Các Học Thuyết Địa - Chính Trị Ảnh Hưởng Đến Chiến Lược Của Các Nước Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ 2


nổi tiếng như Aristote, Jean Bodin, Montesquieu và Thucydide. Thời kì phát triển mạnh mẽ của địa chính trị là giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX. Môi trường tri thức thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngành địa chính trị phát triển. Giai đoạn này ghi đậm dấu ấn bằng sự chiến thắng của chủ nghĩa khoa học và việc con người công nhận thuyết tiến hóa của Darwin được áp dụng trong các lĩnh vực xã hội. Mặc dù, tư tưởng của địa chính trị được sử dụng từ rất sớm, nhưng với cấu tạo từ ghép vì vậy quan niệm địa chính trị từ khi mới ra đời cho đến tận ngày nay vẫn chưa được thống nhất.

1.1.1. Khái niệm địa - chính trị‌

Có thể nói rằng, tư tưởng địa chính trị có từ lâu đời, khi những quốc gia, dân tộc trên thể giới hình thành. Nhưng khái niệm địa chính trị thì tới ngày nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Tùy vào quan điểm, nhận thức của mỗi nhà khoa học mà có những định nghĩa khác nhau, cũng như tùy vào từng giai đoạn lịch sử mà thuật ngữ địa chính trị được hình thành.

Theo từ điển bách khoa Le Petit Larousse illustre của Pháp (năm 2000) đã định nghĩa “Địa chính trị nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu đía lý với nền chính trị của các quốc gia” [dẫn theo 4, tr.17].

Từ điển bách khoa Britannica (2004 CD –ROM) định nghĩa địa chính trị là “sự phân tích những ảnh hưởng của địa lý đến các mối quan hệ quyền lực trong chính trị quốc tế. Trong việc hoạch định các chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết địa chính trị đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của những điều đáng chú ý như việc xác lập các đường biên giới quốc gia, quyền tiếp cận các đường biển quan trọng và quyền kiểm soát những khu vực đất liền có tầm quan trọng chiến lược” [dẫn lại theo 4, Tr.17].

Đây là hai định nghĩa kinh điển của giới khoa học. Bên cạnh đó, trong lịch sử thuật ngữ địa chính trị được hình thành như sau:

Năm 1900, Rudolf Kjellen (1864 – 1922) là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “địa chính trị” với định nghĩa như sau: “Địa chính trị là lý thuyết về quốc gia với tư cách là một cơ thể địa lý hoặc một hiện tượng trong không gian, tức là đất đai, lãnh thổ, khu vực hoặc đặc biệt nhất là một đất nước, hay nghiên cứu các chiến lược của


các cơ thể chính trị trong không gian” [Dẫn lại theo 4, tr.18]. Như vậy, theo định nghĩa này, Kjellen chú trọng đến 2 yếu tố chủ chốt của địa chính trị là quyền lực và không gian.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Tướng Đức Karl Haushỏe (1869 – 1946) thì bổ sung thêm các tiến trình chính trị cho định nghĩa về địa chính trị: “Địa chính trị là một ngành khoa học quốc gia mới nghiên cứu về nhà nước,… một học thuyết về quyết định luận không gian của các tiến trình chính trị, dựa trên cơ sở rộng rãi của địa lý học, đặc biệt là địa lý học chính trị” [dẫn theo 4, tr. 18].

Thời hiện đại, nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về địa chính trị.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 3

Saul Bernard Cohen một tác giả người Anh, vào năm 1964 đã đưa ra định nghĩa địa chính trị như sau: Địa chính trị là khoa học nghiên cứu về “mối quan hệ giữa quyền lực chính trị quốc tế với khung cảnh địa lý” [dẫn theo 4 , tr.18].

Năm 1988, Oyvind Osterud đã định nghĩa địa chính trị là: “Nói một cách tóm tắt, theo truyền thống thì địa chính trị được dùng để chỉ các mối liên hệ và quan hệ nhân quả giữa quyền lực chính trị với không gian địa lý; nói một cách cụ thể, nó thường được coi là một khối tư duy có nhiệm vụ thử nghiệm những yêu cầu chiến lược đặc thù dựa trên tầm quan trọng tương đối của sức mạnh trên đất liền và sức mạnh trên biển trong lịch sử thế giới…Truyền thống địa chính trị có một số quan ngại thường xuyên, ví dụ như những nhân tố tương quan sức mạnh trong nền chính trị thế giới, như việc xác định các khu vực chủ chốt của quốc tế, và các mối quan hệ giữa khả năng hải quân và khả năng trên bộ” . [dẫn theo, 4, tr.18]

Năm 1993, trong cuốn sách Political Geography [Địa lý học chính trị”, Longman, xuất bản lần 3], tác giả Peter J.Taylor viết rằng sự phục hồi của địa chính trị đã được định hình theo 3 cách:

1. Địa chính trị đã trở thành một thuật ngữ thông dụng để mô tả sự cạnh tranh toàn cầu trong nền chính trị thế giới”

2. “Hình thức thứ hai (…) là một hình thức hàn lâm, một địa chính trị mới mang tính phê phán hơn. Các nghiên cứu lịch sử mang tính phê phán đối với địa chính trị trong quá khứ đã trở thành một thành tố cần thiết của ngành địa chính trị


của nhà địa lý học”

3. Hình thức thứ ba (…) liên quan đến phong trào vận động hành lang mang tính tân bảo thủ, có thiên hướng quân sự, cũng cấp các luận cứ địa chính trị cho lối nói khoa trương của phòng trào nào về chiến tranh lạnh. Những công trình nghiên cứu như thế đang nói đến những thúc bách về địa chính trị và chúng coi địa lý học là nhân tố thường trực mà mọi tư tưởng chiến lược cần phải xoay quanh. [4, tr 20]

Tác giả Marisol Touraine (Pháp) trong cuốn Le bouleversement du monde – Géopolitique du XXI siecle (“Sự đảo lộn thế giới: Địa chính trị thể kỉ XXI”) đã ghi ngoài bìa hai chữ: “Sience politique” (“khoa học chính trị”) cho thấy tác giả coi lĩnh vực địa chính trị là thuộc ngành chính trị học.

Năm 1999, trong công trình Introdution à l’analyse geopolitique [“nhập môn phân tích địa chính trị”] nhà nghiên cứu người Pháp Aymeric Chauprade đã phát triển một phương pháp luận địa chính trị chặt chẽ. Ông định nghĩa địa chính trị như sau:

Khoa học địa chính trị là việc nghiên cứu nội hàm của các thực tế địa chính trị và sự vận động của chúng, thông qua việc nghiên cứu diện mạo, hình thức và những vị trí địa chính trị”. Ông xác định rõ thêm: “..Nói quốc là là trung tâm và con bài của các tham vọng địa chính trị không có nghĩa quốc gia là các tác nhân thế giới duy nhất; khác với lĩnh vực quan hệ quốc tế,…()Khoa học địa chính trị chấp nhận cả các tác nhân khác và các thực tế địa chính trị khác nữa” [dẫn lại theo, 4, Tr.21]

Như vậy, khác với các nhà địa chính trị cổ điển, Chauprade phân biệt rõ ràng giữa địa chính trị với quan hệ quốc tế.

Năm 2003, trong cuốn sách Geopolitics of the World System [“Địa chính trị của hệ thống thế giới”, Rowman and Littlefield ], Saul Bernard Conhen lại định nghĩa rõ thêm về địa chính trị: “Địa chính trị là việc phân tích mối tương quan giữa một bên là môi trường và bối cảnh địa lý với một bên là các tiến trình chính trị.(…) Cả môi trường địa lý lẫn tiến trình chính trị đều mang tính năng động và có ảnh hưởng lẫn nhau. Địa chính trị sẽ quan tâm đến mối tương quan này.” [dẫn lại theo, 4, tr.21]..Tác giả nhìn nhận địa chính trị dưới góc độ mối tương quan năng động


giữa quyền lực và không gian.

Dưới góc độ tài nguyên Giáo sư người Mỹ Michael T.Klare một chuyên gia về các vấn đề an ninh thế giới đã quan niệm địa chính trị là “sự tranh giành giữa các đại cường quốc và giữa những đại cường quốc có tham vọng đối với việc kiếm soát lãnh thổ, kiểm soát các nguồn tài nguyên và những vị trí địa lý quan trọng như hải cảng, kênh đào, hệ thống sông ngòi, ốc đảo, cũng các nguồn của cải và nguồn ảnh hưởng khác”; (…)ông cho rằng sự tranh giành này chính là động lực của nền chính trị thế giới và đặc biệt là của xung đột thế giới trong nhiều thế kỷ qua (…). [dẫn lại theo 4, tr.22]

Trong cuốn sách “Địa chính trị, một lịch sử lâu dài” xuất bản 2006 Yves Lacoste đã tuyên bố như sau: “Thuật ngữ địa chính trị là cái là ngày nay người ta đã sử dụng cho nhiều việc khác nhau, thực tế được dùng để chỉ tất cả những gì liên quan đến sự cạnh tranh quyền lực hoặc ảnh hưởng đối với những vùng lãnh thổ và dân chúng sống trên đó: đó là sự cạnh tranh giữa đủ loại thế lực chính trị chứ không phải chỉ là giữa các quốc gia, mà còn giữa các phong trào chính trị hoặc các nhóm vũ trang ít nhiều bất hợp pháp – đó là sự tranh giành quyền kiểm soát hoặc thống trị đối với các vùng lãnh thổ có quy mô lớn hoặc nhỏ” [dẫn lại theo, 4, tr.23] ….trong định nghĩa này Lacoste nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô của cả quyền lưc lẫn của không gian.

Tác giả Conlin Flint, trong cuốn Nhập môn địa chính trị năm 2006 nhấn mạnh đến khía cạnh thực tiễn của lĩnh vực khoa học này: giành giật quyền lực: “Địa chính trị, với tư cách là cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát không gian và địa điểm, tập trung chú ý vào quyền lực (…) Trong những quá trình thực hành địa chính trị ở thế kỷ XX, quyền lực được nhìn đơn giản như là quyền lực tương đối của các quốc gia trong các hoạt động đối ngoại. Đến thế kỉ 20, (…) các định nghĩa về quyền lực đều tập trung vào khả năng tiến hành chiến tranh của một nước chống lại nước khác” [dẫn lại theo 4, tr.23]

Tác giả Nguyễn Văn Dân trong cuốn Địa - chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia đã tổng kết lại như sau: Có hai loại quan niệm về địa chính trị: Quan niệm thứ nhất cho rằng, địa chính trị là một phân nhánh của môn địa lý


học chính trị, trong khuôn khổ của môn địa lý học nhân văn thuộc khoa địa lý học; Quan niệm thứ hai cho rằng địa chính trị là một bộ môn thuộc ngành chính trị học, nghiên cứu lĩnh vực quan hệ quốc tế, liên quan đến vấn đề tương quan quyền lực giữa các quốc gia trong một cái chung bao quát hơn là nền chính trị thế giới. Nhưng, dù quan niệm thế nào thì địa chính trị cũng là một lĩnh vực khoa học lý thuyết và thực hành liên quan đến cả địa lý lẫn quyền lực chính trị. Tùy từng trường hợp, khi nghiên cứu lý thuyết thì bộ môn này thiên về yếu tố địa lý, còn khi thực hành thì nó tập trung nhấn mạnh vào yếu tố chính trị.

Như vậy, địa – chính trị là một danh từ ghép nên việc định nghĩa nó cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Cùng với sự phát triển của lịch sử loài người, thì khái niệm địa – chính trị cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Nhưng chung quy lại khái niệm xung quanh mối quan hệ giữa yếu tố địa lý – chính trị.

1.1.2. Địa - chiến lược‌

Địa chiến lược là khái niệm được dùng để chỉ việc nghiên cứu giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý trong chính sách đối ngoại của một quốc gia và trong mối quan hệ của nó với các quốc gia khác. Như vậy địa chiến lược là một bộ phận thực hành quan trọng của địa chính trị, là một bộ môn của địa chính trị. Địa chiến lược được áp dụng để cụ thể hóa chính sách đối ngoại của một quốc gia. Hầu hết các định nghĩa địa chiến lược đều nhấn mạnh đến việc liên kết những tính toán chiến lược với các nhân tố địa chính trị. Trong khi địa chính trị có vẻ ngoài trung lập khi nghiên cứu những đặc điểm địa lý và chính trị của các khu vực khác nhau, thì địa chiến lược đòi hỏi phải có kế hoạch và đề ra các biện pháp toàn diện để thực hiện các mục tiêu quốc gia hoặc bảo vệ những tài sản có ý nghĩa quân sự hoặc chính trị.

Thuật ngữ “địa chiến lược” là thuật ngữ mới xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ 20 do Frederick L.Schuman sử dụng lần đầu tiên với tên gọi “geo-strategy” vào năm 1942 để dịch thuật một từ tiếng Đức của Haushofer là “Wehrgeopolitik” có nghĩa là “địa chính trị phòng vệ” hay “địa chính trị quốc phòng”. Chính vì thê mà trước đó cũng có người dịch sang tiếng Anh là “defense –geopolitics”, thậm chí còn được nhà chính trị người Mỹ gốc Áo Robert Strausz – Hupé (1903 -2002) dịch là “war -


geopolitics” (địa chính trị chiến tranh). Như vậy, địa chiến lược gắn chặt với chính sách quốc phòng của một quốc gia. Tuy nhiên, đối với các nước đế quốc, nhiệm vụ quốc phòng không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ tổ quốc, mà chủ yếu là việc mở rộng và chinh phục lãnh thổ. Vì thế, địa chiến lược luôn đặt trong tầm nhìn của địa chính trị , thậm chí địa chính trị toàn cầu, và được cụ thể hóa bằng tầm nhìn chiến tranh. Thậm chí có nhiều lúc, nhiều nhà địa chính trị chỉ khai thác bộ môn này để phục vụ cho các nhiệm vụ địa chiến lược quân sự, làm cho trong một số trường hợp cụ thể, địa chính trị bị đồng nhất với địa chiến lược [4, Tr.32].

Tư tưởng địa chiến lược đã xuất hiện thời xa xưa. Từ Đông sang Tây, mỗi khi tiến hành các chiến dịch quân sự, các tướng lĩnh đều phải tính toán đến các yéu tố địa lý và chính trị - quân sự để đề ra các chiến lược hành động. Các nhà chiến lược như Tôn Tử (thế kỉ 6 -5 trước Công nguyên, Tôn Tấn (thế kỉ 4 trước Công nguyên) của Trung Quốc, Trần Quốc Tuấn (thế kỉ 13) của Việt Nam đều có thể gọi là những nhà địa chiến lược đại tài khi họ biết kết hợp chính trị với thiên thời và địa lợi để thực hiện các mục tiêu quân sự, không kém gì các tướng tài của các đế quốc Hy Lạp, La Mã…

Trong Binh pháp Tôn Tử, Tôn Tử (Tôn Vũ) đã đúc kết kinh nghiệm và rút ra các bài học về dùng binh. Ông đã đưa ra 5 nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của chiến tranh: Đạo, Thiên, Địa, Tướng, Pháp, trong đó 3 nhân tố đầu đều có thể được coi là thuộc phạm vi của địa chính trị. Ông nói rõ: “Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa” ;Thiên là thiên thời”, tức tình trạng khí hậu thời tiết, Địa là địa lợi, nói về đường sá, địa thế, địa hình..Trong thiên thứ mời (“Địa hình”), ông phân tích “Sáu loại địa hình” cần chú ý khi dụng binh và Thiên mười một (“Cửu địa”) ông dành để phân tích “chín thế đất” mà các tướng lĩnh cần quan tâm khi giao chiến. Có thể nói Binh pháp Tôn Tử là một cuốn “cẩm nang tác chiến” và là một trong những công trình lý luận địa chién lược đầu tiên của tư duy địa chính trị [4, tr.33].

Cuốn sách Binh gia diệu lý yếu lược, còn được gọi là Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn cũng là một cuốn sách có giá trị như một công trình bàn về địa chiến lược quân sự. Các bài viết về địa hình đã được Trần Quốc Tuấn cũng là một cuốn sách có giá trị như là một công trình bàn về địa chiến lược quân sự. Các bài


viết về Địa hình đã được Trần Quốc Tuấn vận dụng rất sáng tạo để tiêu diệt quân xâm lược nhà Nguyên trên cửa sông Bạch Đằng. Có thể thấy, địa chiến lược là một lĩnh vực đã có kinh nghiệm thực tiễn từ lâu và các bài viết về cách dùng binh có thể được coi là những bài thực nghiệm của địa chiến lược, đồng thời còn có thể được coi là những bài học sơ khai của địa chính trị [4,tr.33].

Như vậy, do tính chất gần gũi giữa địa chính trị và địa chiến lược cho nên khi bàn về địa chính trị, nếu chúng ta có phân tích các vấn đề thuộc địa chiến lược thì cũng hoàn toàn hợp lý và cần thiết, bởi lẽ khó có thể tách rời ba lĩnh vực này mà không làm hỏng bức tranh về quan hệ hệ quốc tế. Ví dụ, khi bàn về Mackinder, người ta vừa coi ông là một nhà địa lý học, vừa là nhà địa chính trị và cũng vừa là nhà địa chiến lược. Chẳng hạn như trong cuốn Global Geostrategy: Mackinder and defence of the West: “Địa chính trị toàn cầu: Mackinder và phòng thủ phương Tây” của Brian W.Blouet (Nxb.Routledge,2005), tác giả đã dành cả tập 1 để giới thiệu các lý thuyết chính trị và tập trung vào Mackinder. Vì thế, để cho giản tiện chúng ta có thể gộp tất cả vấn đề của cả ba lĩnh vực nói trên dưới một cái mũ chung là “địa chính trị” [4, tr.33-34].

Tác giả nhìn nhận địa chiến lược với ý nghĩa là một bộ môn, bộ phận thực hành của địa chính trị vì vậy trong công trình của mình tác giả có tìm hiểu sâu về yếu tố địa lý ảnh hưởng đến những chiến lược, chiến thuật của các vì tướng cầm quân cũng như phân tích những nguyên nhân thắng lợi và thất bại của trận hải chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

1.2. Các học thuyết địa - chính trị ảnh hưởng đến chiến lược của các nước trong chiến tranh thế giới thứ 2‌

1.2.1. Tư tưởng địa – chính trị ở Hoa Kỳ‌

Hoa Kỳ là một quốc gia nằm giữa hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đất nước được bao quanh bởi biển cả và đại dương, Hoa Kỳ vừa có lợi thế để phát triển kinh tế biển vừa có được đường hào thiên nhiên bảo vệ để chống lại mọi sự xâm nhập của các đế quốc truyền thông ở châu Âu, đảm bảo gần như tuyệt đối cho an ninh quốc gia. Vì thế trong lịch sử non trẻ của mình, ngoại trừ cuộc chiến tranh chống lại “mẫu quốc” là Đế quốc Anh để giành độc lập dân tộc từ


năm 1775 đến 1781, Hoa Kỳ chưa một lần nào phải đương đầu với một cuộc xâm lược từ bên ngoài. Sự giàu có về tài nguyên cộng với vị trí địa chiến lược thuận lợi đã giúp Hoa Kỳ nhanh chóng phát huy lợi thế địa - chính trị của mình để trở thành một đế quốc hiện đại, thay thế cho đế quốc Anh già cỗi. Trong quá trình phát triển đó, Hoa Kỳ đã kết hợp các lý thuyết địa - chính trị với địa - kinh tế, địa - quân sự để thực hiện công cuộc bành trướng lãnh thổ cũng như bành trướng sự ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới.

Như vậy, là một quốc gia biển, Hoa Kỳ rất quan tâm đến các lý thuyết địa - chính trị coi trọng sức mạnh biển. Trong tinh thần đó, lý thuyết địa chiến lược của Alfred Mahan về sức mạnh biển đã nhanh chóng được áp dụng để Hoa Kỳ xây dựng một lực lượng hải quân thuộc loại hùng mạnh nhất thế giới.

1.2.1.1. Lý thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan

Đô đốc Mahan là người sáng lập ra ngành địa chính trị của Mỹ. Ông trở thành cố vấn cho nhiều nhà lãnh đạo Mỹ, trong đó có tổng thống Théodore Roosevelt. Mahan đã suy nghĩ và đặt câu hỏi: “Làm thế nào để nước Mỹ có thể trở thành cường quốc trên thế giới?”. Ông đưa ra lời giải đáp bằng cách nhận định nước Mỹ sẽ thống trị thế giới bằng chiến lược làm chủ các đại dương. Ông nhận xét nước Mỹ đã trở thành cường quốc công nghiệp và là cường quốc lục địa, nhưng sức mạnh của một quốc gia không phụ thuộc vào điều đó mà phục thuộc vào việc làm chủ các đại dương.

Ông đưa ra lí thuyết sức mạnh đến từ biển. Khi mọi sự giao thương buôn bán với bên ngoài đều được tiến hành thông qua các hải cảng của đất nước và mỗi quốc gia đều muốn việc buôn bán của mình được tiến hành bằng chính những con tàu của đất nước mình. Việc buôn bán bằng tàu biển đó lại đòi hỏi các hải cảng và hành trình buôn bán cần được đất nước bảo vệ. Trong thời chiến tranh, trách nhiệm bảo vệ này cần được mở rộng cho lực lượng tàu chiến. Như vậy, theo Mahan, yêu cầu phải có một lực lượng hải quân xuất phát từ sự tồn tại của việc vận tải bằng một đội tàu biển thương mại hòa bình. Lực lượng này sẽ được giải thể khi việc buôn bán bằng đường biển không còn nữa, trừ trường hợp một quốc gia có xu hướng đi xâm lược. Để đảm bảo cho việc vận tải bằng tàu biển, các quốc gia đều có xu hướng tìm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023