Người Thừa Kế Có Quyền Hưởng Di Sản Và Người Thừa Kế Không Có Quyền Hưởng Di Sản 108191

khai sinh theo qui định của Nghị định này, nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà sống chưa được 24 giờ thì không phải đăng ký khai sinh" [11].

+ Điều 29 qui định đăng ký khai tử cho trẻ em sinh ra rồi mới chết: "Trẻ em sinh ra mà sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết thì vừa phải đăng ký khai sinh, vừa phải đăng ký khai tử nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải đăng ký khai tử" [11].

Với những qui định trên thì một đứa trẻ sinh ra và còn sống sau từ 24 giờ trở lên thì sẽ được hưởng di sản mà người chết để lại. Trường hợp sinh ra nhưng bị chết ngay hoặc chết trước 24 giờ thì đứa trẻ đó không được nhận di sản mà người chết để lại.

Theo qui định trong luật La Mã cổ đại, người thừa kế phải là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nếu người thừa kế là thai nhi thì phải được sinh ra sau khi người để lại di sản chết 300 ngày (10 tháng). Luật XII bảng qui định: "Tôi được biết rằng khi người đàn bà sinh đẻ vào tháng thứ 11 sau khi chồng chết thì có việc dường như người đàn bà có thai sau khi chồng chết, bởi ủy ban mười người đã ghi rằng con người sinh ra vào tháng thứ mười chứ không phải vào tháng thứ mười một (bảng IV)". Về cơ bản căn cứ xác định người thừa kế trong luật La Mã cổ và qui định của Bộ luật Dân sự năm 2005, là người thừa kế phải là người thừa kế còn sống vào thời điểm mở thừa kế và với thai nhi tồn tại tối đa là 300 ngày kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu trong khoảng thời gian này mà thai nhi được sinh ra thì mặc nhiên được coi là đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế và người được sinh ra sau thời điểm mở thừa kế được hưởng di sản của người chết theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật.

Với người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật là cá nhân thì không phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự họ đều có quyền nhận di sản và phải thực hiện nghĩa vụ tài sản tương ứng với phần di sản được

nhận. Đối với trường hợp người thừa kế là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của họ trong phạm vi di sản được nhận, tuy nhiên việc thực hiện nghĩa vụ của họ do những người giám hộ thực hiện. Ngoài ra người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản hoặc chuyển quyền nhận di sản của mình cho những người thừa kế khác, từ chối nhận di sản là hành vi pháp lý của người thừa kế khước từ hưởng di sản theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Hậu quả của việc từ chối nhận di sản là phần di sản bị người thừa kế từ chối được chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Những người được hưởng phần di sản này có nghĩa vụ tương ứng trong phạm vi di sản mà họ được hưởng.

Nếu người thừa kế là cá nhân có quyền được hưởng di sản của người đã chết theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật, thì với người thừa kế là tổ chức chỉ được hưởng di sản của người chết theo di chức. Tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp…Theo qui định của pháp luật, tổ chức được chỉ định thừa kế trong di chúc chỉ được nhận di sản thừa kế nếu tổ chức còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì được hưởng di sản. Mặc dù khi chia thừa kế tổ chức không còn tồn tại thì di sản vẫn thuộc về tổ chức vì vậy di sản phải được chia cho các thành viên của tổ chức. Tuy nhiên, theo qui định của pháp luật về thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực của tổ chức thì sau khi giải thể, năng lực chủ thể của tổ chức chấm dứt cho nên di sản không thể chia đều cho các thành viên, bởi các thành viên không có tư cách chủ thể do đó tài sản không có chủ sở hữu sẽ thuộc nhà nước theo qui định tại Điều 644 Bộ luật dân sự.

1.2.1.1. Người thừa kế theo di chúc


Người thừa kế theo di chúc là người được xác định do ý chí của của người có di sản nên phạm vi những người được hưởng di sản theo di chúc rộng hơn rất nhiều so với người được hưởng di sản theo pháp luật. Người thừa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

kế theo di chúc có thể là cá nhân bất kỳ, nếu được chỉ định trong di chúc mà không cần xét đến những quan hệ khác của họ đối với người để lại di sản. Người thừa kế theo di chúc có thể là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc không thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản, pháp luật không qui định phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc mà việc được hưởng di sản của người chết theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ để lại cho những người thừa kế. Phần di sản mà mỗi một người thừa kế được hưởng theo di chúc được hưởng có thể bằng nhau, nhiều hơn hoặc ít hơn nhau, điều này tùy thuộc vào việc phân định di sản của người lập di chúc định đoạt. Người được chỉ định thừa kế theo di chúc có thể là người được hưởng toàn bộ khối di sản của người chết để lại nếu không có sự hạn chế liên quan đến người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc qui định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản. Đây là những người thừa kế không thể bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản hoặc chỉ cho họ hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất theo luật, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản tại Điều 642 hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì những người đó vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản của người chết được chia theo qui định của pháp luật.

1.2.1.2. Người thừa kế theo qui định của pháp luật

Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành - 3


Nếu người thừa kế theo di chúc là cá nhân bất kỳ ai là người thuộc diện hay không không thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản kể cả cơ quan, tổ chức được hưởng di sản do ý chí của người để lại di sản quyết định. Thì người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và là người có

quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa kế theo luật được quyền hưởng di sản một cách bình đẳng, ngang nhau giữa những người thừa kế cùng hàng. Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định người thừa kế theo luật được qui định theo thứ tự sau:

- Hàng thừa kế thừa nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nguyên tắc khi chia tài sản theo luật đó là, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, những người thừa kế ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

1.2.2 Người thừa kế có quyền hưởng di sản và người thừa kế không có quyền hưởng di sản

1.2.2.1. Người thừa kế có quyền hưởng di sản

Những người có quyền hưởng di sản của nhau là những người có mối liên hệ với nhau về việc hưởng di sản của nhau. Vì thế, quyền hưởng di sản của những người này có thể được xác định theo hai căn cứ sau:

+ Theo qui định của pháp luật: Những người có quyền hưởng di sản của nhau là những người mà giữa họ có mối liên hệ với nhau về việc hưởng di

sản của nhau trong những trường hợp được pháp luật xác định, giữa họ có một trong ba mối quan hệ với nhau về hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Bao gồm cha mẹ với các con; vợ với chồng; ông bà với các cháu, chắt; các anh, chị, em ruột với nhau; cô ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, dì ruột với các cháu của họ (quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật).

+ Theo ý chí của các chủ thể: Người có di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình để lại cho người thừa kế, và nếu di chúc hợp pháp thì người được chỉ định thừa kế theo di chúc có quyền hưởng phần di sản đã được định đoạt cho họ trong bản di chúc đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống với người lập di chúc. Quyền của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp nếu họ không cho những người thân thích như cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của họ được hưởng di sản hoặc cho hưởng nhưng ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo luật thì theo qui định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo qui định tại điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 của bộ luật này [27].

1.Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng

2.Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

Như vậy, quyền hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của những người thừa kế trong trường hợp trên là hoàn toàn phù hợp với phong tục tập quán cũng như phù hợp với các qui tắc đạo đức trong đời sống

của người Việt Nam, bởi người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bao gồm cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản và con dưới 18 tuổi của những người đó, bao gồm con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú. Ngoài ra người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có khả năng để tự nuôi sống bản thân là những người có quan hệ thân thích gần gũi nhất đối với người để lại di sản.

Theo qui định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt được hưởng nếu còn sống [27].

Trong trường hợp thừa kế theo qui định của pháp luật, thì những người ở hàng thừa kế sau không có quyền được hưởng di sản nếu vẫn có người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất theo luật, nhưng vẫn có ngoại lệ đó là khi họ được thừa kế thế vị và việc họ được hưởng di sản về bản chất không phải với tư cách của người hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai theo luật của ông bà, cha mẹ. Dựa trên cơ sở của pháp luật tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005, theo đó cháu của người để lại di sản chỉ được thừa kế thế vị phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Cha mẹ của cháu nếu còn sống thì được hưởng di sản của ông bà và khi ông bà chết là căn cứ cho các cháu được thừa kế thế vị, nhưng nếu cha hoặc mẹ của cháu khi còn sống không có quyền thừa kế thì mặc dù họ có chết trước người để lại di sản thì con, cháu của họ cũng không được thừa kế thế vị. Như vậy, việc thừa kế thế vị của con, cháu phải dựa trên quyền được nhận di sản hay không được nhận di sản của ông bà nội, ngoại khi cha hoặc mẹ cháu còn sống. Nếu cha hoặc mẹ

cháu khi còn sống cũng không có quyền hưởng theo pháp luật di sản của ông bà, thì cho dù cha mẹ của cháu có chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà thì cháu cũng không được hưởng thừa kế thế vị từ ông, bà.

Giữa con riêng của vợ, của chồng với cha dượng, mẹ kế liệu có phát sinh việc thừa kế thế vị không? Theo qui định tại Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 2005 "Con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo qui định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này" [27]. Con riêng của vợ hay chồng người chết không được nhận di sản thừa kế của người chết theo luật bởi giữa họ không có quan hệ huyết thống và không có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con nhưng nếu họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con và yêu thương, có trách nhiệm với nhau như ruột thịt thì họ có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật của nhau. Đây cũng là căn cứ để xác định quyền nhận thừa kế thế vị cho những người con của con riêng của những người để lại di sản là cha kế, mẹ kế chết sau những người đó.

Người được hưởng di sản là Nhà nước. Dựa trên qui định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2005 "Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng những người thừa kế đó không được quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thì tài sản thuộc về Nhà nước" [27].

Đối với trường hợp di sản không có người thừa kế, Điều 768 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp qui định khi mở thừa kế mà không có người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước, cơ quan quản lý công sản phải yêu cầu Tòa án cho phép nhận di sản. Sau khi Tòa án chấp nhận cho cơ quan công sản hưởng di sản có nghĩa Tòa án đã xác định người để lại di sản không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Ngoài ra qui định của Bộ luật Dân sự một số nước như Nhật Bản, Thái Lan… qui định về di sản không có

người thừa kế thì trình tự thủ tục chuyển cho Nhà nước đều theo quyết định của Tòa án là hợp lý và đảm bảo được sự khách quan.

Như vậy người có quyền hưởng di sản là những người thừa kế theo pháp luật, theo di chúc, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, người được thừa kế thế vị và Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt trong quan hệ thừa kế.

1.2.2.2 Người thừa kế không có quyền hưởng di sản

Hưởng di sản thừa kế là quyền của công dân được pháp luật ghi nhận, từ Hiến pháp 1946 cho đến Hiến pháp 1992 đều qui định công dân được Nhà nước và pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu và thừa kế tài sản.Trên cơ sở những căn cứ pháp lý đó, quyền hưởng di sản thừa kế, quyền được pháp luật bảo vệ khi những lợi ích đó của công dân bị người khác xâm phạm đã được qui định cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trong việc hưởng di sản thừa kế, khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 là một chế tài nghiêm khắc của pháp luật áp dụng đối với người có những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người không được quyền hưởng di sản bao gồm:

a. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

b. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

c. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

d. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 02/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí