Dịch:
Vằn ất khẩu khửn slung Vằn nhỉ khẩu khửn muột
Cầu Mẻ puối hẩư vẻ mọn đây Bươn ất mọn plông ón
Bươn nhỉ mọn cải mọn rèng Bươn slam mọn khảu quéng Bươn sí quéng mọn lương
Bươn hả quéng mọn lương ước ước Bươn sốc tắm thúc lài
Nhặp slửa đáo, slửa đeng tiến Mẻ
Lạy Mẹ ban cho giống lúa giống ngô Lạy Mẹ ban cho giống khoai giống sắn Một ngày lúa lên cao
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Vấn Đề Chung Về Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An - Cao Bằng
- Khái Quát Về Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An
- Bức Tranh Chân Thực Về Cuộc Sống Lao Động Của Đồng Bào Tày Xưa
- Ý Nghĩa Nhân Văn Trong Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An - Cao Bằng
- Tình Yêu Trăng Giúp Cho Tâm Hồn Của Người Dân Tày Ở Thạch An - Cao Bằng Thêm Đẹp
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 9
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Hai ngày lúa lên vượt
Lạy Mẹ ban cho giống dâu tằm Tháng giêng tằm nở
Tháng hai tằm lớn
Tháng tư kén tằm vàng ươm Tháng năm kén tằm vàng rực rỡ Tháng sáu kéo tơ tằm dệt lụa
May áo đẹp dâng lên các Mẹ Nàng.
Cách dùng từ ngữ chỉ thời gian của đồng bào Tày mới thực độc đáo
làm sao: Vằn ất (một ngày) rồi Vằn nhỉ (hai ngày), Bươn ất (tháng giêng) rồi Bươn nhỉ, Bươn slam, Bươn sí (tháng hai, tháng tư, tháng năm), tiếp sang Bươn sốc (tháng sáu)... Thời gian nối tiếp thời gian đó là điều hiển nhiên nhưng trong sự tiếp nối vô tình ấy là những mầm sống đang vươn dậy mạnh
mẽ đến không ngừng. Trong lời ca, hiện lên một bức tranh khỏe khoắn, tươi đẹp với xanh tươi của ngô lúa, với rực rỡ của nong tằm vàng ươm đầy hứa hẹn… Đằng sau bức tranh ấy là niềm vui, niềm hân hoan trước một cuộc sống no ấm. Người nông dân Tày đã trực tiếp bày tỏ khát vọng của mình khi cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn. Thoát khỏi cuộc sống còn bao vất vả, khó nhọc với khả năng chưa thể chế ngự được thiên nhiên, đó chẳng luôn là mong ước của cha ông ta xưa sao!
Trong sản xuất nông nghiệp, điều đáng lo nhất với người nông dân là thiên tai, địch họa. Nên họ hi vọng bằng tài năng của Mẹ Trăng, lũ sâu bọ đáng ghét kia sẽ bị mẹ nhốt kĩ, không thể xuống trần gian cắn hại mùa màng được. Tiếng hát cầu mong ấy đã vang vọng tận trời xanh, để thần linh thấu tấm lòng của dương gian:
Lạy Mẻ xăng cậy non pác đăm Lạy Mẻ xăng cậy non pác đáo Mẻ xăng khảu buốc mạy rượi Xăng khảu buốc mạy tlàn
Pắt pây lẻ pắt mà Tlà pây lẻ tlà thẻo
Tlà pây thâng tlằng mường Tlà pây thâng tlằng tlổng
Nắm hẩư mèng ghèng phá đát tlổng luông Nắm hẩư mèng hai đát tlổng quảng
Hẩư bâư khẩu khửn khiêu Hẩư nhỏt mằn khửn mậu Quét pây mèng đát bâư Quét pây non khốp nhỏt
Dịch:
Cầu mong Mẹ giam lại giống sâu miệng đỏ Cầu mong Mẹ giam lại giống bọ miệng đen Bọ rầy nhốt trong lồng rượi Mẹ đan
Bọ rầy nhốt trong ống tàn Mẹ trát Trát đi rồi trát lại
Miết đi là miết về Miết đi khắp mọi nẻo
Miết đi khắp mọi mường Cho lá lúa xanh tươi
Cho mầm khoai khỏe mạnh Không cho bọ cắn lá Không cho sâu chích mầm
Với cách thể hiện theo lối điệp khúc kết hợp với giọng điệu thay đổi
linh hoạt lúc dài lúc ngắn làm cho bài Lượn chứa một sức gợi cảm khá mạnh. Mỗi câu thơ trong bài ca cất lên như những khúc nhạc liên hoàn dội đi dội lại mãi, làm cho ta thấy rõ nỗi lo âu và niềm khắc khoải của người nông dân trước vụ mùa mới.
Theo nhà văn Goóc - ki, văn học dân gian là những sáng tác truyền miệng của nhân dân lao động, nó biểu hiện thế giới quan của người lao động và chủ yếu là của người nông dân. Về căn bản, tư tưởng của người nông dân Tày lúc bấy giờ mang tính chất duy vật nhưng do bị hạn chế bởi kỹ thuật nông nghiệp thô sơ nên đầu óc họ nảy nở những tư tưởng duy tâm. Trước những thiên tai như hạn hán, bão lụt, dịch bệnh... người nông dân nhiều lúc tỏ ra bất lực. Trong rất nhiều thế kỷ, họ đã phải phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều. Dần dần trong họ hình thành những tư tưởng lạc hậu, mê tín đối với thiên nhiên, đặt một niềm tin tuyệt đối vào người mẹ thiên nhiên. Xét ở một
khía cạnh nào đó, niềm tin ấy chính là một liều thuốc tinh thần, một món quà vô giá dành cho người nông dân lam lũ vất vả. Niềm tin ấy dù khó trở thành hiện thực nhưng nó như tiếp thêm sức mạnh cho người lao động, để trước một mùa vụ mới, họ lao động hăng say hơn, để tay cuốc tay cày thêm dẻo và để đợi chờ một mùa vụ bội thu.
Văn học dân gian luôn chứa đựng trong nó những yếu tố của lịch sử, của thời đại mà nó được ra đời. Khúc Lượn Hai cầu mùa là sản phẩm tinh thần một thời của người nông dân Tày ở Thạch An. Dấu ấn lịch sử còn đọng lại đó là những nét vẽ thô mộc nhưng vô cùng sinh động về cuộc sống lao động của bà con nông dân lúc bấy giờ với nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp. Các lễ vật dâng lên các Mẹ Trăng không phải ở đâu xa mà ngay chính từ sản phẩm của nghề nông:
Tiến pây tlằng lắc là pẻng quánh Tlằng pẻng quánh, pẻng hai
Tiến pây khẩu nua lài khẩu cắm
Tiến pây nậu hoa pù, chù thúc théc Pác thứ, pác lệ, pác đồ chay
Mọi thứ, mọi mòn đây tiến Mẻ
Dịch:
Dâng lên chùm bánh quánh
Cả bánh quánh bánh, bánh quẩy Dâng lên mâm xôi ngũ sắc bảy màu Dâng lên nụ hoa pù, chù thúc théc Trăm thứ trăm đồ chay
Mọi thứ để cúng các Mẹ Nàng
Pẻng quánh, pẻng hai, khẩu nua lài khẩu cắm (bánh quánh, bánh quẩy, xôi cẩm bảy màu) đấy là những thứ quen thuộc trong văn hóa ẩm thực của
người Tày Cao Bằng. Nhưng những thức ấy cũng lại là những lễ vật không thể thiếu trên mâm cúng của họ trong những dịp lễ tết. Mộc mạc là đây. Giản dị là đây. Mà cũng chân thành là đây. Bởi những sản phẩm ấy được làm nên từ hạt gạo nếp nương chan chứa biết bao mồ hôi và công sức của người nông dân, qua bàn tay khéo léo tài hoa của các mẹ, các chị, trở thành thứ bánh trái đặc sắc của quê hương mình, để rồi họ kính cẩn dâng lên đấng thần linh.
Cho dù về mặt tư tưởng, những khúc hát trong lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng còn hạn chế nhưng bằng lời thơ giản dị nhưng vô cùng độc đáo và sinh động, người nông dân Tày đã tái hiện hình ảnh cuộc sống lao động của mình một thời. Thông qua đó, chúng ta còn thấy được vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của cha ông xưa.
2.2. Khúc hát Lượn Hai thể hiện trí tưởng tượng phong phú, tư duy đậm sắc màu miền núi của nhân dân Tày Thạch An - Cao Bằng
Xưa kia, sống giữa đại ngàn, được bao bọc bởi núi non trùng điệp quanh năm sương mờ hầu như chưa từng ai đặt chân tới, trước âm thanh gào thét của những con thác dữ, những vực nước bí hiểm thâm u... người Tày cảm thấy thiên nhiên, vũ trụ thật bí hiểm. Để giải thích cho sự thắc mắc của mình, cho cộng đồng và con cháu của mình, đồng bào đã lí giải và cụ thể hóa các hiện tượng thiên nhiên bằng trí tưởng tượng phong phú và lối tư duy mộc mạc giản dị.
Theo quan niệm của người Tày cổ, thế giới được chia làm ba tầng: mường trời, trần gian và địa ngục. Mường trời ở trên cao là nơi sinh sống của tiên phật. Mặt đất nơi loài người sinh sống. Dưới tận cùng là âm ti địa ngục với những thác cao, giếng sâu, là nơi ở của quỷ dữ, thuồng luồng. Trong văn học dân gian, thế giới mường trời được người Tày nhắc đến khá nhiều. Theo quan niệm và trí tưởng tượng của dân gian thì cõi mường trời chẳng khác gì trần gian. Nơi đó cũng có bản mường, cánh đồng được đặt tên rất cụ thể:
Dịch:
Quá Mường Rấn, phja Kẹm Quá Mường Nà, Phja Miềng Pây thâng tổng Nghiêm La Pây quá Nà Nghiêm, Nà Ngậu
Qua Mường Rấn, núi Kẹm Qua Mường Nà, Phja Miềng Đi qua cánh đồng Nghiêm La Đi qua Nà Nghiêm, Nà Ngậu.
có chợ nhỏ, chợ lớn để trao đổi mua bán mọi thứ:
Pây quá háng Tam Quang
Pây quá hàng tẳng, hàng khoang thuổn tlỉ Pây quá háng hội hoa
Pây quá háng pia háng rọm Pây quá háng phjéc, háng phjải Pây quá háng kim ngần
Pây thâng háng tiên tức cờ Háng cải wạ háng eng Háng mì slíp nhỉ tàng
Tam quan slíp nhỉ lỏ
Dịch:
Vượt qua chợ Tam Quang
Vượt qua lối hàng ngang hàng dọc Vượt qua chợ hội chợ hoa
Vượt qua chợ hàng tôm hàng cá Vượt qua chợ vải chợ rau
Đến chợ bán vàng bạc thỉnh cầu
Vượt qua chợ nàng tiên chơi cờ Vượt qua chợ lớn chợ nhỏ
Chợ phố mười hai nẻo đường Tam Quang mười hai lối
Nhưng khác với trần gian, đó là chốn thanh bình đầy hương hoa, con người ở trên đó là tiên và có khả năng và sức mạnh phi thường. Trên trời là nơi ở của các Mẹ Trăng. Nhiệm vụ của các Mẹ là coi sóc và bảo về mùa màng, cuộc sống cho con người dưới hạ giới.
Cha ông ta xưa luôn cho rằng trời và đất, thế giới tiên cảnh và chốn trần gian rất gần nhau, có con đường lên trời. Sử thi Tây Nguyên kể lại có chi tiết: Đăm San lấy cái thang để bắc lên trời, bắt trời cho hai người vợ của mình là Hơ Nhí và Hơ B Hí sống lại. Đồng bào Tày cũng tưởng tượng có con đường từ trần gian lên trời. Không phải ai cũng lên trời được mà chỉ có những người có phép thuật như thầy Tào, bà Bụt. Họ chính là chiếc cầu nối để con người trần gian và thần tiên giao lưu với nhau.
Đi theo những câu hát Lượn Hai, cảnh thần tiên cứ dần mở ra trước mắt. Trí tưởng tượng của dân gian đã vẽ lên một khung cảnh vừa quen vừa lạ. Đoàn người từ trần gian lên cống tiến Mẹ Trăng phải đi qua nhiều chặng đường đầy gian lao, vất vả, bắt buộc mọi người phải bền tâm vững chí mới có thể tới được nơi. Nàng Hai dẫn đầu đoàn người vượt núi, băng rừng, qua sông để lên đến cung trăng.
Lênh đênh trên biển bằng thuyền bè, với sức khỏe phi thường của những sluông chèo thuyền, họ qua nhiều nơi trên biển trời:
Pin khửn búng tua pất áp ne
Pin khửn búng tua le le thua tlả
Pin khửn búng tua quang Đồng Xuân Pin khửn búng tua lình nưa
Dịch:
Pin khửn búng Ngưu Lang Chức Nữ Pin khửn ngàu hai khảm pế
Pin khửn co bióoc ngựu phông đeng Pin khửn nưa khau phia nổc én
Pin khửn sam shíp nhỉ tlả lây
Pin khửn phia Thiên Ô chắc phuối.
Chèo lên chốn con vịt sẵn rong Chèo lên chốn con le le đậu bến Chèo lên lối hươu rừng Đông Xuân Chèo lên lối khỉ đàn mây móc Chèo lên lối Ngưu Lang, Chức Nữ Chèo đò bóng nguyệt phá sóng Chèo lên lối đỏ rực hoa gạo
Chèo lên lối đá nặng thả én
Chèo lên ba mươi hai dòng nước chảy Chèo lên lối núi đá Thiên Ô biết nói.
Đúng là một cảnh biển độc đáo hấp dẫn, mang đậm chất tư duy của
đồng bào Tày: hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ. Cảnh vật ở đây vừa thực, cụ thể, vừa hư cấu tưởng tượng. Trên biển, có hoa gạo tháng ba đỏ rực, có đàn hươu nai, bầy khỉ trong rừng, có núi đá Thiên Ô cao ngất và nước chảy nối tiếp nhau... lại có lối lên nơi của chàng Ngưu Lang, nàng Chức Nữ...
Quả thực trí tưởng tượng của dân gian phong phú và độc đáo vô cùng. Nơi người Tày sống không có biển và chắc hẳn lúc bấy giờ họ cũng chưa từng tới biển nhưng qua thế giới tâm hồn phong phú của họ, biển hiện lên thật sinh động và đậm chất miền núi. Họ đã đem hơi thở của rừng, đem những gì là của miền núi đến với biển để biển trở thành hình ảnh sáng tạo của người Tày.