cực đoan dân tộc Nhật, phát xít hình thành, đưa nước Nhật đến chỗ phát động chiến tranh bành trướng mở rộng ra toàn khu vực Đông Á trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ lý thuyết địa – chính trị tồn tại trước và trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II đã ảnh hưởng đến những chính sách an ninh quốc phòng, chính sách đối ngoại của các cường quốc. Với ý đồ chính trị khác nhau, họ đã xây dựng lược lượng quân sự của mình mà trong giai đoạn trước thế chiến II, hầu hết các nước đều xây dựng lực lượng hải quân mạnh.
1.3. Tiêu chí lựa chọn các trận hải chiến
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, biển và đại dương là nơi diễn ra những trận đánh ác liệt nhất, lôi kéo nhiều nước tham gia nhất, có lẽ cũng gây ra nhiều thiệt hại nhất. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II nổ ra khi mà những tư tưởng địa – chính trị về vao trò của biển và sức mạnh của người làm chủ được biển. Nắm giữ được bá quyền trên biển tạo điều kiện khống chế vùng đất trái tim. Có rất nhiều cuộc chiến tranh trên biển. Nhưng với giới hạn của đề tài và tác giả. Tác giả dựa trên những tiêu chí do mình đặt ra như sau:
Trận chiến diễn ra trực tiếp trên biển: nhưng không phải là cuộc hỗn độn mà là những cuộc chiến có tính toán chiến lược, chiến thuật mang rõ yếu tố địa - chính trị.
Trận chiến phá hoại đường giao thương trên biển và đại dương của địch đối với Đức,Ý. Đối với lực lượng Đồng minh trận chiến bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển và đại dương là những trận chiến trên Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
Trận hải chiến nhằm vào tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất của đối phương, trợ giúp các đơn vị bộ binh gần bờ biển trong tấn công và phòng thủ; bảo vệ, chiếm các căn cứ hải quân, tiêu diệt các lực lượng hải quân địch trên mặt biển, trong các căn cứ những mục tiêu này chủ yếu tập trung vào trận chiến trên Thái Bình Dương.
Trận hải chiến lớn, có tác động quan trọng đối với toàn bộ tiến trình của chiến tranh và để lại nhiều bài học kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Học Thuyết Địa - Chính Trị Ảnh Hưởng Đến Chiến Lược Của Các Nước Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2
- Tư Tưởng Địa – Chính Trị Ở Anh
- Tư Tưởng Địa – Chính Trị Ở Đức
- Sức Mạnh Hải Quân Của Các Cường Quốc, Tháng 1 Năm 1939
- Hải Chiến Trên Đại Tây Dương Và Những Phân Tích Địa Chính Trị
- Hải Chiến Địa Trung Hải Và Những Phân Tích Địa Chính Trị
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 1
Địa lý là khung cảnh của mọi hoạt động của con người và xã hội. Đó là điều mà không ai có thể phủ nhận. Đặc biệt là các tiến trình và xung đột chính trị không thể diễn ra bên ngoài khng cảnh địa lý. Lịch sử cũng cho thấy rằng không có động cơ gì hấp dẫn chính trị bằng động cơ chính trị. Đó chính là tầm quan trọng của địa chính trị. [4, tr257]. Với những khung cảnh địa lý nhất định các nước trên thế giới cũng đưa ra những đối sách về đối nội, đối ngoại khác nhau, cũng chính yếu tố địa lý cũng phần nào quy định tập tục văn hóa, chế độ chính trị của đất nước đó như Napoleon Bonaparte đã nói: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong địa lý của nó”. Cũng chính yếu tố địa lý quy định về những chính sách quốc phòng, chiến lược phòng thủ quốc gia mỗi một nước. Xuất phát từ vấn đề này thì những tư tưởng địa chính trị của các nước đã được hình thành khác nhau, trong mỗi giai đoạn lịch sử cũng có sự khác nhau.
Trong suốt thế kỉ XX, các lý thuyết địa chính trị và đường lối, chính sách địa chiến lược của các quốc gia đã gây ra nhiều biến động trong bức tranh trật tự thế giới, đến mức các nhà khoa học đã gọi thế kỷ XX là thế kỉ địa chính trị.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đối đầu giữa các quốc gia muốn xây dựng các khối liên minh quân sự đủ mạnh (Đức, Nhật) và các quốc gia đề cao việc giao thương hàng hải (Mỹ, Anh). Cuộc chiến mà hai bên đều muốn giành giật khu vực tâm thế giới – vùng đất trái tim. Đức quốc xã coi đó là không gian sinh tồn, nên tìm mọi cách chiếm bằng được. Đức đã tiến đánh Liên bang Xô để chiếm lấy không gian sinh tồn. Bằng cố gắng bảo vệ tâm thế giới, Liên bang Xô viết trở thành đồng minh của các quốc gia có sức mạnh về biển (Mỹ, Anh).
Trong chiến tranh thế giới thứ II, tâm thế giới được đặc biệt chú ý. Liên bang Xô viết và đồng minh đã thành công khi dồn Đức quốc xã về sào huyệt cuối cùng là Berlin, đây vẫn thuộc khu vực tâm thế giới. Nơi này trở thành pháo đài cuối cùng của Đức quốc xã, các bên đều tập trung sức mạnh quân sự ở đây. Từ những tính toán về khu vực vùng trái tim, về chiến lược để thâu tóm được khu vực này là liên kết với nước Anh mà trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai chúng ta có thể thấy rằng người Mỹ dường như quan tâm nhiều hơn đối với việc đưa quân tới châu Âu. Trong những cuộc hội đàm để mở mặt trận thứ hai cũng thể hiện rất rõ điều đó.
Chương 2. NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN Ở ĐẠI TÂY DƯƠNG VÀ ĐỊA TRUNG HẢI TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II
2.1. Bối cảnh lịch sử
2.1.1. Quan hệ giữa các cường quốc trước chiến tranh thế giới thứ II
Khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước Đồng minh thắng trận triệu tập hội nghị để phân chia những thành quả của cuộc chiến. Các nước đồng minh thắng trận đã thành lập hội Quốc Liên, giải giới nước Đức, chia nhau các thuộc địa Đức và thừa nhận các xứ sở mới thành lập tại Trung Đông Âu.
Các hội viên của Hội Quốc Liên chấp nhận những điều bắt buộc không dùng đến chiến tranh và điều khoản XVI của hiến chương hội nêu ra những sự trừng phạt đối với hội viên gây ra chiến tranh. Bất cứ hội viên nào dùng chiến tranh và không đếm xỉa gì đến hiến chương của hội sẽ bị xem như là đã gây chiến với tất cả các hội viên. Các hội viên này sẽ lập tức gián đoạn các mối liên hệ về thương mại và tài chính với các nước gây chiến.
Nước Đức mất hết cả thuộc địa nhưng tổng thống Mỹ Winlson ngăn chặn việc Pháp đòi sát nhập vùng đất đai của Đức ở phía Tây sông Rhine lớn gần bằng nước Bỉ. Nước Đức phải giải giới hay không được võ trang một khu vực rộng độ 50 km ở phía Đông sông Rhur có trung tâm kỹ nghệ nặng của Đức. Nước Đức bị giải giới và đây là bước đầu tiên tiến tới sự giới hạn vũ khí cho tất cả các quốc gia. Bộ Tổng tham mưu Đức cũng chỉ được phép có một đạo quân dịch bị hủy bỏ. Chế độ Cộng hòa Đức chỉ được phép có một đạo quân nhà nghề gồm 100.000 người với thời gian phục vụ là 12 năm cho binh sĩ và 25 năm cho sĩ quan. Các lực lượng cảnh sát, các đơn vị phòng thủ miền duyên hải, bảo vệ các vùng rừng, vùng biên giới cũng được quy định cẩn thận. Hòa ước Versailles cũng nêu lên rằng mọi cơ sở giáo dục, các viện đại học và tất cả các tổ chức cựu chiến binh hay các thứ hội hè không phụ trách hay nghiên cứu bất cứ vấn đề quân sự nào cả. Quân đội Đức không có khí độc, máy bay hay xe tăng. Chính phủ Đức phải cho tháo gỡ các nhà máy chế tạo vũ khí còn sự nhập cảng hay xuất cảng các nhiên liệu chiến tranh đều bị cấm đoán. Người Đức
phải nộp cho Đồng minh các vũ khí sẵn có và chỉ được giữ 102.000 súng trường và 1926 máy bay mà thôi. Họ được giữ lại sáu chiến hạm cũ kỷ để giữ cán cân thăng bằng với hạm đọi Nga trong biển Ban Tíc nhưng không được đóng tàu ngầm và thay thế các chiến hạm cũ với các chiến hạm mới nặng trên 10.000 tấn. Các pháo đài hay các cộng sự phòng thủ đảo Helgoland và các đường thông thường mặt biển giữa Bắc Hải và biển Ban Tíc phải được phá hủy. Các ủy ban đồng minh phụ trách việc kiểm soát sự thi hành các điều kể trên. Quân đội đồng minh chiếm đóng một phần của vùng Rhineland trong năm, mười hay mười lăm năm [21, tr.12].
Như vậy, nước Đức mất đi khoảng 1/8 lãnh thổ bản quốc và 6.500.000 cư dân, cùng với những thuộc địa của mình, nhưng nó không bị tàn phá cũng như không bị chia cắt. Để ngăn cho quân Đức không còn có thể tung ra một cuộc chiến tranh nào nữa, phe đồng minh đã cắt giảm số lính hiện dịch của quân đội Đức xuống còn
100.000 người và số lính hải quân còn 15.000 người. Bộ Tổng Tham mưu bị buộc giải tán và chế độ quân dịch cũng phải hủy bỏ; việc chế tạo sản xuất chiến khí bị hạn chế và quá trình nhập cảng vũ khí cũng bị cấm chỉ. Quân đội Đức không được sử dụng xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, cả quân nhu đạn dược cho đến khí đốt. Hạm đội Đức bị cắt giảm chỉ còn 6 hộ tống hạm và 6 ngư lôi hạm [1, tr.12].
Hội nghị Versailles có nhiệm vụ tái lập nền hòa bình, an ninh và thịnh vượng, một châu Âu mà Đức tái vũ trang không bao giờ còn có thể đe đọa được nữa. Những quốc gia mới được thành lập phải kiến thiết cùng với tất cả các dân tộc khác cho phù hợp với đặc quyền tự quyết. Ngoài ra hòa ước Versailles cũng có điều khoản bắt Đức nhận trách nhiệm đã gây ra chiến tranh. Điều này làm cho dân chúng Đức bực mình khó chịu. Trong khi ấy nước Đức vẫn còn làm chủ vùng Rhineland với các cơ sở kỹ nghệ nặng của Đức và điều này làm cho Đức vẫn còn có nguyên vẹn khả năng kỹ nghệ chiến tranh.
Vấn đề nan giải là châu Âu phải phân chia lại, những chủ nghĩa già cỗi sẽ mau chóng trỗi dậy trở lại với một sức mạnh hoàn toàn mới mẻ. Một Tiệp Khắc mới, một Ba Lan hồi sinh, một nhóm các quốc gia nhỏ ở vùng Baltic, một Nam Tư, một Áo, một Hungary bị chia cắt và xây dựng trên những tàn tích của các đế chế Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Áo. Những quốc gia mới này không giữ đúng lời cam kết mà mọi
người đang chờ đợi. Họ quá yếu ớt để có thể cản trở được một cuộc tấn công bất thần của Đức. Họ càng không có khả năng giải quyết các vấn đề của quốc gia mình. Chính họ lại gây ra những cuộc tranh chấp sắc tộc và biên giới, để bọn Quốc xã có thể chộp lấy cơ hội nhằm xua quân về phía Đông của Đệ Nhị Thế chiến [1, tr.9].
Chiến tranh vừa mới chấm dứt thì Ba Lan và Tiệp Khắc dường như lại bắt đầu đánh nhau vì vùng Teschen. Ba Lan chiếm Vilna của Lithuaniee; nước này tự đoạt lại bằng cách thôn tính Memel, và lão tướng đánh thuê Gabriele d’Annunzio cướp lấy Fiume của Nam Tư. Mỗi nước bắt đầu đòi trả thù cho những người anh em cùng chủng tộc của mình đang bị buộc phải sống trong một nước lân bang. Chính dự thù địch này khiến cho tất cả mọi ý đồ cùng nhau kháng cự chống lại cuộc xâm lược của bọn Quốc xã trở nên vô dụng [1, tr.14].
Như vậy, một Hội nghị Hòa bình để lập lại một trật sau chiến tranh lại là nơi xuất hiện những mầm mống của cuộc chiến tranh mới.
Ở châu Á, trong năm 1914, Nhật Bản đã chiếm các đảo nhỏ Carolines và Marshalls cũng như hải cảng Tsingtao và tô giới Đức tại tỉnh Sơn Đông của Trung Hoa. Trong năm 1915 Nhật Bản lợi dụng tình thế chiến tranh và sự bận rộn của các nước phương Tây để gởi bản 21 yêu sách đến chính phủ Trung Hoa do Viên Thế Khải cầm đầu. Nếu thỏa mãn số yêu sách này Trung Hoa sẽ thành thuộc địa của Nhật. Như vậy, Nhật Bản muốn mở rộng thế lực và ảnh hưởng tại châu Á.
Trong năm 1918, Nhật cũng cho quân đổ bộ lên hải cảng Hải Sâm Uy (là căn cứ hải quân chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, Vladivostok) và vùng Đông Tây Bá Lợi Á (Sebia) nữa. Hoa Kỳ cũng cho đổ bộ một đạo quân nhỏ lên Hải Sâm Uy đê coi chừng người Nhật. Để lôi cuốn Nhật Bản vào Hội quốc Liên, tổng thống Mỹ Wilson chịu để cho Nhật thay thế Đức kiểm soát Sơn Đông của Trung Hoa. Chính phủ Mỹ cũng có dời hạm đội chiến đấu về lại Thái Bình Dương và hai nước Nhật – Mỹ thi đua nhau tăng cường hải quân [21,tr.15].
Mỹ thất bại trong Hội nghị Versailles quay về với chính sách biệt lập truyền thống nhưng vẫn tiếp tục can thiệp và mở rộng anh hưởng ở những nơi khác – Mỹ Latinh và Viễn Đông biểu hiện rõ nhất ở hội nghị Washington (1921-1922) bàn về những quyền lợi ở châu Á, hải quân mà Hoa Kỳ và Nhật Bản chưa được thỏa mãn
tại hội nghị đã có sự nhân nhượng giữa các phe. Ba cường quốc hải quân là Anh, Nhật và Hoa Kỳ chịu phá hủy các tàu cũ và chấp nhận trọng tải chung của chiến hạm chủ lực và hàng không mẫu hạm với tỷ lệ: 5 – 5 - 3 - 1.75 - 1.75 cụ thể 5 cho Anh và Hoa Kỳ và 3 cho Nhật tức 525.000 tấn và Nhật là 315.000 tấn. Còn Pháp và Ý là 175.000 tấn. Trong 10 năm các nước không được đóng thiết giáp hạm chỉ trừ hai tàu mà Anh quốc được đóng để đạt tới tỷ lệ đã được chấp nhận. Trừ chiến hạm Hood ra, không chiến hạm nào trong tương lai được lớn hơn 35.000 tấn và có đại bác lớn hơn 16 inches (406 cm). Như vậy cuộc tranh đua đóng chiến hạm đã được ngưng lại. Song Hội nghị Washington không loại trừ sự đóng thêm tàu ngầm và nước Pháp không chịu phê chuẩn một thỏa ước của hội nghị cấm đóng tàu ngầm để đánh phá thương thuyền; các tuần dương hạm không được quá 10.000 tấn còn tuần dương hạm cũng như hàng không mẫu hạm không được có đại bác quá 8 inches. Hàng không mẫu hạm không được quá 27.000 trừ ra hai chiếc Saratoga và LeXington của Hòa Kỳ loại 33.000 tấn mà Hoa Kỳ đã đóng trên sườn của hai chiến hạm cũ. Anh quốc và Hoa Kỳ được có 135.000 tấn hàng không mẫu hạm, Nhật
81.000 tấn, còn Pháp và Ý mỗi nước 60.000 tấn. Số trọng tải lớn về hàng không mẫu hạm đã làm cho hải quân của nước Nhật và Hoa Kỳ đã phát triển hàng không mẫu hạm thành một vũ khí tấn công và giúp rất nhiều vào sự phát triển sức mạnh của phi cơ hơn các chủ thuyết về phi cơ của tướng Mitchell. Sau sự thất bại của Hội nghị Geneva năm 1922, hội nghị London năm 1930 thỏa thuận để Nhật Bản có tỷ lệ tuần dương hạm là 7/10 còn về tàu ngầm thì bằng Anh và Hoa Kỳ. Hội nghị London lần thứ hai (1935-1936) là một sự thất bại. Nhật Bản báo trước hai năm cho các trọng tải thỏa thuận tại hội nghị Washington đã chấm dứt hay hết hiệu lực ngày 31 tháng 12 năm 1936. Từ ngày này cho đến khi Nhật Bản tấn công Trân châu cảng là chưa được 5 năm [17], [21].
Vào năm 1921 và 1922, nhiều hội nghị đã nhóm họp ở Washington với chín cường quốc có những quyền lợi ở Thái Bình Dương, nhằm xây dựng một giải pháp sau chiến tranh cho vùng Viễn Đông. Các cường quốc đồng ý giữ nguyên trạng về các căn cứ hải quân theo một khu vực có hình tam giác rộng lớn chạy từ phía Tây
0F
1F
2F
các đảo Hạ Uy Di1 và Alaska đến phía Bắc Tân Gia Ba2 và Úc Đại Lợi3, Guam và
4
4F
Phi Luật Tân3F , người Anh không thể canh tân Hương Cảng. Nhật Bản không thể xây dựng căn cứ tại các đảo Kuriles, Lưu Cầu5, Đài Loan các đảo Bonin, Carolinas và Marshall. Các sĩ quan Mỹ không mấy thích về điều khoản này còn các phần tử cực đoan trong hải quân Nhật cũng không thích tỷ lệ 3/5 về thiết giáp hạm. Quốc hội Mỹ lúc bấy giờ giảm bớt chi phí hải quân, đã không thực hiện chương trình năm
1916 nên không chú ý đến việc lập thêm căn cứ tại miền Tây Thái Bình Dương. Sự liên minh Anh – Nhật được chấm dứt. Anh, Pháp – Hoa Kỳ và Nhật Bản đều cam kết tôn trọng những lãnh thổ của nhau tại Châu Á và một hiệp ước chín nước xác nhận lại chính sách “mở rộng cửa” tại Trung Hoa. Các hiệp ước ký kết tại hội nghị Washington không nêu ra trừng phạt xứ nào vi phạm các điều đã cam kết. Khi phê chuẩn các hiệp ước, Thượng viện nêu ra rằng Hoa Kỳ không cam kết liên minh hay tham dự sự phòng thủ nào cả [21, tr.20].
Năm 1923, gần một năm sau khi hội nghị Washington bế mạc, ủy ban bồi thường thiệt hại chiến tranh tuyên bố là Đức chậm trả bồi thường lần thứ ba. Quân đội Pháp và Bỉ tràn sang chiếm vùng Rhur. Chính phủ Đức ra lệnh cho dân chúng vùng này bất hợp tác với Pháp nghĩa là chống lại người Pháp một cách thụ động. Để đài thọ cho công nhân cũng như chủ nhà máy tại vùng này chính phủ Đức đã in quá nhiều bạc giấy gây ra một nạn lạm phát kinh khủng. Tình hình Đức trở nên hỗn độn trong khi Pháp vận động tách rời vùng Rhineland ra khỏi nước Đức. Đồng quan Pháp cũng bị sụt giá. Các chủ ngân hàng Anh và Mỹ soạn thảo một kế hoạch bồi thường chiến tranh mới gọi là kế hoạch Dawes. Sau đấy, Anh – Pháp- Ý – Đức và Bỉ ký hiệp ước Locarno thừa nhận biên giới ở phía Tây và cam kết ủng hộ nhau nếu một trong các nước này bị xâm lăng. Quân đội Pháp – Bỉ cũng rút khỏi Đức. Năm 1926 Đức vào Hội quốc liên với một ghế tại Hội đồng Thường trực giống như hội đồng Bảo An của Liên hiệp Quốc ngày nay. Ngoại trưởng Pháp Aristide Briand và ngoại trưởng Mỹ Frank B. Kellog đề xướng một khoản ước lý tưởng loại trừ chiến
1 Tên hán việt của đảo Hawaii 2 Tên Hán việt của Singapore 3 Australia
4 Philippines
5 Quần đảo Nansei, Nhật Bản
tranh, 65 quốc gia bao gồm tất cả các cường quốc đều ký kết vào khoản ước này và sự cam kết này có giá trị bắt đầu từ ngày 24 tháng 7 năm 1927. Một tháng sau người Đức chấp nhận một kế hoạch bồi thường mới gọi là kế hoạch Young và quân đội đồng minh rút ra khỏi vùng chiếm đóng được quy định theo hiệp ước Versailles [21, tr.21].
Như vậy, sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 1, các cường quốc đều cam kết loại trừ chiến tranh và tuyên bố rầm rộ về vấn đề này. Tuy nhiên, như đã thấy bằng những tính toán chính trị những mầm mống của một cuộc chiến tranh hình thành và cuộc chiến tranh bùng nổ sau hơn 20 đình chiến.
2.1.2. Chiến lược hải quân của các nước trước cuộc chiến tranh thế giới thứ
II
Hải quân Hoàng gia Anh, kết thúc chiến tranh với sự vẻ vang, đánh bại hải
quân Đức duy trì việc kiểm soát các vùng biển. Tuy nhiên, trong những thập niên 1920, 1930, họ đã gặp phải những khó khăn về việc cắt giảm ngân sách. Họ vẫn giữ lời hứa với Hoa Kỳ trong hội nghị Washington 1922 về hạn chế kích thước hạm đội, vũ khí, tàu sân bay, tàu chiến, máy bay. Chính điều này đã ảnh hưởng bất lợi đối với lực lượng hải quân Anh trước những mỗi đe dọa, khi mà lực lượng này được rải khắp trên thế giới.
Vào những năm của thập niên 30, các nhà lãnh đạo quốc phòng Anh đã lo lắng về những thách thức trong thực tế, tình hình quốc tế đang căng thẳng khi mà mục tiêu chiến lược của các quốc gia đang mâu thuẫn lẫn nhau. Mẫu quốc Anh cũng không còn đủ sức phân tán lực lượng để bảo vệ cho những lãnh thổ thuộc đế chế Anh. Ở Viễn Đông lãnh thổ thuộc đế quốc bị đe dọa bởi sự nổi lên mạnh mẽ của đế chế Nhật Bản hiếu chiến. Một căn cứ hải quân lớn được xây dựng tại Singapore, dựa trên hạm đội được gửi từ mẫu quốc, tuy nhiên không lâu sau hạm đội này được điều đến châu Âu, nơi mà vị trí của Anh quốc bị đe dọa ngày càng nhiều bởi phát xít Ý. Nước đã khống chế tuyến đường biển quan trọng Địa Trung Hải. Sau năm 1933, do sự tái vũ trang Đức dưới quyền Adolf Hitler.
Một chương trình tái thiết được bắt đầu, tàu chiến mới King Geogre V trọng tải 42 000 tấn, được trang bị súng 10 – 14 inch (356 mm). Những chương trình lớn