Tư Tưởng Địa – Chính Trị Ở Anh


kiếm và xây dựng cho mình những đồn bốt tiền tiêu dọc đường đi. Và thế là quá trình thực dân hóa và thành lập các thuộc địa đã diễn ra để đảm bảo cho các đế quốc có được một nền giao thương trên biển vững mạnh [4, tr. 47].

Ông phát triển lí thuyết về tranh chấp giữa quốc gia có sức mạnh trên đất liền với các quốc gia có sức mạnh trên biển. Quốc gia có sức mạnh trên biển sẽ chiến thắng trong cuộc đua này. Để đảm bảo sự thống trị của mình, cường quốc về biển cần phải kiểm soát toàn bộ các tuyến đường giao thương trên biển. Ở thế kỉ 19, sự kiểm soát buôn bán bằng đường biển là một vấn đề chủ chốt, đặc biệt là một quốc gia hoàn toàn bị ám ảnh bởi sự bành trướng sang miền đất phía tây của lục địa châu Âu.

Theo ông, để quốc gia có một sức mạnh biển hùng mạnh thì yếu tố chính quyền có vai trò quan trọng: Vì trong thời bình, bằng chính sách của mình, chính quyền có thể tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng công nghiệp của người dân và cho xu hướng làm giàu của họ bằng đường biển. Trên cơ sở đó, một lực lượng hải quân vững mạnh sẽ được thiết lập; Trong thời chiến, sự ảnh hưởng của chính quyền được cảm nhận một cách hợp pháp, nhất là trong việc duy trì một đội tàu hải quân vũ trang, với quy mô tương xứng với sự tăng trưởng của ngành vận tải bằng tàu biển với tầm quan trọng của quyền lợi liên quan đến nó. Quan trọng hơn quy mô của hải quân chính là vấn đề về các thế chế của nó, có khả năng tạo thuận lợi cho tinh thần và một hoạt động mạnh mẽ và tạo một sự phát triển nhanh trong thời chiến nhờ vào một lực lượng dự bị thích hợp về người và tàu biển và nhờ các biện pháp khai thác sức mạnh dự bị đó.

Tướng Mahan rất quan tâm đến sức mạnh biển và đến sự làm chủ trên biển của một quốc gia. Theo ông, một quốc gia có sức mạnh biển thì sẽ trở thành một cường quốc hùng mạnh biển của một quốc gia chủ yếu được quy giản thành sức mạnh hải quân, tức là vào khía cạnh quân sự của quyền làm chủ trên biển.

Ông cho rằng trong chiến tranh, việc kiểm soát được việc buôn bán bằng đường biển có tính chất quyết định giúp cho một bên tham chiến giành quyền chế ngự. Nếu một bên tham chiến có khả năng chặn được đường biển của đối phương thì nền kinh thế của đối phương sẽ không tránh khỏi sụp đổ. Nhưng muốn làm chủ


được trên biển thì theo ông, không thể dựa vào đội tàu thương mại mà phải dựa vào đội tàu chiến mới có thể thực hiện được sứ mệnh này.

Mục tiêu của Mahan là hạm đội tàu chiến phải có khả năng tiêu diệt được lực lượng chủ yếu của kẻ thù chỉ bằng một trận đánh quyết định duy nhất. Sau đó, việc củng cố cuộc phong tỏa chống lại các tàu buôn của kẻ thù và săn tìm các con tàu nhẹ còn lại của chúng sẽ là một việc có thể thực hiện được. Bởi vì, với đội tàu nặng bị đánh đắm, kẻ thù khó có thể tái thiết được.

Hơn nữa, mục tiêu của kẻ yếu là trì hoãn một trận đánh quyết định như vậy; nếu hạm đội của họ vẫn có đủ sức tạo thành một mối đe dọa thì kẻ thù sẽ không dám liều mạng đưa lực lượng đến gần những con đường buôn bán trên biển. Đó chính là chiến lược kìm giữ hải quân ở trong cảng, được gọi là “hạm đội binh”, dùng để đe dọa chứ không phải để hành động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên mặt trận Đại Tây Dương, Địa Trung Hải là những cuộc chiến chống phá tàu ngầm, bảo vệ những đội thương thuyền đảm bảo cho việc vận tải đường biển để tiếp viện cho chiến trường châu Âu, châu Phi cũng như Anh quốc. Sự thắng lợi của phe Đồng minh đã cho thấy rằng thắng lợi sẽ thuộc về bên nào có lực lượng hải quân bảo vệ đội thương thuyền mạnh nhất. Có thể nhận thấy rằng, lực lượng hải quân đảm bảo cho đội thương thuyền đó phụ thuộc vào sức mạnh vất chất của các cường quốc, cũng như chính sách quốc phòng của các nước đó.

Mahan công nhận rằng, thành phần quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng là hệ thống đồn trú của lực lượng quân sự; nếu có điều kiện, cần phải phát triển hệ thống này trên tất cả các khu vực quan trọng nhất của đại dương thế giới. Quan điểm này - sách báo Liên Xô gọi là phản động và giả khoa học - bị các lí thuyết gia hải quân phê phán kịch liệt. Trong khi đó, kinh nghiệm của Thế chiến II là bằng chứng đầy thuyết phục cho luận điểm của Mahan. Hoạt động tuần dương của những con tàu nổi cỡ lớn của hải quân Đức ở Đại Tây Dương không thu được nhiều thắng lợi, trước hết bởi họ không có các cơ sở đồn trú ở những khu vực xa xôi. Hiệu quả hoạt động của những con tàu ngầm Đức ở Đại Tây Dương được giải thích là do họ có căn cứ hoạt động nhịp nhàng. Hoạt động quân sự Thái Bình Dương chủ yếu nhằm

Những trận hải chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai dưới góc nhìn địa - chính trị - 4


chiếm các hòn đảo, nghĩa là tìm cách mở rộng hệ thống đồn trú của các hạm đội. Trong giai đoạn tấn công chiến lược, hoạt động của các lực lượng không quân đóng trên mặt đất mà thôi. Sau khi chiếm hết vị trí này đến vị trí khác, họ đã di chuyển vào những nước gọi là các nước ở biển Đông. Người Mỹ cũng theo chiến lược như thế, đó là chiến lược mà họ gọi là “những bước nhảy của ếch”. Sau khi lần lượt chiếm các đảo và quần đảo, quân Mỹ tiến gần tới Nhật Bản. Lực lượng quân sự của cả Nhật lẫn Mỹ đều tuân thủ quan điểm của Mahan [13, tr.15-16].

Sức mạnh trên biển, theo quan điểm của Mahan, là một hệ thống phức tạp, bao gồm những thành phần như hạm đội tàu chiến và đội thương thuyền, cảng và căn cứ hải quân. Ông sử dụng công thức sau: SP=N + MM + NB, nghĩa là sức mạnh trên biển (Se Power) là Hải quân (Navy) + đội thương thuyền (Merchant Marine) + căn cứ hải quân (Naval Bases). Mahan nhận xét rằng, nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh là giành giật “nền thương mại trên biển đầy lợi lộc”, “Xung đột lợi ích, lòng hận thù bùng lên do các bên đều cố giành cho được phần lớn hơn, nếu không nói là tất cả những lời ích mà thương trường tạo ra, dẫn đến những cuộc chiến tranh” [13,tr.18].

Xem xét trong cuộc chiến tranh diễn ra trực tiếp trên con đường giao thương, Mahan viết: “Những cuộc chiến đó không thể diễn ra đơn độc, dùng thuật ngữ quân sự thì phải nói cần được hỗ trợ; bản thân không có đủ sức mạnh, nó không thể vươn xa ra căn cứ của chính mình. Căn cứ phải là cảng trong nước hoặc tiền đồn vững mạnh của quốc gia ở trên bờ hay giữa biển, tức là lãnh thổ thuộc địa ở xa hay một hạm đội đầy sức mạnh”. Vì vậy, Mahan cho rằng nhiệm vụ chính của hải quân trong chiến tranh là giành được quyền làm chủ trên biển. Quyền làm chủ mặt biển được hiểu là đuổi toàn bộ hạm đội địch ra khỏi mặt biển. “Không phải việc bắt một vài con tàu riêng lẻ hay đoàn tàu vận tải, dù là đông, có thể làm lung lay sức mạnh quốc gia” - Mahan viết: “mà sự vượt trội hơn hẳn trên mặt biển, đủ sức đuổi hạm đội địch hay chỉ cho phép họ xuất hiện như những kẻ tháo chạy; sự vượt trội như thế tạo điều kiện xác lập quyền kiểm soát mặt biển và chặn đứng những con đường mà tàu buôn dùng để đến và đi khỏi những bến bờ của họ”. Theo Mahan tranh giành quyền bá chủ trên biển là mục đích của chiến tranh: “Làm chủ mặt biển hay kiểm


soát và sử dụng nó mãi mãi vẫn là những tác nhân vĩ đại trong lịch sử thế giới [13, tr.18].

Về mặt tư tưởng, ban đầu hải quân Hoa Kì đã phản đối việc thay tàu buồm bằng tàu hơi nước sau cuộc nội chiến. Tuy nhiên, Mahan đã cho rằng chỉ có các tàu chiến bọc thép mới có thể có vai trò quyết định trong một cuộc chiến tranh hiện đại. Theo học thuyết về trận đánh quyết định, một hạm đội không được để bị chia cắt; công trình của Mahan đã khuyến khích sự cải thiện kỹ thuật bằng cách thuyết phục những người phản đối rằng kiến thức và chiến lược hải quân vẫn là cần thiết, nhưng sự thống trị biển đã dẫn đến yêu cầu phải đẩy nhanh sự phát triển của động cơ hơi nước.

Công trình của Mahan đã ảnh hưởng lớn đến các lực lượng vũ trang của họ đã được xây dựng từ trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất; đến bộ phận hải quân của cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ; đến các trận đánh Tsushima, Jutland và Đại Tây Dương; đến các học thuyết của những lực lượng hải quân lớn trong thời kỳ giữa hai thế chiến.

Cuốn sách “Sự ảnh hưởng của sức mạnh biển đến lịch sử, giai đoạn 1660 – 1783”, còn được dịch sang tiếng Nhật và được sử dụng như sách giáo khoa trong hải quân hoàng gia Nhật Bản. Điều này ảnh hưởng mạnh đến sự chỉ đạo cuộc chiến tranh Thái Bình Dường của hải quân Nhật Bản, bằng cách nhận mạnh đến học thuyết “trận đánh quyết định”- cho dù làm tổn hại đến việc bảo vệ buôn bán.

Tuy nhiên tiền đề cho rằng một lực lượng dự bị sẽ không phục hồi được sau khi bị đánh bại hoàn toàn đã bị bác bỏ, bởi sự phục hồi của hải quân Mỹ sau khi bị Nhật Bản tấn công tại Trân Châu cảng thuộc Hawaii, mặc dù người ta có thể biện hộ rằng không phải là một trận thất bại hoàn toàn, bởi lẽ các tàu sân bay của Mĩ đã không bị tiêu diệt mà chỉ có tàu chiến bị oanh tạc. Sự thất bại của hải quân Hoàng gia Nhật Bản vào năm 1945 làm đổ vỡ học thuyết về vai trò của trận đánh quyết định giữa các hạm đội. Đó là do sự phát triển của tàu ngầm và tàu sân bay, một lý do khác là hải quân Nhật thỉnh thoảng lại chia xẻ lực lượng chủ chốt của mình.

Mahan trở thành nhà địa chính trị hàng đầu của Mỹ trong chiến lược xây dựng hải quân. Đối với Hoa Kỳ biển và đại dương là một không gian rộng lớn cần phải


được kiểm soát. Nhưng do diện tích quá lớn, các quốc gia không thể kiểm soát và làm chủ được toàn bộ mọi nơi. Vì vậy, cần tập trung vào một số trục giao thông hàng hải, nơi có các con đường giao thương quan trọng, hay những nơi có các eo biển có tính chiến lược của mỗi nước, ví dụ như eo biển Gibraltar, kênh đào Suez, kênh đào Panama. Ông cho rằng trong chiến tranh, việc kiểm soát được việc buôn bán bằng đường biển có tính chất quyết định giúp cho một bên tham chiến giành quyền chế ngự. Nếu một bên tham chiến có khả năng chặn được đường biển của đối phương thì nền kinh thế của đối phương sẽ không tránh khỏi sụp đổ. Nhưng muốn làm chủ được trên biển thì theo ông, không thể dựa vào đội tàu thương mại mà phải dựa vào đội tàu chiến mới có thể thực hiện được sứ mệnh này [4, tr.47].

Mahan đưa ra giả thuyết coi nước Mỹ như một hòn đảo, để có được sức mạnh, nước Mỹ cần tập trung chú ý vào ba điểm quan trọng:

Nước Mỹ cần có khả năng kiểm soát toàn bộ các biển và đại dương bằng cách liên kết với Anh.

Nước Mỹ cần luôn sẵn sàng đối mặt với sức mạnh đang lên của các cường quốc mới về hàng hải, đặc biệt là tham vọng của hoàng đế Guillaume II của Đức.

Người Mỹ cần có chiến lược phòng vệ bằng cách hợp tác với châu Âu để giảm bớt sức mạnh về hàng hải của các nước châu Á. Liên minh giữa Mỹ và châu Âu cần phải được thiết lập để làm chủ không gian rộng lớn của biển và đại dương. Sự hợp tác giữa cường quốc đường biển và cường quốc về lục địa là điều cần thiết.

Mahan là người đầu tiên suy nghĩ về mối liên hệ giữa lục địa và biển. Mối liên hệ trọng tâm này được con người đặc biệt quan tâm, mỗi khi bàn về địa chính trị. Karl Haushofer là người tiếp tục phát triển lí thuyết này đến mức độ hoàn thiện hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lí thuyết về mối liên hệ giữa biển và lục địa, không mấy được chú ý vì những lí do khác nhau, nhưng đây vẫn là vấn đề quan trọng hàng đầu của địa chính trị. Mahan nhận định cuộc đấu giữa cường quốc về biển và cường quốc lục địa là vấn đề mấu chốt để quyết định quốc gia nào sẽ giành vị trí thống trị thế giới, vì trong cuộc đấu này, có nhiều yếu tố rất khác biệt chi phối. Một bên là không gian biển và đại dương rộng lớn, không có nước nào có thể thể kiểm soát hết và cũng không có nước nào tuyên bố chủ quyền toàn bộ vì có những khu vực là của


chung. Còn một bên là lục địa, nơi có những biên giới được phân chia và luôn là mục tiêu của các cuộc xâm lăng. Quốc gia có sức mạnh chinh phục các vùng biển và đại dương, có quyền kiểm soát ở nhiều khu vực nhờ sức mạnh của hải quân sẽ chiến thắng các cường quốc về lục địa. Mahan khẳng định nước Mỹ là cường quốc về biển, vì vị trí địa lí của Mỹ nhìn ra cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Ví dụ nếu có đối đầu giữa cường quốc về hàng hải và cường quốc về lục địa là Mỹ và Trung Quốc, Mỹ sẽ chiến thắng. Mặc dù Mahan không có cái nhìn bao quát toàn bộ về địa chính trị, vì suy nghĩ của ông chỉ dừng lại ở sức mạnh từ biển, nhưng lí thuyết của ông có nhiều ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Mỹ.

Dưới sức ép của các công ty hàng hải, đồng thời nhận thấy những lợi ích của nước Mỹ trong việc kiểm soát các tuyến hàng hải, các nhà lãnh đạo Mỹ đã từ bỏ học thuyết Monroe (không can thiệp vào các công việc nội bộ của châu Âu), để xây dựng một nền chính trị ngoại giao can thiệp vào các nước khác. Nước Mỹ càng ngày càng tham gia vào các vấn đề quốc tế nhân danh tự do hàng hải. Mahan cho rằng thiết lập các mối quan hệ giao thương với các nước là điều kiện sống còn cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng việc trao đổi buôn bán với các nước chỉ được đảm bảo và duy trì nhờ có sự bảo vệ của lực lượng hải quân hùng mạnh, hải quân cần có mặt khắp nơi trên các vùng biển và đại dương. Sức mạnh hải quân áp đảo đồng nghĩa với sự thống trị của Mỹ trên biển và đại dương [32].

Cũng nói về vai trò của biển và đại dương đối với nước Mỹ tác giả Samuel Eliot Mirison trong phần kết của cuốn The Two Ocean war a short history of the United states navy in the second world war năm 1963 đã viết: không có thời đại nguyên tử, đối với nước Mỹ tàu và máy bay trên tàu đảm bảo sự tự do của quốc gia, thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài và chính sự tồn tại của đất nước [29, p. 586].

Như vậy để thấy rằng đối với quốc gia (Mỹ) biển chiến vai trò chiến lược, yếu tố địa chính trị quan trọng đối với an ninh của quốc gia. Điều đó cũng dễ hiểu vì sao trong những năm giữa hai cuộc chiến chính phủ Mỹ quan tâm đến vấn đề hải quân, đặc biệt là những hiệp ước về giới hạn hải quân với các nước trong hội nghị Washington. Người Mỹ cũng có một hạm đội Thái Bình Dương đóng ở Hawaii lớn


mạnh. Chính diễn biến của cuộc thế chiến hai trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương đã thúc giục người Mỹ, nền kỹ nghệ quốc phòng Mỹ hoàn thành hạm đội hai đại dương.

1.2.1.2. Nicholas Spykman (1893-1943)

Nicholas Spykman (1893-1943) là nhà địa - chính trị nổi tiếng người Mỹ. Quan điểm về địa chính trị của ông được giới thiệu trong cuốn sách Chiến lược của Mỹ trong nền chính trị quốc tế: Nước Mỹ và cân bằng quyền lực (1942). Trong giai đoạn này, địa chính trị được công chúng quan tâm và được tìm hiểu kỹ hơn vì nước Mỹ đã tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc xung đột vũ trang trên quy mô rộng lớn cần được phân tích cẩn thận về không gian nơi diễn ra chiến tranh, về mối liên hệ sức mạnh quân sự giữa các bên. Tổng thống Roosevelt đã nói với dân chúng: “Tôi yêu cầu người Mỹ hãy mở bản đồ ra theo dõi, tôi sẽ giải thích một chút về địa lí cho các bạn” [32].

Nicholas Spykman xem xét và phân tích lại các vấn đề địa chính trị được Mackinder đưa ra trước đây. Ông nghĩ ra một khái niệm mới “vùng trung gian” (Rimland). Ông cho rằng địa chính trị của Mỹ cần phải lưu ý đến vùng trung gian, sau khi chiến tranh kết thúc. Ông cũng dự đoán những kịch bản về quan hệ quốc tế, mối tương quan lực lượng giữa các quốc gia. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng đảo thế giới, nhưng nguyên tắc cơ bản giúp cho một quốc gia thống trị thế giới không phải là vấn đề kiểm soát được tâm thế giới mà là khu vực trung gian giữa tâm thế giới và các khu vực trung quanh trên đảo thế giới.

Rimland là vùng nằm giữa tâm thế giới và các vùng biển gần bờ trải rộng từ Tây Âu, đến Thổ Nhĩ Kì, Iran, Pakistan, bán đảo Ả rập và Biển Đông ở châu Á. Không gian rộng lớn này sẽ là nơi cạnh tranh giữa cường quốc về biển (Mỹ) và cường quốc lục địa (Liên bang Xô viết). Sau khi chiến tranh kết thúc, hai đồng minh chiến thắng sẽ trở thành kẻ thù của nhau. Mỹ cần làm chủ vùng trung gian vì khu vực này trở thành thách thức lớn cho chính sách đối ngoại quốc tế. Nếu thành công, Mỹ sẽ có cơ hội tiếp cận với các vùng giàu có về tài nguyên thuộc đảo thế giới và Mỹ sẽ chế ngự được Liên bang Xô viết. Nếu các nước trong khu vực trung gian của thế giới cùng đi đến thống nhất và Liên bang Xô viết có ảnh hưởng sâu rộng ở đây,


đó sẽ là một thách thức lớn cho Mỹ. Ông nhận định nước Mỹ cần thiết lập các liên minh chặt chẽ và thân thiện với các nước trong vùng trung gian giữa đảo thế giới và tâm thế giới. Các sáng kiến về địa chính trị được Nicholas Spykman đưa ra năm 1942, cũng vào thời điểm đó, Mỹ tham gia chiến tranh chống lại Nhật, quan hệ của hai bên rất căng thẳng [32].

Ra đời trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, tư tưởng của Nicholas Spykman đã ảnh hưởng lớn đến chiến lược của chính phủ Mỹ đối với châu Âu, Á trong cuộc chiến tranh.

1.2.2. Tư tưởng địa – chính trị ở Anh‌

Halford J. Mackinder (1861-1947) là đô đốc người Anh. Ông dạy địa chính trị tại đại học Oxford. Ông là hiệu trưởng trường khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Ông được đánh giá là khuôn mặt tiêu biểu của ngành địa chính trị ở châu Âu. Mackinder quan tâm đến sự phát triển của nước Anh cũng như tương lai của đế chế Anh. Ngay cả khi nước Anh đang ở thời kì cực thịnh, ông cho rằng, thời kì suy thoái của nước Anh sẽ không còn xa. Ông muốn báo động cho mọi người biết những mối đe dọa đến đế chế Anh. Ông đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để bảo đảm sự sống còn cho đế chế Anh?”. Suy nghĩ của ông cũng phù hợp với lo lắng của nhiều người Anh vào thời điểm đó, vì nước Anh cần có những kế hoạch cụ thể để đối mặt với sức mạnh quân sự cũng như những tham vọng của các cường quốc khác ở châu Âu. Các tác phẩm của ông có nhiều ảnh hưởng đến ngành địa chính trị ở châu Âu. Ông đưa ra hai khái niệm: Tâm thế giới (Heart Land) và đảo thế giới (World Island).

Nội dung cơ bản trong lí thuyết địa chính trị của Mackinder phản ánh trung tâm địa lí của lịch sử. Ông đưa ra nhận định trung tâm các hiện tượng địa chính trị xuất phát từ trung tâm địa lí của thế giới. Ông xác định chính cái hạt nhân Bắc – Trung của lục địa châu Á – Âu là khu vực trung hay “quốc gia trục” của nền chính trị thế giới. Nó chính là vùng đất trái tim, hay trục của “hòn đảo thế giới” Á – Âu. Nó được che chắn xung quanh là biển cả, có khả năng tự cung cấp. Con đường duy nhất có khả năng tiếp cận với nó là khu vực Đông Âu, để từ đó có thể tới làm chủ thế giới. Tất cả các phân tích của ông có thể được tổng kết như sau: “Ai kiểm soát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023