Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Thể Hiện Tính Đối Lập Giữa Chủ Nghĩa Cá Nhân Và Chủ Nghĩa Tập Thể:

có liên quan hoặc người ngoài được xem là lén lút hoặc hèn nhát. Chính sự đối đầu trực tiếp với mâu thuẫn này đã dẫn đến tính thẳng thắn trong giao dịch của người Mỹ. Ngoại trừ các trường hợp giao dịch để lừa đảo, các nhà buôn Mỹ thường rất bộc trực, nếu họ nói “có” thì có nghĩa là “có”, “không” có nghĩa là “không”. Phản ứng này khác với người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng vốn rất ngại ngần, thích dùng phương pháp mềm, lấy duy trì quan hệ làm trọng và đặc biệt tránh xung đột. Trong khi đó, người Nhật Bản đối nhân xử thế rất khéo léo, họ rất nhạy cảm, tế nhị trong giao tiếp và luôn luôn tôn trọng đối phương nên không bao giờ chỉ trích thẳng thắn đặc biệt là với nhân viên vì theo họ nếu làm vậy sẽ làm giảm năng suất lao động và gây hại cho công ty. Ngoài ra, họ cũng không bao giờ từ chối hay nói “không” một cách trực tiếp và thường né tránh cho dù rõ ràng phải trả lời như vậy.

Còn trong các DN Đức, những bất đồng, tranh luận thường ít xảy ra. Những bất đồng có thể được đưa ra trên bàn họp, cũng có thể được nói với nhau trên bàn ăn. Những mâu thuẫn thường được giải quyết nhẹ nhàng, riêng tư.

Các nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn với người Mỹ: Trước cuộc gặp mặt:

(1) Chọn lọc vấn đề:

- Cố gắng tìm hiểu tất cả các khía cạnh của mâu thuẫn

- Cố gắng hiểu địa vị của người khác


(2) Chuẩn bị cho vị trí của mình:

- Có các yếu tố/ tài liệu theo quan điểm của bạn

- Trình bày lại những gì bạn sẽ nói Khi gặp mặt

(1) Nêu ra quan điểm của bạn:

- Hãy nói vị trí của bạn một cách trực tiếp và rõ ràng

- Tập trung vào các yếu tố

- Đề nghị một giải pháp, nhưng đó không phải là giải pháp duy nhất mà bạn có thể chấp nhận

(2) Lắng nghe:

- Nhận thức được vị trí/ cảm xúc của người khác. Hãy để người đối diện biết rằng bạn hiểu và biết đánh giá quan điểm của họ

- Đặt câu hỏi để chắc chắn là bạn hiểu được tất cả những vấn đề của người khác

(3) Cố gắng đồng ý một giải pháp

- Tìm kiếm một giải pháp thắng lợi – những điều mà bạn có thể chấp nhận được

- Tiến hành một kế hoạch để thực hiện những giải pháp đó

3.1.3. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể

Bảng 3: Các tiêu chí đánh giá về mức độ thể hiện tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể:

Mức độ thấp

Mức độ cao

(Venezuela, Colombia, Đài Loan, Mexico, Hy Lạp,…)

- Công ty giống như gia đình

- Công ty bảo vệ lợi ích của nhân viên.

- Các thông lệ được xây dựng dựa trên lòng trung thành, ý thức nghĩa vụ và sự

tham gia theo nhóm.

(Mỹ, Australia, Anh, Canada, Hà Lan,…)

- Công ty ít mang tính gia đình

- Nhân viên bảo vệ lợi ích riêng của họ

- Các thông lệ được xây dựng để

khuyến khích sự sáng tạo cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 9

(Nguồn: Bài giảng văn hóa kinh doanh, Bộ môn Văn hóa kinh doanh Trường đại học Kinh tế Quốc dân, 268)

Như đã nói ở trên, văn hóa Mỹ là một nền văn hóa nổi tiếng vì tôn thờ chủ nghĩa các nhân. Tự do cá nhân là một giá trị phổ biến. Khác với người

Châu Á nói chung luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu, đối với người Mỹ, lợi ích cá nhân mới chính là điều mà họ hướng đến khi bắt tay vào làm bất kì một công việc gì. Môi trường DN Mỹ luôn nhấn mạnh đến sự thể hiện cá nhân, các thành tích cá nhân cũng được đánh giá và khen thưởng xứng đáng chứ không có sự đánh đồng, trộn lẫn với những giá trị chung của tập thể như thường thấy trong các DN Châu Á. Tại các công ty Mỹ, cá nhân là người ra quyết địnhvà tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Thành tích cá nhân rất được coi trọng, người Mỹ thường nói: “ Nếu bạn không tự mình bước đi, bạn sẽ không thể đi xa hơn”. Chính vì vậy, trong các DN Mỹ các nhân viên luôn tìm mọi cách để thể hiện những tính cách riêng biệt nhằm khẳng định giá trị bản thân. Trong các cuộc họp họ luôn thẳng thắn nói lên những suy nghĩ, chính kiến riêng và thường xuyên đặt câu hỏi, vừa để giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề mà họ đang quan tâm, vừa để bộc lộ quan điểm và thái độ của chính mình, qua đó dần khẳng định vị thế của mình. Các nhà quản lý Mỹ không bao giờ có thái độ kì thị hay gây khó dễ cho nhân viên dám góp ý hay phê bình thẳng thắn hay những nhân viên có thành tích tốt; trái lại, họ luôn động viên khuyến khích nhân viên của mình “nói thẳng nói thật” và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ có thể phát huy mọi khả năng sẵn có của mình để phục vụ tốt nhất cho lợi ích của toàn doanh nghiệp. Ngược lại, văn hóa Nhật Bản rất chú trọng đến chủ nghĩa tập thể. Các công ty Nhật quan tấm đến thành viên trên tinh thần “xí nghiệp là nhà”. Tổ chức sinh nhật cho từng thành viên, chỗ ăn chố ở cho cả gia đình nhân viênTại các công ty lớn còn có bác sĩ và chuyên gia tâm lý đảm nhận nhiệm vụ chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân viên và gia đình họ. Đổi lại, các thành viên của công ty hết sức trung thành. Cuộc sống cá nhân gắn liền với công việc, kỷ luật tự giác được đề cao. Ngoài ra, người Nhật Bản vốn rất nhạy cảm, tế nhị trong giao tiếp và luôn luôn tôn trọng đối phương nên không bao giờ chỉ trích thẳng thắn vì nếu làm như vậy, theo họ, sẽ làm giảm năng suất lao động gây hại cho công ty.

Nếu ở Việt Nam một văn bản chỉ có chữ kí cá nhân đại diện cho doanh nghiệp mà thiếu mất dấu của doanh nghiệp đó thì cũng được coi là không có giá trị về mặt luật pháp; thì tại Mỹ, trong các hợp đồng, giấy giới thiệu hoặc thư từ quan trọng, chữ ký cá nhân chính là sự đảm bảo tính xác thực của các văn bản này. Đây là ví dụ điển hình và rõ ràng nhất chứng minh cho đặc điểm coi trọng chủ nghĩa cá nhân hơn chủ nghĩa tập thể tại Mỹ.

Ngoài ra, các công ty Hoa Kỳ thường sử dụng đòn bẩy vật chất hơn là đòn bẩy tinh thần. Họ ít khi chú ý xây dựng và truyền bá rộng rãi, kỹ lưỡng triết lý kinh doanh cho nhân viên như các công ty Nhật Bản mà thiên về khuyến khích tăng năng suất và chất lượng bằng tiền lương, tiền thưởng. Do đó, công nhân Hoa Kỳ có thói quen tập trung sức lực trước hết cho các phần việc của cá nhân mình, chứ không phải của chung một tập thể. Công nhân Hoa Kỳ chỉ biết lo trách nhiệm của riêng mình, không hề bận tâm đến chất lượng lao động yếu kém của người công nhân kế cận mặc dù như vậy sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm của xí nghiệp. Tính chủ nghĩa cá nhân và thực dụng đã trở thành một đặc trưng trong các doanh nghiệp Mỹ.

3.1.4. Tính đối lập giữa nam tính và nữ tính

Tính đối lập giữa nam và nữ phản ánh mối quan hệ giữa giới tính và vai trò của từng giới trong công việc.

Bảng 4: Tiêu chí đánh giá về tính đối lập giữa nam tính và nữ tính:


Mức độ thấp

Mức độ cao

(Thụy Điển, Đan Mạch, Thái Lan, Phần Lan,…)

- Sự phân biệt giới tính không đáng kể

- Công ty không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của nhân viên

- Số phụ nữ tham gia vào công việc

(Nhật Bản, Venezuela, Mexico, Australia,…)

- Sự khác biệt giới tính rất rõ nét

- Vì lợi ích của công ty, cuộc sống riêng tư của cá nhân có thể bị can

thiệp


chuyên môn nhiều hơn

- Các kỹ năng trong giao tiếp được chú trọng

- Không chỉ những phần thưởng vật chất mà những khích lệ về mặt tinh

thần xã hội cũng được chú trọng

- Số phụ nữ làm công việc chuyên môn ít hơn

- Sự quyết thắng, cạnh tranh và công bằng được chú trọng

- Công việc được coi là mối quan

tâm chính của cuộc sống


(Nguồn: Bài giảng văn hóa kinh doanh, Bộ môn Văn hóa kinh doanh Trường đại học Kinh tế Quốc dân, 271)

Nhật Bản là nước có chỉ số nam quyền lớn nhất (95/100). Biểu hiện tiêu biểu là phụ nữ Nhật Bản, đặc biệt là những người đã lập gia đình, hiếm khi đi làm và nếu có họ hầu như khó có cơ hội thăng tiến, công việc của họ chủ yếu là công việc bàn giấy thông thường, không đòi hỏi trách nhiệm và cố gắng cao. Còn ở Mỹ, khoảng trên 60% phụ nữ Mỹ đi làm. Số phụ nữ đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong kinh doanh mặc dù vẫn còn ít, song đang tăng lên. Phụ nữ có cương vị cao trong các cơ quan hoặc công ty nhiều hơn và có quyền lực hơn so với các nơi khác trên thế giới. Phụ nữ Mỹ không muốn bị coi là đặc biệt hoặc không quan trọng. Trong kinh doanh, phụ nữ Mỹ cũng quyết đoán không kém gì nam giới.

Mặc dù vậy, ở Mỹ vẫn chưa hết sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ cho dù người ta luôn nhấn mạnh đến sự bình đẳng giới trong xã hội ngày nay. Theo thống kê xã hội học, cả về trình độ chuyên môn và trình độ học vấn, nữ giới đều thấp hơn nam giới. Sự hiện diện của phụ nữ trong giới điều hành công ty Mỹ vẫn chỉ là thiểu số và họ gặp phải nhiều rào cản trong nỗ lực tiến lên. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều công ty (chủ yếu là công ty nhỏ) mà phụ nữ nắm giữ những vị trí có uy quyền lớn. Điều này được thể hiện: năm 1973, tỷ lệ nữ giới làm chủ trong các DN là 17%, đến năm 2000 cũng chỉ nhích lên đến con số 20%. Sau 27 năm thì tỷ lệ nữ giới làm chủ trong các DN cũng chỉ

tăng lên 3%. Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động kinh doanh Mỹ đã được quan tâm đến nhưng rõ ràng là còn nhiều thiếu sót, chưa thể khai thác hết khả năng của nữ giới trong thế giới hiện nay.

3.2. Mô hình VHKD tiêu biểu của một vài DN Mỹ

Văn hóa doanh nghiệp là một lĩnh vực nghiên cứu còn tương đối mới mẻ trên thế giới, khởi nguồn từ sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản đã biết kết hợp những điểm mạnh trong văn hóa dân tộc mình với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại của nước ngoài để làm nên “sự thần kỳ Nhật Bản” trong những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, những người đầu tiên tổng hợp những thành tựu ấy thành lý thuyết về VHDN lại là các nhà nghiên cứu Mỹ và nhiều công ty Mỹ cũng đã thành công trong việc xây dựng VHDN, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững không chỉ có ở thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới. Chính vì vậy, trong phạm vi của khóa luận này, em xin lựa chọn một vài mô hình DN Mỹ tiêu biểu để nghiên cứu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực còn mới mẻ này.

3.2.1. Văn hóa Google

Google được thành lập khi Larry Page và Sergey Brin làm tiến sĩ tin học tại trường đại học Stanford. Trong lần đầu tiên gặp nhau ở buổi lễ tốt nghiệp dành cho sinh viên công nghệ thông tin vào năm 1995, họ thật sự không thích nhau; ai cũng nghĩ người kia thật khó chịu. Họ tranh cãi mọi đề tài mà họ thảo luận nhưng cuối cùng, những ý kiến mạnh mẽ và quan điểm khác nhau của họ cũng tìm thấy một điểm chung duy nhất để giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của máy vi tính: tìm được những thông tin tương đương trong kho giữ liệu đồ sộ.

Đầu năm 1997, Page đã tạo ra công cụ tìm kiếm cơ bản được đặt tên là BackRub. Nó được đặt tên này bởi nó liên quan các đường dẫn đến các trang web, giúp người sử dụng sắp xếp kết quả tìm kiếm được theo một trật tự

65

logic. Lần đầu tiên có một cách tìm kiếm trên Internet đạt kết quả hữu ích nhanh chóng. Page cũng đã tạo ra một kiểu môi trường phục vụ mới mà sử dụng những máy vi tính cũ dòng tương đương thay vì những cỗ máy to lớn đắt tiền.

Mùa thu năm 1997, Brin và Page quyết định BackRub cần thay bằng một cái tên khác và Google ra đời từ đó.

Ngày 7/9/1998, công ty Google chính thức được thành lập và đến nay công ty đã phát triển với một tốc độ không ngờ và đạt được những thành tự đáng kể. Công ty này đã được đánh giá là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet với 99% người sử dụng xác nhận tính ưu việt hơn hẳn so với đối thủ.

Vào đầu năm 2001, Google làm một điều gây kinh ngạc là thực hiện 100 triệu phép tìm kiếm/ngày và 10.000 phép tìm kiếm/giây. Google cũng được đưa vào từ điển của Mỹ như một động từ.

Năm 2002, doanh thu bán hàng của Google đạt 440 triệu USD và có lợi nhuận 100 triệu USD.

Đến năm 2003, có hàng chục triệu người hằng ngày thường tìm kiếm thông tin trên Google. Từ khắp nơi trên thế giới, mọi người tìm kiếm trên Google mọi thứ từ các thành phần cần thiết cơ bản cho một món ăn đến việc mua bán nhà cửa, giáo dục, giải trí,Không một thương hiệu nào lại được toàn thế giới biết đến nhanh hơn Google.

Sự xuất hiện của Google cùng các công cụ tìm kiếm sẽ xóa bỏ được khoảng cách đại lý vốn là rào cản đối với vấn đề giao tiếp và giao thương. Cuối năm 2003, khái niệm nền kinh tế Google trở nên phổ biến. Google đã có quá nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống con ngươi, “đế chế kinh tế” Google ra đời có vai trò tài chính mạnh chỉ trong một thời gian ngắn. Không chỉ nỗi tiếng về sự thành công chóng vánh của mình, Google còn được biết đến với "văn hóa Google” rất khác biệt.

Theo đánh giá hàng năm của tạp chí nổi tiếng thế giới Fortune thì Google chính là nơi làm việc lý tưởng nhất trong 100 công ty tốt nhất để làm việc năm 2007 (trong khi công ty Microsoft chỉ đứng thứ 50). Theo Fortune, Google lên được vị trí số 1 là do công ty cung cấp khá nhiều tiện nghi cho nhân viên, chẳng hạn như phòng giặt là, dịch vụ sửa chữa ô tô, bữa ăn miễn phí, bác sĩ miễn phínhân viên có thể sử dụng 20% thời gian cho các dự án độc lập. Và không có gì ngạc nhiên khi mỗi ngày Google nhận được 1300 bộ hồ sơ xin việc26.

3.2.1.1. Định hướng kinh doanh Cuộc chạy đua không gian

Với các tính năng và sản phẩm mà Google không ngừng cung cấp cho người sử dụng trên thế giới, vô tình chung đã có một cuộc chạy đua không gian để xem ai có được nhiều sản phẩm gây được sự chú ý nhất giữa Google và các đối thủ cạnh tranh. Google không chỉ dẫn đầu trong cuộc chạy đua không gian mà còn mở rộng vai trò tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

Cải thiện bộ não

Mục đích của Brin và Page trong việc phát triển Google sang lĩnh vực khoa học như y khoa, công nghệ là thông qua quĩ từ thiện của công ty và một pháp nhân khác có tên là Google.org, cung cấp thông tin nhằm đem lại một cuộc sống khỏe mạnh và lành mạnh hơn cho hàng triệu cá nhân và hàng triệu nhà khoa học có thể ngăn chặn và chữa khỏi nhiều căn bệnh.

Giá rẻ và năng lượng sạch

Trong tương lai, Page và Brin muốn chứng kiến Google và các công ty khác đưa ra những sản phẩm giá rẻ, tiêu thụ năng lượng sạch không gây ô nhiễm môi trường. Nguồn năng lượng này giống như năng lượng mặt trời.


26 Google – Nơi lý tưởng để làm việc (http://www.kenhdoanhnghiep.vn/cms/detail.php?id=1966).

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí