Sản xuất hàng hóa chiếm 19,8% GDP; Liên bang, bang và chính quyền điạ phương chiếm phần còn lại 12,4% GDP21.
Những khu vực kinh tế phát triển mạnh nhất là dịch vụ tài chính, các dịch vụ chuyên nghiệp, khoa học và kỹ thuật; chế tạo sản phẩm bền vững, đặc biệt là máy tính và đồ điện tử; bất động sản và chăm sóc y tế.
Những khu vực kinh tế có tỷ lệ đóng góp trong GDP giảm đi là nông nghiệp, khai thác mỏ, một vài ngành chế tạo khác như ngành dệt. Hội đồng Cạnh tranh đã nhận định rằng: “Vì có giá trị thấp, hàng hóa dựa trên chế tạo đang dần biến mất khỏi nước Mỹ, và được chuyển sang các nước đang phát triển nới có thể thực hiện chế tạo hàng hóa với chi phí thấp”.
Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo, các nhà máy của Mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô-la trong năm 2005, nhiều gấp 1,5 lần so với nước đứng thứ hai thế giới là Nhật Bản. Giá trị sản lượng nông nghiệp của Mỹ cũng chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù hiện tại, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản. Khoảng 1/4 sản lượng đầu ra của các nông trại Mỹ được xuất khẩu.
Ngoài nông sản, Hoa Kỳ cũng duy trì được trạng thái thặng dư trong thương mại dịch vụ – thặng dư 79,7 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Ngược lại, Mỹ là quốc gia có thâm hụt thương mại hàng hóa lớn và mức độ thâm hụt này đang có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2006, mặc dù hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đã tăng 33% song nhập khẩu hàng hóa còn tăng với tốc độ nhanh hơn – 52%. Thâm hụt thương mại hàng hóa đã tăng gần gấp đôi trong những năm này.
1.1.4.2. Doanh nghiệp Mỹ
21 ẤN PHẩM CủA CHươNG TRìNH THôNG TIN QUốC Tế, Bộ NGOạI GIAO HOA Kỳ (THáNG 7/2007),
TóM TắT NềN KINH Tế Mỹ.
Với một diện tích đất đai rộng lớn, các nguồn tài nguyên, một chính phủ ổn định và một lực lượng lao động có trình độ cao, kinh tế Mỹ có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nước Mỹ luôn sẵn sàng đón nhận, thậm chí luôn mong chờ những thay đổi.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Và Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Kinh Doanh
- Văn Hóa Kinh Doanh Là Nguồn Lực Tạo Ra Lợi Thế Cạnh Tranh
- Tốc Độ Tăng Gdp Của Mỹ Th Ấ P Nh Ấ T Trong 5 Năm Qua , Báo Điện Tử Đ Ả Ng Cộng S Ả N Việt Nam, Www.cpv.org.vn
- Những Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Mỹ
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Né Tránh Rủi Ro:
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Thể Hiện Tính Đối Lập Giữa Chủ Nghĩa Cá Nhân Và Chủ Nghĩa Tập Thể:
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Trên thị trường tự do, việc quyết định sản xuất cái gì, ở mức giá nào được đưa ra thông qua hoạt động mua bán tự do và những người mua, người bán hoàn toàn độc lập chứ không phải do chính phủ hay do lợi ích cá nhân của những người cầm quyền đưa ra. Người Mỹ coi thị trường tự do là một hệ cách để khích lệ tự do cá nhân, chủ nghĩa đa quyển chính trị và chống lại sự tập trung quyền lực.
Sự cạnh tranh khốc liệt và hệ thống điều tiết đã khích lệ những tiến bộ công nghệ, làm cho nền kinh tế đạt được năng suất cao, mang lại thu nhập tương đối cao cho các hộ gia đình Mỹ.
Có lẽ, chính các doanh nghiệp Mỹ đặc biệt các công ty nhỏ đã phần nào giải thích về tính năng động của nền kinh tế Mỹ.
Đặc điểm của các doanh nghiệp Mỹ
Các doanh nghiệp Mỹ có thể phân loại thành doanh nghiệp siêu nhỏ (microenterprise), doanh nghiệp vừa và nhỏ (small and medium enterprise) và các tập đoàn (conglomerate/ syndicate, trust, consortium, cartel…).
Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp với 10 nhân viên trở xuống (kể cả những thành viên trong gia đình làm việc không lương) do người nghèo sở hữu và điều hành.
Song doanh nghiệp siêu nhỏ ít khi được nhắc đến. Khi nói về các doanh nghiệp Mỹ, người ta thương nhắc đến những công ty lớn và nhỏ. Các công ty nhỏ – là những công ty có ít hơn 500 nhân viên – chiếm phần lớn trong nền kinh tế Mỹ. Chúng có thể thích ứng ngay với các điều kiện kinh tế và những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, thông qua những giải pháp kỹ
thuật sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Đóng góp trong GDP của các công ty nhỏ là 50,7% trong năm 2004.
Nhiều công ty nhỏ cũng được lãnh đạo bởi những người có xuất thân từ các nhóm dân cư thiểu số. Các công ty nhỏ thuê gần như đúng một nửa lực lượng lao động tư nhân ở Mỹ, khoảng 153 triệu người. Phụ nữ sở hữu và lãnh đạo nhiều công ty nhỏ. Trong năm 2002, số lượng công ty nhỏ do phụ nữ nắm quyền sở hữu chiếm 28% tổng số công ty và chiếm 6% tổng số lao động của Mỹ và 4% tổng doanh số bán22.
Một số ít các công ty nhỏ đã nhanh chóng mở rộng công việc kinh doanh và trở thành các tập đoàn lớn có quyền lực. Ví dụ như: tập đoàn phần mềm Microsoft, tập đoàn dịch vụ chuyển phát nhanh Federal Express, nhà máy sản xuất quần áo thể thao Nike. Nhiều công ty lớn và nhỏ của Mỹ được tổ chức như những tập đoàn có thương hiệu chung. Các tập đoàn được coi là một mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả cao vì nó tích lũy được nhiều tiền để chi trả cho các hoạt động quảng bá và mở rộng quy mô.
Một tập đoàn lớn có thể sở hữu hàng triệu nhân viên trở lên, phần lớn các nhân viên này đều sở hữu cổ phần nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số giá trị cổ phiếu của công ty. Mặc dù có rất nhiều công ty với quy mô vừa và nhỏ, song các tập đoàn vẫn đóng vai trò chi phối trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Lý do là các công ty lớn có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho nhiều người, và chúng thường hoạt động hơn các công ty nhỏ. Ngoài ra, các công ty lớn có ưu thế trên thị trường vì nhiều khách hàng bị hấp dẫn bởi những nhãn hiệu nổi tiếng, điều mà họ tin sẽ được đảm bảo một mức đo chất lượng nhất định. Các công ty lớn còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế vì chúng thường có những nguồn tài chính lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ để tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Nhìn chung, chúng thường đưa ra các
22 ẤN PHẩM CủA CHươNG TRìNH THôNG TIN QUốC Tế, Bộ NGOạI GIAO HOA Kỳ (THáNG 7/2007), TóM TắT NềN KINH Tế Mỹ.
cơ hội việc làm đa dạng hơn, ổn định hơn, lương cao hơn và phúc lợi về sức khỏe cũng như hưu trí tốt hơn.
Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp Mỹ
Phần lớn các công ty ở Mỹ đều có quy mô nhỏ, chỉ một vài công ty có quy mô rất lớn. Ngày nay, các doanh nghiệp nhỏ thành đạt thường phát triển thông qua hình thức trao đặc quyền. Trong một hợp đồng trao đặc quyền điển hình, một công ty có tiếng tăm ủy quyền cho một cá nhân hoặc một nhóm người được phép sử dụng tên và sản phẩm của mình để đổi lại một số phần trăm tiền doanh thu. Công ty đó cho mượn cả kinh nghiệm marketing và danh tiếng của mình, trong khi người kinh doanh được hưởng đặc quyền này phải tự quản lý cá nhân về đầu ra và chịu hầu hết các trách nhiệm pháp lý cũng như rủi ro liên quan đến phát triển kinh doanh. Hoạt động này phức tạp và lan tỏa rất rộng đến mức không thể xác định chính xác phạm vi của nó. Cục quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ SBA ước tính Hoa Kỳ số doanh nghiệp có đặc quyền chiếm 40% tổng doanh số bán lẻ của vào năm 2000. Trong khi đó, các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ lại có xu hướng sáp nhập, hợp nhất mạnh mẽ. Các đạo luật chống độc quyền không thể ngăn cản các công ty Hoa Kỳ trở nên mạnh hơn. Chẳng hoạn như Travellers Group hợp nhất với Citi Corp tạo nên công ty tài chính lớn nhất thế giới, Ford Motor mua lại AB Volvo của Thụy Điển, IBM mua Apple… Hình thức tổ chức tập đoàn rõ ràng là chìa khóa mang lại sự tăng trưởng rực rỡ cho nhiều doanh nghiệp Mỹ.
1.1.4.3. Đầu tư nước ngoài
Hoa Kỳ không chỉ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất thế giới mà còn là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Trung tâm Nghiên cứu Quốc hội đã nhận định: “Các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc đọ tăng trưởng của nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ tăng đầu tư nước ngoài
tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế Mỹ”.*
Năm 2006, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gần 1,8 nghìn tỷ đô-la vào nền kinh tế Mỹ, khoảng 184 tỷ đô-la trong số đó là đầu tư trực tiếp, phần còn lại là đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu. Trong năm 2005, lượng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Mỹ là từ 1,6 nghìn tỷ đến 2,6 nghìn tỷ đô-la Mỹ.
Các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Mỹ làm cho lãi suất và giá cả tại Mỹ thấp hơn mức thông thường, gây ra một làn sóng tiêu dùng hàng hóa ồ ạt, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu; ngoài ra, điều nay còn làm cho thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ ngày càng lớn. Và điều nay không phải không có cơ sở khi vào năm 2006, lần đầu tiên kể từ khi đầu tư quốc tế ròng của Mỹ âm vào năm 1986, các nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận nhiều hơn trên đất Mỹ so với lợi nhuận mà các nhà đầu tư Mỹ kiếm được ở nước ngoài.
Kinh tế Mỹ trong những năm gần đây đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, cũng như sự suy thoái nhẹ. Cùng với việc nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc hay Ấn Độ, thì việc vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới đang dần ít quan trọng hơn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn còn tiềm lực và khả năng để tiếp tục duy trì vị trí là quốc gia thịnh vượng nhất hành tin.
1.2. Con người Mỹ
Chủ nghĩa cá nhân
Một nét đặc trưng nổi bật của người Mỹ đó chính là sự sùng bái chủ nghĩa cá nhân. Từ khi còn bé, người Mỹ đã được giáo dục để tự mình định đoạt mục đích và nghề nghiệp của chính mình trong cuộc sống. Người có tính chất cá nhân chủ nghĩa, tự lực, độc lập là mẫu người Mỹ lý tưởng.
Sự riêng tư
Sự riêng tư liên quan mật thiết đến giá trị của chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ rất tôn trọng sự riêng tư của người khác đồng thời cũng không muốn bất cứ ai can thiệp hay hỏi han quá sâu vào cuộc sống của họ.
Sự bình đẳng
“Mọi người sinh ra đều bình đẳng”, Bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã thể hiện rõ rệt lý tưởng của người Mỹ. Người Mỹ thường cảm thấy không thoải mái khi một người nào đó đối xử với họ với thái độ kính trọng quá mức. Sự bình đẳng còn thể hiện giữa phụ nữ và nam giới. Phụ nữ và nam giới đáng được tôn trọng như nhau tuy nhiên phụ nữ có thể khác biệt so với nam giới nhưng không thấp kém hơn nam giới.
Tuy nhiên, bình đẳng ở đây không có nghĩa là hoàn toàn. Người Mỹ vẫn có sự phân biệt, tuy nhiên những khác biệt được thừa nhận một cách tế nhị như giọng nói, thứ tự phát biểu, sự chọn lựa từ ngữ, vị trí ngồi – là những yếu tố để nhận ra sự khác biệt về địa vị. Những người thuộc địa vị cao hơn thường thích nói trước, nói to hơn và nói dài hơn. Họ ngồi ở đầu bàn hay ngồi ở chiếc ghế thỏai mái nhất. Họ cảm thấy tự do ngắt lời những diễn giả khác nhiều hơn những người khác cảm thấy. Người thuộc địa vị cao hơn có thể đặt tay lên vai của người thuộc địa vị thấp hơn. Nếu đó là một sự đụng chạm giữa những người có liên quan thì người có địa vị cao hơn sẽ đụng chạm trước.
Thẳng thắn và quyết đoán
Người Mỹ là những người bộc trực, thẳng thắn và rộng rãi, họ thường phát biểu một cách rõ ràng những gì họ nghĩ và những gì họ muốn từ những người khác. Người Mỹ không ngại các cuộc tranh luận thẳng thắn và trực tiếp vì theo họ như vậy có thể giải quyết được những xung đột và những bất hòa và sẽ hiểu rõ nhau hơn. Trong trường hợp không nói thẳng những gì có trong đầu, người Mỹ thường biểu hiện những phản ứng của mình, họ không che giấu cảm xúc của mình như mọi người ở Châu Á.
Một người Mỹ quyết đoán là một người biểu lộ các ý kiến và các yêu cầu của họ một cách rõ ràng và trực tiếp. Và người Mỹ luôn tự nhận mình là người quyết đoán, có những lớp học để giúp cho mọi người quyết đoán hơn.
2. NHỮNG YẾU TỐ LÀM NÊN VĂN HÓA KINH DOANH MỸ
2.1. Con người Mỹ
Như đã nói ở trên, người Mỹ rất đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao vật chất, lý tưởng sự bình đẳng là những yếu tố đã để lại dấu ấn đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ. Các yếu trên không tách bạch riêng rẽ mà hòa quyện với nhau tạo nên tác động tổng hợp đến những nét đặc trưng đó.
Công việc và sự đề cao vật chất
Người Mỹ được giáo dục rằng làm việc chăm chỉ và có được nhiều tiện nghi vật chất hơn là điều tốt và là biểu hiện của sự thành công, đảm bảo cuộc sống, tương lai cho chính họ và gia đình họ. Người Mỹ luôn hướng tới sự thành công, mục tiêu của họ là đạt được lợi ích, vì vậy mọi thứ kể cả sức khỏe, thời gian, tài năng... đều được quy về tiền bạc.
Thời gian là tiền bạc
Đặc điểm nổi bật nhất của người Mỹ đấy là sự tiết kiệm thời gian tối đa, họ tận dụng thời gian, không bao giờ để thời gian “chết”. Đối với họ, thời gian là một nguồn tài nguyên như nước hay than đá có thể được sử dụng tốt hay không tốt.
Người Mỹ cố gắng sắp xếp tốt thời gian của mình, họ có một bản liệt kê những điều phải làm và một kế hoạch để thực hiện chúng. Họ khó chịu khi kế hoạch của mình bị thay đổi bởi những thay đổi bất ngờ. Chính vì vậy, dù có là người nhà thì khi đến chơi nhà một người Mỹ bạn vẫn phải gọi điện hẹn trước. Một người Mỹ lý tưởng là một người đúng giờ và thận trọng với thời gian của người khác.
Thời gian là tiền bạc. Doanh nhân Mỹ tiết kiệm từng phút của họ. Các nhà kinh doanh Mỹ không có nghiều thời gian để nói chuyện rông dài hoặc
đọc những bức thư dài hay chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Các bức thư chào hàng hoặc giao dịch trước hết phải thu hút được sự chú ý của người đọc, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, rõ ràng và trả lời thẳng vào các vấn đề hoặc cung cấp đúng những thông tin mà đối tác yêu cầu. Sự chậm chễ trong thư hỏi hàng của đối tác Mỹ sẽ mang lại hậu quả mất cơ hội kinh doanh.
Khái niệm thời gian phải được tiết kiệm bất cứ khi nào có thể và phải được sử dụng một cách khôn ngoan hàng ngày. Do đó họ cố gắng nghĩ ra những biện pháp mới để tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí nhỏ nhất như thư điện tử (email) giờ đây trở thành một hình thức phổ biến. Hầu như ai cũng có một hòm thư điện tử và họ kiểm tra hòm thư của mình thường xuyên. Tuy nhiên, việc tiết kiệm thời gian cũng có tính hai mặt của nó, người Mỹ đã quen chờ những câu trả lời, những quyết định ngay lập tức khi dùng điện thoại, thư điện tử, máy fax và các phương tiện giao tiếp khác. Chính vì thế, nhiều người đã mau chóng trở nên thiếu kiên nhẫn nếu không nhận được câu trả lời ngay lập tức.
2.2. Văn hóa Mỹ
Người Mỹ thường nói rằng họ không có nền văn hóa, vì họ thường quan niệm văn hóa như lớp sơn phủ lên của những phong tục áp đặt chỉ có ở những nước khác. Cá nhân người Mỹ có thể nghĩ rằng họ tự chọn lựa các giá trị của chính mình hơn là để cho xã hội nơi họ sinh trưởng áp đặt các giá trị và các giả định làm nền tảng cho các giá trị đó. Nếu được hỏi một điều gì đó về văn hóa Mỹ, họ có thể không trả lời được, thậm chí có thể phủ nhận chuyện có một thứ gọi là văn hóa Mỹ và phiền lòng vì câu hỏi như thế. Họ sẽ nói là “Tất cả chúng ta đều là những cá thể”23. Nhiều người Mỹ không bằng lòng với sự khái quát hóa của người khác về họ nhưng thực tế Mỹ là một nước đa
23 Gary Althen (2003), American Ways: A guide for foreigners in the United State, Intercultural Press, USA.