tháng 7 năm 2000 chúng ta có thị trường chứng khoán tập trung thì chính xác hơn.
Đối với thị trường chứng khoán phái sinh cũng vậy. Mặc dầu chưa có thị trường tập trung nhưng chúng ta có thể nói rằng thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện và đang tồn tại ở nước ta, mặc dầu đang rất sơ khai. Bởi vì chứng khoán phái sinh đã có ở nước ta và việc giao dịch, mua bán chúng đã
được thực hiện. Rất nhiều công ty cổ phần đã phát hành thêm cổ phiếu để huy
động vốn và trước đó đã phát hành quyền mua cổ phiếu (right). Right là một loại chứng khoán phái sinh, nó được công ty cổ phần phát hành ra để huy động vốn từ các cổ đông hiện hữu của mình. Right quy định quyền mua cổ phiếu trong một đợt phát hành mới của cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ nhất định, ví dụ cứ sở hữu hai cổ phiếu thì được mua một cổ phiếu mới (phát hành tăng 50% vốn
điều lệ). Thời gian đáo hạn, tức là thời gian có quyền mua thường ngắn từ vài tuần đến vài tháng. Nhưng giá cả mua cổ phiếu mới quy định trong right thường thấp hơn giá trị hiện tại của cổ phiếu. Các công ty như Haphaco, GMD… đã phát hành quyền mua cổ phiếu này (phần tiếp sau sẽ giới thiệu kỹ hơn các trường hợp này của thị trường chứng khoán Việt nam). Nhiều cổ đông không có tiền, hay có tiền nhưng không muốn sở hữu nhiều hơn nữa cổ phiếu họ đã bán lại các quyền này cho người khác và như vậy đây là chứng cứ để ta nói rằng thị trường chứng khoán phái sinh ở nước ta đang tồn tại.
Một công cụ tương tự với Right là Warrant. Chúng ta đã phân biệt chúng trong chương1. Các công cụ này rất phổ biến ở các nuớc và thị trường cũng rất sôi động. Trong thông báo tóm tắt hàng ngày của thị trường chứng khoán New York chẳng hạn luôn luôn có thông báo số lượng và giá trị quyền mua cổ phiếu và chứng quyền được giao dịch. Công cụ chứng quyền này chưa được khai thác và sử dụng nhiều ở Việt nam. Công ty cơ điện lạnh REE đã phát hành trái phiếu chuyển đổi từ những năm1992 với lãi suất huy động chỉ bằng khoảng một nửa lãi suất trên thị trường (4,3%/8.5%). Phần chênh lệch lãi suất trên coi như giá của chứng quyền. Quỹ đầu tư Dragon Capital đã mua phần lớn trái phiếu trong
đợt phát hành này và sau đó họ đã trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của REE. Chúng ta thấy ngay từ khi niêm yết, cổ phiếu REE đã có tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài đến khoảng 30% vốn, vuợt xa tỷ lệ cho phép của luật pháp lúc bấy giờ (20%) và “room” của người nước ngoài để mua cổ phiếu này luôn bằng 0.
ë nước ta, đối với các công ty niêm yết chỉ có một số công ty phát hành quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất. Ví dụ như Công ty giấy Hải phòng (Haphaco). Họ đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ hơn 10 tỷ lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy craft. Cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ sở để định giá bán cổ
phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 60-70 ngàn đồng/1CP và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty Haphaco đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/1cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên duới 50 ngàn đ. Chúng ta hầm hiểu giá trị của quyền trên dưới 18 ngàn đồng. Trong thực tế đã có rất nhiều cổ đông không có đủ tiền để mua cổ phiếu mới và quyền mua cổ phiếu của họ đã được chuyển nhượng cho người khác. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là lấy giá hiện tại của cổ phiếu là 50000 đ trừ đi giá mà quyền đó dùng để mua cổ phiếu mới là 32000 đ và chênh lệch này là 18000đ. Tuy nhiên, do thị trường đang biến động không lợi nên quyền kia cũng chỉ bán được ở giá dưới 18000đ. Như vậy, thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện và hoạt động ở đây, do đó nhu cầu để định giá chúng cũng đã xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Cổ Phiếu Và Quyền Chọn Trong Cây Nhị Thức Một Bước Khái Quát
- Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 11
- Biến Động Giá Hợp Đồng Tương Lai Trong Ví Dụ Số Học
- Øng Dụng Trong Tính Toán Để Phòng Tránh Rủi Ro (Hedging)
- Øng Dụng Để Định Giá Tham Chiếu Của Cổ Phiếu Và Định Giá Quyền Mua Cổ Phiếu (Hay Phí Mua Chứng Quyền) Trong Trường Hợp Phát Hành Thêm Cổ Phiếu
- Øng Dụng Trong Việc Bảo Hiểm Rủi Ro Tỷ Giá Khoản Thu Xuất Khẩu
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Bên cạnh Haphaco, nhiều công ty cổ phần không niêm yết khác cũng đã
đồng loạt huy động vốn từ công chúng để phát triển sản xuất (không theo các văn bản quy định về phát hành cổ phiếu ra công chúng của nhà nước). Trong những công ty này cũng đã có nhiều công ty đã huy động vốn từ cổ đông hiện hữu, và như vậy đã xuất hiện quyền mua cổ phiếu, nhu cầu trao đổi, chuyển nhượng quyền khi có người không có tiền mua, hay không muốn mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới cũng đã xuất hiện.
Ngoài ra, đối với các công ty niêm yết, đã có một số công ty đã phát hành thêm cổ phiếu để thưởng hay cổ phiếu dùng để trả cổ tức như Công ty CP xuất- nhập khẩu Bình Thạch; Công ty CP giao nhận kho vận ngoại thương; Công ty CP nước giải khát Sài gòn; Công ty cáp và vật liệu viễn thông…Vì vậy việc dự báo giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không có thưởng, không hưởng cổ tức bằng cổ phiếu theo lý thuyết xác định giá công cụ phái sinh cũng
đã xuất hiện và yêu cầu tính toán, định giá chúng cũng đã nổi lên mà chúng ta cần quan tâm giải quyết. Hình thức phát thưởng, phát cổ tức bằng cổ phiếu cũng khá phổ biến ở các công ty cổ phần chưa niêm yết và như vậy tương tự như các công ty đã niêm yết ở đây cũng đã xuất hiện nhu cầu về định giá .
Cụ thể Công ty Haphaco đã phát cổ tức năm 2004 đợt 1 là 12% tương
đương với 1200đ/1 CP và công bố phát cổ tức đợt 2 năm 2004 bằng cổ phiếu với tỷ lệ hai cổ phiếu cũ được nhận 1 cổ phiếu mới ( tất nhiên là sau khi được phép của đy ban Chứng khoán Nhà nước ). Ngày chốt danh sách để hưởng quyền này là ngày 18/10/2004. Công ty CP xuất-nhập khẩu khánh hội (KHAHOMEX) cũng đã được phép của Uy ban Chứng khoán Nhà nước phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ lên gấp ruỡi, tức là phát hành thêm thêm 1045000 CP với trị giá 10,450 tỷ đ. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu này là ngày 15/10/2004. Ngày 18/10/2004 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh đã có công văn số 734/TTGDCKTPHCM-LK gửi các thành viên hướng dẫn việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của cổ đông Công ty CP xuất-nhập khẩu Khánh hội. Theo đó việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của công ty này chỉ xẩy ra duy nhất 1 lần đối với mỗi cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phiếu từ ngày 28/10 đến ngày 17/11/2004. Việc chuyển nhượng quyền có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ số quyền và chuyển nhượng cũng có thể cho một hay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, người đi mua sẽ không được bán quyền kể cả quyền của riêng mình và quyền vừa mới mua. Chúng ta lại thấy ở đây do thị trường chứng khoán phái sinh chưa được tổ chức nên việc mua, bán quyền bị biện pháp hành chính thu hẹp. Tại sao không cho giao dịch tự do, mà chỉ quy định giao dịch một lần duy nhất ? Vì sao người mua lại không được bán? Tuy vậy, ở đây cũng đã xuất hiện nhu cầu định giá quyền
để giao dịch.
Công ty Ree cũng đã được đy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép phát hành tối đa 1462500 CP để trả cổ tức năm 2004. Tuy nhiên khối lượng phát hành cũng phụ thuộc vào lượng vốn công ty này dành để trả cổ tức. Công ty cũng đã được phép trên nguyên tắc về phát hành thêm 1125000 cổ phiếu để thưởng từ nay cho đến năm 2008. Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của công ty (chuyển đổi thành cổ phiếu thường) cũng sẽ đến hạn chuyển đổi vào năm 2009. Nhu cầu định giá quyền mua cổ phiếu và định giá quyền chọn chuyển đổi đối với cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi cũng đã xuất hiện.
Công ty Gemadept đã trả cổ tức đợt 1 năm 2004 là 12% và công bố sẽ trả cổ tức lần hai của năm này bằng cổ phiếu ( họ cũng đã có phép của đy ban Chứng khoán Nhà nước ) với tỷ lệ 20:1. Có nghĩa là cổ đông cứ có 20 CP cũ (kể cả cổ phiếu trả chậm) sẽ được phát thêm 1 cổ phiếu từ nguồn vốn chia cổ tức năm 2004. Một lần nữa ở đây xuất hiện nhu cầu định giá chứng khoán phái sinh.
Công ty Haphaco đã được phép của Uy ban Chứng khoán Nhà nước chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1200đ/1CP), với giá được tính theo mệnh giá, 10000đ/1CP, tức là cổ đông có 100 CP sẽ được nhận thêm 12 CP, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ
được nhận thêm 1 CP mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04
Chúng ta đã tổ chức một đoàn do Văn phòng chính phủ chủ trì có sự tham gia của quan chức đy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh, Bộ thương mại, Bộ kế hoạch và Đầu tư sang khảo sát và muốn học tập Vương quốc Anh để thiết lập một thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt nam. Đặc biệt chúng ta chú trọng đến thị trường của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn hàng hóa do nhu cầu phát triển các công cụ này ở nước ta. Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cũng đã
được dự định chọn làm địa điểm để tổ chức thị trường này. Tuy nhiên, một phần bản thân nước Anh cũng không muốn ta có thị trường riêng, mà họ muốn ta tham gia vào thị trường này của họ vốn đang rất sôi động. Phần khác hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này cũng còn rất hạn chế, việc sử dụng các chứng khoán phái sinh ở ta vẫn rất sơ khai, hàng hóa cho thị trường này còn rất ít nên chúng ta mới chỉ dừng ở khâu “ khảo sát để học tập” chứ chưa thể triển khai.
Nhằm phòng tránh rủi ro cho sản xuất cà phê ở nước ta, theo yêu cầu của Hiệp hội cà phê Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã đồng ý cho Techcombank thí điểm làm trung gian để giao dịch hợp đồng tương lai về hàng hoá ( không chỉ cho cà phê) trên thị trường chứng khoán phái sinh ở Luân đôn. Techcombank sẽ được thực hiện chức năng môi giới này trong vòng một năm. Ngân hàng này có nhiệm vụ lựa chọn các doanh nghiệp có số lượng xuất khẩu lớn để tham gia thí điểm và thoả thuận các điều kiện cơ bản của hợp đồng tương lai, trong đó có phần định giá chúng (định giá thực hiện). Ngân hàng Techcombank sẽ mở tài khoản cho các doanh nghiệp tại Việt nam, thay vì các doanh nghiệp này phải mở tài khoản tại Luôn đôn. Tuy nhiên, sau đó một số doanh nghiệp cũng đã tìm hiểu thêm về loại chứng khoán phái sinh này và tỏ ý muốn tham gia giao dịch trực tiếp tại thị trường nước ngoài mà không cần qua khâu môi giới. Đây là một lĩnh vực rất mới nên cả ngân hàng, doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo cũng cần đầu tư thêm kinh phí, thời gian, nhân lực để tìm hiểu thấu đáo các loại công cụ phái sinh , tìm hiểu về tổ chức, hoạt
động của các thị trường này và làm chủ được nó trên thị trường quốc tế. Có như vậy ta mới không bị hớ trong quá trình giao dịch chúng và giảm thiểu được rủi ro. Đây cũng là việc rất nên đầu tư chuẩn bị của ngành tài chính cho quá trình hội nhập quốc tế. Một lần nữa, nhu cầu định giá chứng khoán phái sinh lại xuất hiện và thách thức chúng ta.
Ngày 8 tháng 9 năm 2004 mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã chấp thuận cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) thí điểm giao dịch quyền chọn lãi suất với khách hàng. Theo giấy phép này thì BIDV chỉ
được thực hiện giao dịch này với các khoản đi vay, cho vay trung và dài hạn ( dưới 5 năm) đối với khách hàng bằng USD và EURO. Giao dịch quyền chọn lãi suất cũng chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt nam. Vốn tối đa đối với mỗi hợp đồng không vượt quá 15% vốn tự có của BIDV. Tổng mức vốn gốc tối đa mà BIDV được ký không quá 50% vốn tự có của họ. Thời hạn hợp đồng không quá 5 năm tính từ khi hợp đồng có hiệu lực. Đợt thí
điểm này kéo dài chỉ trong vòng một năm tính từ 7/9/2004. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam cần xây dựng quy định về quy trình nghiệp vụ quyền chọn lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế, không trái với pháp luật Việt nam, trong đó có chú trọng đến việc phòng ngừa rủi ro. Để giao dịch quyền chọn này, việc định giá quyền chọn lại nổi lên như một bài toán cần có đáp số đối với
cả những người làm nghiệp vụ giao dịch quyền chọn lãi suất và cả đối với khách hàng.
Đối với hệ thống ngân hàng thì họ ứng dụng các công cụ phái sinh nhiều hơn. Ví dụ như ứng dụng swap; giao dịch caps, floors và collars và đặc biệt là trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối.
Như vậy, thị trường chứng khoán phái sinh đã xuất hiện ở ta, nhưng rất sơ khai. Nhu cầu định giá chứng khoán phái sinh cũng đang đặt ra như một bài toán mà chúng ta cần tìm lời giải đáp. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức mà đề tài này nghiên cứu sẽ giúp ích gì đó cho xã hội, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế, trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh, một thị trường phát triển ở mức cao hơn của thị trường chứng khoán và
đang được hình thành, phát triển ngày càng nhanh ở nước ta.
3.2. Sự cần thiết tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt nam.
Trong tài liệu (1) trang 113 đã có sự tổng kết về sự cần thiết ứng dụng chứng khoán phái sinh và tổ chức thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt nam.
Đặc biệt đã nhấn mạnh những lợi ích mà thị trường chứng khoán phái sinh đưa lại cho nền kinh tế. Chúng tôi xin trích dẫn phần này của tài liệu trên cho tiểu mục này :
“ Những sở giao dịch tương lai thành công có thể có sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Chúng thúc đẩy sự cạnh tranh, hỗ trợ sự hình thành vốn, tạo ra các hoạt động kinh doanh mới và công việc mới trực tiếp và gián tiếp, thông qua các dịch vụ bổ sung, gửi tiền ngân hàng, và các hoạt động kinh tế khác mà nằm ngoài sự hỗ trợ của sở giao dịch. Sự tồn tại của một thị trường tương lai tài chính tại Việt nam sẽ giúp cho việc đạt hiệu quả kinh tế chung của một nền kinh tế theo một số cách.
Thứ nhất, hỗ trợ cạnh tranh chung cho nền kinh tế Việt nam- Việc tổ chức hoạt động giao dịch tại sở giao dịch làm tăng thêm tính cạnh tranh chung của nền kinh tế. Sự chênh lệch cơ bản giữa một nền kinh tế mà theo sự chỉ đạo của cơ chế thị trường với một bên được chỉ đạo trực tiếp một cách tập trung ngay từ đầu được quản lý bởi hai yếu tố- nhu cầu của người tiêu dùng và chi phí liên quan của sản xuất. Khi những yếu tố này hoạt động dù gặp một chút trở ngại do sự không hoàn hảo của thị trường như sức ép độc quyền, áp lực cạnh tranh nhưng đã định hướng nền kinh tế theo hướng phục vụ cho những nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệu quả và năng suất. Một thị trường không
hoàn hảo là không có khả năng sử dụng những công cụ hay tổ chức mà có thể hỗ trợ cho việc giảm hay chuyển đổi rủi ro.
Một chủ thể kinh tế hợp pháp đối với một sở giao dịch hàng hoá được quy định bởi Toà án tối cao Brandeis Mỹ trong giai đoạn đầu của thế kỷ này.
Ông ta lưu ý rằng tổ chức của một sở giao dịch là một nỗ lực của xã hội để đạt
được nội dung kinh tế học của sự cạnh tranh hoàn hảo. Cụ thể, ông ta lưu ý rằng những mục đích này được kèm theo những tổ chức như vậy là tốt đối với những xu hướng a) Sự công khai, hay kiến thức gần như hoàn hảo hơn về tất cả tình hình của các bên khi tình huống cho phép; b) Cơ hội hay sự tiếp cận công bằng với các thị trường bằng cách ngăn chặn sự độc quyền, sự phân biệt, và các giao dịch bí mật trong thị trường; c) Tính hiệu quả cao hơn trong hoạt động quảng bá sản phẩm; d) Các lợi ích nhiều hơn đối với các nhà sản xuất và người tiêu dùng hàng hoá và; e) Quyền tự do hơn đối với loại đúng do sự cưỡng chế nhiều hơn lên quyền tự do đối với loại sai.
Ông ta lưu ý rằng các sở giao dịch cho phép kinh doanh được thực hiện trong một không gian mà các điều lệ được chỉ đạo trực tiếp theo hướng tạo lập quyền tự do, bình đẳng và tương hỗ nhiệm vụ và trách nhiệm thông qua sự công khai và độ chính xác. Không có sự chuyển đổi rủi ro và các công cụ tạo lập giá cả tạo nên tính không hoàn hảo của thị trường và thúc đẩy sức độc quyền. Sự không hoàn hảo của thị trường làm cho giá cả cao hơn và đã là sai lệch mối quan hệ giá cả và biến nền kinh tế đang tăng trưởng không hiệu quả trở thành một công cụ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Việt nam là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, ngày càng thu hút
được một lượng lớn các công ty trong và ngoài nước những tổ chức mà quyền lực thị trường địa phương có thể được tích luỹ nhanh chóng. Một thị trường tương lai tài chính Việt nam, nếu mở rộng, có thể tiếp cận và hiệu quả sẽ hoạt
động như một yếu tố quan trong làm giảm xu hướng tạo giá độc quyền và sự sai lệch. Đó là một công cụ tự nhiên để nâng cao sức cạnh tranh, làm giảm những rào cản để tham gia và thúc đẩy sự mở cửa.
Thứ hai, hỗ trợ thông tin về vốn- một thị trường tương lai tài chính Việt nam cần hỗ trợ quá trình tạo lập vốn tại Việt nam bằng cách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. Mặc dù một sự tranh cãi đã nổ ra trong vài năm giữa các nhà kinh tế nhằm cố gắng quyết định xem tiết kiệm có dẫn đến đầu tư hay theo cách khác, sự thật có thể nói ở vài nơi giữa đôi bên và dòng quan hệ nhân quả xảy ra theo cả hai cách. Quy trình vận hành một cái gì đó như vậy.
Thứ ba, tạo sự kết nối thị trường (các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ và các hàng hoá cùng trên một thị trường hiện nay)
Một lợi ích cơ bản từ các hợp đồng tương lai tài chính là các mức giá cả của chúng đóng vai trò như những chỉ số kinh tế. Một thị trường tài chính thành công mà diễn ra hoạt động giao dịch về lãi suất, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu và có
thể là một vài loại hàng hoá, sẽ được thực hiện rộng rãi ở tại chính Việt nam và ở cả nước ngoài theo người dự báo kinh tế, theo những người lập chính sách và các nhà đầu tư để đưa ra những tín hiệu quan trọng về tình trạng của nền kinh tế Việt nam.
Tất cả các thị trường đều được kết nối. Những người muốn hiểu biết về thị trường trái phiếu cần phân tích các thị trường hàng hoá, các thị trường cổ phiếu, các thị trường tiền tệ, và các thị trường lãi suất ngắn hạn. Và nếu họ thực sự muốn hiểu về thị trường cổ phiếu, họ phải phân tích thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, và các thị trường hàng hóa… Khi thị trường tương lai đã đáp ứng
được rộng khắp, tất cả bốn trong số các nhóm chính này- hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, và lãi suất- các hợp đồng tương lai là cơ sở thuận lợi cho hoạt động phân tích đầu tư mạnh mẽ. Một trong những lợi ích cơ bản mà Việt nam sẽ đạt được bên cạnh sự thành lập sở giao dịch tương lai tài chính mà giao dịch thành công về tiền tệ, lãi suất, chỉ số cổ phiếu và có thể các hàng hoá mà các nhà đầu tư có thể tham gia một cách dễ dàng, hiệu quả, và ở mức chi phí thấp theo các khía cạnh kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt nam. Điều này sẽ giúp cho việc tiếp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Nhìn chung, một Sở giao dịch công cụ chứng khoán phái sinh có thể
đem lại lợi ích cho nền kinh tế Việt nam bằng cách:
(1) Hỗ trợ cho quá trình hình thành vốn và tăng cường khả năng kinh tế của Việt nam nhằm huy động tiết kiệm và phân bổ vốn cho những nơi sử dụng nó tốt nhất;
(2) Hoàn thiện khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam thông qua việc củng cố qúa trình phát hiện giá liên quan tới thị trường tài chính chặt chẽ hơn, và giảm thiểu tiềm năng định giá thị trường không bình thường bởi bất kỳ một công ty hoặc một nhóm công ty nào;
(3) Củng cố hệ thống tài chính, ngân hàng, chứng khoán bằng việc cung cấp các công cụ quản lý rủi ro đối với các hoạt động bảo lãnh phát hành, tạo lập thị trường và rủi ro bảng cân đối kế toán;
(4) Duy trì và hoàn thiện tính hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt nam;
(5) Tạo việc làm trực tiếp và đóng vai trò xúc tác đối với sự phát triển những lĩnh vực mới và những hoạt động kinh doanh mới;
(6) Tăng cường và phát triển tiếp tục thông tin kinh tế, số liệu thống kê phản ánh sức khoẻ của nền kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế giá trị cho các nhà hoạch định chính sách;
(7) Mở rộng đào tạo kỹ năng hoạt động nghề nghiệp kỹ thuật cao.
Từ những lợi ích nêu trên, chúng ta có thể kết luận rằng việc thành lập sở giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh tại Việt nam sẽ có lợi ích kinh tế
đối với Việt nam và có một sự quan tâm đáng kể, nhu cầu tiềm năng và sự cần thiết để quan lý rủi ro và dịch vụ rào chắn trong các lợi ích giao dịch và thương mại.”
Như vậy, chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu để tổ chức một thị trường chứng khoán phái sinh tập trung ở nước ta sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt nam.
Nhu cầu về việc tổ chức thị trường này cũng đang phát triển dần theo sự xuất hiện và phát triển của các hàng hóa của thị trường, của nhu cầu phòng ngừa rủi ro của cộng đồng doanh nghiệp và nhu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
3.3. Một số ứng dụng các phương pháp định giá chứng khoán phái sinh
Phương pháp nghiên cứu lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn.. và các phương pháp định giá cụ thể đối với các chứng khoán phái sinh được sử dụng thường xuyên trong quá trình ứng dụng, vận hành và tham gia thị trường của tất cả các bên liên quan. Sau đây chúng ta hãy nghiên cứu một số ứng dụng cụ thể.
3.3.1. Các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán phái sinh sử dụng các công cụ phái sinh cho mục tiêu của mình.
Người rào chắn rủi ro
Như đã đề cập, nguồn gốc hình thành của thị trường hợp đồng tương lai là để đáp ứng nhu cầu của những nhà bảo hộ giá (hedgers). Người nông dân muốn chốt mức giá đảm bảo cho các sản phẩm của họ, còn nhà thương buôn thì muốn chốt mức giá mà họ muốn thanh toán cho những sản phẩm này. Hợp
đồng tương lai có thể làm cho cả hai bên đạt được mục tiêu của mình. Hợp đồng tương lai có thể được ký kết về :
- Hàng hóa
- Swaps
- Quyền chọn
Quan hệ thu nhập giữa các bên hoặc các công cụ quản lý rủi ro chuyển
động ngược chiều nhau để cho thu nhập tổng hợp ổn định, ít rủi ro hơn. Hoặc dưới dạng véc tơ :
⎡ 1⎤⎡ 1⎤
⎡0⎤
⎢1⎥+o ⎢ 1⎥= ⎢0⎥
⎣⎦⎣⎦⎣⎦
Có điểm khác nhau cơ bản giữa việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng quyền chọn để rào chắn. Hợp đồng kỳ hạn được thiết kế để dung hoà rủi ro bằng việc cố định giá mà người rào chắn sẽ phải trả hoặc nhận từ tài sản cơ