Quá Trình Phát Triển Của Quan Hệ Việt Nam - Ấn Độ Từ Đối Tác Chiến Lược Lên Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện (2007-2021)


mình ở khu vực ĐNA nói riêng và châu Á nói chung, tránh nguy cơ bị các nước lớn, nhất là Trung Quốc giành vị thế bá chủ, nên Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam, đặc biệt chú trọng trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao.

1.2.1.3. Giai đoạn 1991-2006

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trước nhu cầu cải cách để phát triển và những thay đổi của tình hình quốc tế, khu vực, Việt Nam và Ấn Độ đã có những điều chỉnh quan trọng về chính sách đối ngoại. Quan hệ hai nước giai đoạn này có những thay đổi theo hướng đi lên về cấp độ quan hệ và hiệu quả hợp tác trên một số lĩnh vực chính.

Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, hai bên duy trì trao đổi các đoàn cấp cao: Tổng thống R. Venkatraman (1991), Phó Tổng thống K.R. Narayanan (1993), Thủ tướng Narasimha Rao (1994) thăm Việt Nam; Tổng Bí thư Đỗ Mười (1995), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1997), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (1999) thăm Ấn Độ. Trong bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại New Delhi (1/12/1999), quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nhìn nhận là “có tầm quan trọng chiến lược và lâu dài” [90]. Ấn Độ ủng hộ Việt Nam là thành viên đầy đủ của ASEAN, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Việt Nam có quan điểm trung lập trong việc Ấn Độ thử vũ khí hạt nhân (1998), ủng hộ Kashmir thuộc lãnh thổ Ấn Độ, ủng hộ Ấn Độ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc nếu cơ chế này cải tổ. Ấn Độ ủng hộ tích cực Việt Nam về vấn đề Campuchia, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), phong trào Không Liên kết. ĐCS Việt Nam duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, truyền thống với các chính đảng ở Ấn Độ, đặc biệt là ĐCS và Đảng Quốc đại (INC).

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1/2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee mong muốn nâng quan hệ hai nước lên tầm cao mới khi tuyên bố: “Lịch sử cũng như địa lý đã gắn chúng ta thành đối tác chiến lược trong thế kỷ mới” [59]. Ấn Độ quan ngại Trung Quốc có vị thế ngày càng tăng tại ĐNA và mở rộng ảnh hưởng tới Nam Á, đồng thời nhìn nhận ĐNA đang phát triển nhanh và vai trò của ASEAN ngày càng quan trọng với việc hình thành ARF và sự phát triển của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế CA-TBD (APEC). Vào tháng 5/2003, khuôn khổ quan hệ hai nước được nâng lên thành quan hệ đối tác toàn diện nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI” vì lợi ích chung của hai nước và đối phó với khủng bố quốc tế, các thách thức


của toàn cầu hóa và hệ thống quốc tế. Lần đầu tiên, khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ được nêu rõ trong văn kiện song phương, thể hiện quyết tâm cao trong việc đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, kể từ năm 1994, quan hệ quốc phòng có bước chuyển quan trọng khi hai nước ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng và tiến hành đối thoại quốc phòng lần thứ nhất. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Fernandes vào tháng 3/2000 đánh dấu sự phát triển thực chất về quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ. Hai bên ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng bao gồm các nội dung: (i) tập trận và tuần tra chung giữa các lực lượng tuần tra ven biển; (ii) chống cướp biển tại Biển Đông, (iii) thiết lập Cơ chế Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng Quốc phòng, (iv) Ấn Độ giúp Việt Nam sửa chữa, đại tu 120 máy bay MIG 21, huấn luyện phi công chiến đấu và chuyên viên kỹ thuật, nâng cấp tàu tuần tiễu hải quân và thiết lập các cơ sở sản xuất vũ khí loại nhỏ; (v) Việt Nam giúp huấn luyện chiến tranh du kích cho quân đội Ấn Độ để chống lực lượng nổi dậy... [143]. Cũng trong năm 2000, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Minh Hương có chuyến thăm Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác chống tội phạm, buôn bán ma túy và rửa tiền.

Tháng 5/2003, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên ra Tuyên bố chung về việc từng bước mở rộng hợp tác quốc phòng, các biện pháp chống cướp biển, ngăn chặn các hành động khủng bố nhằm vào mỗi nước, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm chống khủng bố quốc tế. Hai nước đã duy trì đều đặn trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, trong đó đáng chú ý như: chuyến thăm Ấn Độ của Phó Tư lệnh Hải quân Bế Quốc Hùng (2003), Tham mưu trưởng Phùng Quang Thanh (2004), Phó Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Khắc Nghiên (2005), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Văn Dũng (2006); chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Ấn Độ (2003), Phó Đô đốc Hải quân (2006). Quan hệ quốc phòng giữa hai nước được tăng cường với chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà (3/2005). Trong chuyến thăm, phía Ấn Độ bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam một cách thiết thực, tăng cường hợp tác quân sự nhiều mặt, kể cả giúp đào tạo tiếng Anh cho học viên quốc phòng Việt Nam [45].

Trên lĩnh vực kinh tế, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ phát triển hơn so với giai đoạn 1973-1990. Hai nước đã ký một số hiệp định song phương như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1994), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu


tư (1997), Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại (1997). Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam theo hợp đồng trao đổi hàng hóa các thiết bị cho ngành dệt, chè, đường sắt, sản xuất thép, điện lực, in ấn, bao bì; nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; một số máy móc kỹ thuật cao (thiết bị y tế, xử lý dữ liệu vệ tinh...). Năm 1997, Ấn Độ cung cấp 28 triệu USD tín dụng cho Việt Nam, năm 1999 là 25,5 triệu USD. Thương mại hai chiều từ 54 triệu USD năm 1991 lên 225 triệu USD năm 2000 [18, tr.97]. Có thể thấy, mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng quan hệ thương mại song phương còn nhiều tồn tại như: hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là nông sản (chất lượng không cao, mà đây vốn là thế mạnh của Ấn Độ), phần lớn thanh toán bằng khoản tín dụng hoặc hàng hóa của Ấn Độ; thông tin về thị trường Ấn Độ ít; thủ tục hành chính rườm rà; Ấn Độ bảo hộ mạnh thị trường nội địa; đa số hàng hóa Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam theo con đường thương mại tự do, giá thành rẻ.

Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, KH-CN, quan hệ hai nước có những bước phát triển hơn so với các giai đoạn trước. Nhiều sự kiện văn hóa nhân dịp các ngày kỷ niệm của Việt Nam và Ấn Độ được tổ chức như chiếu phim, triển lãm, tuần văn hóa, trao đổi đoàn nghệ thuật, xuất bản sách nội dung về hai nước… Hàng năm, Ấn Độ dành cho Việt Nam 120 suất học bổng về công nghệ thông tin (CNTT), nông nghiệp, khoa học xã hội... Hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp (1993), Nghị định thư về CNTT (1999); tổ chức thường xuyên cuộc họp Tiểu ban về KH-CN. Ấn Độ giúp Việt Nam xây dựng hai trung tâm đào tạo nhân lực phần mềm, tăng cường hợp tác năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Nhìn chung, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2006 có những bước phát triển mới, lĩnh vực hợp tác rộng hơn, trong đó yếu tố kinh tế đóng vai trò ngày càng tăng, hợp tác quốc phòng bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, quan hệ hai nước chưa có đột phá mạnh do thực lực còn hạn chế, lại đang trong quá trình cải cách, đổi mới cũng như điều chỉnh chính sách đối ngoại. Quan hệ kinh tế, KH- CN tuy có những bước phát triển, nhưng còn khiêm tốn so với tiềm năng mỗi nước; thương mại hai chiều còn thấp, Việt Nam luôn nhập siêu từ Ấn Độ. Mặc dù vậy, những kết quả đạt được trong giai đoạn này là những tiền đề, cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới trong các giai đoạn tiếp theo. Theo đó, giai đoạn 1991 - 2006, nhân tố truyền thống lịch sử

- văn hóa tiếp tục đóng vai trò làm nền tảng, cơ sở cho sự phát triển quan hệ song


phương Việt Nam - Ấn Độ. Bên cạnh đó, các nhân tố bên ngoài như cục diện thế giới, khu vực sau Chiến tranh Lạnh cũng như tình hình trong nước (công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Ấn Độ) có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của hai nước. Trong quá trình điều chỉnh ấy, nhân tố lợi ích quốc gia nổi lên hàng đầu chi phối chính sách đối ngoại của mỗi nước, tạo nên những tác động to lớn đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ.

1.2.2. Quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đối tác chiến lược lên đối tác chiến lược toàn diện (2007-2021)

1.2.2.1. Giai đoạn 2007-2015

Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, sau 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (7/2007), hai nước đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược (Xem phụ lục 2). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước đột phá mới trong quan hệ song phương, mở đường cho sự hợp tác sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm vì mục tiêu phát triển bền vững và thịnh vượng. Việt Nam là nước thứ ba ở Đông Á thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ sau Nhật Bản và Indonesia. Để hiện thực hoá quan hệ đối tác chiến lược, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hợp tác theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy thông qua tăng cường trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, của các bộ, ngành và địa phương; nâng cao hơn nữa hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao giữa hai quốc gia. Từ năm 2007 đến năm 2015, Việt Nam và Ấn Độ đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao nhằm tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ lợi ích chung và thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược (Xem Phụ lục 6). Trên cơ sở thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam và Ấn Độ đã triển khai các cơ chế đối thoại giữa hai nước như tổ chức Hội nghị Tham khảo chính trị Việt Nam - Ấn Độ (6 lần), Hội nghị Đối thoại chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (3 lần), chưa kể đến các Hội nghị Đối thoại Ấn Độ - ASEAN mà Việt Nam tham gia.

Quan hệ giữa ĐCS Việt Nam với các Đảng chính trị lớn của Ấn Độ phát triển tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hai nước. Các Đảng thường xuyên cử đoàn đại biểu tham dự các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc của nhau. Việt Nam đánh giá cao sự nhất trí trong chính sách của Ấn Độ đối với


Việt Nam cũng như sự đóng góp tích cực của các Đảng chính trị Ấn Độ vào việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược ngày càng phát triển sâu rộng, thực chất và hiệu quả. ĐCS Việt Nam và Đảng INC có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp kể từ năm 1989. Việc thúc đẩy quan hệ với Đảng INC góp phần tăng cường quan hệ hai nước, nhất là khi Đảng INC nắm quyền (Đảng cầm quyền trong Chính phủ Liên minh Tiến bộ thống nhất (UPA) giai đoạn 2004 - 2014). Quan hệ giữa ĐCS Việt Nam và Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) bắt đầu từ năm 2001 và tiếp tục được duy trì, phát triển.

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh, đây là lĩnh vực hợp tác được tăng cường mạnh mẽ giữa Việt Nam và Ấn Độ trong giai đoạn 2007 - 2015. Các hoạt động hợp tác quốc phòng bao gồm trao đổi đoàn cấp cao, đối thoại an ninh hàng năm, thăm cảng hải quân, xây dựng tàu, đào tạo và xây dựng năng lực, hỗ trợ trong việc duy trì trang thiết bị quân sự, tập trận đa phương, hợp tác ở diễn đàn khu vực như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+)... Từ năm 2007 đến năm 2015, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ không ngừng được tăng cường thông qua các chuyến viếng thăm cấp cao như chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony (2007, 2010), Đô đốc Sureesh Mehata (2008), Tướng Nguyễn Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng (2009), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (2015)... thăm Ấn Độ. Ấn Độ cung cấp gần 5000 phụ tùng quan trọng dùng cho tàu chiến chống ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam, giúp đào tạo lực lượng giữ gìn hòa bình cho Việt Nam để tham gia các sứ mệnh của Liên hợp quốc [248]. Từ năm 2008, Việt Nam tham gia các cuộc tập trận quân sự với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương. Tàu chiến của Ấn Độ (tàu khu trục INS Rajput, tàu hộ tống INS Kulish, Kirpan thăm Đà Nẵng năm 2006, tàu hải quân INS Kora và Kirpan thăm cảng Hải Phòng năm 2008…). Thông qua ADMM+, Ấn Độ ủng hộ các phương cách tiếp cận giải quyết tranh chấp Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế… Ấn Độ cam kết giúp Việt Nam trong huấn luyện các hoạt động của tàu ngầm, đào tạo 500 thủy thủ tác chiến tàu ngầm, nâng cấp khả năng chiến đấu của các quân binh chủng…

Trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/2014), Thủ tướng Ấn Độ N. Modi khẳng định hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng nhất. Ấn Độ cam kết hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng, an ninh cho Việt Nam. Điều này sẽ bao gồm việc mở rộng các chương trình đào tạo, cuộc tập trận chung và hợp tác trong các thiết bị quốc


phòng. Ấn Độ sẽ nhanh chóng thực thi gói 100 triệu USD tín dụng, cho phép Việt Nam có các tàu hải quân mới từ Ấn Độ [271]. Tháng 5/2015, Ấn Độ và Việt Nam đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2015 - 2020 và Biên bản ghi nhớ giữa Cảnh sát biển nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Lực lượng bảo vệ bờ biển nước Cộng hòa Ấn Độ về việc thiết lập quan hệ phối hợp nhằm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và phát triển hợp tác chung. Tuyên bố Tầm nhìn chung đã tạo thêm động lực cho việc mở rộng và phát triển quan hệ quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam và Ấn Độ. Hai nước duy trì các cơ chế hợp tác như: Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng, Đối thoại quốc phòng cấp Bộ trưởng, Nhóm Hợp tác quốc phòng song phương…

Hợp tác an ninh ngày càng được tăng cường và củng cố, thể hiện rõ nhất trong các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao và giữa các cơ quan an ninh của hai nước. Tháng 10/2007, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ Shivraj Patil, hai bên đã ký Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự và Thỏa thuận Trao đổi thông tin tình báo về chống khủng bố. Tháng 6/2009, hai bên ký Hiệp định Dẫn độ tội phạm. Bộ Công an Việt Nam cử nhiều đoàn sang Ấn Độ để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm an ninh, nhất là việc áp dụng KH-CN vào công tác an ninh. Hai bên còn tăng cường hợp tác trong bảo đảm an ninh mạng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia cũng như hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực về an ninh. Ấn Độ giúp Việt Nam xây dựng phòng thí nghiệm phục hồi dữ liệu điện tử chống tội phạm công nghệ cao.

Trên lĩnh vực kinh tế, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, Việt Nam và Ấn Độ đều đặt ưu tiên cao nhất cho phát triển kinh tế. Do đó, quan hệ kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn 2007

- 2015 có những tiến triển mạnh mẽ so với các giai đoạn trước. Năm 2009, Ấn Độ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (có hiệu lực từ 1/6/2010) cùng với việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã tạo thêm khuôn khổ pháp lý cho quan hệ kinh tế giữa hai nước. Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng so với mục tiêu đặt ra. Ví dụ: năm 2008 đạt 2.473,3 triệu USD, vượt xa mức 2 tỷ USD mà hai nước đặt chỉ tiêu trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007), năm 2010 mục tiêu đạt 2 tỷ, nhưng thực tế đạt 2.753,6 tỷ USD (Xem bảng 1.1).


Bảng 1.1: Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Ấn Độ (2007-2015)

(Đơn vị tính: triệu USD)


Năm

Tổng thương mại

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Cán cân thương mại

2007

1536,7

1357.0

179,7

1177,3

2008

2473,3

2094,3

389,0

1705,4

2009

1955,7

1536,1

419,6

1116,5

2010

2753,6

1762,0

991,6

770,4

2011

3900,0

2346,0

1554,0

792,5

2012

3937,0

2159,0

1778,0

381,0

2013

5235,0

2353,0

2882,0

-529,0

2014

5600,0

3130,0

2450,0

680,0

2015

5129,0

2473,0

2656,0

-183,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Những nhân tố tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2007 đến nay - 7

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan Việt Nam

Mặc dù còn nhập siêu từ Ấn Độ các hạng mục như dược phẩm, dụng cụ y tế, linh kiện máy tính, thức ăn gia súc, sắt thép…, nhưng các cân thương mại giữa hai nước ngày càng cân bằng. Tuy nhiên, một hạn chế trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Ấn Độ là tỷ phần thương mại của Việt Nam trong tổng thương mại với Ấn Độ còn rất thấp và ngược lại, Ấn Độ cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thương mại của Việt Nam [48, tr.176]. Kể từ khi hai nước trở thành đối tác chiến lược, đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam tăng nhanh, bước đầu đã hình thành làn sóng đầu tư của các tập đoàn lớn như ONGC, Tata, Relience, Essar, Inforsys, NIIT, Wipro, Ranbasy, Satyam, Gail, Aditya Birla… Các tập đoàn này đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt, khai thác, chế biến khoáng sản), sản xuất đường, hóa chất dùng trong nông nghiệp, CNTT và chế biến nông sản [246]. Nếu năm 2008, mới có 31 dự án, trị giá 190,5 triệu USD, thì năm 2013, Ấn Độ đã có 77 dự án đầu tư vào Việt Nam, trị giá 254 triệu USD. Đến tháng 3/2015, Ấn Độ có 95 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 324 triệu USD, xếp thứ 30/101 quốc gia và vùng lãnh thổ [30]. Ngược lại, Việt Nam đầu tư vào Ấn Độ rất ít. Tính hết quý một năm 2015, đầu tư của Việt Nam sang Ấn Độ chỉ đạt 24 triệu USD [106]. Nhìn chung, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và Ấn Độ còn khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác phát triển của hai nước. Hai bên chưa thật sự đi sâu tìm hiểu thị trường của nhau, ít trao đổi, hiểu biết về nhu cầu của nhau, nên chưa mạnh dạn đầu tư; hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của Việt Nam còn quá ít do các cơ chế hợp tác chưa phù hợp, cách xa về địa lý, các hàng rào thuế quan…[68].


Trên lĩnh vực KH-CN, văn hóa - giáo dục, đào tạo, kể từ khi quan hệ song phương được nâng cấp lên đối tác chiến lược, hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với cấp độ quan hệ và tiềm năng mỗi nước. Trong vài năm gần đây, do nhu cầu phát triển, nội dung hợp tác KH-CN giữa Việt Nam và Ấn Độ được mở rộng trên một số lĩnh vực mới như: KH-CN phục vụ thu thập thông tin về thời tiết, năng lượng mới, công nghệ vật liệu... Việt Nam và Ấn Độ cùng nghiên cứu chung một số dự án và ứng dụng khá hiệu quả vào thực tiễn từng nước. Tuy nhiên, hợp tác KH- CN giữa hai nước còn một số tồn tại như: (i) các hoạt động trao đổi đoàn thông qua các chương trình hợp tác của hai bên còn ít, đặc biệt giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu; (ii) hợp tác chủ yếu mang tính một chiều: Ấn Độ giúp đỡ, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam là chính; (iii) Lĩnh vực hợp tác về công nghệ mới còn hạn chế, chủ yếu do Ấn Độ chưa thấy lợi ích về KH-CN trong hợp tác với Việt Nam, trong khi năng lực của đối tác Việt Nam còn thấp.

Đối với lĩnh vực văn hóa, kể từ khi Thủ tướng N.Modi lên nắm quyền, văn hóa trở thành một trụ cột trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, theo đó hợp tác trong lĩnh vực văn hóa với Việt Nam cũng được tăng cường, đặc biệt là Phật giáo. Hàng năm, Việt Nam và Ấn Độ đều tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật và văn hoá. Hai bên ký kết Chương trình trao đổi văn hoá giai đoạn 2007 - 2009, tổ chức tuần lễ phim, biểu diễn nghệ thuật, tọa đàm, hội thảo giao lưu văn hóa Việt Nam-Ấn Độ, ngày hội quốc tế Yoga, Festival Ấn Độ… để tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Năm 2017, Ấn Độ mở Trung tâm Văn hóa Ấn Độ tại Hà Nội nhằm thúc đẩy giao lưu giữa các đoàn nghệ thuật hai nước, tổ chức các liên hoan phim tại Hà Nội và các hoạt động văn hóa khác. Năm 2014, Việt Nam và Ấn Độ ký kết Bản ghi nhớ về Bảo tồn và Trùng tu Tháp Chàm do Cục Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ tài trợ tại Khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam). Việt Nam và Ấn Độ tiến hành tổ chức Đại lễ Phật giáo Ấn Độ trong khuôn khổ tuần lễ “Festival văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam”, triển lãm tranh “Đức Phật đắc đạo” nhằm góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hai nước trên nền tảng Phật giáo.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, Việt Nam là quốc gia nhận được nhiều học bổng của Chương trình Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC). Giai đoạn 2001-2008, Ấn Độ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp của Việt Nam tại sáu trường đại học hàng đầu ở Việt Nam. Các tập đoàn NITT, APTECH đã thiết lập các trung tâm đào tạo CNTT tại Việt Nam. Năm 2012, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á được thành lập, góp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022