Bức Tranh Chân Thực Về Cuộc Sống Lao Động Của Đồng Bào Tày Xưa


Hai gần giống với cách nói vần vè, “phuối pác”, “phuối rọi”, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Phuối pác, phuối rọi là những lời nói có vần, có điệu của người dân Tày trong cuộc sống hàng ngày. Đây là lối nói tự do, thường được diễn ra khi gặp nhau trên đường, ở chợ hay trong lễ hội... Nó cũng được coi là một hình thức biểu hiện tình cảm với nhiều sắc thái. Được thời gian gọt rũa, những lời phuối pác, phuối rọi ngày càng cô đọng, bóng bẩy và mềm mại một chất thơ lãng mạn.

Về mặt ngôn từ, nhiều bài Lượn Hai thể hiện trình độ lựa chọn ngôn ngữ khá tinh tế của người dân Tày:

Nậu bjoóc rồm hom van Dú đông na phia lẩc Nậu bjoóc cút khiêu đây Khoen dú co mạy cải

Bjoóc khảo khinh tlềnh đán Lồm plạt plẻo si mê

Dịch:


Thơm ngát bông hoa rầm Khắp sơn lâm mây phủ Sáng hồng bông hoa mạ Treo lơ lửng những vàng Hoa khảo chuông núi đá Gió thổi về si mê

Nội dung của những bài Lượn này khá phong phú. Bên cạnh nội dung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

chính là những lời cầu mùa, cầu an, cầu phúc, Lượn Hai còn thể hiện tình nghĩa giữa người với người, lòng biết ơn của con người với thiên nhiên... Tuy nhiên, có điều đặc biệt là thể loại dân ca này không được phép nói đến tình yêu hoa nguyệt.


Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 5

Lượn Hai bao gồm những khúc hát như: Giải uế, Cẩm thé, Vào cửa Giả Gỉn, Vào cửa Slấn… Những khúc hát này có nội dung giống như những khúc ca trong Then, vì vậy mà có nơi còn gọi là Lượn Then. Ca từ của của những bài hát được cất lên trong chặng đầu của phần lễ này mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo:

Khoăn chính tẻ trang đi

Khoăn đíp khảu thua kháu bưởng soa

Hai Há oóc thua khen, thua kha bưởng rại Khoăn mà nhập khẩu pây

Khoăn lẻ tỉnh Mẻ Nàng

Đảy nhìn tiểng Gường sa gỏi mà Đảy nhìn tiểng Sở sa gỏi lại

Mỉnh nắc nắm đảy khửn tềnh nưa Mỉnh nẩư chính pền Gường pền Sở Khửn nưa bân mởi Mẻ, mởi Nàng Mà dương gian dự hội.

Dịch:

Hồn chính chạy trong lòng Hồn sống ra đấu gối bên phải

Hai Há vào đầu chân, đầu tay bên trái Hồn vía hãy nhập vào

Hồn vía hãy nghe lời Mẹ Nàng Nghe thấy lời chúa gọi hãy về Nghe lời chúa gọi hãy lại

Vía nặng không lên được tiên cảnh Vía nhẹ nên nàng Gường nàng Sở Cùng lên đường mời Mẹ, mời Nàng Về dự hội cầu mùa dương gian.


Hình thức sinh hoạt diễn xướng của Lượn Hai có hai hình thức cơ bản: hình thức đối đáp và hình thức tự lượn.

Dân ca Tày nói chung và Lượn Hai nói riêng đã được đồng bào Tày sáng tác, lưu truyền và thưởng thức. Làn điệu dân ca ấy đã song hành cùng với cuộc sống của họ. Ngày nay, những làn điệu này không còn được xuất hiện và sử dụng nhiều như ngày xưa nữa. Chính vì vậy lễ hội xuân cũng là một dịp để con người tìm về với nét đẹp xưa của dân tộc, để thưởng thức, để giữ gìn và để biết trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống quí báu ấy.

Tiểu kết:

Qua phần tìm hiểu trên, chúng ta không chỉ biết rõ hơn những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội, đời sống văn hóa của người Tày ở Thạch An - Cao Bằng mà còn nhận thấy mối quan hệ, ảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố này với nền văn hóa dân gian dân tộc Tày, trong đó có những bài dân ca được hát lên trong lễ hội Nàng Hai. Môi trường văn hóa càng sinh động và phong phú bao nhiêu thì nó càng được khúc xạ vào trong các sáng tác văn học dân gian càng đa dạng và giàu màu sắc bấy nhiêu. Vì vậy mà Lượn Hai đã trở thành một loại ngôn ngữ đặc biệt của dân tộc Tày - ngôn ngữ biểu hiện sự rung động vô cùng tinh tế của tâm hồn con người. Nó đã trở thành một sản phẩm tinh thần chung của cả cộng đồng, trở thành một nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Tày.


CHƯƠNG 2:

GIÁ TRỊ NỘI DUNG NHỮNG KHÚC HÁT LỄ HỘI NÀNG HAI Ở THẠCH AN - CAO BẰNG

2.1. Bức tranh chân thực về cuộc sống lao động của đồng bào Tày xưa

Ra đời và phát triển lâu dài trong đời sống của người Tày, khúc hát lễ hội Nàng Hai chứa đựng sâu sắc những dấu ấn của lịch sử tộc người. Những câu hát Lượn Hai đã tái hiện bức tranh sinh hoạt chân thực và sinh động về cuộc sống lao động thuần nông lạc hậu, tự cung tự cấp của cư dân Tày.

Với địa bàn cư trú có nhiều bất thuận, công cụ lao động thô sơ, hơn cả là việc sản xuất còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Họ coi thiên nhiên là lực lượng siêu phàm, trời ban cho gì thì nhân gian được đấy, mùa màng năm ấy có tốt hay không là do sự hào phóng và chăm sóc của các vị thần cai quản nông nghiệp. Họ đã đặt tất cả niềm tin về cuộc sống của mình vào người mẹ thiên nhiên. Do vậy mà mỗi năm bắt đầu một mùa vụ mới, họ phải tổ chức lễ hội Nàng Hai, để mời gọi Mẹ Trăng ban cho trần gian một năm no đủ, yên lành, hạnh phúc.

Qua các khúc hát cầu mùa trong lễ hội Nàng Hai, chúng ta thấy hiện lên một bức tranh khá hoàn chỉnh về cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Tày xưa, đó là cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp thô sơ, còn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Con người vẫn coi thiên nhiên như một cái gì đó rất mạnh mẽ mà cũng thật thần bí. Trước lực lượng siêu nhiên bí hiểm như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh... con người chưa thể chế ngự được, vì vậy họ chỉ biết cầu mong, chỉ biết trông vào sự may rủi. Nếu người Kinh cầu mưa bằng những lời ca :

Lạy trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày


Lấy bát cơm đầy...

thì đồng bào Tày cũng mong ước, khấn cầu:

Cầu soong Mẻ hẩư bươn shí hả nặm lắp lí phai Cháu nhân gian khỏi đét bươn slam

Cháu nhân gian khỏi phân bươn pét

Dịch:


Cầu hai Mẹ cho tháng tư mưa thuận, tháng năm gió hoà Đừng để cho nhân gian chết khô

Đừng để cho nhân gian chết héo

Mang đặc điểm của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, người nông

dân Tày cũng rất coi trọng vai trò của nước trong hoạt động sản xuất. Với địa hình đồi núi cao, đồng bào Tày chủ yếu là trồng lúa trên những thuở ruộng bậc thang, trên nương rẫy hay những lảnh ruộng nhỏ bên suối. Được mùa hay mất mùa đều phải nhờ tất cả vào nước trời. Những đám ruộng trũng ven suối, ven khe vào mùa nước về hay bị lũ quét, lũ ống. Còn những đám ruộng cạn (mà đồng bào gọi là nà lẹng) chỉ cấy lúa được một vụ trong năm (khoảng tháng tư đến tháng mười). Để cấy được, những đám ruộng này phải chờ nước mưa. Nếu không có mưa, ruộng đành bỏ hoang. Vì vậy mà một cơn mưa vào khoảng thời gian này với đồng bào là cả sự sống còn trong một năm cày cấy.

Hiểu được điều đó, ta mới thấu được ý nghĩa sâu sắc của lời ca ấy. Cầu bươn shí hả nặm lắp lí phai với người nông dân Tày lại là điều ước thật là lớn lao, là tất cả cuộc sống của họ. Đất trời thuận hòa, gió mưa theo mùa theo vụ thì việc đồng áng cùa bà con mới thuận lợi, trần gian cây cối xanh tốt và cuộc đời sẽ tươi vui, chứa chan sự sống.

Văn học dân gian là sản phẩm sáng tạo của nhân dân lao động, ra đời như một phương cách diễn đạt và trao gửi những hiểu biết, những cảm nhận của họ về sự thật cuộc sống. Với nhận thức về cuộc sống của mình, người Tày


xưa đã vẽ lên bức tranh lao động qua nhiều câu hát Lượn Hai. Qua làn điệu dân ca ấy, công việc của đồng bào Tày ở Cao Bằng hiện lên thật sinh động với việc trồng lúa, ngô, khoai, trồng dâu, nuôi tằm, thả cá, rèn sắt... Cùng với lối tư duy nguyên thủy thơ ngây, họ cho rằng, mỗi công việc đều có một Mẹ Trăng cai quản, bảo ban và phù trợ. Những khúc hát trong lễ hội Nàng Hai được nàng Gường, nàng Sở hát lên, đưa người xem hội theo một cuộc hành trình dài biết bao gian lao, vất vả để lên trời gặp các Mẹ Trăng. Mỗi một Mẹ lại có một nhiệm vụ khác nhau, như Mẹ Bích Ba sẽ cai quản mùa màng, không cho sâu bọ phá hại, các Mẹ Bích Vân, Lượng Tàm, Lượng Nhì, Hán Hoa, Hán Vân... thì ban phát các giống lúa, ngô, khoai, dâu tằm hay nhiều con giống khác... Qua chặng đường dài với biết bao nguy nan, đến nơi, Nàng Hai phải trổ hết tài của mình, để hát xin gặp và cầu Mẹ ban cho giống cây, giống con khỏe mạnh. Trước tiên là họ xin giống lúa, ngô, khoai:

Lạy Mẻ ban hẩư vẻ khẩu vẻ bắp Lạy Mẻ ban thêm hẩư vẻ mằn So Mẻ vẻ khẩu pay, khẩu pét

So Mẻ vẻ pí pất khẩu nua

Dịch:


Lạy Mẹ ban cho giống lúa giống ngô Lạy Mẹ phát cho giống khoai, giống sắn. Xin Mẹ giống khẩu pay, khẩu pét

Xin Mẹ giống nếp thơm pí pất.

Với người nông dân miền núi, cây trồng để lấy lương thực của họ ngoài

cây lúa ra còn có ngô, khoai, sắn. Những thức ấy đều là lương thực nuôi sống họ, chính vì vậy mà được người nông dân quí trọng, đề cao. Tuy nhiên, đời sống vật chất của họ không chỉ là cái ăn mà còn cả cái mặc. Bằng sự cần mẫn vốn có trong mình, với khả năng sáng tạo, người Tày đã tự trồng bông, dệt


vải, nhuộm chàm để may quần áo. Đến một bản của người Tày xưa, ta hay gặp những nương trồng bông, trồng dâu nuôi tằm. Những vụ bông được mùa, đồi này nối tiếp đồi kia đến trắng cả một góc trời, vải chàm xanh thẫm giăng khắp lối vào bản, gái trai đi chợ, đi chơi hội ai ai cũng mặc áo mới thơm nức mùi chàm. Cho nên, trong ngày hội Hai, họ đâu quên xin Mẹ Trăng hạt giống vải để gieo trồng:

Con muốn xin hạt vải giống gieo ương Con muốn xin giống cây dâu trồng.

Hạt giống vải gieo trồng ấy là hạt giống quí, được gieo trồng trong vườn thượng uyển của Ngọc Hoàng trên cung đình, vải ấy để dệt áo cho các nàng tiên. Họ ước mong hạt giống ấy sẽ lớn lên trong bàn tay chăm sóc của mình và sẽ dệt thành những tấm lụa đẹp dâng lên Mẹ Trăng như để nói rằng họ không quên ơn Mẹ. Chỉ mới là lời cầu ước thôi nhưng tác giả dân gian không giấu nổi niềm vui khi được ngắm nhìn thành quả lao động của chính mình tạo ra:

Piếm ngòi đổng mọn phông Mọn cải khửn rầm rầm Tua cheng tua khảu quéng Au bâư mọn mà khun

Ăn quéng gặn mác mặn Soong mừng đé nắm phó Au nặm tiên mà ươm

Tắm thúc lài pần khăn tiến Mẻ.

Dịch:


Ngắm xem nong ngài hiền hòa đậu Béo mập, con tranh con đẻ trứng

Trứng này đem về nở lắm tằm đầy nong


Lá dâu chăm, theo tay người liền kéo kén Cái kén bằng quả mận

Hai tay đè không vỡ

Kén tằm múc nước mỏ về ươm Mới dệt nên khăn vàng tiến Mẹ.

Cách nói của người Tày thật trong sáng và giản dị biết bao. Những giá trị của lao động đều phải đo bằng mồ hôi và nước mắt. Nhưng trong câu hát, ta không hề thấy họ nhắc đến nỗi vất vả cực nhọc mà thay vào đó là niềm vui được lao động, được từng ngày, từng tháng dõi theo thành quả lao động của chính mình.

Và họ không quên xin giống cá đem thả:

Nả rườn mì thâm nặm quảng soác Pia chép lòi bưởng tẩư

Pia khẩu lòi tềnh nưa Phấu pia diếc lòi trang đi.

Dịch:


Trước nhà có hồ nước mênh mông Cá chép bơi tầng dưới

Cá cơm bơi tầng trên

Tầng giữa cá diếc lượn từng đàn.

Với khả năng sáng tạo trong lao động còn nhiều hạn chế, người Tày

xưa luôn tin rằng tất cả các cây trồng và con giống mà họ đang nuôi trồng đều do các Mẹ Trăng thượng giới ban cho, để có một mùa màng bội thu là nhờ những giống cây tốt từ trên trời mang xuống. Niềm tin trong sáng ấy nâng cánh cho những ước mơ bé nhỏ nhưng vô cùng đẹp đẽ của họ:

Lạy Mẻ puối hẩư vẻ mọn, vẻ khẩu Lạy Mẻ puối hẩư vẻ mằn, vẻ phước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023