Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 10


Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, KH-CN vừa giữ vai trò then chốt, vừa là nền tảng, động lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều khó khăn, hạn chế. Động lực tăng trưởng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ, tăng vốn đầu tư… không còn nhiều dư địa trong nền kinh tế số. Để thực hiện mục tiêu năm 2030 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập trung bình cao, Việt Nam cần phải tập trung phát triển KH-CN, áp dụng các thành tựu KH-CN vào sản xuất. Tiềm năng KH- CN của Ấn Độ cùng với nhu cầu của Việt Nam là tiền đề thúc đẩy hai nước tăng cường hợp tác, đặc biệt trong một số lĩnh vực mà hai bên có lợi thế và có thể bổ sung cho nhau, phù hợp với chiến lược phát triển của mỗi nước. Việt Nam và Ấn Độ đều là các quốc gia có ưu thế về CNTT, nông nghiệp, nên có thể tăng cường hợp tác và đem lại lợi ích cho hai nước trong lĩnh vực này. Thêm vào đó, những thế mạnh của Ấn Độ lại là chỗ yếu của Việt Nam và cũng là những lĩnh vực mũi nhọn mà Việt Nam cần tập trung phát triển như công nghệ năng lượng, công nghệ chế tạo máy - tự động hóa, công nghệ biển, vũ trụ… [26]. Năm 2020, Tập đoàn Công nghệ HCL của Ấn Độ đã công bố thành lập công ty tại Việt Nam. Đây là trung tâm sản xuất phần mềm và cung cấp dịch vụ lớn nhất ngoài Ấn Độ. Công ty bắt đầu hoạt động vào quý một năm 2021 với mục tiêu đầu tư khoảng 650 triệu USD và đào tạo 10.000 kỹ sư tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Cũng từ góc tiếp cận của chủ nghĩa tự do, một xu hướng quan trọng trong quan hệ quốc tế là sự gia tăng các vấn đề an ninh phi truyền thống, khiến Việt Nam và Ấn Độ không thể đơn phương xử lý được, mà phải tăng cường hợp tác trong khuôn khổ song phương và đa phương để chia sẻ trách nhiệm, phối hợp giải quyết. Điều này có thể được minh chứng rõ nét qua ba vấn đề nổi cộm hiện nay là biến đổi khí hậu, an ninh mạng và đại dịch Covid-19.

Sự tác động của biến đổi khí hậu tới quan hệ hai nước được thể hiện trên ba phương diện: một là, Ấn Độ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới [221], điều này ngụ ý rằng, tất cả các nỗ lực toàn cầu cần thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ khó thành công nếu không có sự đóng góp tích cực của Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ đã ký và phê chuẩn Hiệp định Paris 2015 để điều chỉnh việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính từ năm 2020 trở đi. Hai là, năng lực và tham vọng của Ấn Độ trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Ấn Độ đã có các chính sách/biện


pháp nhằm thúc đẩy năng lượng sạch trên các lĩnh vực từ năng lượng đến công nghiệp, giao thông, nông nghiệp, lâm nghiệp… như một nỗ lực của toàn xã hội nhằm đưa Ấn Độ trở thành quốc gia dẫn đầu về ứng phó với biến đổi khí hậu. Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, ông Pranay Verma chia sẻ: “Năng lượng tái tạo đương nhiên là một trọng tâm lớn trong chiến lược của chúng tôi. Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu của Ấn Độ thực sự có hai nhiệm vụ dành riêng cho năng lượng tái tạo - một về năng lượng mặt trời và một về năng lượng gió. Tất cả đều là một phần trong nỗ lực của chúng tôi nhằm thực hiện chuyển đổi chiến lược sang năng lượng sạch và tái tạo” [168]. Hiện nay, công suất năng lượng tái tạo của Ấn Độ lớn thứ tư thế giới [233]. Ba là, biến đổi khí hậu thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước thông qua các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, Hợp tác Mê Kông - Sông Hằng (MGC)… Lần đầu tiên trong cuộc họp cấp Bộ trưởng MGC lần thứ 10 (2019), các nước trong đó có Việt Nam và Ấn Độ nhận thấy sự cần thiết phải ưu tiên các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Kông - sông Hằng [205].

Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997 - 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu, năm 2018 đứng thứ 8, năm 2019 đứng thứ 9, năm 2020 đứng thứ 6 [177]. Tại Hội nghị Hội nghị Toàn cầu về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP-26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ: “… mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” [114]. Các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế về tăng trưởng ít phát thải, phát triển kinh tế tuần hoàn, thích ứng với BĐKH giữa Việt Nam và các nước, trong đó có Ấn Độ.

Bên cạnh biến đổi khí hậu, an ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống có tác động thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Trong những năm gần đây, Việt Nam trở thành quốc gia bị tấn công mạng nhiều thứ hai trên thế giới chỉ sau Nga. Việc hợp tác với các cường quốc trong lĩnh vực an ninh mạng là rất quan trọng đối với Việt Nam. Cho rằng an ninh mạng là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm,


Việt Nam cần những đối tác có thể tin tưởng. Truyền thống hợp tác, mức độ tin cậy giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như năng lực của Ấn Độ cung cấp nền tảng cho sự hợp tác giữa hai nước [258]. Trên thực tế, việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Điện tử và CNTT Ấn Độ và việc chuyển giao thiết bị để lắp đặt, vận hành Phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử chống tội phạm công nghệ cao Indira Gandhi do Chính phủ Ấn Độ tài trợ đã được hoan nghênh trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendi Modi vào tháng 9/2016.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Hợp tác đối phó với đại dịch Covid-19 là một động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đại dịch Covid-19 tạo cơ hội cho hai nước giúp đỡ lẫn nhau trong những thời điểm quan trọng và hợp tác phục hồi chuỗi cung ứng các dược phẩm, thiết bị y tế đã từng bị gián đoạn. Trong bối cảnh số ca mắc, tử vong tăng nhanh tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam (tháng 7 - 9/2021), Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều nước cả về vật chất lẫn tinh thần, trong đó có Ấn Độ. Ấn Độ đã cung cấp 100 tấn ôxy khí lỏng y tế (LMO), 300 thiết bị tạo ôxy và nhiều loại thuốc đặc trị cho Việt Nam (8/2021) [36]. Trước đó, khi Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 lần thứ hai (tháng 4 - 6/2021), Việt Nam đã cung cấp cho Ấn Độ hơn 200 máy thở, 300 máy tạo oxy,

1.300 bình dưỡng khí và 50.000 mặt nạ [67]. Việt Nam đã nhập khẩu các loại thuốc chống virus như remdesivir và molnipuravir từ các công ty dược phẩm của Ấn Độ để sử dụng cho các bệnh viện tuyến đầu. Một phân khúc tiềm năng khác để hợp tác là thiết bị y tế. Tác động của đại dịch làm tăng nhu cầu đối với một số thiết bị y tế/đồ dùng quan trọng như máy thở, thiết bị bảo hộ cá nhân…, mà Ấn Độ là thị trường thiết bị y tế lớn thứ tư châu Á và nằm trong số 20 thị trường thiết bị y tế hàng đầu thế giới [275].

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 10

Bên cạnh hợp tác song phương, hợp tác đa phương thông qua các thể chế quốc tế, khu vực cũng là cách thức quan trọng để tăng cường thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ vì mục tiêu phát triển, an ninh và vị thế. Tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN làm nòng cốt, hai nước tích cực hỗ trợ, ủng hộ các quan điểm, lập trường của nhau. Là một nước với dân số đứng thứ ba, diện tích lớn thứ tư trong ASEAN, Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò trong tổ chức khu vực này. Việt Nam cũng là nhân tố thúc đẩy và là cầu nối cho quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Ấn Độ đã xây dựng được các cơ chế đối thoại hiệu quả với ASEAN, tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương do ASEAN làm nòng cốt cũng như đã nâng cấp quan hệ với nhiều thành


viên trong khu vực ĐNA lên mức đối tác chiến lược/chiến lược toàn diện, trong đó có Việt Nam. Ở cấp độ toàn cầu, cả hai nước đều có vai trò trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực HĐBA Liên hợp quốc, nếu tổ chức này cải tổ. Liên quan đến vấn đề hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trong khi Việt Nam là một nước mới tham gia, thì Ấn Độ có kinh nghiệm đáng kể trong lĩnh vực này và hai nước có thể phối hợp đóng góp cho an ninh toàn cầu.

2.1.2.2. Tác động tới chính sách cân bằng quyền lực vì lợi ích an ninh và chiến lược Theo thuyết tân hiện thực, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được thúc đẩy do tác động của cấu trúc hệ thống và môi trường an ninh khu vực. Khi cấu trúc quyền lực có sự chuyển dịch giữa các nước lớn với nhau sẽ tác động tới quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ giữa các quốc gia nói riêng. Theo đó, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chịu ảnh hưởng bởi sự vận động trong hệ thống cấu trúc tại khu vực ĐNA, Nam Á và rộng ra là CA-TBD, ÂĐD-TBD. Sự chuyển dịch trong cấu trúc đáng chú ý nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng trở thành bá chủ trong khu vực và đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Mỹ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó đối với cấu trúc quyền lực khu vực cũng như toàn cầu đã trở

thành trung tâm của chính trị quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI [266].

Một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ với những hành động ngày càng xác quyết là lý do cho sự quay trở lại khu vực của Mỹ. Trong mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ là hai biến số quan trọng. Các hành vi đi ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông và việc quân sự hóa nhanh chóng khu vực này, cùng với cạnh tranh Trung - Mỹ, Trung - Ấn đã tạo ra sự thay đổi trong phân bổ quyền lực. Sự phân bổ quyền lực cho thấy, Việt Nam và Ấn Độ cần có các yêu cầu cân bằng quyền lực để theo đuổi quan hệ đối tác trong bối cảnh mới nhằm cải thiện khả năng ứng phó với Trung Quốc trong hệ thống quốc tế. Theo A.F. Pollard, “…cân bằng quyền lực là các quốc gia hợp tác để duy trì trạng thái cân bằng” hay theo Richard Little “là hai lực cân bằng chống lại nhau” [220, tr.51-64],[230, tr.87-100]. Theo một trong hai ý nghĩa đó, mục đích cân bằng quyền lực là đạt được hòa bình và duy trì an ninh. Sự thiếu cân bằng quyền lực là đặc điểm của bối cảnh địa - chính trị ở CA-TBD và ÂĐD-TBD, có tác động không nhỏ tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2007 - 2021.

* Nhận thức về mối đe dọa từ Trung Quốc tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ


Một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ được coi là mối đe dọa an ninh hàng đầu của cả Việt Nam và Ấn Độ. Ngoài các cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, Ấn - Trung lần lượt vào năm 1979 và 1962, hiện nay cả Việt Nam và Ấn Độ đều còn tồn tại tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Lịch sử và hiện tại định hình nhận thức của hai nước về Trung Quốc là một bên đối đầu và là một quốc gia hiếu chiến [154, tr.792-804]. “Sự bất cân xứng quyền lực” cũng góp phần vào nhận thức của Việt Nam và Ấn Độ về Trung Quốc như một mối đe dọa về an ninh [234, tr.1-26]. Vấn đề Biển Đông, Dokhlam, Ladakh và các cuộc đụng độ gần đây nhất ở Galwan (15-16/6/2020) càng cho thấy chính sách hiếu chiến của Trung Quốc. Thêm vào đó, các hành vi của Trung Quốc đi ngược với trật tự quốc tế dựa trên những luật lệ đã được công nhận rộng rãi cũng thúc đẩy nhận thức của hai nước về mối đe dọa liên quan đến quốc gia láng giềng khổng lồ. Nhận thức chung về một Trung Quốc hiếu chiến khiến Việt Nam và Ấn Độ đều theo đuổi chính sách cân bằng bên trong cũng như bên ngoài. Đối với cân bằng bên trong, hai nước tập trung nâng cao tiềm lực kinh tế và quân sự của mình. Đặc biệt, Ấn Độ nỗ lực thúc đẩy các chương trình hiện đại hóa quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quân sự một cách toàn diện. Tuy nhiên, sự mất cân bằng quyền lực và thiếu hụt các nguồn lực tạo ra những hạn chế đối với chính sách cân bằng bên trong. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Ấn Độ đều nhìn nhận nhau như một phần của cơ chế cân bằng bên ngoài để đối phó với những nguy cơ đến từ Trung Quốc.

Theo đó, giai đoạn 2007 - 2021, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển theo biểu đồ đi lên, đặc biệt dưới chính quyền của Thủ tướng Narenda Modi. Quan hệ đối tác chiến lược đã được nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm của Thủ tướng N. Modi tới Việt Nam (9/2016) cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam [160]. Hạn mức tín dụng bổ sung trị giá 500 triệu USD cho hợp tác quốc phòng cũng đã được công bố trong chuyến thăm. Thủ tướng N. Modi coi Việt Nam là một trụ cột quan trọng của chính sách Hành động hướng Đông và Ấn Độ - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Về phía Việt Nam, việc Ấn Độ trở thành đối tác chiến lược toàn diện thứ ba (cùng với Nga và Trung Quốc) thể hiện rõ ràng rằng, Việt Nam coi trọng mối quan hệ đối tác này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Narendra Modi trong cuộc hội đàm trực tuyến vào tháng 12/2020 đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung vì Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân. Thủ tướng hai nước nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh trao đổi quốc phòng song phương, khẳng định hợp tác quốc phòng - an ninh giữa


Việt Nam và Ấn Độ sẽ được tăng cường và trở thành nhân tố quan trọng của sự ổn định tại khu vực ÂDD-TBD [27].

* Cạnh tranh Trung - Ấn tác động tới quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Ấn Độ là chủ thể có ảnh hưởng lớn nhất ở Nam Á, Ấn Độ Dương và coi đây là khu vực ảnh hưởng, sân sau của mình. Năm 2015, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố trong một bài phát biểu tại Mauritius: “Khu vực Ấn Độ Dương là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của chúng tôi” [218].

Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước Nam Á để cạnh tranh và tìm cách kiềm chế Ấn Độ tại khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương, vốn nằm trong ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ. Trung Quốc không chỉ hậu thuẫn cho Pakistan, mà còn có ảnh hưởng ngày càng gia tăng đối với các nước láng giềng của Ấn Độ là Nepal, Bangladesh, Sri Lanka. Ngoài kinh tế, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình tại Nam Á bằng cách xây dựng một cảng hải quân tại bờ biển Arabian (Pakistan), đưa hải quân tiến vào cảng Chittagong (Bangladesh) và cảng Colombo (Srilanka). Quan hệ kinh tế và chính trị của Trung Quốc với khu vực Nam Á ngày càng gia tăng khi quốc gia này trở thành quan sát viên tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tổ chức tại Dhaka từ ngày 12 -13/11/2005. Với ý đồ mở rộng ảnh hưởng xuống Ấn Độ Dương, Trung Quốc tăng cường hợp tác với Pakistan - “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong mọi điều kiện” - mối quan hệ đồng minh duy nhất của Trung Quốc trên thế giới. Trung Quốc muốn tranh thủ Pakistan trong việc triển khai Sáng kiến BRI, mở đường sang Ấn Độ Dương, thiết lập tuyến vận chuyển năng lượng mới và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố ở phía Tây Trung Quốc, nhất là vùng Tân Cương. Pakistan cũng muốn tranh thủ nguồn vốn to lớn và công nghệ của Trung Quốc, tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng, chống khủng bố, củng cố tiềm lực quốc phòng trước Ấn Độ. Theo đó, ở ÂĐD- TBD, liên kết giữa Trung Quốc và Pakistan có thể dẫn đến sự thay đổi cán cân quyền lực. Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á và Ấn Độ Dương là một thách thức lớn cho Ấn Độ trong việc bảo vệ chủ quyền, phát triển đất nước cũng như vị thế lãnh đạo khu vực. Trong một bài phát biểu tại New Delhi vào tháng 9/2010, Thủ tướng Manmohan Singh đã cảnh báo: “Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Nam Á, gây bất lợi cho Ấn Độ …. Trung Quốc muốn có chỗ đứng ở Nam Á, chúng ta phải thích ứng với thực tế này và chúng ta cần phải cảnh giác” [229]. Ấn Độ lo ngại trước việc Trung Quốc gia


tăng hoạt động hàng hải ở Ấn Độ Dương, ví dụ như các tàu ngầm của Trung Quốc đã hoạt động ở Ấn Độ Dương từ năm 2014 [175, tr.177-190].

Ngoài Nam Á và Ấn Độ Dương, Biển Đông được xác định là một khu vực có “lợi ích chiến lược” đối với Ấn Độ, mặc dù nước này không trực tiếp liên quan và không tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển tranh chấp. Các yếu tố liên kết Biển Đông với chiến lược của Ấn Độ liên quan đến hai phạm vi được xác định trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là “láng giềng mở rộng” và “ÂĐD-TBD”. Khái niệm “láng giềng mở rộng” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000, dùng để chỉ các vùng địa lý bên ngoài Nam Á - khu vực mà Ấn Độ nhận thấy có những lợi ích cần đạt được, duy trì và bảo vệ. Khi gắn Biển Đông với khái niệm “láng giềng mở rộng” của Ấn Độ vào năm 2004, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Yashwant Sinha đã xác định rõ ràng rằng, đó là khu vực trải dài từ kênh đào Suez tới Biển Đông, bao gồm Tây Á, Vùng Vịnh, Trung Á, ĐNA, Đông Á, CA- TBD và khu vực Ấn Độ Dương. Còn khi đề cập đến khuôn khổ khái niệm “ÂĐD- TBD”, Biển Đông có liên quan trực tiếp tới những tính toán chiến lược của Ấn Độ do vùng biển này nằm ở giữa tuyến đường hàng hải trải dài từ Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Theo quan điểm này, sự can dự lớn hơn của Ấn Độ ở Biển Đông là cách thức ngăn chặn sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, đồng thời giúp Ấn Độ mở rộng không gian chiến lược, đảm nhận vai trò chiến lược lớn hơn trong khu vực ĐNA và Thái Bình Dương [156, tr.151]. Do lợi ích địa - chính trị của Ấn Độ liên quan tới vùng biển trải dài giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, nên việc đi lại an toàn qua các vùng biển ở Biển Đông nằm giữa hai khu vực này trở thành lợi ích chiến lược đối với Ấn Độ.

Trong bối cảnh đó, như Ganguly & Pardesi lập luận, Ấn Độ đã áp dụng nguyên tắc “tự cứu” và chính sách đối ngoại chủ động phù hợp với sự thay đổi mang tính hệ thống đang diễn ra. Hai tác giả xác định, chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã chuyển từ “chủ nghĩa lý tưởng Nehruvian” sang chủ nghĩa hiện thực [173, tr.4-19]. Chính sách Hướng Đông/Hành động hướng Đông được áp dụng là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực [153, tr.179-197]. “Cạnh tranh Trung - Ấn là nhân tố thúc đẩy Ấn Độ nhất quán theo đuổi chính sách Hướng Đông/Hành động hướng Đông nhằm cân bằng lại sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc” [138]. Ấn Độ tăng cường khả năng của mình bằng cách cân bằng bên ngoài thông qua quan hệ với các đối tác ở ĐNA và Đông Á. Ấn Độ ứng phó với mối đe dọa từ Trung Quốc đối với an ninh


quốc gia, cạnh tranh địa - chiến lược và cạnh tranh kinh tế bằng cách gia tăng quan hệ với khu vực ngoại vi của Trung Quốc. Hành động hướng Đông là một nỗ lực của Ấn Độ nhằm phát triển quan hệ thương mại và an ninh với các quốc gia ở ĐNA [174, tr.131-143]. Việt Nam được xem là một đối tác đủ khả năng và đáng tin cậy để giúp Ấn Độ tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực ĐNA như một đối trọng cần thiết với Trung Quốc. Những hành vi của Trung Quốc vì thế dẫn đến sự hội tụ những lợi ích chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam, cũng như sự phát triển trong hợp tác quốc phòng- an ninh giữa hai nước.

Từ khi Việt Nam và Ấn Độ ký kết Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược (2007) và đối tác chiến lược toàn diện (2016), nâng quan hệ song phương lên một tầng nấc mới, hợp tác quốc phòng - an ninh giữa hai nước đã có những bước phát triển rõ rệt. Trong khi Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Pakistan và đe dọa lợi ích quốc gia của Ấn Độ, Ấn Độ phát triển quan hệ với Việt Nam và các nước ĐNA khác để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Ấn Độ khẳng định Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các tính toán chiến lược của Ấn Độ. Đồng thời, việc tăng cường quan hệ với Việt Nam giúp Ấn Độ gia tăng vai trò tại khu vực ĐNA, qua đó tạo thế đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Cũng qua đó, Ấn Độ chứng tỏ vị thế và tầm ảnh hưởng chiến lược trong quan hệ với Việt Nam.

* Cạnh tranh Mỹ - Trung tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Sự trỗi dậy mạnh mẽ cùng chính sách đối ngoại tham vọng của Trung Quốc là lý do chính cho sự điều chỉnh hai chiến lược lớn của Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đó là chiến lược Tái cân bằng CA-TBD (dưới thời Tổng thống Barack Obama vào năm 2010) và ÂĐD-TBD Tự do và Rộng mở (dưới thời Tổng thống Donald Trump vào năm 2017). Mục đích chủ yếu cho sự điều chỉnh này là: (i) củng cố địa vị lãnh đạo thế giới; (ii) đối trọng với quyền lực đang ngày càng mạnh lên của Trung Quốc. Đặc biệt từ năm 2017 đến nay, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng quyết liệt, toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - thương mại, công nghệ, không gian mạng, tại các điểm nóng...

Đối với Mỹ, quan hệ với Việt Nam và ASEAN là một nhân tố quan trọng, đóng góp vào cấu trúc an ninh đang định hình ở CA-TBD. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kinh tế, năng lượng và các vấn đề văn hóa đã coi việc củng cố mối quan hệ với Việt Nam là “một trụ cột trong sự hiện diện của chúng ta ở khu vực (Thái Bình Dương) và sự tham gia của chúng ta trong các thể chế đa phương ở CA-TBD” [113]. Còn trong chiến lược ÂDD-TBD Tự do và Rộng mở, Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022