Sức Mạnh Hải Quân Của Các Cường Quốc, Tháng 1 Năm 1939


về xây dựng tàu sân bay được bắt đầu một cách chậm trễ, hoàn thành xong các nhà chứa máy bay, được lệnh phải được bổ sung, thay thế những phần không đạt yêu cầu trong cuộc thế chiến I – trận đánh cổ điển. Đến năm 1939, chương trình hải quân mới về xây dựng đội tàu hộ tống, chống tàu ngầm tuy nhiên chương trình mở rộng này đã bị cắt giảm bởi sự co rút của các cơ sở công nghiệp quân sự của đất nước. Chính điều này đã hạn chế sức chiến đấu của người Anh trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Sự thiếu hụt đó chỉ được lấp đầy bởi những nỗ lực phi thường của nhà máy đóng tàu của Hoa Kỳ.

Sau nhiều năm tranh cãi thì đến năm 1937, trách nhiệm đối với hàng không hải quân đường biển được trả lại cho hải quân Hoàng gia. Tuy nhiên, hàng không hải quân nghiêm trọng đe dọa bởi sự sao nhãng nhiều năm: có quá nhiều hãng hàng không quá nhỏ, được trang bị quá ít, máy bay quá lỗi thời, lực lượng sĩ quan không được huấn luyện, không có nhiều hiểu biết về không quân. Tàu sân bay Lord là lực lượng đầu tiên được Churchill bổ nhiệm vào tháng 9/1939 nằm trong tình trạng như vậy, với nhiều khía cạnh thiếu sự chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới [27, p.11].

Về phía Đức, Hiệp ước Versailles kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã hạn chế nghiêm trọng lực lượng vũ trang của họ [mục 2.1]. Hải quân của họ bị giới hạn đến 6 tháng trước chiến tranh thế giới thứ hai: 1 tàu chiến Dreadnought, 6 tàu tuần dương hạng nhẹ, 12 tàu khu trục, 12 tàu phóng ngư lôi còn tàu ngầm và máy bay bị cấm. Đô đốc Erich Reader trở thành người đứng đầu hải quân Đức từ tháng 10/1928 đến 1/1943. Tháng 4/1939, Reader lập luận rằng cuộc chiến tranh với Anh quốc có thể tránh được, và ông tập trung đối phó với bất kỳ mối đe dọa tiềm năng nào từ Pháp và Ba Lan. Bắt đầu tập trung xây dựng các đơn vị quân sự nặng, các tàu ngầm bỏ túi, tàu tuần dương hạng nặng.

Năm 1933, với sự lên nắm quyền của Adolf Hitler một chương trình tái vũ trang lớn được khởi xướng. Kết quả đầu tiên cho hải quân là 2 tàu Schanrhorst, Gneisenau được trang bị đạn bắn 11 inch (279 mm) bắn tàu chiến. Reader buộc phải dựa vào chiến lược của hải quân là đánh vào đội thương thuyền của đối phương, khi mà Đức chưa đủ sức để đánh vào chính đối phương. Ông ủng hộ việc xây dựng một đội quân mạnh trên mặt biển đó là thiết giáp hạm, năm 1936, hai thiết giáp hạm


Bismark và Tirpitz với trọng tải trên 42.000 tấn, được trang bị súng 8-15 inch (381 mm), có tầm bắn 30 hải lý.

Những năm 30, hải quân Đức nhận ra nhu cầu về xây dựng không quân riêng, nhưng lại bị ngăn chặn bởi người đứng đầu Không quân Đức lúc bấy giờ là Hoeman Georing, người tin tưởng rằng “tất cả mọi thứ có đường bay thuộc về tôi” . Năm 1936, tàu sân bay Graf Zeppelin trọng tải 23.000 tấn chứa 28 Ju-87D máy bay ném bom đổ nhào, 12 Me-109G máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị đình chỉ khi mới hoàn thành được 85% vào tháng 5/1940.

Năm 1935, Karl Donitz nguyên hạm đội trưởng tàu ngầm được bổ nhiệm tư lệnh tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm của hải quân Đức. Ông đã nỗ lực thuyết phục Hitler để phát triển lực lượng tàu ngầm khoảng 300 chiếc nhưng bất thành.

Vào năm 1938, trước sự ngạc nhiên của Hải quân Đức, Hitler đã làm rõ rằng một cuộc chiến với Anh quốc là không thể tránh, một chương trình hải quân lớn về xây dựng hạm đội được bắt đầu, xác định giả định chiến tranh sẽ không xảy ra cho đến năm 1944, mục tiêu chính là tàn phá thương mại biển của đối phương. Tuy nhiên, nó được gọi là để xây dựng một hạm đội tàu chiến mạnh mẽ, trong đó có 6 tàu có trọng tải 56 000 tấn có sức chiến đấu ở vùng biển Bắc nước Anh và tiến vào vùng biển Đại Tây Dương. Tuy nhiên, với những bất lợi của Hải quân Đức, đô đốc Reader cảnh báo với Hitler cuộc chiến với Anh quốc là có thể tránh [27, p.13].

Trước những căng thẳng ngày càng tăng lên ở châu Âu, Pháp cũng bắt đầu tái trang bị cho hạm đội của mình mà trước hết là để chống lại được bất kì mối đe dọa nào của Ý ở Địa Trung Hải và sự phát triển mạnh mẽ của Đức. Ví dụ: ở Dunkerque, và Strasbourg có thiết giáp hạm 26.500 tấn, hoạt động 30 hải lý, gắn súng từ 8-13 inch (33o mm) được dự định để chống lại thiết giáp hạm Panzerschiffe của Đức. Trong 5 năm trước khi bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, chương trình tái thiết hải quân nước Pháp đã tiêu tốn 27% ngân sách quân sự và hạm đội Pháp dưới quyền chỉ huy của đô đốc Darlan trở thành hạm đội lớn thứ tư thế giới [27, p14].

Việc mở rộng sức mạnh hải quân của Pháp đã ảnh hưởng đến sự phát triển của hải quân Ý. Giống như đô đốc Reader, người đứng đầu lực lượng hải quân Đức lúc


bấy giờ là đô đốc Cavagnari nhận định một cuộc chiến đối với đế quốc Anh là không xảy ra vào những năm 30. Thay vào đó, hạm đội Ý được xây dựng tập trung vào việc chống lại người Pháp. Tuy nhiên tàu của họ thiếu một số thiết bị quan trọng hiện đại như bộ phát hiện âm thanh, radar chống tàu ngầm và hàng không hải quân nằm trong tay không quân Ý[27, p.15].

Hoa Kỳ, kể từ khi Hiệp ước hải quân Washington, sự chú ý của hải quân được chuyển sang Thái Bình Dương và cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Ở đây chiếm phần lớn hạm đội của Hoa Kỳ trong đó 15 tàu chiến chủ lực, 5 tàu sân bay. Tuy nhiên, cuộc chiến ở Đại Tây Dương đã dần dần và lôi kéo Hoa Kỳ sau sự kiện tháng 9/1939, khi mà vùng biển châu Mỹ bị đe dọa bởi những hoạt động hiếu chiến của Đức. Ở phía Bắc, cuộc chiến của hải quân Canada đã kết thúc với thiệt hại 365 tàu, 2000 người [27, p.15].

Trong những năm trước CTTG II, mỗi cường quốc đều có những tính toán chiến lược của nhau. Trong những tính toán đó có chiến lược phát triển hải quân vì hơn ai hết họ hiểu rằng, từ CTTG I thì việc nắm ưu thế trên mặt biển nắm vai trò quan trọng cho sự phát triển đất nước, chiến lược an ninh phòng thủ quốc gia.

Dưới đây là bảng thống kê về sức mạnh hải quân của các nước đến tháng 1/1939

Bảng 2.1. Sức mạnh hải quân của các cường quốc, tháng 1 năm 1939



Anh quốc

Đức

Pháp

Ý

Mỹ

Nhật Bản

Thiết giáp hạm

12

2

5

4

15

9

Tàu tuần dương chiến hạm

3

2

1

-

-

-

Thiết giáp hạm bỏ túi

-

3

-

-

-

-

Tuần dương hạm

62

6

18

21

32

39

Hàng không mẫu hạm (TSB)

7

-

1

-

5

5

Tàu sân bay có gắn thủy phi cơ

2

-

1

-

-

3

Tàu khu trục

159

17

59

48

209

84

Tàu phóng ngư lôi

11

16

13

69

-

38

Tàu ngầm (tiềm thủy đĩnh)

54

57

76

104

87

58

Tàu thả mìn

1

-

1

-

8

10

Tàu chiến nhẹ và tàu hộ tống

38

8

25

32

-

-

Pháo hạm và tàu tuần tra

27

-

10

2

20

10

Tàu quét mìn

38

29

8

39

-

12

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 7

Nguồn: Phillip D. Grove, Mark J Grove & Alastair Finlan (2002), The second world war: vol 3: the war at sea. Osprey Publishing Ltd., Oxford, England, p.16


Với số liệu có được ở bảng 2.1 thấy rằng: nhìn chung đứng đầu về hải quân vẫn là Mỹ, Anh rồi đến Nhật, Pháp, Ý, Đức. Tuy nhiên, khi thời gian giới hạn hải quân hết hạn các cường quốc đua nhau phát triển hạm đội của mình. Thì hải quân Đức và Nhật đã thực hiện chương trình tái vũ trang lớn. Sức mạnh hải quân của mỗi nước đều có những điểm mạnh yếu khác nhau.

2.1.3. Sự phát triển về kỹ thuật Hải quân trước cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II‌

Trong những năm trước cuộc CTTG II, do những tham vọng cùng quyền lợi không sao hòa hợp được, các cường quốc đã có những cải tiến về kỹ thuật của mình Ngay từ năm 1915 Nhật Bản đã thông báo một chương trình kiến tạo 16 thiết

giáp hạm cũng chiến đấu tuần dương hạm với ý đồ trong vòng mười năm sẽ làm chủ toàn thể Viễn Đông. Về phần Hoa Kì thì cũng quyết tâm xây dựng một lực lượng hải lực hùng hậu không nước nào sánh kịp. Tháng 10 – 1916, Hoa Kì bắt đầu cho đóng 10 thiết giáp hạm. Tuy đến năm 1917 mới hạ thủy được 3 song chiếc nào cũng gắn đại bác pháo 406,4 mm – ngang ngửa với chiến hạm Nhật Bản.

Nước Anh nghèo đi sau chiến tranh, tuy có ưu thế về số lượng song lại thất thế về chất lượng: 11 chiến hạm chủ lực của Anh chỉ có đại pháo 304,8 mm mà chiếc nào cũng đã già nua lỗi thời, cần phải được thay thế. Đến năm 1921, Anh quốc hạ thủy 4 chiến đấu tuần dương hạm 48.000 tấn, dự trữ đóng thêm các thiết giáp hạm gắn đại pháo 457,2 mm cùng các tuần dương hạm có đủ sức tranh phong với 13 chiến đấu tuần dương của Nhật (chiếc nào cũng có vành đai sắt bảo vệ dày 300,2 mm ở ngang lưng, có đặt 8 đại pháo 457,2 mm và có khả năng chạy nhanh 30 moeuds hay 55 km/ giờ) [8].

Trong hội nghị ở London năm 1931 các cường quốc thỏa thuận với nhau nới rộng thời gian giới hạn việc chế tạo các chiến hạm chủ lực đã được dự trù tới sau tháng 1.1937. Riêng Pháp và Ý được đồng ý cho đóng thêm mỗi nước hai tàu chiến mới trong đó có chiếc diệt lôi hạm Le Terrible của Pháp (chiều dài 132m, trọng tải 230 tấn, 100.000 mã lực) đã đạt tốc độ phi thường: 45,25 noeud hay 83,8 km/ giờ.

Tuy nhiên về đại thể, vì những khó khăn tài chính, các đại cường quốc cũng bị bó buộc phải tái tạo, tân trang các con tàu sẵn có hơn là kiến tạo các chiến hạm mới


toanh. Và đều theo chung 1 hướng: chú trọng tới khả năng không kích, phóng lôi của phe mình cùng các biện pháp chống phi cơ, chống thủy lôi của đối thủ.

Qua 1937, thời gian hạn chế đóng thiết giáp mới vừa chấm dứt, mỗi cường quốc hải quân phát triển hạm đội của mình theo một hướng riêng. Anh cho đặt các đại pháo 350,6 mm trên các thiết giáp hạm mới đóng của mình. Đức hạ thủy hai thiết giáp hạm Bismarck và Tirpitz mỗi chiếc gắn 8 đại pháo 381 mm đặt trong 4 pháo tháp; Mỹ thì gắn tới 9 đại pháo 406, 4mm trên các chiến hạm (loại Washington) 35.000 tấn, có vành đai sắt bảo vệ dày 457 mm. Nhưng sau này đi xa hơn cả là Nhật Bản: sau trận tập kích bất thần vào Pearl Harbor ngày 7-12-1941, Nhật Bản hạ thủy 2 thiết giáp hạm khổng lồ là Yamato và Musashi, tải trọng 64.000 tấn tốc độ 27 noeud, có lớp thép bọc sàn tàu dày 228,5 mm và gắn 9 đại pháo 462,2 bắn những trái đạn nặng 1449,6k tới các mục tiêu ở xa 21.000m. Bất hạnh cho Nhật Bản là ngay khi vừa hoàn tất, hai thiết giáp hạm khổng lồ này đã sớm trở nên lỗi thời – vì tương quan lực lượng trên các đại dương đã bị các hàng không mẫu hạm cùng các phi độ hải quân làm thay đổi hẳn [8].

Về hàng không mẫu hạm (tàu sân bay) thì Anh quốc tuy vẫn có số lượng nhiều hơn hết song đều loại cũ, chỉ chở được từ 21 đến 33 máy bay so với tàu Nhật hay tàu Mỹ có thế chở tới 90 hoặc 100 máy bay. Bù lại, tàu của Anh được bọc sắt che chở chắc chắn hơn hẳn cả tàu Nhật lẫn tàu Mỹ nên “chịu đòn” giỏi hơn nhiều Tuy nhiên, người Anh quan niệm tàu sân bay vẫn chỉ coi đó là trợ thủ cho các thiết giáp hạm thay vì là chủ bài để giành ưu thế cả trên bầu trời lẫn trên biển. Trong khi đó Nhật Bản và Hoa Kỳ đã ý thức được rất rõ và rất sớm về tầm mức quan trọng của phi cơ cùng các mẫu hạm. Hơn nữa, cả Nhật lẫn Mỹ đều thấy ngay là cần phải có những phi cơ kiểu chuyên biệt: khu trục, oanh tạc, phóng lôi, kể cả loại được thiết kế đặc biệt để từ trên cao đâm nhào xuống gần sát mục tiêu rồi mới thả bom hoặc phóng lôi cực kỳ nguy hiểm.

Vào giai đoạn mà các thỏa ước Washington còn hạn chế số chiến hạm chủ lực, các nước đua nhau tìm cách chiếm ưu thế qua tuần dương hạm vì loại tàu này chỉ bị giới hạn về tải trọng cùng hỏa lực (10.000 tấn, súng 203,2 mm) nhưng không bị hạn chế về số lượng. Và trong khi Nhật cùng Mỹ đua nhau đóng các tuần dương hạng


nặng (trên dưới 10.000 tấn với đại pháo 200,6 mm hoặc 203,2 mm) thì Anh lại thích có nhiều tuần dương hạm hạng vừa, gắn các đại pháo 152,4 mm vì vừa đỡ tốn kém vừa dễ sử dụng. Còn nước Đức thì từ cuối thập niên 1920 đã biểu lộ khuynh hướng dành ưu tiên cho các loại tàu chuyên đánh phá thương thuyền nhằm phong tỏa kinh tế đối phương. Đến năm 1929 Đức cho hạ thủy một kiểu tuần dương hạm mới lạ gọi là “ Thiết giáp hạm bỏ túi – chiếc đầu tiên là Deutechland, tải trọng 11.700 tấn có 2 pháo tháp gắn 6 đại pháo 279.4 mm bắn những trái đạn nặng 1821 ký tới các mục tiêu ở xa trên 27.000 m. Với 3280 tất nhiên liệu mang theo, loại tàu này chạy máy diesel có khả năng chạy nhanh 27 noeud và hoạt động xa căn cứ trên 18.500 km. [8] Với các loại tàu nhỏ từ khu trục hạm xuống các hộ tống hạm, thông báo hạm,

giữa Anh với Mỹ và Nhật cũng có lựa chọn khác nhau: trong khi Anh chú tâm đến các hộ tống hạm, thông báo hạm (tuy có tốc độ thấp, hỏa lực yếu hơn các khu trục hạm song lại ít tốn kém và dễ điều động, rất thích hợp với việc truy diệt tiềm thủy đĩnh) thì Nhật và Mỹ đều quan tâm kiến tạo hàng đoàn khu trục hạm lớn hơn, mạnh hơn của Anh khá nhiều. Cuối cùng, Anh cũng bị bó buộc phải đi theo đường này để khỏi bị bỏ lại quá xa) nhờ đó thế chiến thứ 2 bùng nổ ở châu Âu. Anh quốc không đến nỗi quá lúng túng.

5F

Khi chiến cuộc bùng nổ trên Thái Bình Dương thì hải quân Hoa Kỳ có đến 171 khu trục hạm trong đó 100 chiếc mới đóng từ 1933 trở lại – với đại pháo tiêu chuẩn 127 mm và tầm hoạt động xa hơn 16.000km. Hải quân Nhật Bản vào lúc đó có 130 khu trục hạm về đại thể rất giống của Hoa Kỳ - chỉ trừ các kiểu mới đóng về sau, loại B, tuy cũng có tải trọng 2700 tấn song lại gắn đại pháo 99mm tác xạ rất nhanh, xuyên phá rất mạnh, hơn hẳn loại 127mm của Hoa Kỳ và các nước khác [8]. Về tiềm thủy đỉnh6, trong thập niên 20 Nhật Bản mới đóng các tàu chỉ có khả năng hoạt động 20 ngày liền. Hành quân xa chừng 10.000 mille, sang thập niên 30 với loại KD 6A và 6B và J2,J3 có thể hoạt động liên tục từ 45 đến 60 ngày, đi xa

14.000 mille (25.928 km) kiểu A1 có thể hành quân trong 3 tháng liền, đó là còn chưa kể một vài kiểu đặc biệt như J1 còn mang theo 1 thủy phi cơ và có tầm hoạt động 25.000 mille (46.300 km), kiểu STD có tải trọng 6500 tấn, tầm hoạt động

6 Tàu ngầm


37.000 mille (68.524 km). Thế nhưng ưu thế nổi bật của Nhật Bản là về ngư lôi: Kiểu vẫn được Anh, Mỹ nể sợ đặc biệt được gọi là Long Lance dùng Oxygene tạo sức đẩy, có khả năng phong xa tới 25km với tốc độ 49 noeud (98km/ giờ) hoặc 46km với tốc độ 36 noeud, mang đầu nổ 500k trong khi các ngư lôi của Anh , Mỹ chỉ có thể phóng xa 2,5 mille (4,6 km) với tốc độ 55km / giờ hoặc 6,25 mille với tốc độ 30 noeud (55 km/ giờ và mang đầu nổ chỉ năng 320k) [8].

Tuy nhiên trong thực tế chiến đấu, các tiềm thủy đỉnh Nhật Bản đã không được sử dụng với hiệu quả tối đa vì chủ trương sai lầm của bộ Tư lệnh hải quân thay vì tung từng tàu ngầm đi đánh các tàu buồm thì lại phái từng nhóm nhỏ đi đánh các tàu chiến lớn được bảo vệ nghiêm mật cả ở trên trời lẫn dưới nước do đó không phát huy được uy lực của mình. Vì vậy, Hải quân Nhật Bản vào giai đoạn đầu của Thế chiến II tuy được coi là đào tạo huấn luyện rất chu đáo, lập nhiều chiến công rất hiển hách nhưng chiến cuộc càng kéo dài thì càng tỏ ra “thiếu nội lực” không đủ sức bù đắp các tổn thất quá cao cả về nhân lực lẫn vũ khí, chiến hạm để rồi cuối cùng bị đối phương “đánh gãy xương sống” ngay trên những vùng biển mới 4 năm trước còn mặc sức vẫy vùng ngang dọc.

Trước khi cuộc chiến tranh thế giới thứ II, với tư tưởng địa – chính trị về tầm quan trọng ở lực lượng hải quân trong việc kiểm soát các vùng biển, các cường quốc đã bắt tay vào cải tiến kỹ thuật theo hướng chiến lược hải quân cả quốc gia mình. Do sự chi phối khác nhau về tiềm lực của nền kinh tế quốc phòng, chiến lược hải quân, ý đồ chính trị mà các cường quốc đã phát triển vũ khí hải quân theo hướng khác nhau. Chính điều này đã ảnh hướng khônng nhỏ đến cuộc chiến.

2.1.4. Quan hệ quốc tế trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II‌

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, thế giới tư bản rơi vào những cuộc khủng khoảng kinh tế sâu sắc. Chính những đợt khủng hoảng đó đã thúc đẩy nhanh chóng những mâu thuẫn gay gắt vốn có càng trầm trọng hơn.

Trước hết là mâu thuẫn Anh – Đức. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Đức. Đức vượt Anh tới 1 lần rưỡi: sản xuất thép của Đức đạt 20 triệu tấn so với 13 triệu tấn của Anh, sản xuất điện của Đức là 49 tỉ KW/h so với 33 tỉ KW/h của Anh; sản phẩm công nghiệp của Đức đứng hàng đầu châu Âu và chỉ đứng thứ hai trên thế


giới sau Mỹ; Đức chỉ kém Anh một chút trong sản xuất than (240 triệu tấn so với 244 triệu tấn của Anh), nhưng ở thị trường Tây Âu, Đức vẫn chiếm vị trí hàng đầu về than, thép, sản phẩm hóa học và ô tô. Anh chỉ còn giữ được ưu thế trên thị trường Bắc Âu. Trong vĩnh vực nông nghiệp Đức cũng vươn lên cạnh tranh gay gắt với Anh, đặc biệt là khu vực Đông – Nam Âu và lòng chảo sông Danube. Năm 1937, khoảng 9 % nhập khẩu và 10% xuất khẩu của Đức là tiến hành với các nước ở khu vực này của châu Âu. Không chỉ có vậy Đức còn tăng cường xâm nhập về chính trị vào khu vực này, ủng hộ các lực lượng phát xít thân Đức ở đây để chuẩn bị cho kế hoạch bành trướng xâm lược trong tương lai. Chẳng hạn, Đức đã đạt được việc kí với Bulgaria Hiệp ước về cung cấp vũ khí, trong khi đó cả Anh và Pháp lại thất bại trong ý đồ đạt được một hiệp định tương tự với Bulgaria [16, tr.138].

Mâu thuẫn Đức - Anh cũng đặc biệt căng thẳng ở khu vực Trung Cận Đông. Có tới 50% tổng ngoại thương của Thổ Nhĩ Kỳ là tiến hành với Đức. Tại đây xuất hiện nhan nhả các “chuyên gia” đủ mọi loại của nước Đức phát xít. Sách báo phát xít tràn ngập Thổ Nhĩ Kỳ. Đức cũng tiến hành các hoạt động gián điệp phá hoại chống Anh và Liên Xô trên lãnh thổ Iran. Về phần mình, Anh cũng có những hoạt động chống trả, nhưng chỉ ở miền Nam Iran, còn hoàn toàn “để lỏng” ở miền Bắc, các cảng ở biển Caspi cũng như phần Azerbaijan thuộc Iran, nhằm dùng các hoạt động của Đức để làm suy yếu Liên Xô. Trong những năm 1938 -1939, tỉ trọng của Đức trong ngoại thương của Iran tăng lên tới 41,5%. Còn với các nước Ả rập, năm 1938 Đức đứng thứ hai trong ngoại thương của Ai Cập, Palestine. Cũng trong năm này, Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với Ả rập Saudi. Tuy vậy, Anh vẫn còn giữ được ưu thế của mình ở Trung Cận Đông. Trong năm 1937, dưới sự tác động và bảo trợ của Anh, bốn nước Thổ Nhĩ Kì, Iram, Iraq và Afghanistan đã kí hiệp ước Sadabat – hình thành khối hiệp ước Cận Đông [16, tr.139].

Không dừng lại ở châu Âu, vùng Trung Cận Đông, mâu thuẫn Anh – Đức còn diễn ra ở châu Phi và Mỹ latinh. Hitler lên tiếng đòi phải trả lại cho Đức những thuộc địa trước kia đã mất sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918). Người Anh trong khi chống lại điều đó, lại chủ trương rằng, Anh sẽ không phản đối những tham vọng của Đức đối với thuộc địa của các thực dân khác,chẳng hạn như Bỉ, Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023