Chép lấy mười hai bọc gấm thêu.
Trong lễ hội cầu mùa, đoàn người trần đi lên cung trăng mời đón Mẹ Trăng xuống trần gian dự hội. Khi đi, họ phải mang theo nhiều lễ vật để dâng tặng lên cho các Mẹ. Lễ vật đó là tất cả những gì tốt nhất, đẹp nhất và quí nhất trần gian. Đoạn thơ với nghệ thuật sử dụng từ “Biên au” (chép lấy) được láy đi láy lại, kết hợp phép liệt kê như bày ra trước mắt người đọc biết bao nhiêu lễ vật quí mà người trần dâng lên thượng giới. “Biên au” rồi lại “Biên au”... cứ như thể các lễ vật ở mọi nơi: trên núi cao, trong rừng sâu, ngoài biển xa... khắp mọi chốn mọi nẻo được con người cất công đi tìm về và thành nguyện kính dâng lên Mẹ Trăng. Qua đó, ta cảm nhận được sự chẩn bị chu đáo cũng như tấm lòng hào phóng của nhân dân Tày trong việc mừng hội xuân cầu mùa.
Một điều nữa ta cũng nhận ra là các câu hát trên không chỉ có điệp từ mà còn có điệp cấu trúc câu. Cấu trúc câu thơ trước như cái khuôn để câu thơ sau nhập vào. Tuy nhiên cùng với cách gieo vần lưng nên các câu thơ cân đối mà vẫn uyển chuyển, nối đuôi nhau như đợt sóng. Nghệ thuật điệp được sử dụng không máy móc mà sáng tạo đã làm nên nét thẩm mĩ riêng cho hình thức thơ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hình thức thơ Lượn Hai gần giống với Then. Có lẽ điểm tương đồng không chỉ ở góc độ hai loại hình dân ca này đều gắn liền với việc thực hiện các nghi lễ mà còn ở chỗ chúng có nhiều nét chung trong nghệ thuật xây dựng hình thức thơ mà trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật lặp lại trùng điệp các đoạn thơ trong các khúc ca khác nhau.
Lượn Hai là những bài hát dân ca cầu mùa. Mục đích chính và quan trọng nhất trong lễ hội này là cầu một mùa mới sản xuất thuận lợi, cuối năm đầy thóc lúa, gia súc... Dường như ý nghĩa đó nó trở thành sợi chỉ hồng xuyên
suốt toàn bộ khúc ca. Chính vì vậy đến một chương khúc mới, các nghệ nhân lại đem sợi tơ hồng ấy đan vào đường dệt thơ của mình. Đoạn thơ:
Vằn xuân vằn đây moạc Vằn xuân vằn đông vui Hạ giới cầu mùa mảu Khôi châu cầu mùa vụ Mảu nẩy hơn mảu lăng Mảu lăng hơn mảu nả Cốc khẩu gặn cốc khuông
Ruồng khẩu gặn ruồng páng Mẻ cáy lảc nắm pây
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Đến Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai, Con Người Như Được Thanh Lọc Tâm Hồn
- Nghệ Thuật Sử Dụng Biện Pháp Tu Từ
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 12
- Diễn Xướng Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An - Cao Bằng
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 15
- Cử Chỉ, Động Tác Khi Diễn Xướng
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Muối khẩu gặn mác plàng Khẩu sa tlàng khẩu bố.
Dịch:
Hôm nay ngày đẹp trời Hôm nay ngày đẹp tươi Hạ giới họ cầu mùa Khôi châu họ cầu vụ Vụ trước hơn vụ sau Vụ sau hơn vụ trước
Bông lúa trùm bờ dưới bờ trên Mẹ gà tha không nổi
Bông lúa bằng bông lau Hạt lúa to bằng quả bưởi Lúa tự lăn về nhà.
là lời cầu mùa của người nông dân Tày trong ngày hội Nàng Hai. Lời cầu mùa ấy được tiếng hát của Gường và Sở gửi tới các Mẹ Trăng. Các nàng sẽ hát
thật nhiều như để nhắc nhở thần linh, cho các đấng trên cao thấu hiểu nguyện vọng rất chính đáng của người trần.
Như vậy, lời thơ Lượn Hai sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là nghệ thuật so sánh, nhân hoá và điệp. Những biện pháp này càng tăng thêm giá trị biểu cảm cũng như tính thẩm mỹ cho lời hát dân ca này.
Ngoài các biện pháp tiêu biểu trên, những khúc hát Lượn Hai trong lễ hội Nàng Hai còn sử dụng biện pháp nghệ thuật khác như liệt kê, cường điệu, ẩn dụ…
3.1.2. Sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ dân gianTày
Trong kho tàng văn học Việt Nam, dân ca luôn được coi là một trong những viên ngọc quí. Nó quí ở chỗ trong quá trính phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những nhận xét, những ý kiến của nhân dân trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội... Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin phép nói đến vai trò của loại hình văn học dân gian Lượn Hai ở Thạch An - Cao Bằng trong việc phát triển ngôn ngữ Tày qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ dân tộc mình.
Người Tày dùng tiếng Tày trong giao tiếp và sử dụng sáng tạo ngôn ngữ của cha ông họ vào việc sáng tác dân ca Lượn Hai. Từ chất liệu ngôn từ sẵn có ấy, qua tâm hồn và trí tuệ, sáng tạo của người Tày, ngôn ngữ thơ Lượn Hai trở thành “ một kho từ vựng tiếng nói dân tộc Tày từ cổ đến kim, từ nguyên thuỷ đến có sáng tạo...” [60, Tr.130]. Ngôn ngữ của làn điệu dân ca này vừa mang dáng vẻ và sức sống mới lạ mà cũng vừa thân quen. Cái thân quen đó được thể hiện đầu tiên ở các địa danh xuất hiện trong lời hát.
Với hệ thống từ chỉ địa danh xuất hiện khá nhiều trong Lượn Hai, người nghe như thấy mình được đưa đến những vùng miền vừa thực, vừa hư.
Những địa danh Thạch An, Cao Bằng, Tổng Luông, núi Kẹm, Mường Nà, Phja Miềng, Nà Nuồm, Nà Chương... là những nơi có thực. Lại có nhiều nơi như Tổng Mểt, Mường Rấn, chợ Tam Quang, sông Ngân Hán... là vùng đất của cõi tiên và cõi ma, chỉ có trong thế giới tưởng tượng của con người. Cho dù những cái tên chỉ địa danh đó ở cõi trần hay một thế giới khác thì mỗi địa danh lại mang một ý nghĩa riêng mà không phải là người Tày khó có thể hiểu được. Tổng Luông chỉ một cánh đồng bằng phẳng rộng lớn, đất đai trù phú. Người ta cũng hay dùng từ này để diễn tả nơi mua bán sầm uất, đông vui nhộn nhịp, nơi tổ chức hội xuân. Hay những cô hồn, chết bên ngoài, không được thờ tự ở trong nhà, bơ vơ bên ngoài sẽ sống ở một nơi trên trời gọi là Tổng Mểt. Tên gọi các địa danh cũng chính là một dấu ấn văn hoá của người Tày trong việc đặt tên làng bản.
Ngôn từ trong Lượn Hai được nhân dân Tày sử dụng thật giản dị, đôi khi là lời ăn tiếng nói hàng ngày và được bồi đắp giàu thêm bằng những nhân vật trong câu chuyện cổ của họ:
Pây quá tu Giả Gỉn nòn soai Pây quá tu Giả Vài nòn goẹn Pây quá búng dú của Pựt Luông.
Dịch:
Đi qua cửa Giả Gỉn ngủ trưa Đi qua cửa Giả Vài ngủ kĩ Đi qua nơi ở của Pựt Luông
Giả Gỉn, Giả Vài là hai nhân vật trong thần thoại. Giả Gỉn là người
trời, có chiếc gậy thần hai đầu, một đầu sinh và một đầu tử. Còn Giả Vài cũng là người trời. Bà có chiếc địu thần cõng trẻ con, trẻ mà được địu ngủ trên chiếc địu ấy sẽ ngủ rất ngoan. Cả hai mụ này có đặc điểm là ngủ rất muộn, mặt trời lên cao đến ngọn cây nghiến cổ thụ trên đỉnh núi cao mà vẫn chưa
thức. Pựt Luông được coi như mẹ lớn, mẹ cả sống trên mường trời, luôn có tấm lòng bao dung, nhân từ với những đứa con trần gian. Các nhân vật trong kho chuyện cổ của dân tộc Tày vào lời thơ Lượn Hai, đó là một sáng tạo của những tác giả dân gian, tạo nên một thế giới nhân vật phong phú, sinh động và khiến bài hát dân ca mang hơi thở của thần thoại.
Ngôn ngữ là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của đặc tính văn hóa dân tộc, mà bài hát (dân ca) là “cái túi đựng tiếng nói”. Các tác giải dân Tày đã đem ngôn ngữ - cái vốn quí nhất của văn hóa dân tộc để cái túi thơ ấy ngày một đầy lên.
So với Lượn Cọi, Lượn Slương hay Lượn Nàng ới thì bài Lượn Hai có cấu trúc khá linh hoạt và không chịu qui định chặt chẽ của yếu tố vần luật trong các câu thơ. Đây chính là yếu tố thuận lợi để các tác giả dân gian sử dụng chất liệu ngôn từ vào trong sáng tác của mình một cách linh hoạt và sáng tạo. Bằng sự sáng tạo tài hoa của mình, người nghệ sĩ ngôn từ dân gian đã để lại cho đời những lời Lượn Hai trong sáng dễ hiểu mà vẫn lấp lánh chất thơ. Ta hãy đọc lại đoạn thơ sau:
Nặm pế khiêu lít lít Nặm pế quảng líu líu Nặm lây quanh róc rách
Nặm quảng thâng sí sướng tin vạ.
Dịch:
Nước trong xanh biêng biếc Nước trải rộng mênh mông Nước chảy quanh róc rách
Nước mênh mông bốn bể chân trời
Đoạn thơ với thể thơ tự do, câu thơ không gò bó. Khung cảnh giếng
tiên được miêu tả bằng hàng loạt từ ngữ chứa sức gợi rất lớn. Các từ khiêu lít
lít (xanh biêng biếc), quảng líu líu (rộng mênh mông), róc rách, sí sướng tin vạ (bốn bể chân trời) với các thanh trắc được dùng liên tiếp nhau khiến câu thơ mang tính gợi hình cao, khơi trí tưởng tượng của người đọc đến một vùng nước xanh trong với chiều rộng và chiều sâu được mở ra không giới hạn. Không dừng ở đấy, câu Lượn còn đem đến cho người nghe hát cảm giác như đang được đưa tay hứng lấy dòng nước mát lành tuôn ra từ khe đá. Giá trị thẩm mĩ của ngôn ngữ Tày trong Lượn Hai quả thực khó mà cảm nhận hết được!
Tiếng Tày cũng mang những đặc điểm của Tiếng Việt về phương thức cấu tạo từ cũng như các giá trị : giá trị thông báo, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mỹ... Với khả năng kết hợp linh hoạt các âm vị, hình vị hay các từ với nhau một cách có nghĩa, tiếng Tày ngày càng phong phú và sinh động hơn. Sự phong phú và sinh động của ngôn từ trong Lượn Hai chính là sản phẩm của tâm hồn phong phú trong con người Tày.
Người Tày xây dựng hình tượng thơ của mình bằng ngôn ngữ mang đậm chất niềm núi, gần gũi với cuộc sống của họ. Họ đem những cái, những thứ, những vật... không phải đâu xa lạ mà ngay chính bên cạnh họ, luôn gắn bó bên họ vào trang thơ của mình. Chính vì vậy mà ngôn ngữ Lượn Hai nồng nàn hương thơm, chan chứa hơi thở của núi rừng, thể hiện nếp cảm, nếp nghĩ riêng của người Tày.
Bjoóc nẩy lẻ nậu bjoóc vặc viền Phông bươn nhỉ khiêu đeng rủng chỏi Bjoóc nẩy màu đeng tha wằn
Bjoóc nẩy khiêu đeng màu nộc công Bjoóc nẩy khiêu lít gò pất plỏ
Bjoóc nẩy lương đáo tỏa khau phja Bjoóc nẩy rủng roang mọi tlỉ.
Dịch:
Hoa này là hoa phẳc phiền
Nở tháng giêng sắc màu rực rỡ Hoa này màu mặt trời đỏ
Hoa này sặc sỡ màu lông công Hoa này màu xanh cổ vịt
Hoa này vàng rực nơi núi đồi Hoa này đỏ tươi sắc núi...
Lời dân ca thật đẹp. Cái đẹp được gợi lên bởi những từ ngữ, hình ảnh,
sắc màu được các tác giả dân gian hồn nhiên cho vào câu hát của mình: khiêu đeng rủng chỏi (xanh, đỏ chói chang, rực rỡ), đeng tha wằn (màu mặt trời đỏ), khiêu đeng màu nộc công (sặc sỡ màu lông công), khiêu lít gò pất plỏ (biếc xanh màu cổ vịt), lương đáo (vàng rực), rủng roang (sáng tươi). Đúng như lời nhà nghiên cứu Vi Hồng nhận xét, với người Tày, màu sắc của hình tượng bao giờ cũng rực rỡ, tươi rói non trẻ, sức sống trào dâng, luôn giữ nguyên phẩm chất cốt cách của nó. Điều này cũng bộc lộ được phần nào phẩm của họ đó là chân chất, mộc mạc, không ưa tô vẽ.
Ngôn ngữ Lượn mộc mạc, giản dị nhưng không ít bài được nhân dân gọt giũa cầu kỳ. Ta sao không khỏi ngỡ ngàng khi nghe Lượn Hai mà như đang được ngắm nhìn một chiếc khăn lụa đẹp được dệt bằng những sợi tơ ngôn từ óng ánh này:
Gằm tiên nữ van tlồng ỏi cáp thương Gằm tiên nữ đây plòi tlồng nặm mà tlổng Gằm đây au slửa xỏm mà to
Gằm điếp plải bjóoc mà slủ Gằm quí au hóm kim mà dửc
Cám ơn mẻ bjóoc au phúc lành mà hẩư trần gian
Dịch:
Lời tiên nữ ngọt ngào như mật mía
Lời tiên nữ tốt lành như cọn đưa nước về đồng Lời đẹp lấy áo chàm về hứng
Lời hay lấy vải hoa về đựng Lời quí lấy hòm vàng cất giữ
Cảm ơn Mẹ Hoa ban phúc trần gian!
Ai bảo những người nông dân quanh năm một nắng hai sương kia chỉ
biết đến hạt lúa, củ khoai? Ai bảo họ chỉ biết cái cày, cái cuốc? Tâm hồn và trí tuệ của họ đã sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị rất lớn từ tiếng nói của chính cha ông họ truyền dạy:
Gằm ất gặn giọng oanh lảnh lót Gằm nhỉ gặn nặm loảt nưa phja Du dương gặn mẻ rà vjén lủc.
Dịch:
Tiếng trong như tiếng oanh vàng lảnh lót Như nước chảy róc rách xuống non
Như tiếng vượn ru con nơi đầu núi.
Lòng người nghe hát như được đưa theo tiếng gọi của thiên nhiên
hoang sơ mà thi vị. Tiếng nhạc rừng cất lên theo giọng oanh lảnh lót, trong trẻo rồi thả mình chơi vơi theo dòng nước trên non tuôn chảy (nặm loảt nưa phja) như để tìm đến nơi vượn mẹ ru con (mẻ rà vjén lủc). Ngôn ngữ Tày được kết lại tạo thành khúc điệu lưu loát mà sâu sắc, dễ hát mà hát nhiều lần không chán. Điều tạo nên sự hấp dẫn riêng cho thể loại Lượn Hai cũng chính là ở đây.
Lời của dân ca chính là lời thơ dân gian. Mỗi bài thơ đó đều được rất nhiều người của nhiều thời đại căn cứ vào sự yêu thích của mình mà mãi giũa,