịch vụ da dạng dưới các hình thức tài khoản giao dịch khác nhau. Tài khoản giao dịch có thể được phân thành ba loại: (1) tài khoản thông thường (Cash
account); (2) tài khoản tư (discretionaryaccount).
vấn (advisorry account); va
(3) tài khoản
ủy thác
Phần lớn người đầu tư sử dụng loại tài khoản thông thường. Đây là loại tài khoản sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán ở mức tối thiểu. Đối với các khách hàng sử dụng loại tài khoản này, công ty chứng khoán chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ môi giới.
Những người đầu tư không có kiến thức, kinh nghiệm, thời gian hoặc sự ưa thích trong việc phân tích đầu tư chứng khoán có thể sử dụng loại tài khoản tư vấn. Đối với loại tài khoản này, người đầu tư sẽ ký một hợp đồng sử dụng dịch vụ tư vấn do những chuyên gia đầu tư của công ty chứng khoán cung cấp. Theo đó, người đầu tư ủy quyền cho chuyên gia đầu tư thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những điều kiện quy định trong hợp đồng; chuyên gia đầu tư có trách nhiệm thực hiện các giao dịch chứng khoán theo những nguyên tắc cẩn trọng cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đã thỏa thuận. Người đầu tư chịu mọi phí tổn liên quan đến các giao dịch được thực hiện cũng như phí quản lý tài khoản trả cho chuyên gia đầu tư. Thông thường, công ty chứng khoán chỉ chấp nhận mở loại tài khoản này với một giá trị tài sản tối thiểu nhất định.
Tài khoản ủy thác là loại tài khoản cho phép người quản lý tài khoản (chuyên gia đầu tư của công ty chứng khoán) thực hiện việc mua, bán chứng khoán mà không cần thông báo cho chủ tài khoản hoặc được sự chấp thuận trước của chủ tài khoản. Đối với loại tài khoản này, người đầu tư (chủ tài khoản) thường ủy thác cho người quản lý một quyền hạn rất rộng tương ứng với những điều kiện quản lý tài khoản
quy định trong hợp đồng đã ký. Trên thực tế, loại tài khoản này luôn tiềm ẩn mối xung đột lợi ích giữa người quản lý tài khoản và chủ tài khoản.
3. Quản lý tài khoản
3.1. Đặt lệnh
Người đầu tư có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để đặt lệnh như đặt lệnh trực tiếp bằng phiếu lệnh (order slip), điện thoại, fax hay PC. Khi nhận lệnh, nhân viên môi giới của công ty chứng khoán sẽ kiểm tra số hiệu tài khoản (account ID), mật khẩu (password), và tình trạng tài khoản cũng như tính hợp lệ của lệnh trước khi chuyển lệnh giao dịch đó đến sở giao dịch.
3.2. Xác nhận giao dịch
Khi lệnh giao dịch của khách hàng được thực hiện, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng biết. Thông thường, công ty chứng khoán có thể thông báo ngay lập tức kết quả giao dịch cho khách hàng qua điện thoại và sau đó gửi phiếu xác nhận (confirmation) chính thức qua đường bưu điện.
3.3. Sao kê tài khoản
Công ty chứng khoán có trách nhiệm gửi sao kê tài khoản (account statement) của khách hàng theo định kỳ (hàng tháng), trong đó liệt kê chi tiết mọi thay đổi của tài khoản. Người đầu tư phải kiểm tra tính chính xác của các giao dịch phát sinh như mua, bán, cổ tức nhận được v.v. cũng như số dư cuối cùng của tài khoản. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót, nhầm lẫn nào, người đầu tư cần thông báo kịp thời cho công ty chứng khoán.
4. Ký quỹ bảo đảm
Khi đặt lệnh giao dịch, người đầu tư phải có số dư tiền hoặc chứng khoán trong tài khoản (theo quy định của từng thị trường) để đảm bảo cho giao dịch của mình. Thông thường, cả tiền và chứng khoán đều có thể sử dụng làm ký quỹ bảo đảm (good-faith deposit). Khi chứng khoán được sử dụng, giá trị quy đổi của chứng khoán được tính toán trên cơ sở giá thị trường chiết khấu theo một tỷ lệ quy định (hair-cut).
Trên thế giới, các thị trường chứng khoán thường có quy định khác nhau về tỷ lệ ký quỹ bảo đảm. Đối với các thị trường mới hình thành, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thường được áp dụng cố định và thống nhất cho toàn thị trường. Trong khi ở các thị
trường phát triển, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thường do các công ty chứng khoán quyết định trên cơ sở phân loại khách hàng.
Yêu cầu ký quỹ bảo đảm có tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm có thể được sử dụng như một công cụ điều tiết thị trường của cơ quan quản lý. Khi thị trường quá "nóng", việc nâng tỷ lệ ký quỹ bảo đảm có thể góp phần kiềm chế và ổn định thị trường; ngược lại, khi thị trường trầm lắng, giảm tỷ lệ ký quỹ bảo đảm có thể kích thích hoạt động giao dịch.
IV MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP GIAO DỊCH ĐẶC BIỆT
1. Cổ phiếu mơi niêm yết
Sau khi quá trình chào bán ra công chúng và đăng ký niêm yết hoàn tất, cổ phiếu của tổ chức phát hành sẽ được giao dịch trên sở giao dịch. Giá phát hành của cổ phiếu thường được xác định dựa trên vị thế tài chính và tình hình hoạt động của công ty. Trong các đợt chào bán ra công chúng, đặc biệt tại các thị trường mới hình thành, giá phát hành thường được ấn định với một mức chiết khấu nhất định nhằm đảm bảo khả năng thành công của đợt phát hành, do vậy thường dẫn đến tình trạng cầu vượt quá cung trong những ngày giao dịch đầu tiên.
Trong ngày giao dịch đầu tiên, các sở giao dịch thường có những phương thức khác nhau trong việc xác định mức giá đầu tiên cho cổ phiếu niêm yết (giá tham chiếu - reference price). Do tình trạng mất cân đối cung-cầu, nếu việc xác định mức giá đầu tiên không hiệu quả sẽ có thể dẫn đến tình trạng không có giao dịch hoặc thao túng thị trường. Thông thường, tùy theo điều kiện thị trường, các sở giao dịch có thể lựa chọn áp dụng một số phương thức xác định giá tham chiếu như: (i) giá chào bán (offering price); (ii) giá mở cửa (opening price); và (iii) giá trung bình (median price).
Ngoài ra, luật chứng khoán ở các thị trường cũng thường quy định nghĩa vụ tạo thị trường (market making) của tổ chức bảo lãnh phát hành nhằm duy trì sự ổn định giá của cổ phiếu mới niêm yết trong một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày được chính thức niêm yết.
2. Tách, gộp cổ phiếu
Tách, gộp cổ phiếu (stock split) là việc chia nhỏ hoặc gộp mệnh giá của các cổ phiếu đang lưu hành. Về lý thuyết, việc tách, gộp cổ phiếu không ảnh hưởng tới giá
cổ phiếu vì điều đó không làm thay đổi giá trị thực của cổ phiếu mà chỉ làm thay đổi tổng số lượng cổ phiếu lưu hành của tổ chức phát hành. Tuy nhiên những nghiên cứu thực chứng cho thấy việc tách cổ phiếu có xu hướng dẫn đến tăng giá cổ phiếu và hấp dẫn người đầu tư cá nhân do tính thanh khoản của cổ phiếu được nâng lên.
Theo luật chứng khoán các nước, việc tách, gộp cổ phiếu thường phải được hội đồng quản trị của tổ chức phát hành thông qua và có thể được sử dụng để điều chỉnh số lượng cổ phiếu lưu hành. Một số công ty thực hiện tách cổ phiếu nhằm tăng cường mức độ phân bố sở hữu trong công chúng đầu tư, qua đó cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu. Đối với một số công ty khác, tách cổ phiếu có thể được sử dụng như một biện pháp nâng số lượng cổ phiếu lưu hành nhằm thỏa mãn điều kiện niêm yết của sở giao dịch.
3. Giao dịch lô lơn
Trong hoạt động giao dịch chứng khoán, sự xuất hiện của một lệnh giao dịch với khối lượng lớn (block trading) có thể tác động đến giá chứng khoán theo một chiều hướng bất lợi. Vì vậy, hầu hết các sở giao dịch đều thiết lập một phương thức giao dịch riêng biệt dành cho các giao dịch có khối lượng lớn nhằm giảm thiểu ảnh hưởng gây biến động giá của các lệnh giao dịch lô lớn đối với thị trường chung.
Nhìn chung, điều kiện về giao dịch lô lớn được quy định dựa trên khối lượng và giá trị của giao dịch. Những tiêu chí này được xác lập trên cơ sở quy mô vốn cổ phần của các công ty niêm yết, dung lượng và tính thanh khoản của thị trường. Một số hình thức giao dịch lô lớn dược áp dụng phổ biến như: (i) giao dịch lô lớn thỏa thuận và (ii) giao dịch lô lớn theo giá cố định.
4. Giao dịch lô lẻ
Giao dịch lô lẻ (odd-lot) là các giao dịch có khối lượng nhỏ hơn một đơn vị giao dịch quy định. Lô lẻ thường phát sinh do việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua cổ phiếu v.v.. Để đảm bảo tính hiệu quả của thị trường, sở giao dịch có quy định riêng đối với giao dịch lô lẻ. Trong giao dịch lô lẻ, thường thì giao dịch được thực hiện giữa một bên là người đầu tư và một bên là công ty chứng khoán. Giao dịch lô lẻ có thể được thực hiện trên sở giao dịch hoặc trên thị trường OTC. Giá thực hiện trong giao dịch lô lẻ có thế được xác định trên
cơ sở lấy giá giao dịch của loại chứng khoán đó trên sở giao dịch và chiết khấu theo một tỷ lệ quy định hoặc thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và người đầu tư.
5. Giao dịch không được hưởng cổ tức hoặc quyền
Theo định kỳ hàng năm (hoặc 6 tháng, 3 tháng) công ty cổ phần thực hiện việc trả cổ tức (bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu) cho các cổ đông. Do cổ phiếu được mua đi bán lại thường xuyên trên thị trường nên tổ chức phát hành phải xác định những cổ đông hiện hành của mình để chi trả cổ tức. Để làm được điều này, tổ chức phát hành công bố ngày đăng ký sở hữu (record date). Theo đó, người đầu tư có tên trong sổ cổ đông của tổ chức phát hành vào ngày đăng ký sở hữu sẽ được nhận cổ tức. Theo chu kỳ thanh toán T+3, người đầu tư mua cổ phiếu 2 ngày trước ngày đăng ký sở hữu sẽ không có tên trong sổ cổ đông vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được nhận cổ tức. Khi đó, ngày T+1, T+2 và T+3 được sở giao dịch công bố là các ngày giao dịch không được hưởng cổ tức (ex dividend date). Vào ngày cổ phiếu bắt đầu giao không được hưởng cổ tức, giá của cổ phiếu sẽ được sở giao dịch điều chỉnh giảm đi tương ứng với giá trị của khoản cổ tức sẽ được chi trả cho các cổ đông.
Tương tự như vậy, căn cứ theo chu kỳ thanh toán, ngày đăng ký sở hữu và thời
điểm thực hiện giao dịch, người đầu tư có thể không được hưởng quyền mua cổ
phiếu trong trường hợp công ty phát hành tăng vốn. Vào ngày giao dịch không được hưởng quyền (ex-right date) , sở giao dịch cũng thông báo cho công chúng đầu tư và điều chỉnh giảm giá loại cổ phiếu đó tương ứng với giá trị của quyền mua cổ phiếu.
V. GIAO DỊCH KÝ QUỸ
Giao dịch ký quỹ (margin trading) là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó người đầu tư chỉ thực có một nhận tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Bằng cách sử dụng giao dịch ký quỹ, những người đầu tư có thể gia tăng lợi nhuận đầu tư. Giao dịch ký quỹ có thể mang lại những tác động tích cực như ổn định giá chứng khoán và tăng cường tính thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ cũng ẩn chứa mức độ rủi ro cao có khả năng làm tổn hại đến hoạt động của thị trường. Do vậy, giao dịch ký quỹ chỉ được các thị trường áp dụng khi đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Giao dịch ký quỹ có hai loại: mua ký quỹ và bán khống
Trong giao dịch mua ký quỹ (margin purchase), người đầu tư chỉ cần có một phần tiền trong tổng giá trị số chứng khoán đặt mua, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Sau khi giao dịch được thực hiện, số chứng khoán đã mua của khách hàng được công ty chứng khoán giữ làm thế chấp cho khoản vay.
Bán không (short sale) là giao dịch trong đó người đầu tư đặt lệnh bán chứng khoán khi không có chứng khoán trong tài khoản. Khi thực hiện giao dịch này, người đầu tư thường mong đợi giá chứng khoán sẽ giảm trong tương lai, khi đó người đầu tư sẽ mua với giá thấp hơn (mức giá đã bán) để trả cho công ty chứng khoán, và như vậy sẽ kiếm dược một khoản lợi nhuận. Bán khống có thể gây ra tình trạng giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn - khi đến hạn, người đầu tư phải mua chứng khoán để hoàn trả số chứng khoán đã bán khống trước đó.
Tại các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới, cơ quan quản lý thị trường thường áp dụng những quy định quản ]ý cụ thể nhằm bảo đảm năng lực tài chính của các công ty chứng khoán, bảo vệ người đầu tư và ngăn chặn việc đầu cơ thái quá thông qua giao dịch ký quỹ. Các quy định này có thể bao gồm quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu (initial margin requirement); khả năng tài chính tối thiểu của người đầu tư thực hiện giao dịch ký quỹ; loại chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ; giới hạn cho vay của công ty chứng khoán; lãi suất cho vay v.v..