1.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển du lịch tại địa phương
1.2.1. Căn cứ văn bản pháp luật, nghị quyết về phát triển du lịch
Căn cứ Luật Du lịch năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 3/8/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 1
- Phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - 2
- Hoạt Động Du Lịch Tại Địa Phương
- Hiệu Quả Kinh Tế Đạt Được Từ Các Hoạt Động Du Lịch
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Du Lịch Làng Nghề Tại Xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín, Hà Nội
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Căn cứ Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020;
Căn cứ Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND Thành phố quy định chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội;
Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 08/3/2017 về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thường Tín;
Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 15/5/2017 về thực hiện Kế hoạch số 13/KH-SDL ngày 10/02/2017 của Sở Du Lịch Hà Nội về thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân năm 2017;
Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 26/3/2018 về thực hiện công tác phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2018.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hồng Vân lần thứ XXVI nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Nghị quyết tại kỳ họp thứ 4 HĐND xã Hồng Vân khoá XXI nhiệm kỳ 2016 – 2021 về việc xây dựng và áp dụng thí điểm đưa các mô hình chuyển đổi hiện có để khai thác dịch vụ du lịch trên địa bàn xã Hồng Vân.
1.2.2. Căn cứ thực tiễn phát triển Du lịch tại địa phương
Xã Hồng Vân có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và điều kiện tự nhiên tốt để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh, hàng hoá cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu khách du lịch. Cảnh quan, môi trường được đầu tư, bảo vệ, không gian xanh - sạch - đẹp, trong lành.
Xã có 02 làng nghề sinh vật cảnh được UBND tỉnh Hà Tây trước đây công nhận và đang phát triển kinh tế tốt; tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Xã đã hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa và đạt chuẩn nông thôn mới; có điều kiện thuận lợi về quy hoạch đất đai, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Kết quả áp dụng thí điểm 08 mô hình để khai thác dịch vụ du lịch đã chứng minh hiệu quả từ việc phát triển kinh tế du lịch bao gồm: Hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về môi trường, sinh thái và hiệu quả về xã hội. Trong đó các mô hình HTX kiểu mới trên địa bàn xã đã nhân tố then chốt do đã tăng cường đầu tư hạ tầng sản xuất, quảng bá và xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời đã đưa phương thức sản xuất công nghiệp áp dụng trong nông nghiệp, có sự chuyên môn hóa trong các khâu sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm đảm bảo
an toàn. Hoạt động của các mô hình Hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn xã góp phần quan trọng trong việc khai thác, phát triển du lịch trên địa bàn xã.
Có chính sách định hướng, khuyến khích và quan tâm đầu tư phát triển du lịch của Thành phố, huyện đối với xã.
Từ các căn cứ pháp lý và thực tiễn nêu trên, tác giả nhận thấy việc phát triển, bảo tồn làng nghề theo định hướng phát triển du lịch là điều cần thiết. Ngoài việc phát triển làng nghề, thì du lịch đem đến nguồn lợi kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống của người dân tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch: Đưa ra các quan điểm về khái niệm du lịch và các khái niệm có liên quan như sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịch bền vững một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất.
Từ những khái niệm và hệ thống các lý luận nêu trên, tác giả đưa ra được nhận định cơ bản là căn cứ quan trọng để làm định hướng nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín nói riêng, Thành phố Hà Nội nói chung.
Ngoài ra chương 1 còn trình bày khái quát về xã Hồng Vân là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch làng nghề xã Hồng Vân trong chương 2, và định hướng cũng như giải phát triển du lịch bền vững tại vùng đất ven đô này trong chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH XÃ HỒNG VÂN, HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI
Huyện Thường Tín vốn là mảnh đánh với truyền thống “Đất danh hương”, đất trăm nghề với 450 di tích lịch sử cùng 126 làng nghề huyện Thường Tín là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch tâm linh gắn với du lịch làng nghề và sinh thái. Những năm qua, khách du lịch đến địa bàn huyện có cả khách quốc tế và nội địa với nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng chủ yếu tham quan, học hỏi kinh nghiệm và tìm đối tác kinh doanh… Thời gian lưu trú chủ yếu trong ngày.
Lẽ ra, với 450 di tích lịch sử, trong đó có 108 di tích được xếp hạng như Chùa Đậu, đền thờ Nguyễn Trãi…; nhiều lễ hội đặc sắc như: lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, lễ hội làng Từ Vân, lễ hội chùa Mui,…; cùng 126 làng nghề, với 46 làng được công nhận làng nghề truyền thống, thuận lợi cho phát triển du lịch – dịch vụ rất đa dạng. Thế nhưng, việc khai thác tài nguyên du lịch chưa mang lại hiệu quả tương xứng, tất cả đang bị bỏ phí…
Nguyên nhân được chính là do việc triển khai các đề án phát triển du lịch, đầu tư tôn tạo các di tích còn chậm. Nguồn nhân lực của cơ sở tham gia dịch vụ du lịch phát triển tự phát, chưa được tập huấn về chuyên môn và kỹ năng phục vụ. Chưa có cơ sở kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp, hạ tầng cho du lịch nhất là tại các làng nghề chưa được đầu tư do thiếu nguồn vốn, cơ sở lưu trú còn thiếu và chưa đồng bộ. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có chương trình liên kết du lịch giữa các xã trong huyện. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Vân là xã nằm ở phía đô
ng của Huyện Thường Tín, cách trung tâm Hà Nội 18 km về phía Nam. Với chiều dài hơn 4,5 km, chiều rộng khoảng 2 km
Phía Bắc giáp xã Ninh Sở Phía Nam giáp xã Thư Phú Phía Tây giáp xã Vân Tảo Phía Đông giáp Sông Hồng
Phía Đông Nam giáp xã Tự Nhiên
Dòng sông Hồng chảy qua ôm lấy sườn phía Đông của xã từ Bắc xuống Nam, kéo dài từ Xâm Thị đến Vân La, hàng ngàn năm nay bồi đắp phù sa tạo nên vùng đất màu mỡ nuôi sống người dân Hồng Vân. Bên cạnh đó xã có tuyến đường
427 liên tỉnh và hệ thống giao thông đường thuỷ Sông Hồng chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Diện tích đất tự nhiên toàn xã là 456,71ha.
Trong đó: Diện tích đất canh tác là 182ha, xã có 6 thôn bao gồm Xâm Thị, Xâm Xuyên, Cơ Giáo, Cẩm Cơ, La Thượng và Vân La với 1.699 hộ, 5.748 nhân khẩu.
Xã có 2 tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo. Toàn xã có 6 ngôi Chùa, 5 Đình làng, 2 Đền, 1 nhà thờ với 2 tôn giáo chính đó là Đạo phật và đạo Thiên chúa giáo, trong đó có 1 thôn công giáo toàn tòng.
Các Đình và chùa được nằm ở 5 thôn, đa số được xây dựng để thờ Thành Hoàng làng – vị thần coi sóc thần linh trong làng. Ngoài ra còn thờ các vị Phúc thần của làng là những người có công với làng với nước được nhân dân tôn thờ.
Đặc biệt Đình làng Vân La thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa một trong 4 vị thánh tứ bất tử của tục thờ thánh Việt Nam. Các Đình và chùa của xã được xây dựng với lối kiến trúc cổ xưa, làm bằng gỗ quý chạm khắc long ly quy phượng. Xã có Đền thờ Xâm Thị được phong cấp di tích lịch sử cấp thành phố, Đình làng Xâm Xuyên được Nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Nhà thờ giáo xứ Cẩm Cơ được xây dựng lại và hoàn thành vào năm 2015 với kiến trúc đặc trưng của tôn giáo rất đẹp.
Xã còn có “ chợ Mới ông Già” – nơi lưu giữ dấu tích của cha con thánh Chử Đồng Tử sinh sống lập nghiệp, và theo truyền thuyết thì nơi đây được coi là chợ cổ nhất Việt Nam.
Xã Hồng vân là xã thuần nông, nhân dân trong xã chủ yếu sinh sống bằng nghề nông nghiệp với nghề: Trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi, trồng rau màu…. Đặc biệt xã có 02 làng nghề Sinh vật cảnh được UBND tỉnh Hà Tây công nhận năm 2008 là: Làng nghề Sinh vật cảnh Xâm Xuyên và làng nghề Sinh vật cảnh Cơ Giáo. Hiện nay trên xã có 30 nghệ nhân, thợ giỏi, có khả năng chế tác nhưng tác phẩm cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai, đồ đá mỹ nghệ…nổi tiếng xứ Bắc.
2.1.1.2. Địa hình
Là một xã đồng bằng, địa hình của xã phân bố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, thuận lợi cho việc tưới tiêu chủ động. Địa hình nhìn chung bằng phẳng, độ cao giữa các phần lãnh thổ chênh lệch không đáng kể.
2.1.1.3. Khí hậu
Xã Hồng Vân cũng như nhiều địa phương khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Nhiệt độ: “trung bình năm 23,80C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 350C - 370C (tháng 6 - tháng 8), thường kèm theo mưa to. Nhiệt độ trung bình thấp nhất có năm xuống dưới 100C (tháng 12 đến tháng 1), có khi kèm theo sương muối”.
Gió: “Hướng gió chủ đạo: gió Đông Nam về mùa hè, gió Đông Bắc về mùa đông. Vận tốc gió trung bình 2 m/s”.
Bão: “Xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa lớn, hàng năm thường có 5-7 cơn bão gây mưa lớn”.
Mưa: “Lượng mưa trung bình hàng năm thường từ 1600– 1800 mm”.
Độ ẩm không khí: “Độ ẩm không khí trung bình năm là 83%, thấp nhất trung bình là 80%(tháng 1), cao nhất trung bình là 88% (tháng 3)”.
Nắng: “Tổng số giờ nắng trong năm khoảng 1600 - 1800 giờ/năm”.
2.2. Đặc điểm cơ cấu ngành nghề tại địa phương
2.2.1. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa đang từng bước phát triển. Trong ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo xu thế giảm tỷ trọng ngành thủy sản từ 31,55% năm 2005 xuống còn 25,71% năm 2011. Chăn nuôi tăng từ 41,26% năm 2005 lên 45,71% năm 2011, tỷ trọng của ngành trồng trọt có tăng nhưng không đáng kể..
2.2.2. Làng nghề
Hồng Vân có 2 làng nghề được tỉnh Hà Tây cũ công nhận làng nghề sinh vật cảnh năm 2008 là làng Cơ Giáo và làng Xâm Xuyên. Thời kỳ làng nghề phát triển nhân dân trên địa bàn xã nói chung và nhân dân hai làng Cơ Giáo và Xâm Xuyên đã