Chính vì yêu quí trăng như vậy nên trong mỗi câu hát Lượn, Mẹ Trăng hiện thật đẹp. Các tác giả dân gian đã khắc họa hình ảnh Mẹ Trăng với dáng vẻ của một vị nữ thần với chân đi chiếc hài hoa, đầu đội khăn đỏ thắm, mình khoác chiếc áo thêu đẹp đẽ:
Kha rại pây hái bjoóc Kha sloa pây miẹt lương
Tha Mẻ Nàng rủng tlồng đao đí
Nả Mẻ Nàng rủng tlồng bjoóc phông Mẻ Nàng thổm khân đeng chỏi
Slửa Mẻ Nàng thêu bjoóc thêu hoa Mừng Mẻ Nàng kim ngần rủng rường Mừng Nàng căm nậu bjoóc đây hom.
Dịch:
Chân trái xỏ hài hoa Chân phải đi tất vàng
Mắt Mẹ Nàng sáng như sao Mặt Mẹ Nàng sáng như hoa Mẹ Nàng đội khăn đỏ thắm Mẹ Nàng mặc áo đẹp thêu hoa
Có thể bạn quan tâm!
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 9
- Hướng Đến Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai, Con Người Như Được Thanh Lọc Tâm Hồn
- Nghệ Thuật Sử Dụng Biện Pháp Tu Từ
- Sự Vận Dụng Linh Hoạt, Sáng Tạo Ngôn Ngữ Dân Giantày
- Diễn Xướng Những Khúc Hát Lễ Hội Nàng Hai Của Người Tày Ở Thạch An - Cao Bằng
- Những khúc hát lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Thạch An – Cao Bằng - 15
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Tay Mẹ Nàng đeo vàng bạc sáng chói Tay Mẹ cầm cành hoa phón thơm lừng.
Chưa hết:
Ngoảy bưởng rại nả Mẻ Nàng rủng roàng Ngoảy bưởng sloa nả Mẻ Nàng tlồng ngọc.
Dịch:
Mẹ Nàng quay bên trái da trời sáng loáng
Mẹ Nàng nghoảnh bên phải mặt ngọc sáng ngời.
Với cảm hứng ngợi ca, cùng với trí tưởng tượng vô cùng dồi dào, tác giả dân gian đã miêu tả thật sinh động và độc đáo vẻ đẹp Mẹ Trăng. Ánh mắt của Mẹ hội tụ ánh sáng của ngàn vì tinh tú trên cao. Hai hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp cao quí và thanh khiết là hoa và ngọc được người lao động Tày đem so sánh với gương mặt của Mẹ Trăng, để trước mắt người đọc, hiện lên một gương trăng đẹp dịu hiền và thánh thiện đến vô ngần.
Nghệ thuật thể hiện hình tượng thiên nhiên trong lời thơ Lượn Hai của cha ông xưa quả thực rất tinh tế và tài hoa. Câu Lượn Hai như khiến người ta bỗng quên đi thực tại, đưa họ trở về với mảnh đất thần thoại Hi Lạp xa xưa - nơi có nữ thần sắc đẹp đang ngự trị:
Mẻ Nàng Hai nòn suốt bươn dằng vận đang Mẻ Nàng Hai nòn sốc vằn dằng tứn
Mẻ nòn shí shíp cẩu phít lài Mẻ nòn shí shíp cẩu và lài Mẻ vận đang vạ khiêu slâư Mẻ vận đang nả rủng roàng.
Dịch:
Mẹ Hằng Nga ngủ suốt tháng chưa trở mình Mẹ Hằng Nga ngủ sáu ngày chưa trở thân Mẹ nằm bốn mươi chín màn gấm thêu
Mẹ nằm bốn mươi chín chăn gấm đẹp Mẹ trở mình trời sáng loáng
Mẹ trở thân mặt đẹp sáng trong.
Với người Tày, tâm hồn họ chan hòa cùng thiên nhiên, để rồi họ nhìn
ngắm thiên nhiên với màu mắt thân thiết, hồn nhiên. Qua cách nhìn, cách cảm hồn nhiên đó, trăng không còn là một vật vô tri nữa mà giờ đây nó có hơi thở, có sức sống như một con người. Mỗi khi Mẹ trở mình, xung quanh tỏa ra ánh
sáng lấp lánh. Chi tiết Mẻ vận đang (Mẹ trở mình) như kéo cái kì vĩ của vũ trụ kia về gần trần gian hơn, để với con người Mẹ Trăng vừa là niềm ngưỡng vọng nhưng cũng vừa gần gũi và thân quen.
Nghệ thuật nhân cách hoá đã khiến cho vầng trăng mà người dân Tày tôn kính coi như vị thần trở thành người mẹ với hành động, lời nói rất đời thường:
Mừng rại vựt phít lài Mừng sloa vựt phít lụa Vửt phít lài mẻ nàng ngòi
Vựt phít hoa mẻ nàng piếm.
......
Mẻ Nàng khay phác khửn hanh Mẻ Nàng khỏi dằng gỏi son gạ.
Dịch:
Tay trái vén màn hoa Tay phải nâng màn lụa
Vén màn hoa Mẹ Nàng liếc Nâng màn the Mẹ Nàng coi
...
Mẹ Nàng bèn mở miệng cất lời Mẹ Nàng gởi lời ngọt dặn dò.
Ta không thấy trước mắt mình là một vầng trăng ở cõi xa xôi mữa là là
một người phụ nữ dịu hiền với hành động, lời nói khoan thai, từ tốn. Ắt hẳn ai cũng cảm thấy lòng mình thấy bình yên hơn khi được nghe những lời dặn dò ngọt ngào tâm tình như thế!
Mẹ Nàng ở trên cao nhưng cũng giống con người trần. Trước đi đến dự hội xuân, các Mẹ Nàng cũng làm duyên, chải chuốt cho thêm xinh đẹp:
Dịch:
Bưởng soa pây pặm lầm Bưởng rại pây pặm moóc Dám kha nẩ ư pặm bông Dám kha pây tôồng nặm
Khoái khoái khẩu oóc nủng slửa tiên Khoái khoái khẩu pây nủng slửa chủa Sửa tiên Mẻ dẳng nủng
Slửa chủa Mẻ dẳng au.
Chân trái đi như gió Chân phải đi tựa mây
Bước đi nhẹ như nước chảy Bước đi nhẹ như mây
Thoăn thoắt ra ngoài thay áo tiên Thoăn thoắt ra ngoài thay áo chúa Áo đẹp Mẹ mới mặc
Áo xinh Mẹ mới lấy.
Nhân vật Mẹ Trăng được miêu tả trong Lượn Hai cũng giống như nhân
vật nữ thần mặt trời trong sử thi Đăm San: khi nữ thần mặt trời biết Đăm San đến, nàng thay ngay một bộ áo váy, thấy chưa đẹp, nàng lại thay một bộ khác. Hai dân tộc Tày ở vùng phía bắc và Ê Đê ở Tây Nguyên xa xôi đã gặp nhau trong nghệ thuật xây dựng hình tượng. Tuy với người Tày là hình ảnh mặt trăng, còn người Ê Đê là hình tượng mặt trời nhưng cùng với tâm hồn nghệ sĩ luôn dạt dào trong mỗi con người đất Việt, thiên nhiên đã được nhân cách hoá trở thành một con người.
Câu thơ kết hợp nghệ thuật nhân hoá với lối so sánh đã làm nổi bật lên dáng vẻ thướt tha, nhẹ nhàng như gió mây, mềm mại như nước chảy của Mẹ
Trăng. Mẹ hiện lên trong dáng vẻ một vị nữ thần của sắc đẹp.Vẻ đẹp của hình tượng này cũng chính là sự phản chiếu vẻ đẹp nữ tính của con người nơi trần gian.
Các tác giả dân gian đã thổi hơi thở của mình vào thiên nhiên, nhân cách hoá những vật vô tri để cho nó trở nên có tâm hồn, có tình yêu, có cuộc sống... như chính con người vậy. Cha ông ta làm vậy không phải chỉ để ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, không phải chỉ để khẳng định tình yêu đối của mình với thiên nhiên mà hơn thế nữa còn là để muốn nói lên khát vọng hoà nhập cùng thiên nhiên, coi thiên nhiên vũ trụ như là một người bạn luôn thân thiết với con người.
3.1.1.3. Nghệ thuật điệp
“Điệp (còn gọi là lặp) là sự lặp lại có ý thức... nhằm tác dụng nhấn mạnh ý, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe” [25, Tr. 93].
Nghệ thuật điệp được thể hiện trong văn học khá đa dạng nhưng phổ biến nhất là điệp từ, điệp câu, điệp đoạn, điệp kết cấu.
Trong lời thơ Lượn Hai, nghệ thuật này được thể hiện rất rõ nét và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện các giá trị của lời dân ca. Cách các tác giả dân gian vận dụng biện pháp nghệ thuật điệp trong các khúc hát cũng rất linh hoạt. Có lúc, từ ngữ vận dụng trong thơ được các nghệ nhân lặp lại theo kiểu vòng tròn, gây được ấn tượng cho người nghe hát:
Síp giờ kẻn đảy giờ miẻc Pác giờ chọn đảy giờ đây Giờ đây Hai khay pác Giờ miẻc Há khay hênh Khay pác đuổi tiểng mành
Khay hanh đuổi tiểng ngoảng
Tiểng Sở vần tiểng ngoảng đông luông
Dịch:
Tiểng Gường vần tiểng chuông Hai Há
Mười giờ chọn được giờ tốt lành Trăm giờ chọn được giờ quí giá Giờ tốt Nàng Hai lên tiếng
Giờ lành Nàng Hai mở miệng Mở miệng chào lời tốt lành Nhấp giọng gửi lời thưa
Tiếng Sở thành tiếng ngoảng đông luông Tiếng Gường thành tiếng Nàng Hai Há
Các từ giờ miẻc, giờ đây, khay pác, khay hênh... được tác giả dân gian khéo léo đưa vào trong mỗi câu thơ. Từ ngữ ở cuối câu thơ trên lại được đưa lên đầu câu thơ dưới theo từng cặp khiến người nghe không hề thấy nhàm chán mà còn tạo nên sự nhịp nhàng lên xuống trong lời hát. Ở đây, điệp từ đã góp phần quan trọng vào việc tạo nên tính nhạc cho lời Lượn.
Mỗi từ ngữ được sử dụng để tạo nên những vần thơ Lượn Hai đều có dụng ý nghệ thuật riêng mà nhiều khi giá trị nghệ thuật đó lại được ẩn sau cái hình hài ngôn ngữ rất bình thường. Những câu thơ miêu tả con đường lên trời của người trần gian cũng được thể hiện bằng cách thức sử dụng ngôn ngữ như thế:
Khảm óoc bó nặm khiêu Khảm oóc bó nặm lìn sle áp Pây quá tổng bưởng soa Pây quá tổng bưởng rại Pây quá rẩư nà quảng đại
Pây quá Nà Nuồm bưởng lăng khau Pây thâng kha tàng cải gỏi piếm.
Dịch:
Đi qua mỏ nước xanh Đi qua khe nước mát Đến cánh đồng bên phải Đến cánh đồng bên trái Đi qua đám ruộng lớn
Đi qua Nà Nuồm đằng sau núi Đi đến đường cái quan hãy xem
Mới nghe, tưởng câu hát chẳng ẩn chứa điều gì đặc biệt. Nhưng hãy để tiếng nhạc xóc trên tay người hát ngừng hẳn, hãy đợi cảm xúc lắng lại, hãy đọc lại lần nữa mỗi dòng thơ để nhận ra nó đã nói lên thật nhiều điều. Sự xuất hiện liên tiếp các động từ Khảm óoc (đi qua), Pây quá (đi qua, đi đến) trong các câu thơ cho ta thấy cuộc hành trình của người trần lên tới cung trăng hẳn thật dài và nhiều gian lao. Họ phải đi ra mỏ nước đầu bản thường ngày bà con vẫn hay lấy nước ăn, đi tiếp đến cánh đồng thân quen mà ngày xuân nơi ấy vẫn mở hội, vượt qua Nà Nuồm ở phía sau rặng núi đá cao, rồi ra đến con đường lớn... Những ngả đường, lối đi, bao cánh đồng ở lại đằng sau và phía trước mặt họ lại mở ra biết bao triền đồi, rặng núi, rừng cây, xóm làng... Nghệ thuật điệp từ ở đây khiến những câu thơ mang một sức gợi rất lớn. Dường như, con đường trần đi đến cõi thần tiên ấy dài vô cùng vô tận. Phải chăng cuộc hành trình để loài người đến với bình yên, ấm no, hạnh phúc vẫn chưa bao giờ đi đến đích? Đi qua, đi đến rồi lại đi qua... nó vẫn là khát khao cháy bỏng chinh phục thiên nhiên, khát vọng chiến thắng những gian lao thử thách trong cuộc sống của loài người.
Có nhiều khi, một từ ngữ được tác giả dân gian dùng đi dùng lại trong cả khúc ca dài:
Biên au bjoóc táng tẻm bán Biên au vạ táng cáng sảng rườn
Biên au bjoóc cáng quýt bươn slam Biên au bjoóc khảo quang bươn nhỉ Biên au bjoóc tứ quý vặc viền
Biên au bjoóc cánh tiên ná chúa Biên au bjoóc quý hố rơn lâm Biên au co bjoóc rồm phắng bến Biên au bjoóc kỷ quyển tlàng quây
Biên au nậu bjoóc cút, rút bjoóc ngần Biên au plỏ cáy kim rìm rỏng
Biên au plỏ cáy cỏng rìm đông Biên au tua nộc công nhỏt pế Biên au slíp nhỉ plừn slứt bjoóc Biên au slíp nhỉ mản thúc lài
Dịch:
Chép lấy hoa trên bàn thờ Mẹ Chép lấy hoa lấy nụ mời Nàng Chép lấy hoa phặc phiền tháng ba Chép lấy hoa khảo quang tháng hai Chép lấy hoa tứ quí trần gian
Chép lấy hoa tứ quí vàng ròng Chép lấy hoa thơm tiên cảnh Chép lấy nụ hoa cút màu vàng Chép lấy con gà vàng bên khe Chép lấy con gà re ven suối
Chép lấy con công đẹp nơi biển xa Con gà vàng lên mường trời
Chép lấy mười hai màn gấm vóc