Tư Tưởng Địa – Chính Trị Ở Đức


được Đông Âu, sẽ khống chế miền đất trái tim. Ai khống chế được miền đất trái tim thì sẽ không chế được đảo thế giới,(…) sẽ kiểm soát được cả thế giới” [4, tr.69]. Ông miêu tả trái đất như một diện tích tổng thể gồm có ba không gian chính:

Đại dương trên thế giới chiếm 9/12 diện tích.

Đảo thế giới bao gồm các lục địa rộng lớn là châu Âu, châu Á và châu Phi, có tổng diện tích 1/12.

Các đảo lớn ở ngoại vi bao gồm châu Mỹ và Australia chiếm 1/12.

Để thống trị thế giới, cần phải thống trị đảo thế giới, điểm quan trọng nhất của nó là tâm thế giới. Đây là một vùng bản lề kéo dài từ các đồng bằng ở Trung Âu đến Tây Sibérie, khu vực trung tâm này sẽ tạo ảnh hưởng sâu rộng đến vùng Địa Trung Hải, Trung Đông và các khu vực rộng lớn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Cường quốc kiểm soát được tâm của đảo thế giới sẽ kiểm soát được đảo thế giới và sẽ làm chủ thế giới. Tất cả các sự kiện địa chính trị diễn ra ở tâm đảo thế giới, sẽ có tác động đến toàn bộ thế giới. Trung tâm các diễn biến chính trị trên thế giới nằm ở châu Âu và châu Á. Cường quốc về biển sẽ không có tác động đến các sự kiện chính trị diễn ra ở đây. Nước Nga trở thành một trong những vùng thuộc tâm thế giới. Toàn bộ các hiện tượng địa chính trị sẽ diễn ra ở tâm thế giới. Đây sẽ là nơi đối đầu giữa các cường quốc. Quốc gia chiếm được tâm thế giới sẽ tạo được nhiều ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Mackinder lo ngại về một liên minh giữa Nga và Đức sẽ dẫn đến hậu quả là tâm thế giới bị hai quốc gia này kiểm soát. Nước Nga có lãnh thổ rộng lớn, tạo ra sức mạnh quốc phòng. Nước Đức nhờ nguồn nhân lực và tài nguyên phong phú sẽ xây dựng được lực lượng hải quân hùng mạnh để kiểm soát đảo thế giới. Hợp tác giữa Nga và Đức sẽ là mối nguy hại chính đối với nước Anh. Sức mạnh hải quân của Anh sẽ bị đe dọa, do vậy, cần chú ý đến các cường quốc lục địa này. Mặt tiền trong ra đại dương sẽ được bổ sung cho nguồn lực của lục địa lớn, tạo ra những điều kiện chính trị cần thiết để sản sinh ra một thế lực áp đảo cả trên đất liền lẫn biển.

Mối tương quan về sức mạnh giữa các quốc gia được thực hiện nhờ các tiến bộ về kĩ thuật và nhờ quá trình phát triển các nguồn năng lượng mới. Từ thế kỉ XV, trao đổi hàng hóa, buôn bán giao thương diễn ra phổ biến trên biển nhiều hơn so với


các hoạt động thương mại tiến hành bằng đường bộ, vì trao đổi bằng đường biển diễn ra thuận lợi hơn, bằng cách đi qua châu Phi, qua Ấn Độ Dương để đến các vùng xa xôi ở châu Á. Nước Anh trở thành cường quốc số 1 của thế giới nhờ ưu thế về hải quân. Nhờ đó, người Anh kiểm soát các vùng biển, tiếp cận các vùng đất giàu có về nguyên liệu.

Từ thế kỉ XIX, đường bộ lại giữ vai trò trọng tâm trong trao đổi buôn bán, giống như trước thời kì chưa có các phát kiến địa lí. Thế kỉ XIX là kỉ nguyên công nghiệp, giai đoạn này tạo ra một cuộc cách mạng mới về địa chính trị. Tâm thế giới là khu vực mang tính chiến lược. Đó cũng là tâm của địa chính trị, trung tâm này là kết quả của các yếu tố mang tính lịch sử nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đã tạo ra ưu thế giúp con người làm chủ các vùng rộng lớn, quan trọng hơn cả việc làm chủ các đại dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Mackinder nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của địa lý đối với việc nghiên cứu lịch sử và chính trị toàn cầu: “Những cuộc chiến tranh lớn của lịch sử đều là kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp của sự tăng trưởng không đồng đều của quốc gia, và sự tăng trưởng không đồng đều này…phần lớn lại là kết quả không cân bằng về độ phì nhiêu và sự thuận lợi chiến lược trên bề mặt địa cầu” [4,tr.72].

Nếu giải mã những nguyên nhân của chiến tranh thế giới theo quan điểm của Mackinder, đây sẽ là cuộc đối đầu giữa các đế chế ở trung tâm lục địa (Đức, đế chế Áo-Hung), các quốc gia này muốn giành lấy tâm thế giới, nên cần phải đối đầu với các quốc gia phía tây có ưu thế nắm giữ sức mạnh hàng hải (Anh, Pháp, Mỹ). Các cường quốc có sức mạnh về biển quyết định liên minh với quốc gia nằm ở tâm thế giới (nước Nga).

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 5

Lí thuyết địa chính trị của Mackinder góp phần làm sáng tỏ các nghiên cứu về quan hệ quốc tế trong thế kỉ XX. Nhờ lí thuyết này, chúng ta sẽ có những đánh giá tổng quan về địa - chính trị và tìm ra những lời giải đáp cho nhiều sự kiện diễn ra trong nửa đầu thế kỉ XX mà trong đó có cuộc chiến tranh thế giới thứ II.

1.2.3. Tư tưởng địa – chính trị ở Đức‌

Các cuốn sách về địa chính trị do Mackinder và Mahan viết, tạo được tiếng vang ở Đức. Ngành địa chính trị ở Đức được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các


nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc. Địa chính trị của Đức là sự tiếp nối của địa chính trị châu Âu và thế giới. Ngành khoa học này cần phải tạo ra sức mạnh cho nước Đức trên biển và trên đất liền, đồng thời cần đưa ra các luận điểm cho những người theo chủ nghĩa dân tộc nhằm xóa bỏ nội dung của hiệp ước Versailles đánh dấu sự thất bại của Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Friedrich Ratzel (1844-1904) là giáo sư nổi tiếng ở Đức, dưới thời vua Guillaume II. Ông được ví như một trong những nhà địa chính trị tiên phong. Tư tưởng địa chính trị của ông được nhiều người quan tâm. Là giáo sư dạy địa lí, ông phân tích mối liên hệ giữa lãnh thổ và chính trị trên cơ sở lí thuyết và thực tế. Ông xây dựng lí thuyết địa chính trị được xếp loại là thuyết định mệnh. Điểm mập mờ trong phân tích của ông là cách diễn giải các lí do hợp lí hóa cho một nền chính trị tạo ảnh hưởng bằng biện pháp mở rộng lãnh thổ ở mỗi quốc gia. Ông là người theo chủ nghĩa dân tộc và là người bảo vệ đến cùng chủ nghĩa thực dân. Ông bênh vực cho các chính sách thực dân, đồng thời phản đối quan điểm địa chính trị về lục địa. Để tạo nhiều ảnh hưởng đối với thế giới, nước Đức cần có một đế chế bao gồm các vùng thuộc địa rộng lớn. Friedrich Ratzel biên soạn nhiều cuốn sách bàn về các vấn đề thuộc địa. Những chủ đề về lợi ích thuộc địa được các cường quốc đưa ra bàn bạc trong Hiệp ước Berlin nhằm phân chia quyền lợi ở các vùng này.

Lí thuyết của Friedrich Ratzel được nhiều người chú ý nhất, là quan điểm về không gian sinh tồn. Sau chuyến đi đến Mỹ, ông ý thức được tầm quan trọng của các nước có diện tích rộng lớn. Ông đề cập đến địa chính trị của các nước lớn. Các nhà lãnh đạo cần có kế hoạch chính trị mang tầm vĩ mô và cần có nhiều tham vọng. Ông nhận định địa chính trị của Đức và vị thế của châu Âu có những nét tương đồng, vì các quốc gia châu Âu thường có diện tích nhỏ hẹp, lại ở cạnh nhau, nên thường có các biên giới chung. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo Đức cần phải chú ý nhiều hơn đến các quốc gia ở châu Mỹ và châu Á. Nước Đức không nên chỉ có vai trò quan trọng ở châu Âu. Nước Đức cần có không gian sinh tồn trải rộng ở các vùng thuộc địa để tạo nên sức mạnh. Nước Đức cần liên minh với với một số quốc gia có ảnh hưởng ở các châu lục. Khi phân tích mối quan hệ giữa lãnh thổ và chính trị, Friedrich Ratzel kết luận Nhà nước như một thực thể sống, Nhà nước muốn có


tầm ảnh hưởng và có sức sống mạnh mẽ hơn, cần có diện tích rộng lớn hơn. Mỗi nước đều phải tuân theo các quy luật về tổ chức, nếu không, Nhà nước sẽ suy tàn. Quan điểm này được Friedrich Ratzel trình bày trong cuốn sách Địa lí chính trị, xuất bản năm 1887. Các nước về bản chất luôn phát triển cạnh tranh với các nước láng giềng. Thách thức lớn là những tranh chấp thường trực về đất đai. “Các nước đều phải gánh chịu nhiều tác động, như con người phải chịu đựng những khó khăn trong cuộc sống. Mọi việc sẽ không biết sẽ ra sao, nếu một quốc gia không có diện tích rộng lớn” [31].

Friedrich Ratzel định nghĩa dân tộc là các nhóm người và các cá nhân không phải gắn bó vì cùng chung một chủng tộc, hay cùng chia sẻ một ngôn ngữ, mà dân tộc là một cộng đồng cùng sống chung trong một không gian lãnh thổ. Ông không quan tâm đến quan điểm: Dân tộc phải gắn liền cùng một nguồn gốc mà dân tộc cần gắn bó với một vùng lãnh thổ. Ratzel phản đối chính sách về các dân tộc, vì nó đặt ra mối quan tâm của Nhà nước về khía cạnh ngôn ngữ, chứ không phải về vấn đề đất đai. Mỗi quốc gia là một cơ thể sống khác nhau, bị chi phối bởi không gian lãnh thổ và phân bố dân cư. Có quốc gia chiếm giữ không gian sinh tồn quan trọng hơn các quốc gia khác, điều này dựa trên các yếu tố địa lí. Diện tích quốc gia cần được mở rộng đến các vùng đất nơi các điều kiện địa lí giống với vùng lãnh thổ mà quốc gia đang có chủ quyền. Nhờ đó không gian sinh tồn sẽ càng lớn. Các chính sách không được dựa trên vấn đề nguồn gốc chủng tộc mà phải dựa trên các điều kiện về đất đai. Ông đưa ra các quy luật mở rộng không gian cho mỗi quốc gia. Năm 1901, ông bảo vệ khái niệm không gian sinh tồn của nước Đức. Ông định nghĩa các đạo luật có tính phổ quát về Nhà nước.

7 quy luật về mở rộng không gian:

· Mở rộng không gian sống của các quốc gia luôn đi kèm với việc phát triển và tạo ảnh hưởng về văn hóa.

· Khi diện tích lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng thêm, sức mạnh kinh tế thương mại, hệ tư tưởng sẽ tạo nhiều ảnh hưởng hơn đối với các nước xung quanh.

· Khi Nhà nước mở rộng thêm diện tích, nước đó sẽ tiến tới sát nhập và đồng


hóa các nước nhỏ hơn.

· Biên giới là một thực thể sống động, có thể dịch chuyển. Biên giới thể hiện sự năng động, sức mạnh và làm thay đổi diện tích của một quốc gia.

· Tính logic của địa lí luôn đề cao mọi tiến trình mở rộng vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia. Bởi vì, Nhà nước luôn cố gắng sát nhập các vùng đất rộng lớn để tăng thêm diện tích cho không gian sinh tồn. Các vùng lãnh thổ càng giàu có về khoáng sản và có vị trí địa lí quan trọng càng cần phải sát nhập vào vùng diện tích thuộc chủ quyền của Nhà nước.

· Nhà nước luôn có xu hướng mở rộng diện tích ra các khu vực ngoại vi nơi sinh sống của các dân tộc kém văn minh hơn so với nền văn minh của đất nước muốn mở rộng.

· Khuynh hướng chung là tiến đến đồng hóa hoặc sát nhập các quốc gia nhỏ yếu, để tăng thêm diện tích đất đai, điều này sẽ đem lại sức mạnh cho Nhà nước.

Khái niệm không gian sinh tồn gắn các nhóm người với không gian lãnh thổ, ở đó các cộng đồng người cùng sinh sống và phát triển. Không gian sinh tồn thể hiện Nhà nước sẽ mở rộng hay thu hẹp các biên giới theo các điều kiện về nhu cầu và lợi ích riêng. Friedrich Ratzel phát triển lí thuyết về không gian sinh tồn năm 1901. Quan điểm địa chính trị của ông có nhiều tác động đến nền chính trị của Đức Quốc xã [31].

Karl Haushofer (1869-1946) là người đã có công xây dựng ngành địa chính trị trong nửa đầu thế kỉ XX. Ông là một vị tướng và là giáo sư giảng dạy ở trường quân sự. Ông đã có dịp đến Nhật và lưu lại đó hai năm từ năm 1908 đến năm 1910, để tìm hiểu về quân đội Nhật. Karl Haushofer quan tâm đến chính sách bành trướng của Nhật ở châu Á, ông coi đó là chủ đề cho luận án của mình, ông phân tích chi tiết trong cuốn sách Địa chính trị ở Thái Bình Dương. Ông rời quân đội và tập trung cho sự nghiệp giảng dạy ở đại học. Cũng giống như nhiều người Đức, Karl Haushofer rất thất vọng và lo lắng cho tương lai nước Đức. Sau thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước Đức phải bồi thường các khoản lệ phí chiến tranh nặng nề do các nước đồng minh thắng trận đặt ra tại hội nghị Versailles. Địa chính trị Đức cần phải đảm bảo sự hồi sinh cho nước Đức bại trận.


Nước Đức có diện tích nhỏ hẹp và có biên giới chung với nhiều nước, nên vị trí địa lí bị kìm kẹp bởi các nước láng giềng. Tương lai không thuộc về nước Đức mà thuộc về các nước lớn một khi họ tập hợp lại, đề ra các nguyên tắc ứng xử chung. Nhưng các nước này sẽ chịu sự điều khiển của một nước có sức mạnh vượt trội. Năm 1924, ông lập ra tạp chí địa chính trị, tạo được tiếng vang trên thế giới. Tạp chí địa chính trị cổ điển của Đức nhận được sự hợp tác của nhiều học giả quốc tế. Ông đã gặp gỡ Adolf Hitler nhiều lần. Quan điểm địa chính trị của ông có một số ảnh hưởng đến chính sách của Đức Quốc xã; Hitler cũng bàn về địa chính trị trong cuốn sách Cuộc chiến đấu của tôi (Mein Kampf).

Ông trình bày nội dung về địa chính trị theo tính hệ thống giữa Nhà nước, lãnh thổ và nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ. Địa chính trị của Đức cần giải thích rõ mối liên hệ này. Ông khẳng định người Đức là những người văn minh, họ luôn bày tỏ mong muốn được sống cùng nhau trong một cộng đồng. Ông ủng hộ việc thiết lập một không gian sinh tồn rộng lớn cho người Đức. Nước Đức cần phải là một nước lớn, có diện tích rộng. Những biến động chính trị trong những năm 30 khiến cho ý tưởng này ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Nước Đức có ý định thực hiện các chính sách mở rộng lãnh thổ và tạo ảnh hưởng ra các châu lục. Những đề xuất về các vùng đệm là những nét cơ bản trong quan điểm về địa chính trị của Karl Haushofer. Từ ý tưởng về vùng đệm, con người hình dung ra các vùng bao quanh. Thế giới phải được phân chia thành các vùng khác nhau, ở mỗi vùng sẽ có các quốc gia thống trị, có 4 vùng được phân chia trên bản đồ thế giới:

- Châu Mỹ sẽ là vùng bao quanh của nước Mỹ.

- Châu Âu và châu Phi sẽ là vùng đệm của Đức, người Đức sẽ thống trị những khu vực này.

- Nước Nga sẽ lãnh đạo toàn bộ các nước thuộc Liên bang Xô viết.

- Châu Á sẽ là khu vực xung quanh của Nhật. [31]

Người Đức đã tuyên truyền địa chính trị kết hợp với chủ nghĩa chủng tộc, cộng với sự ảnh hưởng của học thuyết về siêu nhân của Nietzsche và học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, đã làm cho người dân Đức tin vào quyền thống trị của học với tư cách là một dân tộc được coi là thượng đẳng.


Tư tưởng địa chính trị nước Đức, được Hitler tiếp thu quan điểm của Kjlen cho rằng, địa chính trị là “khoa học về chiến tranh” biện hộ cho hành động gây chiến của mình.

1.2.4. Tư tưởng địa – chính trị ở Nhật Bản‌

Từ thời đại Minh Trị, người Nhật đã hiểu ra rằng: đất nước sẽ không thể phát triển nếu không mở cửa với bên ngoài. Đây cũng là thời điểm mà giai cấp tư sản Nhật Bản đã lớn mạnh, chính tư tưởng của giai cấp này đã chiến thắng phe bảo thủ và làm thành hậu thuẫn cho chính sách mở cửa của Nhật hoàng Minh Trị. Đây cũng là thời điểm chấm dứt chủ nghĩa biệt lập của Nhật Bản. Cũng từ đây, tư tưởng địa chính trị của Nhật Bản bắt đầu bộc lộ rõ quan điểm dân tộc chủ nghĩa, đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thì phát triển thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Quan điểm địa chính trị của Nhật được hình thành theo mô hình địa chính trị của Đức.

Trong đạo luật giáo dục có tên “Gakusei” năm 1872 quy định môn địa lý là môn học bắt buộc. Đến năm 1886, luật mới được ban hành, quy định môn địa lý không còn là môn học độc lập mà được nhập vào môn lịch sử. Được nhìn nhận không phải là môn học biệt lập, tự thân mà được gắn chặt với lịch sử và chính trị Nhật Bản. Trong nguyên tắc chung của việc dạy môn địa lý, đạo luật giáo dục bổ sung năm 1890 của Nhật Bản quy định rằng: “Mục đích của môn địa lý học của Nhật Bản và địa lý học thế giới, phải làm cho trẻ em hiều được những điều quan trọng về đời sống của các dân tộc trên thế giới và phát triển tinh thần cho trẻ em”.. Theo hướng đó, giọng điệu giáo dục nhằm mục đích phục vụ quốc gia đã được tăng cường và củng cố để dần dần dẫn đến quá trình quân sự hóa của Nhật Bản. Đây cũng là mầm mống dấn đến sự ra đời của một ngành khoa học mới ở Nhật Bản: Địa chính trị.

Đến thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, tư tưởng địa chính trị của Nhật Bản đã trở thành một tư tưởng chủ chốt trong chiến lược và chính sách bành trướng của Đế quốc Nhật, được thể hiện thành chính sách đặc trưng chủ trương một Khu vực Thịnh vượng chung Đại Đông Á, do thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Fumimaro Konoe đề ra vào năm 1940. Chính sách này chủ trương thành lập một khối Đại Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Mãn Châu, Trung Quốc, và các nước Đông Nam Á,


theo sự tuyền truyền của Nhật Bản, xây dựng một khu vực thịnh vượng chung cho các nước châu Á,tất nhiên dưới sự lãnh đạo của Nhật Bản, để thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Đây là chính sách dùng để biện hộ cho cuộc xâm lược của Nhật Bản ở Đông Á trong những năm 1930, kéo dài cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai [4, tr.223-225].

Trong cuốn sách địa lý được xuất bản năm 1943 cho trường phổ thông, người ta mô tả đất nước Nhật Bản theo tinh thần kích động lòng yêu nước và tinh thần quân phiệt chủ nghĩa như sau:

“Các hình dạng mà theo đó mỗi quần đảo - quần đảo Kuril ở phía Bắc, hòn đảo chính Honshu ở trung tâm, quần đảo Ryuku (Okinawa) ở phía Nam - đều nhô ra Thái Bình Dương như một cánh cung, đã làm cho cả quần đảo Nhật Bản được kéo căng ra. Từ hình dạng này, chúng ta có thể cảm thấy một sức mạnh nào đó. Hình dạng Nhật Bản không phải là hình dạng thường. Chúng ta có thể hình dung hình ảnh một người dẫn đầu lục địa châu Á đang hùng dũng tiến ra Thái Bình Dương. Nhật Bản cũng được coi như đang đóng vai trò bảo vệ châu Á khỏi mọi hiểm nguy xuất phát từ Thái Bình Dương. Theo cách này chúng ta cảm thấy rằng Thượng đế đã thực sự tạo ra đất nước chúng ta, nước Nhật Bản, một đất nước được Trời phú cho một lãnh thổ vô song về vị trí và hình dáng” .

Ngoài ra ở chương cuối của cuốn sách giáo khoa còn công khai coi Nhật Bản là trung tâm của khối Đại Đông Á:

“Chính đất nước chúng ta, nước Nhật Bản, một đất nước mà từ đó mặt trời mọc lên hàng ngày, là đất nước có vị trí nằm ở trung tâm Đại Đông Á, một khu vực bao gồm Thái Bình Dương cũng những hòn đảo của nó, từ lục địa châu Á đến Ấn Độ Dương. Theo ý chí của Thiên Hoàng, một trăm triệu đồng bào ta cần phải thực hiện công cuộc lớn lao là xây dựng khu vực Đại Đông Á để không làm cho tổ tiên thất vọng. Chúng ta chia sẻ niềm vui hòa bình vĩnh viễn của thế giới và sự thịnh vượng chung cho mọi dân tộc” [4, tr.227].

Như vậy, có thể thấy rằng quan điểm địa chính trị của Nhật đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Nó coi Nhật Bản là trung tâm của châu Á và của khối Đại Đông Á. Chính tư tưởng địa chính trị đề cao quá mức tinh thần dân tộc, thúc đẩy tinh thần

Xem tất cả 160 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí