Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


HÀ DIỆU HẰNG


NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


HÀ DIỆU HẰNG

Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành - 1


NHỮNG NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH


Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phùng Trung Tập

MỤC LỤC


Trang


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ VÀ 6

NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN

1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 6

1.1.1. Khái niệm thừa kế 6

1.1.2. Quyền thừa kế 9

1.2. Khái niệm người thừa kế và người không được quyền hưởng di sản 11

1.2.1. Khái niệm người thừa kế 11

1.2.2. Người thừa kế có quyền hưởng di sản và người thừa kế không có quyền 16 hưởng di sản

1.3. Tiến trình phát triển những qui định của pháp luật về người không được 21 quyền hưởng di sản ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay

1.3.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8 năm 1945 21

1.3.2. Giai đoạn từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước ngày Pháp lệnh 23 Thừa kế 1990 được ban hành

1.3.3. Giai đoạn từ khi Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 có hiệu lực đến năm 2005 27

1.3.4. Từ năm 2005 đến nay 29

Chương 2: NGƯỜI THỪA KẾ KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN HƯỞNG DI SẢN 33

2.1. Những trường hợp người thừa kế không có quyền hưởng di sản 33

2.1.1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về 33

hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người đó

2.1.2. Người vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản 42

2.1.3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế 52

khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền được hưởng

2.1.4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản 55

trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản

2.2. Hậu quả pháp lý của Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 61

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 66

NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ NGƯỜI KHÔNG CÓ QUYỀN HƯỞNG DI SẢN

3.1. Thực trạng pháp luật 66

3.2. Một vài ý kiến hoàn thiện các qui định về người thừa kế không có quyền 78 hưởng di sản

KẾT LUẬN 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Bộ luật Dân sự năm 2005 điều chỉnh các quan hệ tài sản của các cá nhân và tổ chức trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, để tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và toàn diện trong lĩnh vực dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các giao lưu dân sự được ổn định, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong Bộ luật Dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan trọng trong việc dịch chuyển tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế của họ theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Thừa kế ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường, khi tài sản của người dân tăng lên đáng kể về cả số lượng và chất lượng và cùng với nhu cầu để lại tài sản của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, tài sản của cha mẹ để lại cho con cái, ông bà để lại cho cháu... cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trong việc dịch chuyển tài sản này cần có các qui phạm pháp luật tương ứng và phù hợp để điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản cũng như người thừa kế trong quan hệ này.

Chế định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay được qui định khá đầy đủ nhưng khi áp dụng qui định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đó còn gặp nhiều vướng mắc bởi đa số các vụ việc về thừa kế đều có những tình tiết tương đối phức tạp, trong khi đó qui định của pháp luật trong việc điều chỉnh quan hệ trên chưa thật sự đầy đủ và mang tính cụ thể nên quá trình áp

dụng pháp luật về thừa kế để giải quyết các tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế có nhiều vụ việc về thừa kế đã được giải quyết nhưng giải quyết không triệt để và không giải quyết dứt điểm được những mâu thuẫn về lợi ích của nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện đó, ngoài ra khi giải quyết những vụ án tranh chấp về thừa kế một số quyết định của cơ quan có thẩm quyền lại gây hoang mang cho người dân bởi cùng một vụ việc nhưng mỗi một cấp xét xử lại đưa ra những phán quyết khác nhau, điều này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân cũng như khó khăn gặp phải trong giai đoạn thi hành án mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, sự nghi ngờ của người dân về năng lực xét xử cũng như sự công tâm của thẩm phán trong quá trình xét xử đối với những tranh chấp về thừa kế…

Những tranh chấp về thừa kế hiện nay, phần lớn đều liên quan đến việc xác định người thừa kế theo luật, người không được quyền hưởng di sản, người được hưởng thừa kế thế vị… Tuy nhiên những qui định của pháp luật về những trường hợp trên lại chưa đầy đủ, hoặc có qui định nhưng chưa rõ ràng và không có văn bản hướng dẫn áp dụng, dẫn tới phán quyết của Tòa án trong nhiều vụ việc còn gây tranh cãi điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thừa kế đôi khi còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong lĩnh vực thừa kế. Với tầm quan trọng của chế định về thừa kế cùng với những vấn đề phức tạp liên quan đến thừa kế nảy sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi các qui định của pháp luật liên quan đến vấn đề thừa kế phải không ngừng được hoàn thiện và mở rộng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như là cơ sở để giải quyết các các tranh chấp về thừa kế trên thực tế ngày càng có hiệu quả hơn.

Nhu cầu về việc sửa đổi, hoàn thiện các qui định của pháp luật về thừa kế cũng như việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp về thừa kế là một nhu cầu chính đáng. Để có thể đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của cá nhân có tài sản trong việc dịch chuyển tài sản của họ

cho những người thừa kế, trong chế định về thừa kế bên cạnh những qui định của pháp luật cho phép công dân có quyền được hưởng di sản từ người để lại di sản và quyền để lại tài sản của mình cho những người thừa kế, thì Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người không có quyền hưởng di sản là một chế tài áp dụng đối với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người để lại di sản và của những người thừa kế khác. Trong điều luật trên, ngoài việc thể hiện sự lên án, cái nhìn nghiêm khắc của nhà nước và xã hội đối với người thừa kế không có quyền được hưởng di sản, điều luật còn thể hiện tính nhân văn, tính giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân. Đi sâu vào phân tích nội dung của điều luật còn rất nhiều vấn đề cần bàn luận, chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài "Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành" với mong muốn đóng góp một phần nào đó trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Bộ luật Dân sự nói chung và chế định về thừa kế nói riêng trong đó có nội dung về người thừa kế không có quyền hưởng di sản.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Thừa kế là một phần nội dung rất quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2005, cho nên các đề tài nghiên cứu về thừa kế khá nhiều và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học, luận án tiến sĩ… như "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ 1945 đến nay" của Phùng Trung Tập, "Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam" của Trần Thị Huệ, "Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của Nguyễn Ngọc Điện… Ngoài ra, đề tài về thừa kế này còn được nghiên cứu và đăng trên các báo, tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Đặc san khoa học pháp lý với những nội dung rất phong phú. Về qui định của pháp luật liên quan đến người thừa kế không có quyền hưởng di sản, trong một số đề tài nghiên cứu, bài viết có đề cập đến nội dung trên

nhưng chủ yếu được nghiên cứu trên phạm vi rộng, chưa đi sâu phân tích và làm rõ những nội dung qui định tại điều luật. Với đề tài "Những người không được quyền hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành", tác giả chỉ đi sâu phân tích, làm sáng tỏ bản chất và các qui định của pháp luật về vấn đề trên với mục đích làm rõ và đưa ra hướng hoàn thiện qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005.

3. Phương pháp nghiên cứu


Cơ sở của phương pháp nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận là dựa trên học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, chứng minh để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và khoa học.

4. Những kết quả mới của luận văn


Đề tài liên quan đến lĩnh vực thừa kế từ trước đến nay đã có nhiều công trình mang tích chất toàn diện. Do vậy việc nghiên cứu vấn đề về thừa kế trong phạm vi hẹp sẽ có giá trị trong việc nhìn nhận và đề xuất những vướng mắc mà pháp luật về thừa kế còn bỏ ngỏ hoặc đã có qui định nhưng không phù hợp với tình hình thực tế, với phạm vi một đề tài tốt nghiệp, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào người thừa kế không có quyền hưởng di sản, sự khác nhau giữa người được hưởng với người không được hưởng di sản để di đến cách hiểu cụ thể về những người không có quyền hưởng di sản và phân biệt với các trường hợp không được hưởng di sản khác. Từ việc phân tích điều luật nêu lên những vướng mắc còn tồn tại trên thực tế và đưa ra một vài ý kiến đóng góp hoàn thiện đối với qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/01/2024