Một Số Hình Ảnh Về Lễ Hội Của Người Thái


Cúng con trâu không bao giờ cúng muộn, trâu tế mường khai hội không nên quay quanh con trâu. Đập trâu ngã không bao giờ để ngã phía sông sở lấp đi bóng rừng, đập trâu không để ngã phía ruộng không đè bóng lúa, không để ngã xuống phía bản, làng. Đập trâu để trâu tự ngã quỳ gối, cho trâu nhẹ nhàng ngã.

Sáng tờ mờ thức dậy làm thịt, lấy nước ở sông cho sạch, than lửa ở bếp nấu cho chín xong rồi bày mâm cố bưng lên. Ta bày mâm có cả các tạo mường, hôm nay có các ông Chủ tịch, Bí thu huyện xã đến bày mâm cúng bày nhiều thứ khác trong mâm. Các cấp đoàn thể đến bày mâm cúng bày nhiều phía. Bày mâm cúng có cả táo châu, nái phá, bảy mâm cơm có cả cụ nhó nhong.

Có cả xí lắp con chín tằng, xí lằm chín mằm hả, pù nả xu cỏ non cỏ giả có các loài hoa quả có cả ếch ngồi bờ ruộng, có đẩy đủ các thứ, có cả các buồng vèo non gác bếp, có tất cả mọi người cùng bảy mâm không được thiếu cái gì.

Mặc dù tôi là người chưa biết nhiều, những lời người chưa được thông thảo nhưng xin vào đây để được mời mâm cơm mời các vị thần táo châu - pù châu - mẹ tàn châu nên mẹ, mời thần núi, mời thần đất.

Thầy mo lớn đỡ lấy mâm cơm, thầy mo giả đỡ lấy mâm trâu, thay lời cho mo mường tôi dạy mời. tôi xin lấy vào mâm cơm mời các vì thần núi rừng, thần đất.

Mời các vì thần xin ngồi lại gần, ai ở thấp thì ngồi lên đây, ngồi vào mâm cầm đũa, cầm bát..có đũa có bát rồi xin mời dùng bữa.

Lời nói vui nhộn, ai cũng ăn rầm rồ giống như các loại chim ăn quả ăn uống với nhau cho no đủ, ăn rồi không được ăn không mà phải cầm chén lên uống rượu.


Được dùng bữa trưa rồi xin được đỡ lời cho các ông Bí thư, Chủ tịch huyện, xã các cấp tất cả mọi người dân có mùa màng gặt hái lúa như đẩy hang, lời nói ai cũng giỏi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.

Hết năm cũ bước sang năm mới cho các vị có được tiếng nói tốt đẹp, có chữ có nghĩa, hiểu biết có được tiếng nói với dân chúng. Các cơ quan đều phát triển thành công…nước tưới ruộng thì có nhiều đến tận chân núi. Tất cả ruộng lúa huyện Qùy Châu có đẩy đủ giống lúa, các bản làng gặt hái được nhiều bội thu, phù hộ cho các vị lãnh đạo các cấp, các ngành sống được lâu trăm tuổi có tiếng nói, sống tuổi già với con cháu, dạy dỗ được con cháu nên người đưa bản mường đi lên phát triển. nhân dân ai cũng sung túc sống đến đầu bạc, sống để làm vui, sống như các cố ngày xưa trăm tuổi như lời mo la.

Được như ngày đẹp các bản mường bày mâm cho các tạo châu, bày cơm lên mời các thần núi, rừng, đất tôi xin được mời nói lời phù hộ cho: Từ năm cũ bước sang năm mới dưới sông cả huyện ta luôn có nhiều cá, ruộng đồng cho nhiều lúa, các xóm bản có nhiều cửa hàng, các ngôi nhà có nhiều tầng.

Đường xá thì luôn rộng rãi luôn sạch đẹp, bê tông hóa vào nhà bản làng có nhiều cái đẹp đa dạng hơn nhiều nơi khác. Mọi người ai cũng có con trai con gái để kế thừa dòng dòi, nuôi nấng ta về giả lời nói dù không nhiều nhưng các vì thần hãy phù hộ cho.

Mời các vị thần ngồi vào mâm cơm, các táo châu, mẹ châu nêm mẹ đến mời lại mâm trưa, bên nào chưa dùng được thì dùng cho được, dùng cơm trưa xong rồi tôi xin thưa: Đặt đũa xuống mâm phải cho gọn gàng, cơm trưa xong rồi các vị xin bày rượu cần, các vị còn có chum rượu cần đến cắm vòi, có vò rượu ngon đến tiếp đãi, lấy vòi đến cắm lấy nước rót vào vò rượu cho đầy như: “múc nước lên tần nài la liền, thêm nước các vò cho đầy lên tận chân núi” .


Ăn cơm xong rồi khoan đã chào, khoan đã nhai trầu mời các vì thần táo châu hãy quay mặt về phía chum rượu cần, mời các vị thần ở xã xích lại gần nhau hơn, ở thấp thì lại đây, ai cũng giơ tay ra cầm lấy vòi. Uống rượu cần uống từ trên xuống dưới, người uống ở trên làm cham ở dưới. Cho anh cham thêm nước vào vò tôi xin mời: Uống rượu cần phải uống đến nhạt, uống rượu cần phải có gáo và phong bằng sừng trâu, mối lần uống phải được một gáo và một phong đầy.

- Uống rượu lượt 1: Các xóm, bản trong huyện đều yên bình.

- Uống rượu lượt 2: Có nhiều của cải về xã, huyện nhiều.

- Uống rượu lượt 3: Mùa màng đều bội thu, tươi tôt.

- Uống rượu lượt 4: Các nhánh sông chảy về các đồng ruộng nhiều, ếch

nhái sinh sôi nảy nở.

- Uống rượu lượt 5: Các vị lãnh đạo huyện xã ai cũng sống lâu tuổi già, làm ông cố, già làng cho các cháu.

- Uống rượu được lượt 2,3,4,5,6 chưa được.

- Uống rượu được lượt 9 các vị đoàn thể mới được vui mừng mở hội.

Giờ này rượu đã nhạt như nước lọc, rượu đắng và đặc đã hết các vì thần thả vòi lên cho đúng hướng, đúng đường, cúi mặt xuống lấy trầu cau, quay lưng về phía núi mỗi người nhặt một nắm, mỗi người chia mỗi miếng.

Bày mâm cúng bày nhiều phía, được cơm rồi có cả các thứ hoa quả như: quả cam, quả táo tới đón.

Có việc cúng việc trưa tôi mời các thần đến xong việc cơm tôi mời các thần về cơm cúng, cơm trưa bày chu đáo đẩy đủ, có cả các lễ vật dâng lên như vải làm lề đi về, có cả các loại gỗ quấn vào chân vào người để về được.

Việc bày cơm vừa no say, việc bày cơm trưa vừa xong việc cơm xong

rồi tôi xin mời về.


Mời các vì thần quay về vượt núi vượt đèo, xong việc cơm nước ai cũng đi về nhà nấy, về đến tận các chốn mình ở. Dưới nước xin các thần sông cho có nhiều cá, dưới đồng ruộng xin các thần phù hộ cho có nhiều lúa, ở trong bản xin các thần bảo vệ yên bình.

Có việc thần mường đến đây, xong việc cơm đặt chân quay về, xong việc cơm pù châu cũng đặt chân về, thần mường dậy về ai cũng an lành, trong bản được tốt đẹp. Dưới nước xin thần sông pù châu đóng cổng cho cá khỏi ra, dưới ruộng xin pù châu đóng cổng cho lúa khỏi mất mùa, trong bản xin pù châu đóng cổng lại ai cũng bình an.

Xong xin cẩn tấu !


Phụ lục 5. Một số hình ảnh về lễ hội của người Thái

Các hình ảnh về lễ hội đền Chín Gian, huyện Quế Phong

(Các ảnh trong Phụ lục này do tác giả chụp)


Hình 1 Nghi thức tắm trâu lễ hội Đền Chín gian năm 2013 tại bến Tà Tạo 1

Hình 1: Nghi thức tắm trâu, lễ hội Đền Chín gian năm 2013, tại bến Tà Tạo thuộc

xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh nghệ An.


Hình 2 Đoàn rước đưa trâu đi lên đền chín gian thuộc bản Piêng Chào xã 2

Hình 2: Đoàn rước đưa trâu đi lên đền chín gian thuộc bản Piêng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.


Hình 3 Lãnh đạo Huyện Quế Phong và thầy mo thắp hương ở Miếu trước khi 3


Hình 3: Lãnh đạo Huyện Quế Phong và thầy mo thắp hương ở Miếu, trước khi đưa

trâu lên tế lễ tại đền chín gian.


Hình 4 Đoàn rước lên lưng chừng đồi thuộc bản Piêng Chào xã Châu Kim 4

Hình 4: Đoàn rước lên lưng chừng đồi thuộc bản Piêng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, trong lễ hội đền chín gian.


Hình 5 Thầy mo Vi Thị Hoa bản Đô xã Châu Kim huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An 5


Hình 5: Thầy mo Vi Thị Hoa, bản Đô, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ

An, làm lễ trước cổng đền. chín gian.


Hình 6 Dụng cụ để thầy mo xin quẻ âm dương Thim lè lễ vật có chín 6


Hình 6: Dụng cụ để thầy mo xin quẻ âm dương (Thim lè), lễ vật có chín miếng cau

và chín miếng trầu.


Hình 7 Trước khi làm lễ hiến trâu thầy mo Vi Thị Hoa và chín cô gái chưa 7

Hình 7: Trước khi làm lễ hiến trâu, thầy mo Vi Thị Hoa và chín cô gái chưa chồng (gọi là xảo náng mạc), cùng chín nam thanh niên chưa vợ (bào chìa pô) đi quanh con trâu hiến tế ba vòng, các nam thanh nữ tú được tuyển chọn ở bản Kim Khê xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.


Hình 8 Ban thờ chính trong đền chín gian thuộc bản Piêng Chào xã Châu Kim 8

Hình 8: Ban thờ chính trong đền chín gian thuộc bản Piêng Chào, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí