PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giới thiệu tổng quan về thành phố Huế
(Trích từ báo cáo Quy hoạch phát triển bền vững du lịch Thành phố Huế tới năm 2020 của sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế)
Vị trí địa lý
Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Bắc giáp các huyện Hương Trà, Quảng Điền; phía Tây và phía Nam giáp huyện Hương Thuỷ, phía Đông giáp huyện Phú Vang. Thành phố Huế có diện tích tự nhiên là 7.099 ha bằng 1,4% diện tích toàn tỉnh, bao gồm 27 phường, xã. Thành phố Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc-Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, cách Hà Nội 675 km và các Thành phố Hồ Chí Minh 1060 km.
Huế nằm trên trục hành lang kinh tế Đông tây từ Myanma-Đông bắc Thái Lan
- Lào - quốc lộ 9 Việt Nam, cửa ra là cảng Chân Mây Thừa Thiên Huế và cảng Liên chiểu Đà nẵng. Đây là cửa vào quan trọng của khách du lịch đến Huế trong tương lai.
Thành phố Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với các trung tâm kinh tế lớn đang phát triển nhanh như Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, Khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Huế nằm ở khu vực tập trung nhiều di sản ở miền Trung Việt Nam, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của Việt Nam và nhân loại được UNESCO công nhân là các di sản văn hóa thế giới như Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội an, Khu di tích Mỹ Sơn. Cùng với những giá trị cảnh quan, tự nhiên đặc sắc khác, Thành phố Huế có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch đa dạng. Các sản phẩm này cũng được kết gắn với quần thể các điểm du lịch trong quần thể trong Tỉnh Thừa Thiên Huế và các Tỉnh trong Khu vực.
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Pháp Về Chính Sách, Quy Hoạch, Tổ Chức, Quản Lý Lễ Hội
- Giải Pháp Về Tuyên Truyền, Quảng Bá Du Lịch Lễ Hội
- Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội tại Huế - 13
- Phát Triển Đồng Thời Du Lịch Quốc Tế Và Nội Địa
- Bảng Hỏi Điều Tra Vai Trò Của Lễ Hội Tại Huế (Lần 2)
- Lễ Tế Âm Hồn Ngày Thất Thủ Kinh Đô
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Điều kiện tự nhiên
Toàn bộ lãnh thổ Tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, các dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió mùa Tây Nam trong mùa hè. Tác dụng chắn gió của dãy Trường sơn đã gây ra thời tiết khô nóng trong mùa hè và mưa lũ lớn vào cuối mùa Thu đầu mùa Đông.
Nằm ở giữa Việt Nam, Thừa Thiên Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc(Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu Miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở đây có đặc tính biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bão lũ. Đặc điểm nổi bật của khí hậu tỉnh Thừa Thiên-Huế là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng Thành phố Huế khoảng 24°C - 25°C.
+ Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
+ Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C - 22°C.
Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm là 85%-86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều, lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
Huế chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là Gió mùa Tây Nam (Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài) và Gió mùa Đông Bắc ((Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt). Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.
Đặc điểm nhân khẩu
Là trung tâm của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Thành phố Huê là đô thị lón của Việt nam với mật độ dân cư cao. Tuy vậy đây chưa phải là một thành phố lớn với dân số không vượt quá 350.000 dân (năm 2007) (Bảng 2,3). Mật độ dân cư tại Huế không cao tạo nên những nét độc đáo riêng của Huế khác biệt với những thành phố khác trên cả nước.
Phát triển kinh tế và du lịch
Thành phố Huế là Trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của cả Tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế, du lịch chiếm một vai trò chủ đạo. Tầm quan trọng của kinh tế Huế nói chung và du lịch nói riêng đã được khẳng định và luật hóa trong các văn kiện, nghị quyết, chính sách của Trung ương đến địa phương.
Từ năm 2004 Trung ương (tại quyết định số 148/2004/QĐ-TTg) đã xác định: Huế sẽ là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, dịch vụ, giao dịch quốc tế, của cả nước và khu vực; là thành phố Festival đặc trương của Việt Nam. Đến 2005, vại trí vai trò của du lịch Huế lại được nâng lên tại quyết định 194/2005/QĐ-TTG về phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung và Tây Nguyên cũng đã xác định: Phấn đấu từ năm 2010 trở đi, du lịch giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và là động lực đẩy mạnh phát triển du lịch cả nước. Đến năm 2010 khu vực miền Trung - Tây Nguyên đón khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và khoảng 10 triệu lượt khách du lịch nội địa. Trung tâm du lịch là tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn.
Ngoài ra vị trí, vai trò của du lịch còn được khẳng định qua nhiều văn bản khác của Trung ương như: quyết định 1018/1997/QĐ-TTG, quyết định 1085/2008/QĐ- TTG.
Đặc biệt, tại kết luận số 48 KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính Trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 đã khẳng định: Thành phố Huế - Cố đô của Việt nam, là đô thị loại I, thành phố di sản văn hóa thế giới, thành phố Festival và theo quy hoạch, Huế là 1 trong 5 đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm văn hóa, du lịch của miền Trung và cả nước; là cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Việc xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt đối với miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Bộ Chính trị tán thành phương hướng xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2020: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch…”.
Để khẳng định và phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch của tỉnh nhà, trong Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng bộ Thừa Thiên Huế 2001-2005: “Vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao các trung tâm : trung tâm văn hóa - du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm y tế chuyên sâu và trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung.
Đảng bộ Thừa Thiên Huế khẳng định: tăng tốc bằng ba mủi nhọn có tính đột phá: Trong đó mủi nhọn thứ hai: tiếp tục hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố du lịch, thành phố Festival.
Đặc biệt, trong phần phương hướng, nhiệm vụ thời kỳ 2006-2010 của văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2005-2010 đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát:
“Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt mọi nguồn lực xã hội, quyết tâm tạo bứt phá mạnh mẽ, toàn diện về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền đẩy nhanh quá trình đô thị hóa…..Phát huy tốt vai trò của trung tâm du lịch quốc gia…
Đã xác định: “Thành phố Huế: Phát huy lợi thế là Cố đô, di sản văn hóa thế giới để phát triển thành một trung tâm lớn về du lịch và dịch vụ, xứng đáng là đô thị loại I, thành phố Festival của Việt Nam, xanh - sạch về mội trường, đẹp về văn hóa, giàu về kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa toàn tỉnh”.
Ngoài ra, trong điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tinh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Xác định mục tiêu: Phát huy tối đa lợi thế so sánh, tập trung xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước.
Trong phần phát triển không gia du lịch, đã xác định: Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế; Cố đô Huế là điểm du lịch quốc gia./.
Phụ lục 2. Định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế (Theo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)
1. Cụm du lịch thành phố Huế - Dải ven biển và phụ cận
Hạt nhân trung tâm là thành phố Huế phát triển về hướng biển Quảng Điền, Thuận An, Vinh Thanh.
- Tập trung loại hình và sản phẩm du lịch tiêu biểu:
+ Du lịch văn hóa: Lễ hội, làng nghề ẩm thực, tham quan danh thắng
+ Du lịch nghiên cứu, hội nghị hội thảo
+ Du lịch sinh thái đầm phá
+Du lịch biển, thể thao trên mặt nước
+ Du lịch cuối tuần
- Định hướng phát triển
+ Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch: Giao thông, điện, nước, khách sạn, vật chất giao thông
+ Phát triển hạ tầng các khu điểm du lịch sinh thái dầm phá
+ Tăng cường tuyên truyền quảng bá du lịch
2. Cụm du lịch A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh
Hạt nhân trung tâm là thị trấn A Lưới, xã A Roàng phát triển dọc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14)
- Tập trung loại hình và sản phẩm du lịch tiêu biểu:
+ Du lịch văn hóa tham quan nghiên cứu các dân tộc ít người
+ Du lịch tham quan di tích lịch sử gắn liền với tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại
+ Du lịch sinh thái
- Định hướng phát triển
+ Phát triển các mô hình làng văn hóa dân tộc kết hợp với du lịch
+ Nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, cấp điện
+ Đầu tư, xây dựng các mô hình làng du lịch
+ Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo gắn với các đặc trưng tài nguyên khu vực
3. Cụm du lịch Cảnh Dương - Lăng cô - Bạch Mã
- Tập trung loại hình và sản phẩm du lịch tiêu biểu:
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển. Du lịch thể thao biển (gồm cả du lịch mạo hiểm)
+ Du lịch sinh thái
+ Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần
- Định hướng phát triển
+ Phát triển hệ thống giao thông trong vùng
+ Phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển Cảnh Dương, Lăng Cô
+ Nâng cấp hệ thống giao thông nội bộ vườn quốc gia Bạch Mã
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vự suối Voi
Minh họa: Bản đồ định hướng không gian tuyến điểm du lịch ở Thừa Thiên Huế
Phụ lục 3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 - 2030
(Theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013)
I. Quan điểm
Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.
II. Mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu cụ thể
1. Mục tiêu chung
Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực; đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Từ năm 2015 phấn đấu dịch vụ du lịch đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.
b) Dự báo về các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:
- Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế
+ Năm 2015 thu hút hơn 03 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 1,2 triệu lượt.
+ Năm 2020 thu hút 5,1 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 2 triệu lượt.
+ Năm 2025 thu hút 8,8 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 3,2 triệu lượt.
+ Năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt.
- Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ