Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 15


trong đám hội biết hát cũng có thể hòa cùng lời ca ấy. Do vậy mà hát Lượn Hai mang hình thức của diễn ca tập thể của những người hát chính và những người đến dự hội. Tiếng hát vang lên như một bản hòa ca. Tinh thần cộng đồng được biểu hiện rõ nét. Đây chính là một biểu hiện sâu sắc của tính cộng đồng, tính tập thể của lễ hội cầu mùa.

Đối đáp là một trong những hình thức sinh hoạt đặc trưng nhất của Lượn. Hiểu một cách đơn giản nhất, đối đáp là một bên đối và một bên đáp trả lại. Một bên - thường là “khách” - bao giờ cũng ca ngợi hết lời những thứ, những vật của bên “chủ”. Bên chủ sẽ đáp lại bằng những lời lẽ khiêm tốn, lịch sự, không giám nhận những lời khen của khách. Khi đối - đáp, cả hai bên đều cùng nhau bồi đắp cho các hình tượng, nội dung... để chúng thêm đa dạng, phong phú và hoàn chỉnh hơn. Ta hãy lắng tai nghe chàng trai Tày và cô gái bản bên hát:

Khéc khảu bản tlồng bióoc mùa xuân Noọng hát gằm shi lượn chào mừng Chài hỡi!

Ngần dèn dom se lai hất giàu Shi lượn dom dú đâư shim slẩy Điếp căn phác quá gằm then

Sle tình chài noọng điếp slương thắm thiết

Dịch:


Khách vào bản như xuân hoa nở Em xin hát câu lượn chào mừng. Chàng ơi!

Tiền bạc tích để thì giàu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Lượn then tích để phai màu đi thôi Tiếng lượn then thì để đầu môi


Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 15

Cất tiếng cho biết lời người thiết tha!

Cách nói của chàng trai ấy vừa mạnh dạn nhưng cũng khéo léo gửi vào trong đó những ẩn ý tế nhị. Như hiểu được nhiều hơn điều chàng trai đã nói, người thiếu nữ cất giọng đáp lời:

Tiếng noọng khửn hanh gằm slương điếp Tlồng nộc queng quí điếp khau phia Noọng ơi!

Tiểng đang tính gỏi dải kha

Slim slẩy phông hây trọng tình rà Cảnh đây gần đây nhằng chứ mại Gằm shi gằm lượn mại điếp slương

Dịch:


Cất tiếng vọng trong nhà giao cách Trúc gặp mai hồng hạnh tốt tươi.

Nàng ơi!

Dừng chân bởi tiếng đàn hay

Lòng vui bởi tiếng người hay trọng tình Khách xa tìm đến người xinh

Câu sli câu lượn cho mình bâng khuâng.

Xét về hình thức, lối hát này không có những nét khác biệt lắm so với

những cuộc hát ví, hát phường vải, phường cấy... của người Kinh.

Hình thức đối đáp của Lượn Hai mang một nét khá riêng biệt so với các loại Lượn khác. Đối tượng để đối đáp không phải là chủ và khách mà là Nàng Hai - Mẹ Trăng - người cõi tiên và người trần gian - nhân dân đến dự hội. Nàng Hai đáng kính như vậy nên với nhân dân Tày, lời nói đưa lên cũng phải chọn lựa, suy nghĩ thật kỹ để không làm mất đi sự thiêng liêng của Mẹ:

Cảm ơn tiên nự lồng trần gian



Dịch:

Cảm tạ Nàng Hai mà dự hội Tiên nự lồng trần au phúc hẩư Hằng Nga lồng hội au lộc mà


Cảm ơn tiên nữ xuống trần gian Cảm tạ Hằng Nga xuống dự hội Tiên nữ giáng trần như phúc đến Hằng Nga dự hội tựa lộc theo

Còn Nàng Hai, cũng lựa những lời thật hay và ý nghĩa như muốn nói

lên sự trân trọng những gì mà bà con đã dành cho mình:

Người thế gian bụng khôn như chim khách Người thế gian lời đẹp tựa chim công

Tiếng nói sáng như đêm trăng rằm

...

Miệng người khôn nói ra hoa ra ngọc.

Hình thức đối đáp này còn thể hiện nét văn hóa trong ứng xử của con người Tày, xã hội Tày, đó là bao giờ cũng tinh tế, nhẹ nhàng và hòa hợp. Họ trò chuyện với nhau trong sự chan hòa, yêu quí và trân trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, họ trao gửi cho nhau những nghĩ suy trong lòng bằng lời thơ thật đẹp để họ đẹp hơn, văn hóa hơn trong mắt nhau. Đây cũng là một bài học vô giá trong cuộc hành trình hoàn thiện mình của con người.

Người Tày không chỉ biết yêu lao động mà họ còn rất yêu ca hát. Tiếng lòng họ được cất lên thành tiếng thơ tiếng nhạc. Nên họ đến hội để được nghe người hát và hơn nữa để chính con tim mình cất lên tiếng hát. Trong hội, họ nói với nhau bằng tiếng Lượn. Câu hát này được đáp lại bằng câu hát kia, đường Lượn trước được nối tiếp bằng đường đường Lượn sau để rồi chợt


nhận ra đêm hội trôi nhanh quá mà chưa nói hết được tấm lòng mình, đành hẹn sẽ hát nữa trong đêm trăng khác.

So với nhiều lễ hội dân gian khác trên đất nước Việt Nam, lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng là lễ hội cầu mùa có thời gian khá dài (Trước đây, hội này ở Thạch An kéo dài đến gần 60 ngày). Hội kéo dài mấy, vui mấy nhưng rồi có lúc phải chia tay. Chia tay, sao không khỏi lưu luyến, nhớ thương. Tan hội Hai, người với người giã bạn ra về, tiếng hát lúc chia li đâu giấu nổi bịn rịn, vấn vương:

Vui mửng hội Hai khóp tlổng nà Gằm shi lượn tẩư vạ hát ca

Hội tan gần mừa nhằng chứ mại

Tình chài vạ noọng pặng mùa xuân.

Dịch:


Hội Hai náo nức tưng bừng

Tiếng ca tiếng lượn lưng chừng đầu non Người đi tiếng hát vẫn còn

Ngân nga để lại cho tròn đêm trăng.

Cái náo nức của ngày hội Nàng Hai hay cái náo nức của lòng người?

Âm thanh rộn ràng ấy chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình thổ lộ cõi lòng mình mà thôi. Chẳng thế mà càng về những câu sau, nhịp thơ càng lắng sâu và cái mênh mang của cõi lòng người như trải dài bay xa theo tiếng h ngát ngân nga.

Hội xuân đã cạn ngày rồi nhưng sao lúc này bao cảm xúc lại trào dâng như dòng suối. Lời trao lời, lòng gửi lòng và tiếng hát lại đưa theo chân người:

Hội tan tiểng lượn piạc kha Phác khảu gằm shi cúa tình rà Ước hẩư hội lăng đảy rộp tlẻo



Dịch:

Phác gằm slương điếp nắc na.


Hội tan hát khúc chia tay

Gửi vào câu hát sau này gặp nhau Mong sao ngày tháng qua mau Để cho đến hội trao câu ân tình

Cuộc chia tay giữa người với người cảm động như vậy rồi, còn người

trần gian và thần tiên chia tay thì sao?

Trong bao nhiêu ngày hội xuân, cả người trần gian và người chốn tiên cảnh đã sống bên nhau chan hoà, cùng nhau hát cho trọn những ngày xuân vui ấy. Tiếng hát của họ không chỉ làm nên ngày hội mà còn cho họ thấu hiểu sâu sắc, cảm thông trước hoàn cảnh của nhau, trở thanh bạn tri kỷ. Nay đến lúc chia tay, sao không khỏi bùi ngùi. Bài hát Lượn lúc này nặng tình, nặng nghĩa làm sao. Người ở lại hát mà không giấu nổi nỗi xúc động đang dâng lên trong lòng mình:

Slương điếp căn tlồng phia slung pế lẩc Dá đảy tlồng có mạy tó lồm

Dá đảy tlồng co nhả tó mươi

Hai shíp hả chài chứ điếp slương

Dịch:


Tình thương đôi ta như non cao núi cả Chớ như chiếc lá gai nghiêng ngả lung lay Chớ như bông cỏ tranh bay theo chiều gió Trăng về trời lòng ta xiết nỗi thương.

Nàng Hai - Mẹ Trăng cũng nhắn nhủ lại người trần:

Vằn bứa noọng ẻo co mạy khôm Vằn vui noọng ẻo co mạy rồm



Dịch:

Sle chài đảy sẻ chia đuổi noọng Dú trần gian lúc bứa nhẳp slửa Nưa bân Hai bứa nắm gần sẻ chia.


Nhắn bạn ngày buồn hãy bẻ cành cây để trên phiến đá, Ngày vui hãy bẻ những lá để bên sườn non

Để trăng trên thượng giới được nhìn, được thấy. Người trần gian buồn còn biết thêu thùa may vá Trăng buồn, phải suốt ngày ở goá trên tiên...

Hơn ai hết Mẹ hiểu được cuộc chia tay lần này đến cuộc gặp gỡ lần sau

là một khoảng thời gian không ngắn, hiểu được nỗi lòng thương nhớ của nhân gian khi phải xa mình và càng hiểu mối tình của mình với trần gian cũng sâu nặng quá nhưng đã đến lúc mẹ phải trở về trời. Người ân cần dặn dò Gường, Sở, hẹn năm sau sẽ quay trở lại:

Bjoóc vảt phông gặn ăn chẻn Thuổn pi lăng bươn hẹn vằn xuân

Bjoóc phón phông hom van bươn nhỉ Rọng pi lăng lắt lí tlẻo mà

Mởi mẻ nàng mà dương gian dự hội Rặp Hàng Nga bóng Nguyệt cầu mùa

Dịch:


Hoa vủc nở bằng cái chén

Tròn năm sau tới kì hẹn tháng xuân Hoa vén nở bằng cái gương

Tròn năm sau tới tháng giêng tết mới Các Mẹ Nàng, cả gái sắc trai tài mở hội

Sẽ đón Hằng Nga, Bóng Nguyệt ở trần thế lên chơi xuân…



Dịch:

Trong cảnh biệt li, tiếng nói giã từ của người trần vỡ òa trong nước mắt:

Rừ chắc đảy tiểng khua tiểng hảy Lủc piảc Mẻ, Hằng Nga nắm tlẻo mà.


Ai biết được tiếng cười như tiếng khóc mà thôi Con biệt Mẹ, Hằng Nga không trở lại.

Tiếng hát đáp lại với lời thơ dài như muốn kéo dài hơn chút nữa

khoảnh khắc chia tay ngắn ngủi. Giọng ca trầm lắng và da diết như thấm sâu vào tận ngàn thớ đá trên non cao, lan xa đến trong rừng cây thăm thẳm, và nghẹn ngào, nức nở trong lòng người.

Trong dân ca quan họ, các liền anh liền chị hát khúc ca giã bạn trong cảnh trên bến dưới thuyền, giọng ca rền, ấm, luyến láy như níu giữ bước chân người đi đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng người. Đến lễ hội Nàng Hai, tiếng hát cất lên trong buổi chiều mùa xuân nơi núi rừng, bên dòng suối nhỏ, giọng điệu không vút cao mà thâm trầm như thấm thía vào tận sâu thẳm lòng người, kiểu đối đáp lượt lời giữa người ở, người về càng tăng thêm lưu luyến, khiến người về (Nàng Trăng) bao lần hát lên câu giã biệt mà chưa thể rời xa. Câu hát cất lên, câu nọ nối tiếp câu kia, tiếng ngân chưa dứt lời ca sau lại tiếp. Đến đây, hình thức lượn đối - đáp dường như đã khẳng định được vị thế của nó trong trong vai trò là một nghệ thuật diễn xướng với sức gợi rất lớn.

Trong phút chia tay, ai nấy càng nhận ra rằng giữa họ đã thân thiết, đã thành bạn tri kỉ từ lúc nào rồi. Quả là không sai khi một nhà nghiên cứu đã nhận xét: cuộc chia tay trong hội Nàng Hai là một cuộc chia tay vĩ đại giữa con người và vũ trụ. Con người và thiên nhiên dường như đã hóa thân là một. Điều làm nên cái chung giữa họ chính là cùng trân trọng nghĩa tình. Dù có cách xa nhưng với họ, tình cảm dành cho nhau không bao giờ cạn, vẫn nồng nàn và cháy bỏng:



Dịch:

Slương điếp tlồng đét bươn shí Chứ lai tlồng bươn hả đét pâm


Thương nhớ như nắng hạ tháng tư Chói chang như tháng năm nóng bỏng.

Hội tan, người ở người về. Chỉ còn đọng lại trong chiều mùa xuân tiếng

ca đưa theo những chiếc thuyền gỗ vông tiễn đưa Nàng Hai về trời, đưa theo dòng suối mát, đưa theo gió theo mây để hẹn năm sau gặp lại nhau.

3.2.3. Nhân vật diễn xướng

Qua nghiên cứu, khảo sát những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An, Cao Bằng, dễ dàng nhận thấy nhân vật diễn xướng và người diễn xướng đồng nhất làm một.

Người diễn xướng các bài hát Lượn Nàng Hai không chỉ có Mẻ Cốc, hai nàng tiên Gường và Sở, các Mụ Nàng, Mụ Nọi mà còn là những người đến dự hội.

Như đã trình bày ở phần trên, những người được chọn vào đội hát chính của lễ hội, trừ Mẻ Cốc là người đứng tuổi ra, còn lại đều là những thiếu nữ thanh tân, múa hay, hát giỏi. Trong số những người đó, Gường và Sở đảm nhiệm vai trò là người hát chính.Vì giữ vai trò là người đại diện tiếng nói cho cả người trần và người cõi tiên, nên các nàng không chỉ xinh đẹp mà quan trọng hơn là phải nắm vững những bài Lượn gốc thông thạo vần luật Lượn Hai, đặc biệt có khả năng ứng tác linh hoạt. Chính vì vậy, trước ngày bản làng mở hội chính, các cô gái được Mẻ Cốc tận tình dạy hát, múa cho thật thuần thục.

Trong những ngày hội chính, thường thường sân hát là nơi dành cho các cô gái trẻ còn Mẻ Cốc sẽ lui về hậu trường để quan sát và nếu các cô chẳng may quên lời hay chưa ứng đối ngay được thì nhân vật này sẽ hát trợ giúp cho họ. Lúc này, Mẻ Cốc sẽ là người hát xướng lên câu đầu tiên của khúc ca đó, mọi người sẽ bắt nhịp hoà theo. Như vậy, không thể phủ nhận

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí