Hải Chiến Trên Đại Tây Dương Và Những Phân Tích Địa Chính Trị


Lan, và Bồ Đào Nha. Còn ở Mỹ Latinh, nhờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tư bản Đức cũng thâm nhập và cạnh tranh mạnh mẽ với tư bản Anh. Chẳng hạn, vào năm 1938, trong nhập khẩu của Brazil phần của Đức chiếm 25%, trong khi phần của Anh chỉ có 10%; những con số tương ứng trong vấn đề này ở Chile là 26% của Đức so với 9,5% của Anh, và ở Peru là 16% của Đức so với 8% của Anh [16, tr.139].

Tương tự như mẫu thuẫn Anh – Đức, mâu thuẫn Pháp – Đức trong những năm cuối của thập niên 30 cũng không kém phần gay gắt, trước hết là ở Ba Lan, Rumania và Nam Tư – vốn là những đồng minh gần gũi của Pháp. Do đó, trong khi một bộ phận thuộc giới tư bản độc quyền Pháp có khuynh hướng nghiêng về việc Pháp có thể chỉ đóng vai trò là người “bạn hàng” khiêm tốn của Đức, thì phần lớn giai cấp tư sản Pháp vẫn chủ trương phải xích lại gần và củng cố liên minh với Anh và Mỹ, vì vấn đề không đơn thuần chỉ là những mâu thuẫn với Đức, mà sau Đức còn có Ý. Quan hệ Pháp – Ý vẫn thường xuyên trong tình trạng bất ổn do tham vọng của Ý đối với đảo Corse, Nice, và vùng Savoie. Ngoài tham vọng đối với các vùng lãnh thổ này của chính nước Pháp, phát xít Ý còn muốn gộp cả các thuộc địa Tunisia và phần Somalia thuộc Pháp vào phần thuộc địa của mình ở Phi châu. Mussolini rất muốn biến cảng Djibouti thành một trong những vị trí chiến lược của Ý trên bờ biển châu Phi, và chiếm được tuyến đường sắt Djibouti – Addis Abeba của Pháp. Tương tự như vậy, Mussolini muốn biến Địa Trung Hải thành một thứ “ao nhà” của mình. Và điều này tất nhiên không thể không gây nên sự quan ngại thực sự từ phía Pháp.

Ngoài những mâu thuẫn Anh – Đức, Pháp – Đức và Pháp – Ý như trên, ở bên kia bờ Đại Tây Dương còn có thể thấy mâu thuẫn Mỹ - Đức cũng không kém phần phức tạp và gay gắt, trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị. Chẳng hạn, trong tháng 10 -1937 đã phát sinh những xung đột do việc Đức có ý định đạt được những hợp đồng tô nhượng về dầu mỏ ở Mexico. Tháng 3-1938, những xung đột tương tự cũng đã xảy ra khi phái Đức đã lợi dụng việc chính phủ Mexico thi hành đạo luật quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ thuộc về các công ti của Anh và Mỹ, để tiến hành mua các nguồn dầu mỏ chiến lược. Sau đó, ngay trong tháng 5- 1938, các lực lượng ngầm của Đức hoạt động ở Brazil đã tham gia tích cực vào âm mưu của các


phần tử phát xít Brazil chống chính phủ Brazil có khuynh hướng thân Mỹ của Tổng thống Vargas. Về phần mình, Mỹ đã gây áp lực để Brazil yêu cầu Đức phải triệu hồi Đại sứ của mình khỏi Rio de Janeiro; đồng thời thành lập một ủy ban đặc biệt ở các cơ quan ngoại giao, quân sự, kinh tế của mình để có những biện pháp chống lại các hoạt động xâm nhập của Đức ở Mĩ La tinh. Mặc dù vậy, tư bản Đức vẫn tiếp tục các hoạt động cạnh tranh của họ không chỉ ở Mĩ La tinh, mà còn ở ngay trên thị trường nước Mỹ. Sự cạnh tranh của tư bản Đức tại thị trường nội địa của Mỹ đã khiến cho chính quyền của Tổng thống Roosevelt trên thực tế phải áp dụng một biểu thuế quan có tính chất cấm đoán đối với các hàng hóa Đức. Ngoài ra, mâu thuẫn Mĩ – Đức còn thể hiện ở một phương diện khác, là Mỹ kiên quyết chống lại các kế hoạch phân chia các thuộc địa của Anh, Pháp. Vấn đề không phải là ở chỗ Mỹ ủng hộ Anh và Pháp để chống lại Đức mà là ở chỗ những tính toán của Mỹ, Mỹ sẽ lợi dụng sự suy yếu của Anh, Pháp trong những thời điểm và điều kiện thích hợp để thay chân Anh, Pháp trong các thuộc địa này.

Trong những năm cuối của thập kỉ 30, ở châu Á - Viễn Đông, mâu thuẫn Nhật

– Mỹ, Nhật – Anh, và Nhật – Pháp cũng diễn ra không kém phần phức tạp và căng thẳng. Tháng 11-1938, Thủ tướng Nhật– Konoye đã tuyên bố về một “Trật tự mới ở Đông Á”, trong đó khẳng định rõ “mối quan hệ chặt chẽ” của Nhật với Trung Quốc và Mãn Châu trong các lĩnh vực “kinh tế, chính trị và văn hóa”. Cả Anh, Pháp, Mĩ đều lập tức có phản ứng đối với tuyên bố này của phía Nhật Bản. Ngày 31-12-1938, Hoa Kỳ gửi công hàm cho chính phủ Nhật yêu cầu phải bảo vệ “tất cả các quyền, quyền lợi của Hoa Kỳ và công dân Mỹ ở Trung Quốc. Đến lượt mình, Anh và Pháp cũng có các công hàm tương tự gửi cho Nhật Bản.

Tháng 1 – 1939, Nội các Konoye từ chức, và thay vào đó là Nội các quân phiệt hiếu chiến hơn của Thủ tưởng Hiramura. Tháng 2-1939, quân Nhật chiếm đảo Hải Nam của Trung Quốc, và trong tháng 3 năm đó tiếp tục chiếm một số đảo ở biển Đông trực tiếp uy hiếp Đông Dương thuộc Pháp. Tháng 5-1939, chính quyền của Harimura đã yêu cầu Anh và Mỹ phải thừa nhận “quyền của Nhật Bản” đối với việc quản lí các khu tô giới nước ngoài ở Thượng Hải và quyền kiểm soát đảo Gulane. Phía Anh và Mỹ đều bác bỏ những yêu sách này của Nhật. Để gây áp lực,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

ngày 27-7-1939, chính phủ Mỹ đã tuyên bố hủy bỏ Hiệp ước thương mại Nhật – Mỹ được kí kết từ năm 1911. Mâu thuẫn Nhật – Mĩ ở khu vực Viễn Đông ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng hơn.

Như vậy, trong quan hệ quốc tế ở giai đoạn cuối thập niên 30 đã chứng kiến những mâu thuẫn phức tạp chằng chéo rất phức tạp, căng thẳng giữa các cường quốc tư bản chủ nghĩa với nhau ở hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát có thể thấy, đến lúc này đã thực sự hình thành hai khối đế quốc tư bản đối địch nhau: một là khối phát xít do Đức, Ý, Nhật cầm đầu; hai là, khối đế quốc do Anh, Pháp, Mỹ cầm đầu, và cả hai khối này đều ra sức chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 8

Điều đáng chú ý là, trong khi phe Trục: Đức, Ý, Nhật từ khá sớm trong thập niên 30 đã chuyển nền kinh tế của mình sang hướng quân sự hóa phục vụ cho việc chuẩn bị một cuộc chiến tranh lớn, thì ở khối đế quốc Anh, Pháp, Mỹ cho đến khoảng những năm 1938 -1939 quá trình này mới chỉ bắt đầu. Chẳng hạn, tháng 5- 1938, Mỹ mới thông qua quyết định nâng trọng tải của Hạm đội Hải quân lên 20%; và trong đầu năm 1939 Quốc hội Mĩ mới chuẩn y chương trình Không quân mới tăng số máy bay Mĩ lên 5.500 đơn vị. Trong giới tư bản tài chính của Mĩ bắt đầu lãnh đạo việc chuẩn bị trực tiếp về kinh tế cho chiến tranh, như trong Ủy ban dự trữ chiến tranh của Mĩ (thành lập tháng 8-1939) có sự tham gia của đại diện thép Morgan, tập đoàn General Motor và Công ti điện thoại – Điện tín Mĩ [16, tr.142].

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ với sức mạnh hung hãn của người Đức, sự dung dưỡng của các nước phương Tây làm cho tốc độ cuộc chiến được thúc đấy nhanh chóng. Cuộc hành quân của Phát xít Đức gần như không gặp phải một trở ngại nào. Vì xét đến cùng trận chiến mà Đức gây ra vẫn đáng lo ngại cho Liên Xô hơn là Anh, Pháp. Tướng Guenther Blumentritt Tham mưu trưởng Tập đoàn quân A dưới quyền Rundstedt, kể lại cuộc họp giữa Hitler và Rundstedt ngày 24/5: Hitler muốn đi đến tỏa thuận hòa bình hợp lý với Pháp để được rộng đường cho một hiệp định với Anh. Ông tỏ ra ngưỡng mộ khi nói về Đế quốc Anh..., về nền văn minh mà Anh đã mang ra thế giới...điều ông muốn từ Anh chỉ là Anh công nhận vị thế của Đức trên lục địa châu Âu. Việc trả lại những thuộc địa của Đức là điều


mong ước nhưng không phải thiết yếu. Mục đích của ông là dàn hòa với Anh trên cơ sở mà Anh xem là xoa dịu danh dự của họ để chấp nhận ý tưởng hòa bình [22, Tr.712].

Hitler vô cùng tự tin là Anh sẽ đồng ý, tuy nhiên Churchill khẳng định họ không thỏa hiệp với Đức, Anh không chịu thua : “chúng ta hãy gắng hết sức cho những nghĩa vụ của mình, và nếu Đế quốc Anh và Liên hiệp Anh kéo dài một nghìn năm, ta sẽ tỏ ra xứng đáng khi hậu thế nói : “Đấy là thời khắc quang vinh nhất của họ” [22, Tr.724].

2.2. Hải chiến trên Đại Tây Dương và những phân tích địa chính trị‌

* Vai trò địa – chính trị của Đại Tây Dương

(xem hình 2.1)

Đại Tây Dương, đại dương lớn thứ 2 của Trái Đất, bắc giáp các đảo Grinlen, Aixlen, đông giáp châu Âu, châu Phi, tây giáp châu Mỹ, nam giáp châu Nam cực, diện tích 91.560.000 km2 (không kể các đảo), sâu trung bình 3.600m, sâu nhất 8.742m. Các cảng quan trọng nhất: Rôttecdam, Xanh Petecbua, Luân Đôn, Niu Ooc, Hăm buôc, Macxay, Buê nôt Airet, Kep Tao, Đaca [2, tr.322]. Xung quanh bờ Đại Tây Dương, là những quốc gia được hình thành và phát triển từ biển. Trong quá trình đó diễn ra nhiều cuộc chiến để chiếm giữ con đường hàng hải này. Trong lịch sử châu Âu cho thấy rằng việc kiểm soát biển là tiêu điểm của những cuộc chiến. Nước nào nắm giữ được biển thì dễ trở thành những cường quốc mạnh. Trong lịch sử hàng hải có Hà Lan, Anh quốc là những đế quốc hàng hải. Đại Tây Dương là còn là con đường để nước Mỹ đi vào lục địa châu Âu.

Thời kỳ đại chiến thế giới thứ 2, nếu như con đường giao thông qua Địa Trung Hải chỉ là mang tính cách sinh tử đối với một số xứ trong đế quốc thì đường thông thương và tiếp tế qua Bắc Đại Tây Dương có tính cách sống còn đối với Anh quốc. Do tách rời với lục địa nên để có thể tồn tại, nước Anh phải dựa vào hơn bao giờ hết các nguồn nguyên liệu của Đế chế Anh và Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ [1, tr.148]. Để tiếp tục chiến đấu chống Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Những đoàn tàu này thường là từ Hoa Kỳ theo phía nam Đại Tây Dương chở tiếp vận và vũ khí đến Anh Quốc và Liên Xô, được hộ tống bởi hải quân và không quân


Anh và Canada.

Trong diễn văn gửi nhân dân Hoa Kỳ ngày 11-9-1941, Roosevelt nói: “Hitler biết rằng để có thể giành thắng lợi quyết định trong nỗ lực thống trị thế giới, ông ta phải kiểm soát được biển cả. Trước hết, ông ta phải phá tan tuyến đường băng qua Đại Tây Dương, mà các con tàu của chúng ta đã tạo ra và nhờ nó mà chúng ta có thể tiếp tục đưa vũ khí sang tiêu diệt ông ta” [7, Tr.91].

Để giành được một cuộc thương thuyết rảnh rang ở châu Âu, người Đức biết rằng sẽ không thể là một cuộc đổ bộ trực tiếp lên vương quốc Anh, mà phải làm tàn lụy nền kinh tế và với chiêu trò hòa bình của họ. Để đạt được mục đích, Hitler đã quyết định ngăn chặn con đường huyết mạch mà Đại Tây Dương tạo ra bắt đầu từ Canada và Hoa Kỳ. Nơi có những đoàn thương thuyền tiếp tế cho Anh quốc.

*Diễn biến

Cuộc chiến trên Đại Tây Dương, từ tiếng Anh "Battle of the Atlantic" do thủ tướng Anh Winston Churchill nêu lên năm 1941. Đây là trận chiến lan rộng khắp một vùng hải dương rộng lớn, kéo dài 6 năm, với hàng nghìn thuyền bè tham gia, hơn 100 đoàn tàu bị tấn công và đến cả ngàn trận đánh một chọi một giữa hai chiến hạm. Trận chiến Đại Tây Dương sẽ là một chuỗi diễn biến của những trận đánh bằng tàu ngầm, những cuộc tập kích trên mặt biển, các cuộc đánh mìn và các cuộc tấn công bằng máy bay trong các vùng bờ biển nước Anh [1, tr 148].

Nếu như xét về so sánh lực lượng hải quân thì hải quân Đức chưa thể đủ sức mạnh để lấn át, tiêu diệt hải quân Anh, thêm vào đó lực lượng hạm đội hải quân Đức trên Đại Tây Dương rõ ràng không có đồn bốt, tiền tiêu. Trong chiến lược quân sự, các tướng hải quân và ngay cả Quốc trưởng Hitler cũng muốn tránh một cuộc chiến tranh trực tiếp với Anh, đặc biệt là việc tấn công trực tiếp lên đảo quốc. Trong cuộc chiến khi mà đối thủ là một đế chế hàng hải lâu đời. Karl Donitz một nhà chiến thuật hàng đầu của hải quân Đức, nguyên hạm đội trưởng tàu ngầm thời Đệ nhất thế chiến, năm 1935 được Hitler bổ nhiệm làm tư lệnh, tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm nhận định rằng: Đức chỉ có thể cậy vào tàu ngầm mới mong thủ thắng được trận Đại Tây Dương, từ đó giúp Đức sớm kết thúc thế chiến. Ông đưa ra chiến thuật “bầy sói”. Các tư lệnh khác phản bác quan điểm này. Theo họ, chỉ có


các chiến hạm không thể bị đánh chìm, được trang bị đại bác lớn mới là yếu tố chính kiểm soát vùng biển. Thực tế đã nghiêng về nhận định của Donitz. Những thiết giáp hạm khổng lồ “không thể bị đánh chìm” của Đức như Bismarck và Graf Spee hạ đốc không bao lâu đã trở thành tít lớn trên báo chí do “bị hải quân Anh săn lùng và tiêu diệt”. Trong khi trên Đại Tây Dương, lực lượng tàu ngầm Đức liên tục khiến quân đồng minh khốn đốn bởi “bầy sói” [33].

Để cô lập và loại Anh quốc ra khỏi cuộc chiến, Donitz tính toán lượng hàng hóa của nước này cần phải bị đánh chìm hằng ngày trên Đại Tây Dương. Như vậy, nền kinh tế Anh sẽ lụn bại và đường tiếp vận của quân đồng minh cũng bị phong tỏa. Từ tính toán trên, Donitz phác thảo cơ số tàu ngầm Đức cần có để thực hiện chiến dịch. Nắm rất vững những thông số cần thiết, lên chiến thuật và với tiềm năng của nước Đức lúc bấy giờ, Donitz khẳng định Đức có thể mở một cuộc chiến năm ăn năm thua với hải quân Hoàng gia Anh dù đối phương có thực lực mạnh hơn cả chục lần. Donitz tin rằng hải quân hoàng gia với những chiến đấu hạm được trang bị đại bác lớn sẽ hoàn toàn “đề-mốt” trước chiến thuật hiện đại của tàu ngầm - được chế tạo nhỏ nhưng cơ động trên mặt nước và lặn nhanh xuống biển.

Để có thể phong tỏa Anh quốc như theo tính toán, Donitz cần ít nhất khoảng 300 tàu ngầm để tung vào trận. Tuy nhiên, ông chỉ có trong tay 57 chiếc trong số đó có 17 chiếc đang hoạt động ở biển.

Trong 9 tháng đầu của cuộc chiến, tàu ngầm Đức chưa phải là mối đe dọa chính. Ngoại trừ những hoạt động nhỏ lẻ, đội tàu ngầm Đức đã bị hạm đội họ tống vận tải dồn vào thế đường cùng và các hoạt động tấn công phá hoại của họ cũng không đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên tháng 10/1939, đội tàu ngầm U-47 của Đức đã xâm nhập vào khu vực neo thuyền cuả Home Fleet tại Scapa Flow ở Orkeys, đánh đắm chiến thuyền Royal Oak. Quân Anh đã ý thức rõ về sự thiếu hụt về tàu hộ tống áp tải thích hợp, ngày càng trở nên trầm trọng hơn với nhu cầu bảo vệ cho hệ thống tiếp tế xuyên eo biển để hỗ trợ quân đội ở Pháp. Như vậy, hạm đội vận tải sẽ được bảo vệ trước chuyến hành trình xuyên Đại Tây Dương bởi một tàu tuần dương được trang bị vũ khí đầy đủ.

Việc săn lùng bắt tàu ngầm Đức do hàng không mẫu hạm đảm trách. Tuy


nhiên ở giai đoạn đầu bị vô hiệu hóa.

Tháng 8/1939, Hai chiếc tàu chiến bỏ túi, Deutchstchland và Grafspee tham gia vào cuộc chiến trên Đại Tây Dương, nhưng hoạt động của 2 tàu này không gây được nhiều nguy hại cho quân Anh. Chúng trở thành mục tiêu săn lùng, bắn phá của quân Anh. Trong thời gian này, hai thuyền chiến chính khác đã tiến hành những cuộc bắn phá chớp nhoáng vào Đại Tây Dương, mở đầu cho một cuộc tấn công bất ngờ của đội thuyền Home Fleet vốn đã thất bại trong nỗ lực can thiệp của chúng. Một mỗi đe dọa ban đầu khác chính là mìn từ tính, được phóng ra từ máy bay và tàu ngầm ở các cảng của sông củ Anh. Loại mìn này là nguyên nhân chính gây ra vô số các cuộc chìm tàu trước khi giải pháp kỹ thuật, thiết bị khử từ ra đời.

Ngày 10.5.1940, Đức xua quân tiến chiếm Pháp. Ngày 22.6.1940, Pháp đầu hàng. Sự thất bại của Pháp đã làm tình hình thay đổi một cách đột ngột. Quân Đức đã vượt qua được những trở ngại về ngư lôi và đội tàu ngầm của họ trở nên đáng tin cậy hơn. Đặc biệt hơn là việc Donitz tiếp quản nhiều hải cảng quan trọng của Pháp và thu ngắn được hải trình đến Đại Tây Dương điều này đồng nghĩa với việc nhiều tàu ngầm Đức sẽ tham gia vào hoạt động tuần tra hơn. Đối với Hitler, sự thất bại của Pháp làm cho mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Những sân bay nhỏ của Pháp chỉ tạm thời sử dụng ở những con lạch gần bờ biển và những cảng nhỏ của Anh. Những căn cứ tàu ngầm Pháp chỉ làm tăng thêm khu vực hoạt động của các tàu ngầm Đức, điều đó giờ đây cho phép chúng thực hiện hành quân xa trong trung tâm Đại Tây Dương, ngoài tầm bảo vệ của không quân Anh. Bằng cách xuất phát từ các hải cảng Pháp, các tàu thả mìn của Đức có thể nhồi nhét vào biển Manche những vũ khí nguy hiểm của chúng. Ngoài ra xuất phát từ các căn cứ của Pháp và Na Uy, các tàu trên mặt nước của Đức có thể xông đánh bất thần các tàu đồng minh bảo đảm sự thông thương ở Bắc Đại Tây Dương. Việc tăng cường cuộc chiến bằng tàu ngầm, sau sự thất trận của nước Pháp, đã nhanh chóng làm tăng gấp bội các tổn thất về tàu buôn của quân Đồng minh. Những đoàn tàu của Đồng minh tắt đèn đi trong đêm, không những chỉ bị các tàu ngầm đe dọa, mà lúc nào cũng phải hết sức chú ý tránh những vụ va chạm. Trong các vùng biển của châu Âu, chúng cũng phải đề phòng các máy bay ném bom có bán kính hoạt động tầm xa đặt căn cứ ở Pháp và Na Uy [1], [19].


Từ tháng 7 đến tháng 10.1940, tàu ngầm Đức đánh chìm thêm 220 tàu thuyền của quân đồng minh. Hiện giờ, lực lượng không quân Luftwaffe cũng đã tham gia, với các đơn vị Fockewult Condors tầm xa để định vị hạm đội áp tải và hướng dẫn cho tàu ngầm Đức. Ngoài ra những đơn vị này cũng có thể tiến hành những cuộc tấn công để đánh đắm tàu địch.

Chỉ trong 3 tháng - từ 2.9 đến 2.12.1940, 157 tàu thuyền các loại của quân Đồng minh đã bị đánh chìm với tổng lượng hàng tiếp vận là 847 ngàn tấn trong khi Đức chỉ tổn thất 3 tàu ngầm. Tỷ lệ đánh đổi là 1:52. Những tổn thất liên tiếp khiến lượng dầu mỏ nhập cảng vào Anh giảm hẳn một nửa và chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu. Kinh tế Anh bắt đầu rơi vào khủng hoảng đến nỗi Thủ tướng Winston Churchill phải thú nhận ông sợ nước Anh sẽ thua ở trận hải chiến Đại Tây Dương và như vậy, Anh sẽ mất luôn sức chiến đấu trong Đệ nhị thế chiến [33]. Trong một bức thư gửi Tổng thống Roosevelt ngày 08-12-1940 Winston Churchill trình bày viễn cảnh của năm 1941 theo cách nhìn riêng của ông: Nguy cơ của cuộc xâm lăng thần tốc ồ ạt của Đức vào lãnh thổ Anh quả đã giảm đáng kể. Nhưng thay vào đó là mối đe dọa chết người về việc Anh sẽ bị Đức bóp nghẹt từ từ bằng hoạt động phong tỏa đường biển và đánh phá từ trên không. Đáng sợ hơn cả là “số tàu biển bị đánh đắm ngày càng tăng lên mau chóng…vấn đề quan trọng hơn cả trong năm 1941 sẽ là an ninh đường biển. Nếu chúng tôi không thể đảm bảo việc cung ứng cho đảo quốc của mình các loại vũ khí và đạn dược chính, nếu chúng tôi không có khả năng đưa quân đội của mình đến mọi nơi có thể diễn ra chiến sự để đánh bại Hitler và đồng minh Mussolini của ông ta, chúng tôi sẽ ngã qụy [ 7, tr. 82].

Trong khi những con gió mạnh mùa đông làm giảm thiểu hoạt động của tàu ngầm Đức thì lại xuất hiện mối đe dọa trên mặt biển.

Tháng 5/1941, chiến hạm Bismarck đã đánh niềm kiêu hãnh của Hải quân Hoàng gia Anh, chiến hạm Hood. Gây ra tổn thất nặng nề: số tàu tổn thất là 500.000 tấn., điều đó đã đạt tới 7.000.000 tấn cho toàn bộ tổn thất kể từ lúc khởi sự cuộc chiến. Mỗi một chiếc tàu được sản xuất ra từ các xưởng đóng tàu của Anh hay Hoa Kỳ, thì Đức đã đánh chìm ba chiếc [1], [19].

Như vậy, chiến thuật “bầy sói” của Donitz lực lượng tàu ngầm Đức hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023