thể hiện trên cả chiều rộng (phạm vi đối tượng tác động) và chiều sâu (sự cảm nhận, rung cảm, sức thuyết phục và sự ảnh hưởng đến hành vi…).
Mô hình 2: Văn hóa kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp khác nhau theo phương pháp “Xác minh tính đồng thuận/mức độ ảnh hưởng” (Payne, 1990)18
Phạm vi đối tượng bị tác động càng lớn thì tính chất khác biệt giữa các đối tượng càng nhiều, mức độ ảnh hưởng càng mạnh. Ảnh hưởng của VHKD sẽ là “rất mạnh” nếu tạo được lý tưởng về sự khao khát cống hiến như những người truyền giáo, đội đặc nhiệm là ví dụ; là “tương đối mạnh” nếu tạo cho nhân viên niềm tin, và hiểu được những giá trị chủ đạo cần tôn trọng điều này thể hiện ở các công ty của Nhật hay công ty IBM; và được coi là “yếu” nếu chỉ có tác dụng ở mức làm thay đổi thái độ của họ như trong các hãng sản xuất đại trà hay các siêu thị. Cách biểu diễn trực quan các kết quả phân tích bằng sơ đồ dễ dàng chỉ ra những đặc điểm riêng của văn hóa doanh nghiệp của các tổ chức khác nhau.
Như vậy, văn hóa kinh doanh hay văn hóa doanh nghiệp có vai trò cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại, và phát triển của doanh
18 TS. NGUYễN MạNH QUâN (2007), ĐạO đứC KINH DOANH Và VăN HóA DOANH NGHIệP, NXB đạI HọC KINH Tế QUốC DâN,369
nghiệp. Văn hóa càng mạnh càng khiến cho doanh nghiệp ổn định, khó thay đổi trước những bất lợi của môi trường còn văn hóa yếu rất dễ bị tan rã, khó có sự gắn kết giữa các thành viên trong một công ty. Văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo nên phong thái của doanh nghiệp cũng như tạo nên lực hướng tâm chung cho doanh nghiệp. Ngược lại, văn hóa tiêu cực là yếu tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nền văn hóa vững mạnh và tích cực để tạo đà cho sự phát triển của chính doanh nghiệp mình.
CHƯƠNG II: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP MỸ
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI MỸ
Có thể bạn quan tâm!
- Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 2
- Vai Trò Và Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Kinh Doanh
- Văn Hóa Kinh Doanh Là Nguồn Lực Tạo Ra Lợi Thế Cạnh Tranh
- Những Yếu Tố Làm Nên Văn Hóa Kinh Doanh Mỹ
- Những Nét Đặc Trưng Trong Văn Hóa Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Mỹ
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Về Mức Độ Né Tránh Rủi Ro:
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
1.1. Đất nước Mỹ
1.1.1. Vị trí địa lý
Mỹ hay còn được gọi là Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía Tây là Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc tiếp giáp với Canada và phía Nam tiếp giáp với Mehico.
Mỹ là một đất nước rộng lớn có tổng diện tích vào khoảng 6.629.091km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Diện tích Hoa Kỳ bằng nửa diện tích của nước Nga, bằng khoảng 3/10 Châu Phi, bằng khoảng nửa Nam Mỹ, rộng hơn Trung Quốc không đáng kể và lớn hơn Tây Âu khoảng 2,5 lần.
Vì Mỹ có một diện tích rộng lớn và địa hình đa dạng nên có hầu như tất cả các loại khí hậu ở Mỹ. Ngoài ra, với một địa hình trải dài ra bốn hướng như vậy, tài nguyên thiên nhiên ở Mỹ rất đa dạng và phong phú như than chiếm 1/3 thế giới; dầu chiếm 1/7 thế giới; và còn có đồng, chì, phốt pho,… 25% diện tích là đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, 30% diện tích rừng phục vụ cho ngành sản xuất gỗ đứng thứ 2 trên thế giới.
Với diện tích và điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hoa Kỳ có được ưu thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như công nghiệp. Đó cũng là lý do giải thích vì sao nước Mỹ thuở sơ khai đã trở thành “miền đất hứa” hay “giấc mơ Mỹ” của những người nhập cư từ tất cả các châu lục. Đây cũng là đặc điểm đa chủng tộc rất đặc trưng của dân tộc này.
1.1.2. Lịch sử
Mỹ tách khỏi khối thuộc địa Anh năm 1776 và được công nhận là một quốc gia độc lập sau khi Anh và Hoa Kỳ kí hiệp ước Paris năm 1783. Khi mới thành lập, Mỹ chỉ có 13 bang, hiện nay, con số này đã phát triển thành 50
bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Virgin Islands và Puerto Rico. Chính vì thế quốc kỳ của Mỹ có 50 ngôi sao đại diện cho 50 bang và 13 gạch trắng và đỏ tượng trưng cho 13 thuộc địa của Anh tuyên bố độc lập và trở thành 13 bang đầu tiên của đất nước này.
Hoa Kỳ là nước có tiềm lức kinh tế và quân sự mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Những sự kiện đáng ghi nhớ nhất trong lịch sử là cuộc nội chiến Bắc – Nam (1861 - 1865), đại suy thóai kinh tế trong những năm 30, thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam và gần đây là vụ khủng bố chấn động toàn cầu 11/09 năm 2001.
1.1.3. Chính trị
Mỹ là một nước cộng hòa liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phân lập. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập pháp thuộc về quốc hội, quyền hành pháp thuộc về tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang.
Quốc hội liên bang gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội cũng giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp. Thượng viện bao gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ. Hạ viện bao gồm 435 hạ nghị sĩ, nhiệm kì của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với Thượng viện, số hạ nghị sĩ đại diện cho mỗi bang phụ thuộc vào dân số của bang. Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại và ban hành luật cần thiết cho hoạt động của chính quyền. Ví dụ: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ được chính phủ cả hai nước ký vào tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11/2001 mới được thượng viện thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.
Chính quyền liên bang: Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và phần lớn tập trung ở các lĩnh vực có ảnh hưởng
đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực khác. Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Hệ thống tòa án liên bang: gồm tòa án liên bang tối cao và các tòa án liên bang khu vực. Tòa án tối cao liên bang có quyền vô hiệu bất cứ luật lệ liên bang hoặc bang nào mà tòa án xét thấy trái với hiến pháp.
Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Mỹ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ chủ trương tăng cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Còn Đảng Cộng hòa thường xuyên chủ trương tăng sức mạnh quân sự và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế.
Hệ thống chính quyền bang cũng tương tự như hệ thống chính quyền Liên bang.
Hoạt động vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của chính quyền Hoa Kỳ. Vận động hành lang được coi là một hình thức đề đạt ý nguyện của dân chúng đến các cơ quan quản lý nhà nước. Những người vận động hành lang thường phải cung cấp lý lẽ, chứng cứ và thậm chí các bằng chứng khoa học có sức thuyết phục hỗ trợ cho kiến nghị hoặc nguyện vọng của mình. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, những thông tin và lý lẽ thu lượm được từ các hoạt động vận động hành lang cũng là những nguồn thông tin bổ sung tốt phục vụ cho các cơ quan này trong công việc lập pháp và hành pháp của mình.
Hầu hết các hiệp hội kinh doanh và công ty lớn của Hoa Kỳ đều có đại diện của mình ở Thủ đô Washington DC và ở thủ phủ các bang mà họ có hoạt động kinh doanh để tiến hành các hoạt động vận động hành lang đối với quốc hội và chính quyền liên bang và bang.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các công ty Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến các vòng đàm phán thương mại đa biên và song phương giữa Hoa Kỳ và các nước. Họ thường xuyên vận động và thậm chí gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền liên bang để đảm bảo kết quả các cuộc đàm phán thương mại quốc tế có lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ, trong vấn đề hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam, các nhà sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ đã liên tục gây sức ép với Quốc hội và Chính quyền đòi đàm phán sớm hiệp định dệt may và thậm chí đòi đơn phương áp đặt hạn ngạch với Việt Nam. Ngược lại, các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ đã tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc dành cho Việt Nam hạn ngạch cao. Nhiều công ty thuộc cả hai phía đã cử đại diện vào Việt Nam và đến Washington DC để vận động trong quá trình đàm phán nhằm giành thuận lợi tối đa cho những mặt hàng mà họ quan tâm.
1.1.4. Kinh tế
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt hơi, thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”. Câu nói trên tuy ngắn gọn nhưng hàm ý được tầm quan trọng của nền kinh tế Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này không phải ngẫu nhiên mà có, sự ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ được thể hiện qua những con số đáng kinh ngạc. Theo Hội đồng phi lợi nhuận về Cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đã đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 – 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới. Các nước đang phát triển chiếm 54,7% nhập khẩu của Hoa Kỳ vào năm 2006. Sau đợt suy thóai nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp.
Trong các bảng xếp hạng quốc tế, kinh tế Mỹ luôn dứng cao nhất hoặc cận cao nhất19:
- Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với số dân khoảng 302 triệu người, ít hơn 5% dân số thế giới, nước Mỹ chiếm 20%-30% tổng GDP của toàn thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP của Mỹ đang có chiều hướng giảm đi. Tốc độ tăng GDP của Mỹ trong năm 2007 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, chỉ đạt 2,2% so với mức tăng 3,3% cả năm 2006 và 3,6% năm 200520.
- Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la, gấp 3 lần kim ngạch nhập khẩu nước đứng thứ hai là Đức.
- Đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa – 1 nghìn tỷ trong năm 2006, chỉ sau Đức và đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỷ đô-la trong năm 2006.
- Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại với 785,5 tỷ đô-la trong 2006, lớn hơn nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác.
- Đứng thứ hai về chuyên chở container đường biển trong năm 2006 chỉ sau Trung Quốc.
- Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỷ đô-la vào giữa năm 2006.
- Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất, đạt khoảng 177,3 tỷ đô-la trong năm 2006 trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản.
- Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển.
19 ẤN PHẩM CủA CHươNG TRìNH THôNG TIN QUốC Tế, Bộ NGOạI GIAO HOA Kỳ (THáNG 7/2007) TóM TắT NềN KINH Tế Mỹ.
20 TốC độ TăNG GDP CủA Mỹ THẤP NHẤT TRONG 5 NăM QUA, BáO đIệN Tử ĐẢNG CộNG SẢN VIệT NAM, WWW.CPV.ORG.VN
- Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỷ đô-la chiếm 4% phần thế giới, sau Nhật Bản, Trung Quốc (hai nước này đều chiếm 18%), Đài Loan và Hàn Quốc và đứng ngay trước liên bang Nga. Đứng thứ 15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỷ đô-la vào năm 2006.
- Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại Châu Mỹ La tinh và Khu vực Caribê, chiếm khoảng 3/4 trong tổng số 62 tỷ đô-la trong năm 2006, từ những người di cư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
- Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày.
- Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007 sau Singapore và New Zealand.
- Đứng thứ 20 trên 163, cùng với Bỉ và Chilê về các chỉ số Minh bạch quốc tế năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạng thấp được xem là ít tham nhũng hơn).
Tuy có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới nhưng nền kinh tế Mỹ càng ngày càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác.
1.1.4.1. Nền kinh tế dịch vụ
Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP của Hoa Kỳ trong năm 2006, trong đó đứng đầu là bất động sản, dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư. Một số loại dịch vụ khác là bán buôn và bán lẻ, giao thông vận tải, chăm sóc y tế, pháp luật , khoa học, dịch vụ quản lý, nghệ thuật, giải trí, tiêu khiển, khách sạn và dịch vụ chỗ ở, nhà hàng, quầy rượu và các dịch vụ khác về thực phẩm và đồ uống.