Mục Tiêu, Tính Chất, Phương Thức Và Mức Độ Đấu Tranh Của Công Nhân Cao Su Thủ Dầu Một Gắn Liền Với Phong Trào Kháng Chiến Của Địa Phương.

hợp lực lượng đưa yêu sách với tính thống nhất cao, những cuộc đình công, bãi công làm áp lực và cả những khởi nghĩa vũ trang với kế hoạch chuẩn bị chu đáo (tiêu biểu là sự kiện “Phú Riềng đỏ”). Công nhân không chỉ đấu tranh đơn thuần bằng lực lượng chính trị mà còn xây dựng cho mình lực lượng vũ trang (các đội xích vệ, tự vệ) để hành động khi cần thiết. Và điều độc đáo là từ năm 1930, công nhân còn biết sử dụng báo chí “tờ giải thoát” như là một vũ khí, một hình thức đấu tranh tuyên truyền, tập hợp lực lượng. Hình thức tổ chức các hội ái hữu, nghiệp đoàn biểu hiện rất có hiệu quả. Nhờ có hình thức đấu tranh phong phú, linh hoạt đó, công nhân cao su Thủ Dầu Một đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cách mạng tháng Tám ở địa phương mình.

Trong suốt 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), công nhân cao su Thủ Dầu Một luôn có những sáng tạo về phương thức đấu tranh. Bên cạnh những hoạt động đấu tranh với khẩu hiệu chống đánh đập, cúp phạt, chống phát gạo mục, cá thối, đòi tăng lương giảm giờ làm, đòi được cấp thuốc, đòi được đi bệnh viện điều trị khi ốm đau, đòi thực hiện đúng giao kèo trả về quê, đòi tự do nghiệp đoàn…, công nhân cao su còn đấu tranh phá hoại kinh tế của giặc, xây dựng kinh tế cho kháng chiến, cho cách mạng, và những hoạt động vũ trang diệt ác, phá đồn bót tiêu hao sinh lực địch, đi bộ đội, hỗ trợ và tham gia các chiến dịch của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương mình… Ngoài ra, công nhân cao su còn có những hoạt động bền bỉ, âm thầm trong hàng ngũ giặc để nắm tin tức, tình hình giặc cung cấp cho cách mạng, đùm bọc chở che cho cán bộ, bộ đội, đảng viên, ủng hộ sức người, sức của cho kháng chiến. Nhờ có phương pháp đấu tranh thích hợp – biết kết hợp các hình thức công khai, bí mật, nên mặc dù trải qua những khó khăn khốc liệt, đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một vẫn duy trì được phong trào đấu tranh, không ngừng trưởng thành và liên tiếp giành được thắng lợi rực rỡ trong quá trình đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước.

4. Mục tiêu, tính chất, phương thức và mức độ đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một gắn liền với phong trào kháng chiến của địa phương.

Trong 30 năm chiến tranh giải phóng, công nhân ở Thủ Dầu Một nói riêng hay Nam Bộ nói chung là đội ngũ tương đối mạnh và đa bộ phận gồm có: công nhân làm việc trong các đồn điền cao su, công nhân xe lữa Dĩ An, công nhân lục lộ (làm cầu đường), công nhân đốt than ở các sở củi, công nhân làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp …

Phong trào đấu tranh của công nhân Thủ Dầu Một cùng có những điểm chung về: thành phần là những người công nhân bản địa, công nhân công - tra; điều kiện làm việc cùng chung hoàn cảnh “địa ngục trần gian”; đối tượng đấu tranh: chống tư bản Pháp và đế quốc Mỹ; Mức độ đấu tranh: quyết liệt, được Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, công nhân vừa đấu tranh vừa sản xuất.

Xét về hoàn cảnh lịch sử và địa lý cụ thể từng khu vực thì công nhân cao su Thủ Dầu Một là đội ngũ đông nhất về số lượng. Họ sống, làm việc và đấu tranh trong môi trường đặc biệt nên có những nét đặc thù riêng:

Tính chất: Có ác liệt hơn vì tính chất cưỡng bức của quá trình vô sản hoá đặt người công nhân cao su vào hoàn cảnh những người đau khổ nhất trong số những người bị mất nước. Hơn ở đâu hết và hơn ai hết, hằng ngày, hằng giờ họ chịu đựng hậu quả của việc mất chủ quyền độc lập; kẻ thù dân tộc luôn luôn đứng trước mắt họ. Cũng hơn ai hết, thông qua sự đau khổ và nhục nhã bản thân họ sớm hiểu thế nào là chủ nghĩa tư bản và sớm đấu tranh chống lại chế độ này vì lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc.

Phương thức: công nhân cao su là đội ngũ đông người nhất trong giai tầng gọi là vô sản “áo nâu”. Họ tuyệt đại bộ phận xuất thân từ nông dân bần cùng hoá. Họ làm những công việc nặng nhọc nhất, bị bóc lột mấy lần và cùng khổ nhất. Đứng về mặt phân công lao động xã hội, họ chỉ thực hiện những công việc lao động giản đơn, dùng nhiều tới chân tay, ít kỹ thuật. Họ bị bóc lột theo phương thức tư bản chủ nghĩa, nhưng công cụ lao động của họ không phải cái gì khác hơn là con dao phát quang, cái cuốc và con dao cạo mủ cây. Họ không hề biết tới một quá trình sản xuất cơ khí hoá.

Dù vậy, đội ngũ công nhân cao su đã tạo cho mình một ưu điểm lớn về phương thức đấu tranh. Vai trò và thành quả của “cao su chiến”, của những cuộc bỏ trốn tập thể hoặc cá nhân và những vụ đánh giết cai Tây gian ác là phương thức đấu tranh đặc trưng. Hiện tượng bỏ trốn, lãn công, đình công, biểu tình, đưa kiến nghị…. bản thân nó tố cáo một sự cưỡng bức, một mối quan hệ áp bức, bóc lột cực kỳ khốc liệt giữa chủ với công nhân. Sự kiện rõ rệt hơn nữa là việc đánh, giết cai Tây. Đây là hành động vũ lực chống lại kẻ áp bức giai cấp, kẻ thù chung của dân tộc. Ngay từ ban đầu mọi hành vi của công nhân “áo nâu” đều đã mang tính chất chính trị và đều đánh đúng vào kẻ thù chủ yếu rồi. Cao hơn nữa là công nhân cao su trực tiếp tham

gia vào các trận đánh quân sự lớn. Những hành động đó dễ dàng thu hút được cả dân tộc ủng hộ và bản thân những hành động này cũng là sự đóng góp to lớn của giai cấp công nhân vào phong trào dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

Mức độ đấu tranh: liên tục, cường độ đấu tranh cao và quyết liệt hàng ngày, hàng giờ.

Ngày thường khi không có tiếng súng thì mỗi công nhân đều sẵn sàng ở mỗi vị trí khác nhau: Ngoài việc thực hiện phần việc thường nhật ở lô, người công nhân còn hướng về cách mạng. Những gói cơm lô, những viên thuốc, những ống nước muối bằng nhiều hình thức đều đặn tiếp sức cho cán bộ đoàn, đảng, chiến sĩ bí mật làm nhiệm vụ bên trong và khu vực ngoài đồn điền.

Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975 - 24

Do vùng cao su rộng lớn, tiếp nối với các chiến khu nên là trọng điểm bình định, càn quét, tìm diệt của hàng loạt các chiến dịch nối tiếp nhau trong những năm chống Mỹ. Công nhân cao su lúc nào cũng sẵn sàng tay dao, tay súng sử dụng khi cần thiết.

Mục tiêu: đấu tranh đòi cải thiện dân sinh, đòi tự do dân chủ, đòi hoà bình thống nhất đất nước, độc lập dân tộc. Cái đạt được đáng ghi nhận ở đây là công nhân cao su Thủ Dầu Một đã đặt vấn đề sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, lợi ích giai cấp công nhân đặt trong lợi ích tối cao của dân tộc. Và mục tiêu đấu tranh này đã vươn tới được sự phối hợp đấu tranh giữa công nhân trong ngành, giữa công nhân đô thị, nông dân … tạo thành một mặt trận liên hoàn, kiên cố, dồn đối phương vào thế bị động và thất thủ hoàn toàn.

*

* *

Phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một trong suốt 30 năm chiến tranh giải phóng đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu.

Một là, nắm vững đường lối cách mạng của Đảng, căn cứ vào đặc điểm tình hình, xác định rõ mục tiêu đấu tranh cụ thể từng thời điểm để từ đó đề ra chủ trương và biện pháp đúng đắn.

Vùng đất Thủ Dầu Một trong 30 năm chiến tranh (1945-1975) là nơi tập trung dân từ khắp mọi miền đất nước, với đại đa số là công nhân cao su, lực lượng giác ngộ cách mạng cao, nơi tổ chức Đảng ra đời sớm nhất ở Nam Bộ (Phú Riềng đỏ 1930). Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần dân tộc và ý thức giai cấp của công nhân

cao su được kết hợp hài hoà và biểu hiện đồng bộ trong các phong trào đấu tranh. 15 năm từ 1930 đến 1945, vừa hướng đến mục tiêu tối thượng là đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giành lại tự do độc lập, phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một còn đồng thời giải quyết mục tiêu đòi dân sinh dân chủ, quyền lợi lao động cho đội ngũ mình, mặt khác tích cực xây dựng củng cố lực lượng của giai cấp mà tiêu biểu nhất là các tổ chức cộng sản.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp từ 1945 đến năm 1954), công nhân cao su luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, của cách mạng. Hàng ngàn công nhân cao su ở các đồn điền lên đường giết giặc cứu nước. Toàn thể công nhân không những đấu tranh đòi dân sinh mà còn tham gia mọi hoạt động kháng chiến. Trung ương cục, Xứ ủy, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Thủ Biên dựa vào thế mạnh của địa bàn đã đề ra những chủ trương, những hình thức đấu tranh rất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn lịch sử ở từng khu vực, địa phương.

Trong 21 năm đánh Mỹ, trong từng giai đoạn, công nhân cao su cùng nhân dân địa phương hợp thành hai lực lượng vũ trang và chính trị vững mạnh, lấy cơ sở chính trị làm nòng cốt để xây dựng lực lượng vũ trang. Tùy từng vùng chiến lược và tùy vào giai đoạn kháng chiến, công nhân được Đảng lãnh đạo xác định hình thức đấu tranh nào là chính. Quá trình kết hợp hai hình thức và hai lực lượng đấu tranh đã sáng tạo nên cách đánh độc đáo “kết hợp 3 mũi giáp công”, tức kết hợp 3 lực lượng vũ trang-chính trị- binh vận tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh giặc. Hình thức 3 mũi giáp công cũng vận dụng rất linh hoạt, có khi chỉ biểu hiện trong một người. Người công dân (Đặc biệt là phụ nữ) có khi vừa tham gia đấu tranh chính trị trực diện với giặc, cũng có thể trở thành du kích tấn công địch, khi cần thiết là người tấn công binh vận có hiệu quả.

Tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công là quá trình thực hành chiến đấu thường xuyên. Tiến công vũ trang làm cơ sở hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, ngược lại phong trào đấu tranh chính trị của công nhân với hình thức bao vây vận động, cô lập địch lại tạo điều kiện cho vũ trang bức hàng, bức rút đồn bót địch.

Nắm vững đường lối, phương châm phương pháp cách mạng của Đảng; nhận định đánh giá đúng vị trí đặc điểm của địa bàn để từ đó có chủ trương và biện pháp đúng là nhân tố đầu tiên dẫn đến thắng lợi.

Hai là, Làm tốt công tác công vận, thiểu số vận, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và đấu tranh của phong trào công nhân cao su.

Là một bộ phận của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ công nhân cao su Thủ Dầu Một đa số xuất thân từ nông dân, bao gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Châu ro, Stiêng…. Họ là những người lao động nghèo khổ ở khắp nơi trong nước đến lao động sinh sống ở các đồn điền và trở thành công nhân cao su. Mặc dầu giữa họ có những phong tục tập quán không giống nhau nhưng khi đã sống và làm việc chung đồn điền cao su thì họ đều chịu chung hoàn cảnh là bị tư bản thực dân Pháp áp bức bóc lột nặng nề, trở thành lớp người cùng khổ. Mặt khác công nhân cao su Thủ Dầu Một vốn là những lưu dân chán ghét chiến tranh do tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn gây nên, mang trong người truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. Tình yêu thôn xóm, bản làng, quê hương, truyền thống đoàn kết… đã làm cho công nhân cao su Thủ Dầu Một sớm nhận thức được cảnh “nước mất - nhà tan”. Trước khi có Đảng lãnh đạo, công nhân cao su Thủ Dầu Một không kể Kinh hay “Thượng”, đã kiên quyết đấu tranh chống lại giới chủ đòi quyền dân sinh dân chủ. Sự kiện “Phú Riềng đỏ” đã nói lên rằng phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một vừa mang tính chất đấu tranh vì lợi ích giai cấp vừa mang tính chất lật đổ chính quyền của chủ nghĩa đế quốc. Từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, công nhân cao su Thủ Dầu Một cùng quân và dân địa phương đã liên tục đấu tranh, lúc công khai, lúc bí mật, vượt qua mọi thử thách ác liệt do địch khủng bố, đàn áp, kiên trì xây dựng phong trào cách mạng và đấu tranh cách mạng đến cùng.

Thực tiễn kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân Thủ Dầu Một cho chúng ta thấy rằng một trong những lực lượng lớn mạnh, và làm cách mạng triệt để nhất là lực lượng công nhân các đồn điền cao su Thủ Dầu Một. Những thành tích của họ trong lao động và trong chiến đấu chứng tỏ rằng công nhân cao su đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Ở Thủ Dầu Một, các huyện xa tỉnh lỵ như Dầu Tiếng, Hớn Quản, Bà Rá, Bù Đốp hoặc các vùng sâu trong rừng cách xa các đồn điền cao su là địa bàn cư trú chủ yếu của những người dân tộc thiểu số. Khi thực dân Pháp chiếm lại Thủ Dầu Một, chúng đã dùng mọi âm mưu thủ đoạn bằng kinh tế, chính trị, tôn giáo để dụ dỗ lôi kéo, gây chia rẽ người dân tộc với người Kinh, hòng nắm lấy người dân tộc làm chỗ dựa để thực hiện mưu đồ chính trị, quân sự, đàn áp phong trào kháng chiến. Nhưng nhờ thực hiện tốt chính sách dân tộc, các cán bộ công đoàn cùng các cấp Đảng bộ trong tỉnh đã vận động và xây dựng được phong trào cách mạng trong vùng dân tộc thiểu số. Với

nhiều phương thức vận động linh hoạt, người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp to lớn cho kháng chiến từ chiến đấu chống càn tiêu diệt địch, xây dựng làng xã chiến đấu, sản xuất cho đến việc nuôi giấu, che chở cán bộ, bộ đội trong những lúc khó khăn, cung cấp lương thực, thực phẩm thuốc men cho cách mạng.

Mặt khác, nhờ công tác công vận, số đông tầng lớp xu, ký, cai vốn từng là công cụ đắc lực cho tư bản Pháp đã quay lại với cách mạng, tích cực hỗ trợ cho công nhân cao su đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

Làm tốt công tác công vận và chính sách dân tộc là bài học rất có ý nghĩa đối với vùng đất có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống như ở Bình Dương và Bình Phước ngày nay.

Ba là, Kết hợp chặt chẽ phong trào đấu tranh của công nhân cao su với phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công nhân cao su nói riêng, giai cấp công nhân Việt Nam nói chung đấu tranh với hai nhiệm vụ chính: đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc; đấu tranh để giành quyền làm chủ trong đồn điền cao su và đấu tranh đánh đuổi giặc xâm lược. Con đường đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một rất gian truân, có lúc tưởng chừng như không vượt qua nỗi: hoàn cảnh sống lầm than, lao động khổ nhọc vất vả để đổi lấy miếng cơm, manh áo có khi còn phải trả bằng cả sinh mạng của mình. Người công nhân không những bị những giới chủ người Pháp bóc lột và hành hạ mà còn phải hứng chịu những cuộc càn quét, khủng bố liên miên của lính nhà binh. Chín năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm chống Mỹ là 30 năm mất mát hy sinh thầm lặng của những công nhân cao su cách mạng.

Nhưng với tinh thần xả thân vì tổ quốc, vì giai cấp, với ý chí sắt đá quyết sống chết với kẻ thù cướp nước, bóc lột, họ đã anh dũng, kiên cường từng bước đánh bại mọi âm mưu thâm độc, hành động đàn áp man rợ của kẻ thù, gầy dựng lại phong đấu tranh chống lại kẻ thù đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Quá trình đấu tranh cách mạng của đội ngũ công nhân cao su ở Thủ Dầu Một thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 không tách rời với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân địa phương. Các cuộc đấu tranh của công nhân cao su ở trong đồn điền và ngoài địa phương đều tác động hỗ trợ nhau. Vì thành phần cư dân chủ yếu ở Thủ Dầu

Một là công nhân cao su nên thanh niên tòng quân vào bộ đội tập trung, bộ đội địa phương hoặc dân quân du kích, tự vệ làng, xã đa số là công nhân ở các đồn điền cao su. Công nhân cao su chiếm số đông trong các chi đội 1, chi đội 11, chi đội 10, tiểu đoàn 302, 303, 304… Trong những lúc kháng chiến khó khăn ác liệt, hầu hết các đơn vị đứng chân hoạt động ở Thủ Dầu Một đều dựa vào sự ủng hộ tiếp tế của công nhân cao su. Các hoạt động đấu tranh của công nhân cao su trong đồn điền cũng được các lực lượng cách mạng địa phương hỗ trợ đắc lực. Mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ đấu tranh giữa công nhân cao su và lực lượng vũ trang địa phương đúc kết thành tình “dân và quân như cá với nước”, dù khó khăn gian khổ đến đâu họ cũng đều tin vào nhau, dựa vào nhau mà bám làng, bám đất, vượt lên trên mọi mất mát đau thương để chiến thắng kẻ thù.

Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đội ngũ công nhân cao su ở Bình Dương và Bình Phước vẫn là một trong những lực lượng luôn đi đầu trong việc xây dựng kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương. Đó là đội quân tiên phong, là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc của cách mạng trong quá khứ cũng như trong hiện tại ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước nói riêng và ở cả nước nói chung. Ngược lại, sự phát triển về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương đều có tác động sâu sắc đến sự phát triển của ngành kinh tế cao su và phong trào công nhân cao su. Vì vậy, việc kết hợp chặt chẽ phong trào đấu tranh của công nhân cao su với phong trào cách mạng ở địa phương là một trong những bài học quan trọng rút ra từ phong trào đấu tranh của công nhân cao su Thủ Dầu Một nói riêng và cuộc kháng chiến của cả nước nói chung trong thời kỳ 30 năm kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1975.


*

* *

30 năm lịch sử dân tộc (1945-1975) là một thời kỳ không dài so với lịch sử nhưng là một thời kỳ đặc biệt: thời kỳ đã đánh đổ chế độ thực dân kiểu cũ của Pháp và chế độ thực dân kiểu mới của Mỹ. Đội ngũ công nhân cao su cùng giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của giai cấp mình trong thời kỳ lịch sử đặc biệt đó. Công nhân cao su cùng toàn thể giai cấp công nhân Việt Nam đã từng là cơ sở xã hội, là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lịch sử 30 năm (1945-1975),

đã chứng tỏ rằng công nhân chỉ có thể trở thành một giai cấp giác ngộ cách mạng cao khi có Đảng tiền phong lãnh đạo. Điều kiện này, trong giai đoạn hiện nay, cũng cần phải có đường lối, chính sách của Đảng phù hợp thì họ mới có thể phát huy tính năng động và vai trò tiên phong của mình.

Nhìn tổng quát từ thực tế lịch sử đã qua và những biến đổi dữ dội của tình hình kinh tế-xã hội hiện nay. Những biến đổi lớn về cơ cấu theo các thành phần kinh tế, về ngành nghề và số lượng đội ngũ công nhân cao su đang đặt ra những vấn đề mới phải giải quyết. Ở đây, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Công Đoàn, toàn xã hội và bản thân công nhân cao su đối với sự phát triển bền vững của ngành nghề cao su là quan trọng.

Từ tìm hiểu thực tiễn lịch sử trong phong trào công nhân cao su 30 năm qua (1945-1975). Chúng tôi xin đề xuất những quan tâm đến việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho công nhân cao su ngày nay:

- Thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ công nhân cao su, với những biện pháp cụ thể là giáo dục và đào tạo. Đào tạo mới công nhân cao su về học vấn, tay nghề, ý thức chính trị… Chú trọng đào tạo người công nhân kỹ thuật, dần cải tiến công việc từ lao động thủ công bằng chân tay sang thực hiện lao động bằng phương pháp kỹ thuật.

- Quan tâm hơn nữa chính sách xã hội đối với công nhân cao su. Trước hết là đền ơn đáp nghĩa. Đảng bộ và chính quyền địa phương cần ghi nhận một cách trân trọng sự đóng góp và hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ và công nhân cao su không những trong đấu tranh chống thực dân Pháp mà còn trong chống Mỹ và trong lao động. Có chế độ đãi ngộ đối với người có công trong các thời kỳ chiến tranh để gìn giữ và xây dựng nền kinh tế cao su của tỉnh nhà. Đẩy mạnh các chương trình công tác xã hội, giáo dục giới trẻ ngày nay học những bài học cách mạng, trực tiếp ngay trong gương sáng của ông cha, những người đã chiến đấu và hy sinh cho hạnh phúc và tương lai của dân tộc.

- Xây dựng tỉnh nhà một cách toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; không ngừng tổ chức tập luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng-an ninh, quốc phòng với kinh tế; kết hợp sức mạnh của toàn dân ở địa phương với cả nước.

- Ngoài việc quan tâm khai thác các thế mạnh tiềm năng về đất đai, tài nguyên…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023