Tình Yêu Trăng Giúp Cho Tâm Hồn Của Người Dân Tày Ở Thạch An - Cao Bằng Thêm Đẹp


Hoa trong lời hát của người Tày là những đoá hoa đang độ khoe hương, khoe sắc, do vậy mà hương phải là ngào ngạt nhất, sắc phải đẹp nhất. Có phải chăng trước muôn hương sắc hoa như thế tâm hồn của con người càng thêm tha thiết yêu hoa, yêu đời?

Vào xuân, mỗi lúc lên nương, lên rẫy, bỗng gặp chùm hoa bjoóc phón nhỏ xinh, bình dị tỏa hương ven rừng, lòng người chợt thấy yên bình đến lạ. Sau tết, ven theo con suối nhỏ dẫn lối vào bản của người Tày, hoa gạo, hoa vông nở đỏ rực như xua bớt cái lạnh vùng sơn cước. Hoa đẹp và thân thiết là vậy nên sao người Tày không khỏi dành nhiều tình cảm cho hoa. Với người Tày, hoa không chỉ để ngắm, để làm đẹp núi rừng mà hoa còn để trao gửi tình cảm, để tẩy rửa tâm hồn càng thanh tao hơn. Hoa phẳc phiền là bông hoa của lý tưởng, tượng trưng cho vẻ đẹp cao quí, hoa ước mơ về tình yêu và hạnh phúc, chính vì vậy mà nó đẹp rực rỡ đến kỳ ảo. Với nhân dân Tày, chùm hoa khảo quang trên đỉnh núi cao tượng trưng cho sức sống bền vững, lòng tin và bản lĩnh.

Hoa có ý nghĩa trong đời sống người dân Tày là vậy. Quả thực, nếu không về hội Hai, không nghe câu hát Lượn, sẽ không được thưởng thức nhiều đóa hoa đẹp như thế và càng không hiểu hết được mỗi bông hoa kia là bạn bè thân thương của con người miền núi nơi này. Bao đóa hoa kia in mãi vào trong lòng người, để bằng trăm thứ hoa đẹp của núi rừng ấy kết nên tâm hồn đồng bào.

Trong ngày hội Hai, tất cả hoa mọc ven suối, hoa nở trên mặt đất, hoa khoe sắc trên đỉnh núi cao... mà người Tày yêu mến, được họ hái về kết đèn, kết hoa để dâng lên Mẹ Trăng tôn kính. Yêu quí và trân trọng các loài hoa của quê mình, đó chính là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên quê hương, xứ sở, biểu hiện của cái đẹp trong tâm hồn người dân Tày.


2.3.2.2. Tình yêu trăng giúp cho tâm hồn của người dân Tày ở Thạch An - Cao Bằng thêm đẹp

Cùng với hoa là trăng. Trăng xưa nay vốn đẹp và lãng mạn, trăng ở núi rừng, giữa chốn sơn thủy hữu tình lại càng đẹp hơn. Ở miền núi, quay đi là núi đá cao, trở lại là thung, ngược lên là đèo, đi xuống là dốc... trăng lên hay trăng xuống đều sau núi. Vầng trăng lưỡi liềm đầu tháng nhô trên đỉnh núi thu đẹp như một bức tranh thủy mặc. Trăng rằm tròn vành vạnh như cái đĩa bạc treo lơ lửng ngọn cây nghiến cổ thụ nơi đầu bản. Trăng sáng cho tiếng vượn ru con thêm say, cho tiếng chim queng quí gọi bạn càng thêm khắc khoải, gọi tiếng gà rừng eo óc dần cất lên... để lòng chàng trai Tày xao xuyến mãi không ngủ được. Có nghệ nhân Tày tài hoa đã ví von:

Hai lồng bưởng tây tồng dấu hỏi Vận vạo suốt gẳm chứ noọng sao

Dịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Trăng tà phía Tây như dấu hỏi Khắc khoải trời đêm nhớ về em.

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 8

Sống giữa núi rừng quanh năm thâm u, trầm lặng, trăng đã trở thành

người bạn tâm tình, tri ân của người dân Tày. Trăng gắn bó sâu nặng với đồng bào và đồng bào cũng vậy. Họ ngắm trăng, soi mình vào trăng để thấy chính mình trong đó, để thanh lọc tâm hồn cho sáng, cho trong hơn.

Trăng đi vào thơ ca Tày, văn hóa Tày từ khi nào chẳng ai nhớ nữa. Lâu lắm rồi, đồng bào Tày đã tổ chức lễ hội riêng cho trăng, đặt tên là lễ hội Nàng Trăng. Lễ hội đó càng khẳng định việc tôn vinh, đề cao vai trò của trăng trong đời sống của cộng đồng. Trong tâm thức hàng ngày của nhân dân Tày cũng như trong ngày hội, trăng trở thành một vị thần để họ gửi tới trăng lời cầu mùa và để trăng thắp lên trong họ niềm tin yêu cuộc sống.


Trong Lượn Hai, Trăng luôn gắn với cái đẹp. Trăng được sinh ra từ gốc hoa, gốc nụ, chốn đẹp nhất của vũ trụ. Trăng hóa thân vào hoa, vào cái đẹp:

Hằng Nga dú cốc nụ lẻ mà Hằng Nga dú cốc hoa lẻ tẻo

Dịch:


Hằng Nga ở gốc nụ thì về Hằng Nga ở gốc hoa thì lại.

Hay có dị bản:

Hai Há dú cốc nụ lẻ mừa Hai Há dú cốc hoa lẻ tẻo.

Dịch:


Hai Há ở gốc nụ thì về Hai Há ở gốc hoa thì lại.

Đồng bào yêu trăng, quí trọng trăng, điều đó được thể hiện qua cách

gọi trăng là Mẹ Trăng, Hai Há, Hằng Nga, Bóng Nguyệt hay Mẹ Nàng, Út Nọi... Trăng được gọi như vậy thể hiện tình yêu, lòng tôn kính, biết ơn của con người với thiên nhiên, coi trăng như người mẹ bao dung, chở che cho nhân gian.

Từ tình yêu sâu sắc dành cho trăng, vầng trăng trên cao khi tròn khi khuyết của thiên nhiên đã được nhân dân thần thánh hóa, trở thành một đấng thần linh trong đời sống tinh thần của bà con.

Yên thiên nhiên, yêu trăng, nên trong lễ hội Nàng Hai, con người dâng lên trăng những thứ đẹp nhất của trần gian đó là hoa. Ta hãy theo bước chân của đồng bào đi tìm hoa để dâng lên các Mẹ Trăng:

Bjoóc nẩy au dú tẳm khau nưa

Mởi sluông sléng plè mừa mường quảng Khao lệ mởi Mẻ Nàng piếm hoa



Dịch:

Riểc Mẻ, Nàng ngòi xiên hoa, xiên bióc Bjoóc nẩy au dú tẳm tlổng luông

Bjoóc nẩy au dú Nà Chương, Nà Giảo Bjoóc nẩy au dú rảo mảu mùa

Bjoóc nẩy au sle mừa plựt ké Bjoóc nẩy au dú rỏng ngược ngù

Bjoóc nẩy au dú phia slung ngườm quỷ Bjoóc nẩy au sle từ bươn nhỉ

Nậu nẩy au dú từ Lủng Phẩy Nậu nẩy hom mủi linh đan

Bjoóc nẩy hom mủi van bjoóc phón Bjoóc nẩy lẻ nậu bjoóc vặc viền Phông bươn nhỉ khiêu đeng rủng chỏi


Hoa này hái từ trên núi cao Mời sluông trở lên mường trời

Lễ cầu mùa mời các Nàng các Mẹ Mời Nàng xem trăm hoa trăm nụ. Hoa này hái từ Mường Luông

Hoa này hái từ Nà Chương, Nà Giảo Hoa này hái từ dạo ngày mùa

Hoa này hái từ xưa gìn giữ

Hoa này hái từ vực thuồng luồng Hoa này hái từ núi cao vực thẳm Nụ này hái từ lúc tháng hai

Hoa này hái ở Lũng Vài, Lũng Phjẻc Hoa này thơm ngát mùi linh đan


Hoa đây thơm dịu mùi bjoóc phón Hoa này là hoa phẳc phiền

Nở tháng giêng sắc màu rực rỡ

Các địa danh được nhắc đến trong đoạn thơ dày đặc: Mường Lú, Mường Luông, Nà Chương, Nà Giải... làm cho người đọc liên tưởng đến bước chân không mệt mỏi mà con người đi qua khắp chốn trần gian để tìm hoa quí, hoa đẹp, đem đến hội hoa và dâng lên Mẹ Hằng Nga. Không chỉ có vậy, họ hái hoa, dâng hoa bằng tất cả tấm lòng thành kính và tâm hồn thanh khiết:

Íp bjoóc nắm đảy lủm tua pla Íp nậu nắm đảy phuối chẳm chẻ Nậu bjoóc đeng chỏi thâng nả

Nậu bjoóc khao chỏi khảu slim.

Dịch:


Hái hoa không được sờ con ba ba Nhặt nụ không được nói leo mẹ rùa Bông đỏ chiếu tới mặt

Bông trắng rọi vào tim.

Chính vì vậy mà buổi sáng sớm trong ngày hội chính, chỉ có thiếu nữ

xinh đẹp, thanh tân mới được vào rừng để hái hoa dâng lên các Mẹ Nàng.

Hoa đẹp đã mất bao công vất vả mới đem về được lễ hội, thế nhưng người dân còn phải tắm hoa bằng thứ nước thiêng để hoa thêm thơm, thêm đẹp, không vướng chút bụi trần. Có như vậy, Mẹ Trăng mới ưng thuận, lời cầu mùa mới linh và con người mới thể hiện được hết tình cảm yêu mến dành cho trăng. Thứ nước thần ấy ở trần gian không có mà chỉ có thể xin được trên cõi tiên:

Pây thâng rỏng mì bó nặm sâư

Mạ ơi! pây thâng bó nặm chủa áp hoa



Dịch:

Mạ à! pây thâng bó nặm tiên áp nậu

Au nặm thiêng mà áp hoa, áp nậu pền hom Sa nặm thần áp nậu, áp hoa

Sa bó thần áp hoa, áp nậu.


Đi đến nơi có mỏ nước trong

Ngựa hỡi hãy lên tới ao vua tắm nụ Ngựa hỡi hãy lên tới giếng tiên tắm hoa

Lấy nước thiêng tắm cho hoa, cho nụ thơm tho Tìm dòng nước thần tắm nụ tắm hoa

Tìm ao thần tắm hoa tắm nụ.

Trong đời sống văn hóa Tày, hình tượng mỏ nước mang có một ý nghĩa

đặc biệt. Mỏ nước là nguồn nước uống chung cho cả bản mường, là biểu hiện của tinh thần đoàn kết, quan hệ trong sáng, thanh cao giữa người với người. Người Tày từ việc trân trọng mỏ mước đến việc lí tưởng hóa mỏ nước trong. Mỏ nước trong veo chảy ra từ chân khe núi đá ngàn năm lặng lẽ ấy được tác giả dân gian trân trọng gọi là “giếng tiên”, “ao vua”, là “ao thần”, nên nước lấy từ nơi đó cũng là “nước thiêng”, “nước thần”. Chỉ có thứ nước quí như thế mới xứng để đem về tắm cho hoa, cho nụ được trắng trong, rồi mới có thể dâng lên Mẹ.

Trong lễ hội Nàng Hai, bà con dân bản dâng hoa lên Mẹ Trăng. Trong muôn hoa mà con người dâng tặng lên người mẹ thiên nhiên ấy, có những bông hoa có thực nở giữa núi non đất trời như hoa rầm, hoa phón..., có những bông hoa chỉ trong tưởng tượng của dân gian mà thôi. Nhưng có một thứ nữa cũng được bà con dâng lên thượng giới, không ngào ngạt tỏa hương thơm, không phảng phất hương vị tâm linh mà lại chứa chan tấm lòng thơm thảo của con người, nó không phải là hoa mà lại được trân trọng gọi là hoa (Bjoóc) đó


chính là vật phẩm cúng tế mà bà con cúng tiến các mẹ chốn thần tiên. Vật phẩm cúng tế là sản phẩm sáng tạo của bàn tay, sức lực và trí tuệ con người. Đầu năm bà con xin Mẹ Trăng những hạt giống, cây giống. Để không phụ tấm lòng của người mẹ thiên nhiên, họ một nắng hai sương, cần mẫn để cây lúa, cây ngô ... lớn lên, trổ bông, kết hạt. Sau vụ mùa, họ dành lại những hạt lúa nếp tròn nẩy, vàng thơm, những con vật đẹp nhất, tốt nhất dâng tặng lên Mẹ Trăng:

Tlọn óc tlằng lắc là pẻng quánh Tlọn óc khẩu nua lài khẩu cắm Tlọn óc plỏ cáy kim rìm rỏng

Tlọn óc plỏ cáy cỏng rìm đông

...

Tlọn óc dậu pẻng phồng, thúc théc

Dịch:


Dâng lên chùm bánh quánh

Dâng lên mâm xôi ngũ sắc, bảy màu Dâng lên con gà vàng bên khe

Dâng lên con gà re ven suối

...

Dâng lên dậu bánh phồng, thúc théc.

Người Tày xưa và nay vào những dịp lễ tết quan trọng hay có bánh,

xôi, gà.. để đặt lên mâm cúng cho thêm đầy, thêm đẹp và thêm ý nghĩa.Vật phẩm cúng tế là tinh hoa của đất, tinh hoa của trời, của tấm lòng người thảo thơm nên nó xứng đáng được gọi là hoa. Có được vật phẩm, họ dâng lên Mẹ, tha thiết mời các Mẹ “ăn hoa, ăn nụ”. Ý nghĩa đặc biệt của nghi lễ này không phải ở phương diện vật chất mà ở phương diện tâm hồn. Món ăn ở đây đã được thiêng liêng hoá. Các Mẹ “ăn hoa, ăn nụ” như để đón nhận và thấu hiểu tấm lòng của người trần gian - tấm lòng đẹp ngời như hoa vậy.


Có thể nói rằng không phải chỉ có người Tày mới biết yêu trăng nhưng quả thực tình cảm cao đẹp và trong sáng đó được họ thể hiện rất riêng. Từ tình yêu dành cho trăng, người dân Tày đã nhân cách hoá trăng, tôn vinh trăng thành một vị nữ thần bảo ban, che chở, phù trợ và đem may mắn đến cho nhân dân. Dù cách nhìn, cách cảm và cách biểu hiện tình yêu ấy thật mộc mạc, ngây thơ nhưng rất đáng để chúng ta học tập và suy nghĩ. Vẻ đẹp tâm hồn của họ được bộc lộ hồn nhiên như thế qua tình yêu trăng để hôm nay và mai sau nữa, mối tình duyên ấy của con người với thiên nhiên vẫn chưa thể dứt.

Từ lâu, người dân Tày vẫn khao khát và nuôi dưỡng một vẻ đẹp tâm hồn thuần khiết với những hương của hoa, mùi lá trong rừng; với những ban mai trên búp non, ngọn sao trời, vầng trăng sáng... Ai đó đã từng nói, muốn biết tâm hồn người Tày, hãy đọc và hãy nghe khúc dân ca của họ. Những khúc hát ấy cứ âm thầm chảy, cứ lặng lẽ như dòng thời gian. Để cho đến tận bây giờ, Lượn Hai vẫn chan chứa và lắng sâu cảm xúc. Để cho đến tận bây giờ, tình yêu thiên nhiên, sống chan hòa gần gũi với thiên nhiên của người dân Tày vẫn là một nét đẹp rất đáng được trân trọng và gìn giữ.

2.3.3. Khúc hát Lượn Hai tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp của người dân Tày Thạch An - Cao Bằng

Mảnh đất miền núi sơn thủy hữu tình đã sinh ra những con người khỏe mạnh, cần cù, tài hoa. Họ chính là chủ nhân của núi rừng, là hoa của đất. Họ đã hiên ngang đứng trên mảnh đất này, cần mẫn lao động, sáng tạo ra những giá trị vật chất và cả bao giá trị tinh thần bền vững. Lượn Hai là một sản phẩm tinh thần được ra đời từ những con người như thế.

Lượn Hai có tính chất của khúc ca cầu mùa, được hát lên trong lễ hội Nàng Hai nhằm đề cao vai trò của thiên nhiên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, khúc hát dân ca ấy còn thể hiện sâu sắc thái độ tôn vinh sức mạnh và vẻ đẹp con người của người dân Tày.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023