Khái Quát Về Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An


ai cũng có thể đảm nhiệm được vai trò Mẻ Cốc bởi công việc này phải đòi hỏi ở một người không chỉ có tài năng, tâm huyết với việc hát Lượn mà còn phải có cuộc sống khá hoàn thiện, được dân bản kính trọng. Mẻ Cốc và hai Nàng Trăng luôn được bảo vệ bởi hai Củ Tiến do hai thanh niên trẻ chưa vợ đóng.

Ngoài ra, những người chính tham gia lễ hội còn là các cô gái trong đội múa, hát tập thể. Những người này được gọi là Mụ Nàng, Mụ Nọi. Họ sẽ ngày đêm tập luyện múa hát để đến ngày hội chính họ hát thật hay, múa thật dẻo. Điều đặc biệt chú ý là đội múa bao giờ cũng phải chọn số người chẵn: 10, 12, hay 14... và được chia làm hai tốp, một tốp đeo khăn vàng, tốp kia đeo khăn đỏ.

Tất cả những người được chọn để đóng các vai trong lễ hội đều phải đẹp người, đẹp nết, hát hay, múa giỏi.

Một thứ nữa không thể thiếu trong lễ hội đó là vật phẩm cúng tế. Bao giờ cũng vậy, mâm cúng của người Tày được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Người Tày rất trân trọng tình nghĩa. Họ dâng tiến lên tổ tiên, thánh thần những sản phẩm đậm chất dân tộc miền núi, được chế biến bởi bàn tay khéo léo, tài hoa bằng cả tấm lòng rất đỗi chân thành của mình. Lễ vật cúng tế trong lễ hội Nàng Hai bao giờ cũng phải có: một con gà trống thiến, một miếng thịt lợn đều được luộc chín, một con lợn khoảng 80kg được mổ sạch sẽ

- những thức này tượng trưng cho vật hiến tế; một mâm xôi cẩm ngũ sắc được nhuộm từ lá cây rừng thể hiện quan niệm ngũ hành tương thích giao hòa; hai bát gạo và nhiều bỏng gạo để làm giống hạt quí gieo đầu năm; bánh bột dẻo tượng trưng cho sản vật nông nghiệp; 3 mô hình thuyền lớn (trong đó có một thuyền lớn được trang trí cầu kỳ hơn là thuyền chở Mẹ Trăng, hai thuyền nhỏ hơn để chở lễ vật và con giống, hạt giống) và bè con là phương tiện và sức mạnh vượt biển; hương nhang để giúp người trần gian giao linh được với người nhà trời. Tùy từng nghi thức mà lễ vật được sử dụng cho phù hợp.


Những vật phẩm cúng tế này cho ta thấy nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực của người Tày ở cao Bằng nói chung và người tày ở Thạch An nói riêng: mộc mạc, dân dã nhưng cũng không kém phần tinh tế. Mỗi vật phẩm con người dâng lên đấng tối cao là những thứ do chính bàn tay của người lao động làm ra. Tuy bình dị nhưng mỗi thứ đều có một ý nghĩa sâu xa và chứa đựng trong đó là cả một quan niệm triết lí của người Tày về vũ trụ, nhân sinh.

Sáng sớm, các thiếu nữ xinh đẹp sẽ vào trong rừng hái và kết thành những bó hoa của núi, của rừng mùa xuân còn đang ngậm hơi sương để trang trí cho nhà Nàng Hai. Họ sẽ chọn những bông hoa đẹp nhất, thơm nhất và quí nhất để kết thành thuyền hoa đón Mẹ Trăng xuống trần gian. Thường có các loại hoa chính là bjoóc phón, phjẳc phiền, bjoóc rồm, hoa chuối rừng... Điều đặc biệt kiêng kị là hoa lá ngón không được hái vì theo quan niệm dân gian Tày, nó mang đến điều không may mắn. Hoa chuối rừng tượng trưng cho con gà vàng cống các Mẹ Trăng.

Được tin vui làng mình mở hội, trong bản nhà nào nhà ấy một phần tự nguyện tham gia đóng góp lễ cúng, một phần chuẩn bị đồ ăn thức uống thật chu đáo để đón khách về nhà mình chơi. Đây là một nét văn hóa đầy ý nghĩa nhân văn, thể hiện hiếu tình đoàn kết và trọng khách của bà con.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Ngoài những công việc trên, mọi người cẩn phải dựng lều trăng và nhà Nàng Hai.

Dân bản dựng một cái lều nhỏ gọi là Lều Trăng mà tiếng địa phương gọi là “Lán Hai”. Lều được dựng trên một khu đất trống, bằng phẳng sạch sẽ ở đầu bản. Lều chỉ dựng tạm bằng tre, lợp rơm để hai nàng Gường và Sở cùng đoàn người hát mời Mẹ Trăng từ cung Quảng Hàm xuống trần gian.

Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 4

Nhà Nàng Hai được dựng chắc chắn trên bãi đất rộng giữa bản và thường gần sông hay suối. Nhà được chia làm hai phần: phần trong hay còn gọi là phần buồng là nơi cho Mẻ Cốc dạy Gường và Sở luyện tập hát múa;


phần ngoài rộng hơn, được rào lửng đến thắt lưng người đứng, là sân khấu để các nàng trình diễn múa hát trong ngày hội chính. Phía trước nhà là một giàn hoa (trạm bjoóc) được trang trí bằng những bó hoa rừng để Mẹ Trăng xuống hái hoa.

* Tiến trình lễ hội

Thông thường, lễ hội được mở trong ba ngày. Hội được tổ chức trên một khu đất cao giữa thung lũng, bên cạnh các con suối. Lễ hội thường có hai phần chính: phần lễ và phần hội. Phần lễ có ba nghi thức cơ bản: lễ đón trăng và lễ cầu trăng và lễ đưa trăng.

Nghi thức đón trăng thường được tổ chức vào đêm 30 tháng giêng hoặc đêm rằm tháng hai với nghi lễ rất trang nghiêm. Trước khi thực hiện nghi lễ này, Mẻ Cốc làm lễ khấn vái Thần Thổ Công của làng. Sau khi xin phép xong, nhân vật này sẽ hát khúc hát Cấm kỵ, ngóng đợi hồn Hằng Nga trên trời nhập vào hai nàng là Gường Bóng Nguyệt và Sở Hằng Nga. Khúc hát cầu nguyện “xuất hồn” người trần, “nhập hồn” Nàng Hai được cất lên:

Lả ơi, Khoăn dú chang gần

Khoăn đíp oóc thua kháu bưởng sloa

Hai Há khảu thua khen, thua kha bưởng rại Nàng Sở roọng lẻ mà

Nàng Gường nhập lẻ khảu.

Dịch:


Lả ơi! Hồn chính chạy trong lòng Hồn sống ra đầu gối bên phải

Hai Há vào đầu chân, đầu tay bên trái Nàng Sở gọi thì về

Nàng Gường nhập thì tới...


Hai nàng sau khi được nhập hồn Nàng Hai không còn là người trần gian nữa mà được coi là người tiên giáng thế. Họ sẽ dẫn đầu đoàn người lên mường trời, mời đón Mẹ Trăng xuống trần gian. Từ hôm nhập hồn đến hôm kết thúc lễ các cô phải kiêng một số công việc như gánh phân hay vào chuồng gia súc mục đích là để giữ mình thanh sạch.

Người làm lễ sau một hồi niệm, hát, nài, mời, gọi, Mẹ Trăng đồng ý xuống trần gian dự hội. Cứ thế, Mẻ Cốc làm lễ cúng các Mẹ. Theo quan niệm, cuộc hành trình của các nàng tiên lên mường trời phải qua nhiều cửa. Mỗi Mẹ sẽ trấn giữ một cửa và có một nhiệm vụ riêng trong việc trông coi việc nhà nông. Tuỳ từng địa phương mà có quan niệm khác nhau về số cửa như: ở huyện Phục Hoà - Cao Bằng thì dân gian quan niệm có 12 cửa Mẹ Trăng, còn theo các nghệ nhân dân gian ở huyện Thạch An thì con người muốn gặp được Mẹ Trăng phải đi qua 6 cửa. Tuy nhiên, nội dung các lời hát qua các cửa cơ bản là giống nhau và đều theo một trình tự: trình diện Mẹ, mời Mẹ thay quần áo đẹp, rửa mặt, ăn trầu; trình tên, trình bản quán; xin Mẹ hạt giống tốt, xin Mẹ con giống khỏe, kêu Mẹ nhốt sâu bọ, cầu Mẹ ban cho mùa màng bội thu...; xin phép Mẹ cho lên đường đi tiếp.

Sau khi vượt qua chặng đường dài bao vất vả, gian nan với phương tiện lúc đi ngựa, lúc đi thuyền, đoàn quân quay trở về cùng những thuyền buồm đầy hạt giống tốt. Khúc ca khải hoàn được cất lên trong niềm phấn khởi của tất cả mọi người:

Cờ goảt pây bưởng lăng tứn mạ Cờ goảt pây bưởng nả tứn luông

Chính hiệu bên cốc cường tứn tượng Binh cờ tứn soong bưởng lao xao Cờ đeng vạ cờ khao ngoắt bóng

Cờ đăm đeng vạ binh mạ khửn tàng.


Dịch:


Cờ quạt phất đằng sau thúc ngựa Phất quạt sang đằng trái thúc sluông Chính hiệu bên cốc gường tiến tượng Binh cờ bay sáng chói như sao

Cờ vàng cùng cờ xanh tiến bước Cờ quạt cùng binh mã lên đường

Mẻ Cốc hát dẫn đường, hai nàng Gường và Sở quay tròn, Lượn, hát,

gọi mời đủ các Mẹ, cầu khấn họ ban cho trần gian mùa vụ tốt tươi, cuộc sống no đủ, bình yên và hạnh phúc. Người dự hội cùng hòa vào buổi lễ bằng những bài hát Lượn Hai gửi tới Mẹ Trăng những băn khoăn, trăn trở về chuyện mùa màng, thế sự, tình duyên. Lúc này, Hai nàng Gường và Sở tượng trưng cho Mẹ Trăng đáp lời bà con dự hội. Tình cảm ấm áp, đôn hậu của Mẹ Trăng đã xóa tan khoảng cách giữa hai cõi tiên và cõi trần. Mẹ Trăng trở thành người bạn thân thiết của người trần. Sau lời đáp lại của Mẹ Trăng, bà con thay người trần gian bằng những câu hát thật đẹp:

Gằm tiên nữ van tlồng ỏi cáp thương Gằm tiên nữ đây plòi tlồng nặm mà tlổng Gằm đây au slửa xỏm mà to

Gằm điếp plải bjoóc mà slủ Gằm quí au hóm kim mà dửc

Cám ơn mẻ bjoóc au phúc lành mà hẩư trần gian.

Dịch:


Lời tiên nữ ngọt ngào như mật mía

Lời tiên nữ tốt lành như cọn đưa nước về đồng Lời đẹp lấy áo chàm về hứng

Lời hay lấy vải hoa về đựng


Lời quí lấy hòm vàng cất giữ

Cảm ơn Mẹ Hoa ban phúc trần gian!

Nghi lễ cuối cùng là lễ đưa tiễn trăng về trời. Đây là ngày hội chính của bản được định sẵn từ trước, cũng là ngày cuối cùng kết thúc lễ hội cầu mùa.

Những khúc hát cất lên khiến lễ đưa tiễn Mẹ Trăng trở thành một cuộc chia tay đầy lưu luyến và cảm động:

- Tiểng cáy khăn hai chỏi mừa khuya Khúc hát hẹn thâng plửa mừa lăng Hai lồng bưởng vạ tình nhằng mại Gần vạ hai plần bạn tri ân.

Đối:


Dịch:


Đối:


- Nắm rộp căn slim slẩy điếp slương Mủng hăn căn gằm Lượn thuổn mường Bióoc đây mì lúc nhằng dang dở

Slim slẩy xiên pi vận sắt son.


- Tiếng gà gáy ánh trăng thêm chút lạnh Khúc hát còn xin hẹn đến dịp sau

Trăng sẽ không sầu, không thảm nữa đâu Bởi trăng có bạn làm người tri kỷ.


- Chẳng thấy nhau lòng nhớ dạ thương Thoáng chút gặp câu Lượn đang dang dở Hoa đẹp cũng có khi cánh rữa

Lòng vàng vạn kiếp vẫn sắt son.

Khung cảnh chiều xuân miền núi với sương lam mỏng mảnh, gợi buồn

man mác càng khiến cuộc chia tay càng thêm lưu luyến xiết bao. Những chiếc


thuyền gỗ vông được thả trên dòng suối để đưa Mẹ Trăng về mường trời. Mẹ Cả hát dẫn lời đưa tiễn và hẹn năm sau lại đón Mẹ xuống trần gian.

Kết thúc lễ là hai nàng Gường, Sở thực hiện việc phá dỡ lều trăng tại đồng. Mẻ Cốc tụng niệm, gọi vía cho hai cô gái trở về.

Xong phần lễ, đêm đó và mấy đêm sau nữa, là đêm hát trữ tình giao duyên dành cho đôi lứa. Họ hát say sưa, giãi bày tâm tình, để rồi hội tan mà câu hát cứ tưởng hãy còn vương vấn mãi đâu đây.

1.2.2. Khái quát về những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An

- Cao Bằng

Lượn là một loại hình dân ca tiêu biểu của người Tày nói chung và người Tày Thạch An nói riêng. Hát Lượn gắn bó với muôn mặt của đời sống nhân dân Tày. Tiếng ca ấy chính là hương sắc của cuộc đời, làm đẹp và phong phú thêm tâm hồn của họ.

1.2.2.1. Khái niệm về Lượn

Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm “Lượn”.

Lượn là thể hát giao duyên phổ biến của dân tộc Tày - Nùng, bao giờ cũng có hai phía hát đối nhau. Một bên nam - một bên nữ, hoặc một bên chủ - một bên khách” [32, Tr.193].

Trong dân ca trữ tình Tày Nùng, nhà nghiên cứu Vi Hồng lại cho rằng: “Đối với người Tày, từ lượn là từ để chỉ âm thanh hát lên với những làn điệu này nọ. Ngay cả dân ca nghi lễ, mê tín cũng được gọi là lượn: lượn pựt, lượn tảo - các bài hát của các ông các bà làm nghề cúng bái: Lượn “nàng hai” - Những bài hát mời nàng trăng “xuống trần chơi”, lượn “hảy phi” - những bài khóc đám tang ma, lượn “suông lồng” - hát nghi lễ các bà then, lượn “toóc bổn” - những bài cầu chúc mùa màng... Những bài ca, khúc ca được người ta lượn bao giờ cũng mang hơi thở trữ tình” [20, Tr. 33].


Như vậy, khái niệm về Lượn được hiểu theo nhiều cách khác nhau và mỗi cách hiểu đều có lí. Cách hiểu của cố nhà văn Vi Hồng mang tính khái quát và trong đó ông có phân chia một số tiểu loại Lượn cũng như chỉ ra được đặc trưng cơ bản nhất của loại hình dân ca này chính là chất trữ tình.

Lượn có nhiều hình thức khác nhau, cho đến nay việc phân chia cũng chưa đồng nhất.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Lượn Tày gồm 3 loại chủ yếu: Lượn Cọi, lượn Slương và Lượn Nàng ới. Ngoài ra ở một số địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn còn có Lượn Nàng Hai (hay còn gọi là Lượn Hai, Lượn Trăng, Lượn Then)

1.2.2.2. Tìm hiểu chung về Lượn Hai

Đến dự hội Nàng Hai, ắt hẳn sẽ chẳng ai quên những khúc Lượn Hai đầm ấm, mượt mà, sâu lắng. Hát Lượn Hai đã trở thành một nét độc đáo và là một phần không thể thiếu của lễ hội này. Nếu không có Lượn Hai, hội chẳng thành.

* Khái niệm Lượn Hai

Lượn Hai hay còn goị là “Lượn nàng trăng gồm những bài lượn cầu mong, chúc mừng, ca ngợi... về nhiều mặt của đời sống con người, của bản mường...” được hát trong lễ hội Nàng Hai [1, Tr.30].

Theo nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Triệu Thị Mai, người ta gọi Lượn Hai bởi loại dân ca này chỉ được hát riêng trong lễ hội Nàng Hai mà thôi. Còn một lí do khác nữa là trong lễ hội đó, người ta hát cho Nàng Trăng nghe, hát để bày tỏ lòng mình với Nàng Trăng (mà trăng theo tiếng Tày gọi là Hai) nên những bài hát đó được gọi bằng cái tên như vậy.

Hình thức của bài Lượn Hai giống với bài Then. Thông thường một bài Lượn Hai được làm theo thể thơ 5 chữ hay 7 chữ, có trường hợp 10 đến 12 chữ, không giới hạn về số lượng câu thơ. Vì không qui định chặt chẽ về thể thơ nên cách gieo vần trong Lượn Hai khá tự do. Đặc điểm này thích hợp cho việc ứng tác tại chỗ, sáng tác mang tính chất ngẫu hứng. Có những bài Lượn

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí