Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 9


Sống giữa rừng núi đại ngàn hoang sơ, con người cần có sức mạnh để tạo dựng và bảo vệ cuộc sống của mình, của cộng đồng mình. Sức mạnh đó đưc xây đắp nên bởi tình đoàn kết, bởi khát vọng hòa nhập vào vũ trụ để chiếm lĩnh vũ trụ của con người.

Có thể nói rằng lễ hội cầu mùa là cuộc hành trình vĩ đại trong tưởng tượng của đoàn người trần gian đến với chốn thần tiên để bày tỏ ước vọng của mình. Cho dù chặng đường gian lao ấy không có trong cuộc sống thực nhưng nó chính là tấm gương phản chiếu cuộc hành trình vượt gian khổ của loài người giữa đời thường. Mỗi lời hát trong phần tụng ca ghi lại rất cụ thể cảnh đoàn người trần lên mường trời với qui mô lớn, lực lượng đông đảo. Đứng đầu đoàn người ấy là Pửt (hay Bụt), có nơi là Mẻ Cốc người đứng đầu, thực hiện các nghi lễ này.

Theo các nhà nghiên cứu dân gian, Pửt là những người làm nghề cúng, nắm vững phong tục tập quán của dân tộc. Những người làm nghề này thuộc rất nhiều bài dân ca nghi lễ, có khả năng ứng tác, được nhân dân tôn trọng nhờ cậy thực hiện các nghi lễ quan trọng. Họ tuy không phải là người trời nhưng có khả năng giao tiếp với thần linh, tiên tổ ở trên cao. Trong quá trình hành lễ, Pửt có nhiệm vụ dẫn âm binh lên trời, xin được gặp Ngọc Hoàng, đánh trống báo hiệu cho các thần linh xin được mở cổng, cất tiếng hát dương gian để làm tin, như vậy các thần linh mới mở cổng cho vào.

Đoàn người lên gặp Mẹ Trăng là những nam thanh, nữ tú - những người có sức khỏe, trẻ đẹp, tài năng, lòng nhiệt tình và quan trọng nhất là được nhân dân tin tưởng chọn và giao cho trọng trách thiêng liêng: mời, đón Mẹ Trăng xuống dự hội. Họ lên trời với đầy đủ phương tiện: lúc đi đường bộ với đoàn binh mã vượt qua bản làng, nương đồi, qua cánh đồng lúa... khi lại đi bằng đường thủy vượt qua sông Ngân Hán, vượt qua biển rộng bao la...



Dịch:

Cờ goảt pây bưởng lăng tứn mạ Cờ goảt pây bưởng nả tứn luông

Chính hiệu bên cốc cường tứn tượng Binh cờ tứn soong bưởng lao xao Cờ đeng vạ cờ khao ngoắt bóng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Cờ đăm đeng vạ binh mạ khửn tàng

...

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 9

Hai Há vạ binh mạ pây khoái khoái Hai Há pây toồng lầm toồng moóc Mạ pây bấu nắc kha

Cờ bân bấu phai màu


Cờ quạt phất đằng sau thúc ngựa Phất quạt sang đằng trái thúc sluông Chính hiệu bên cốc gường tiến tượng Binh cờ bay sáng chói như sao

Cờ vàng cùng cờ xanh tiến bước Cờ quạt cùng binh mã lên đường

...

Hai Há cùng đoàn đi thẳng tiến Hai nàng đi như gió như mây Ngựa đi không mệt mỏi

Cờ bay không phai màu

Nếu ở những đoạn ca cầu mùa, lời thơ nhẹ nhàng, lắng sâu thì đến khúc

ca theo bước chân đoàn quân hùng mạnh kia, giọng thơ bỗng sôi nổi, khẩn trương với hình ảnh cờ quạt rợp trời rực rỡ, binh mã hừng hực khí thế như lốc tố càng khẳng định lòng quyết tâm lên tới nơi của con người. Đến đây, tiếng


đàn tính tẩu càng trở nên trong trẻo với cung nhạc cao vút, vang xa dội vào lòng người như càng hối thúc đoàn quân đi nhanh nhanh hơn nữa.

Bao đồi núi, bản làng đã ở lại đằng sau, ngựa đi đường đã mỏi nhưng đoàn người chưa đi hết những gian lao của chặng đường dài. Phía trước họ là con sông Ngân Hán rộng lớn và đầy hung dữ với trăm thác ghềnh, nhiều ải nước, mỗi ải nước do một Mẹ Trăng trấn giữ. Không chùn bước trước gian nguy, họ lại xuống thuyền để đi tiếp. Trước thử thách của thiên nhiên dữ dội như vậy, sức mạnh của tình đoàn kết, trí tuệ cùng với sức khỏe dẻo dai của con người càng phải được khẳng định và đề cao:

Chèo lừa khỉn sloong hát them slam hát Lảc táng khảm sloong vằng them slam vằng

...

Bảt vài pây chất hát Bảt quát pây chất vằng

Chèo lừa quá Ngân Hán sống Hai Chèo táng khảm Ngân Hà sống Há.

Dịch:


Chèo thuyền lên hai thác thêm ba thác Kéo đò vượt hai vực thêm ba vực

...

Một cái chèo đi bảy ghềnh Một cái bơi đi bảy vực

Chèo thuyền qua Ngân Hán đưa Hằng Nga Chèo đò vượt Ngân Hán đưa Bóng Nguyệt.

Hình thức khúc ca với nhiều câu dài ngắn đan xen. Hoà vào lời thơ là

tiếng nhạc xóc lúc thưa lúc nhặt càng tạo nên không khí khẩn trương mà cũng đầy hồi hộp, lo lắng trước cảnh đoàn người vượt qua dòng sông thiêng Ngân


Hán - gianh giới giữa trời và đất. Về hình thức diễn xướng, khúc hát lên đường này mang điệu và màu sắc của Then. (Theo Ths Nguyễn Thanh Hiền: Then là tên gọi một hình thức nghi lễ có sử dụng nhạc cụ (đàn tính, chùm nhạc xóc bằng đồng) và những khúc hát thờ cúng.)

Lễ hội Nàng Hai là lễ hội tôn vinh vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp của con người được kết tụ ở hình ảnh những con người vượt không gian, thời gian, vượt vũ trụ để đến với các Mẹ Trăng.

Như trên đã trình bày, đoàn quân lên thượng giới là những con người trẻ, khỏe và đẹp. Cái đẹp của họ không chỉ là ở diện mạo mà còn ở cả tài năng và tâm hồn. Củ Tiễn là hai chàng trai khỏe mạnh, dung mạo tuấn tú. Hai nhân vật này cầm cành trúc tượng trưng cho vũ khí sẽ đi đầu, có nhiệm cụ dẫn đường và bảo vệ cho cả đoàn người và đặc biệt là hai nàng Gường và Sở. Trai sluông chèo thuyền là những chàng trai trẻ, sức khỏe dẻo đai, có lòng dũng cảm và tài năng trong việc chèo thuyền vượt biển lớn:

Sluông lái lừa khói chẳng Sluông lái lừa quá thác cải Sluông lái lừa qúa woằng lẩc Bấu tlừ, bấu giải

Khảm slóc líu líu.

Dịch:


Sluông giữ thuyền không cho chìm nghỉm Sluông chèo thuyền vượt qua thác lớn

Sluông chèo thuyền vượt qua vực sâu Không ngơi tay, không ngừng nghỉ Vượt qua thác nước băng băng.

Các câu thơ dài ngắn tạo nên giọng thơ cao thấp như khắc hoạ đậm nét

tính chất nguy nan của chặng đường vượt sông nước của các sluông. Trước


muôn trùng con sóng giữ, trước thác lớn vực sâu, trai sluông chèo thuyền phải đem tất cả tài năng và sự khéo léo của mình mới chiến thắng được con thuỷ quái đang há miệng chực nuốt chửng cả đoàn thuyền. Ta bỗng thấy họ không chỉ là những tay chèo lái tài ba mà còn là những người nghệ sĩ tài hoa với nghệ thuật vượt qua thác ghềnh. Họ phải dốc hết sức, hết tài để đưa đoàn người trần cùng lễ vật lên tiến các Mẹ:

Lừa mì lai bjóoc ngần lừa plỏ quan Lừa mì lai bjóoc kim lừa plỏ plùa Lừa mì bjóoc quí lừa Nàng Hai Lừa mì lai bjóoc hom lừa Mẻ Nàng Lừa lai kim ngần au hẩư plỏ

Lừa mì lai bjóoc hom au hẩư Mẻ Lừa bjóoc lạ hẩư Nàng Hai

Xiên hoa xiên bjóoc tiến Mẻ Nàng

Dịch:


Thuyền có nhiều hoa bạc thuyền quan Thuyền có nhiều hoa vàng thuyền chúa Thuyền có nhiều hoa quí thuyền Nàng Hai Thuyền có nhiều hoa thơm thuyền các Mẹ Thuyền này nhiều vàng bạc tiến cha Thuyền này nhiều hoa thơm tiến Mẹ Thuyền này nhiều hoa lạ tiến Nàng Hai.

Trên vai họ không chỉ là đoàn người trần gian, không chỉ là những lễ

vật quí dâng lên cõi tiên mà còn là tất cả hi vọng, ước mơ của cả bà con dân bản nơi họ sống về mùa màng, thế sự, nhân duyên… chính vì vậy mà họ là những con người mưu dũng, xứng đáng tiêu biểu cho vẻ đẹp con người về sức khỏe và trí tuệ.


Trong đoàn người trần gian đi lên cõi tiên, có một viên ngọc sáng nhất, đẹp nhất, tượng trưng cho vẻ đẹp của thiếu nữ Tày, đó là Nàng Hai. Trong lễ hội Nàng Hai, nàng được nhân dân giao cho sứ mạng thiêng liêng đó là gửi tới Mẹ Trăng lời cầu mong của cả toàn dân bản.

Nàng Hai là một thiếu nữ đẹp, xuất xứ của nàng gắn với nhiều câu chuyện huyền thoại. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thị Yên và theo lời kể của một số nghệ nhân dân gian hai huyện Thạch An và Phục Hòa của tỉnh Cao Bằng, Nàng Hai là cô công chúa nhà Mạc, vì cảnh loạn li mà lưu lạc trong nhân gian. Vốn xinh đẹp và cùng với tài năng bẩm sinh ca hát, nàng là người chủ xướng, đứng ra tổ chức nhiều cuộc hát dưới trăng cho bà con dân bản vào những đêm trăng sáng. Trước hiên nhà sàn, dưới ánh trăng soi tỏa, nàng cùng các thanh niên nam nữ ca hát, múa quạt. Dần dần, bà con yêu thích hình thức sinh hoạt này.

Để tưởng nhớ nàng, cứ hàng năm hoặc hai hay ba năm một lần dân làng đều tổ chức lễ hội Nàng Hai, mời nàng về dự hội. Trong lễ hội, xứ mệnh của nàng cao cả lắm. Dưới vầng trăng sáng, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên, nàng lại xuất hiện để trò chuyện cùng bà con, để nghe dân bản xẻ chia những nỗi niềm trong lao động, cuộc sống. Trong niềm tin yêu của đồng bào Tày, sự xuất hiện của Nàng Hai đồng nghĩa với việc những điều may mắn sẽ đến và tai ương sẽ qua. Chính vì vậy người thiếu nữ đẹp này được nhân tin tưởng, quí trọng và dần dần tôn thờ như một vị thần.

Trong lễ hội Nàng Hai nào cũng có hai thiếu nữ hóa thân thành Nàng Hai, được đặt tên là Gường và Sở. Người được chọn làm Nàng Hai phải là người nhẹ vía. Nên ở phần khúc ca “Nhập hồn Gường, Sở” có câu hát:

Mỉnh nẩư pền noọng Gường Mỉnh nẩư pền noọng Sở

Pền Gường chính đảy nủng sửa lương



Dịch:

Pền Sở ngám đảy nủng sửa đeng


Vía nhẹ nên nàng Gường Vía nhẹ nên nàng Sở

Nên Gường mới được mặc áo vàng Nên Sở mới được mặc áo đỏ.

Trong quan niệm dân gian Tày, con người có ba hồn, bảy vía, vía lại có

vìa nặng và vía nhẹ. Không bàn tới yếu tố duy tâm, theo khoa học hiện đại, “vía” là phần tâm hồn, là linh cảm (giác quan thứ sáu) của con người. Vía nhẹ (tiếng Tày gọi là mỉnh nẩư) nghĩa là tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn người khác nên dễ xúc động, dễ hòa nhập trong thế giới tâm linh. Những người như thế có không nhiều và thường là phụ nữ. Những cô gái thanh tân, có tâm hồn trong sáng, tinh tế, có khả năng đặc biệt hơn người thường như vậy mới được hóa thân vào Nàng Hai. Như vậy, chỉ qua việc chọn diễn viên hóa thân Nàng Hai, ta đã thấy được nhân dân Tày rất đề cao vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của con người nói chung và người phụ nữ Tày nói riêng.

Nàng Hai đẹp không chỉ ở lai lịch, tâm hồn, cảm xúc tinh tế đặc biệt mà còn đẹp, hấp dẫn ở trang phục, vẻ đẹp ngoại hình:

Nên Gường mới được mặc áo vàng Nên Sở mới được mặc áo đỏ.

Theo truyền thuyết, Gường là con gái út của vua nhà Mạc nên nàng mặc áo vàng như màu hoàng bào của vua cha. Nàng là người đã hóa thân thành tiên nữ, đẹp người đẹp nết thay mặt người trần mời Mẹ Trăng về dự hội cầu mùa. Nàng Sở, mặc áo đỏ là người hầu của nàng Gường, màu trang phục khác với chủ để phân biệt ngôi thứ. Cũng theo dân gian, Gường là chị mặc áo vàng, Sở là em, mặc áo đỏ:



Dịch:

Gường nủng sửa lương pền pỉ Sở nủng sửa đeng pền nọng


Gường mặc áo vàng nên chị Sở mặc áo đỏ nên em.

Cho dù theo câu chuyện nào đi chăng nữa thì trong lễ hội Nàng Hai, họ

vẫn là những con người đẹp nhất. Hai sắc màu trang phục của hai nàng tiên như một điểm nhấn trong lễ hội. Giữa xung quanh hoa cỏ đồng nội, giữa núi rừng đại ngàn xanh biêng biếc, trước sắc chàm áo quần của những người đi chơi hội, thi thoảng điểm xuyết hoa văn sặc sỡ trên chiếc địu thổ cẩm của các mẹ địu con... hai nàng tiên một áo vàng, một áo đỏ tay cầm quạt lụa, say sưa hát múa trên sân khấu như cánh bướm bay lượn giữa muôn rừng hoa lá. Thế nên, vẻ đẹp Nàng Hai cuốn hút người xem hội từ hình ảnh đẹp đầu tiên ấy.

Đóng vai Gường và Sở là hai thiếu nữ thanh tân, đang độ tuổi trăng tròn. Họ sinh ra và lớn lên giữa bản mường, tâm hồn trong trắng như đóa hoa kim anh nở bên suối. Chiếc khăn vấn trần càng làm nổi bật lên nước da trắng hồng của hai cô gái tuổi hoa. Chùm xà ích bằng bạc đeo bên hông khiến người đẹp càng thêm duyên dáng... Các nàng không chỉ xinh đẹp mà giọng hát khiến bao người say mê:

Gằm út nọi ríu rít nộc oanh Gằm ất gặn giọng oanh lảnh lót Gằm nhỉ gặn nặm loảt nưa phja Du dương gặn mẻ rà vlén lủc

Dịch:


Tiếng Út Nọi ríu rít chim oanh

Tiếng trong như tiếng oanh vàng lảnh lót Như nước chảy róc rách xuống non

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí