Dự Báo Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Một Số Mặt Hàng Sang Thị Trường Asean Năm 2010


đoạn 2001-2010 từ 20-30%, bao gồm các mặt hàng điện- điện tử, sản phẩm cơ khí, ô tô, xe máy

Bảng 26: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng sang thị trường ASEAN năm 2010


Mặt hàng

Đơn vị tính

2005

2010

Dầu thô

Triệu USD

500

500

Gạo

Triệu USD

780

937

Thuỷ sản

Triệu USD

250

500

Rau quả tươi

Triệu USD

180

400

Thực phẩm chế biến

Triệu USD

100

400

Giày dép

Triệu USD

200

600

Dệt may

Triệu USD

350

700

Sản phẩm cơ khí, ô tô, xe máy

Triệu USD

250

700

Hàng điện, điện tử, và phần mềm

Triệu USD

1.000

3.000

Cà phê

Tấn

85.000

90.606

Cao su

Tấn

43.337

72.228

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 - 8

(Nguồn: Bộ Thương Mại)


3. Về cơ cấu thị trường:


Bộ thương mại thay mặt chính phủ đã xây dung và thông qua chiến lược phát triển thị trường xuất- nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm tới. Chiến lược này được xây dung trên nguyên tắc đa phương hoá thị trường trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các đối tác, tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua


lớn nhưng tỷ trọng hiện còn thấp (như Nhật, EU, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nga), mở các thị trường mới (như Mỹ La tinh, Châu phi, Trung Đông)

Dự kiến cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới: Châu Á khoảng 50% kim ngạch, EU và Châu Âu khoảng 25%-27% trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu, Châu Mỹ 15-20%. Trong số trên 130 nước Việt Nam có quan hệ thương mại thì các thị trường có ý nghĩa chiến lược nhất giúp Việt Nam gia tăng nhanh xuất khẩu và đảm bảo nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu cho sự phát triển kinh tế đó là: ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hồng Kông và Nga. Và đây cũng là các thị trường mà chính phủ quan tâm hỗ trợ và có chính sách khuyến khích phát triển.

ASEAN là một thị trường khá lớn. Tuy trước mắt gặp khó khăn tạm thời song tiềm năng phát triển còn lớn, lâu nay chiếm khoảng trên dưới 1/3 kim ngạch buôn bán của nước ta và khi AFTA hình thành sẽ càng mở ra nhiều triển vọng gia tăng giao lưu buôn bán. Mặt khác, ASEAN có nhiều mặt hàng giống ta, đều hướng ra các thị trường khác là chính chứ chưa phảI là buôn bán trong khu vực là chính. Trong những năm tới khả năng xuất khẩu gạo, dầu thô cho khu vực này sẽ giảm, trong khi đó với việc áp dụng biểu thuế AFTA, hàng của ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn trước trong việc đI vào thị trường nước ta, do đó có thể làm cho cán cân thương mại càng bất lợi hơn đối với ta. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp nước ta cần tích cực, chủ động tận dụng thuận lợi do cơ chế AFTA mở ra để gia tăng xuất khẩu sang thị trường này từ đó tăng kim ngạch, hạn chế nhập siêu nhưng giảm về tỷ trọng, chủ yếu qua buôn bán trung gian Singapore. Ngoài ra, cần khai thác tốt thị trường Lào và Campuchia trong bối cảnh mới bởi phát triển buôn bán với Lào và Campuchia không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế.


Bảng 27: Dự báo cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam theo thị trường(%)

Thị trường

1991-1995

2000

2010

2020

Châu á- TBD

80

50

45

40

Châu Âu

15

25

25

25

Châu Mỹ

2

20

25

30

Châu Phi

3

5

5

5

Nguồn: Bộ Thương Mại


Bảng 28: Dự báo thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (%)


Thị trường

1991-1995

2000

2010

2020

Nhật Bản

28.5

12

11

10

ASEAN

18

10

10

10

Trung Quốc

7.4

8

7

6

Đài Loan

5.4

6

5

4

Hồng Kông

4.9

5

4

3

Hàn Quốc

2.2

3

3

3

EU

2.2

3

4

5

Mỹ

12

15

18

20

Nguồn: Bộ Thương Mại


II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN TỪ NAY ĐẾN 2010‌

1. Những giải pháp chung

1.1 Vphía Nhà nứơc

Thực hiện đúng những lộ trình AFTA, CEPT mà Việt Nam cam kết:

Việt Nam phải chủ động xây dựng được lộ trình AFTA của mình, nghĩa là theo các tiêu chí của AFTA và những ưu đãi giành cho một quốc gia đi sau, có xuất phát điểm thấp hơn. Việt Nam phải xuất phát từ thực tế đất nước để có một lịch trình giảm thuế và xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan cụ thể cho từng năm, cho từng mức thuế để có thể mở cửa được thị trường trong nước và không gây ra sự thay đổi bất thường nào cho nền kinh tế.

Việt Nam cần thực hiện đúng lộ trình CEPT/AFTA đã cam kết nhằm khẳng định sự nhất quán hợp tác, hoà nhập tích cực vào nền kinh tế khu vực đồng thời tạo cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam mốc phấn đấu cụ thể, buộc các doanh nghiệp phải tích cực đổi mới, cải tạo mình phù hợp với xu thế hội nhập. Để thực hiện được những việc này, nhà nước cần:

- Cụ thể hoá tiến trình thực hiện

- Công bố rõ ràng, cập nhất thường xuyên các nội dung mà Việt Nam đã cam kết và lộ trình thực hiện để các doanh nghiệp, các bộ, các ngành nắm được.

Các bộ, các ngành cần phải xây dựng được những chương trình thực hiện những cam kết của chính phủ để đẩy nhanh được tiến trình này.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải đẩy nhanh tiến trình hội nhập AFTA. Việt Nam hội nhập càng chậm, thời cơ mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực càng giảm. Khả năng canh tranh trên thị trường khu vực sẽ khó khăn hơn vì hàng của các đối thủ cạnh tranh như Thái lan, Malaysia… không phải chịu thuế nhưng hàng của Việt Nam khi nhập khẩu vào các nước trong khu vực bị cộng thêm thuế. Điều đó gây áp lực đáng kể cho các doanh nghiệp.


1.1.2. Thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và tăng cường đàm phán song phương với các quốc gia thành viên ASEAN:

Việt Nam tuy không phải là nước tham gia sáng lập ra ASEAN nhưng kể từ khi chính thức gia nhập, nước ta đã có nhiều sáng kiến mới nhằm khắc phục những mặt yếu kém, trì trệ trong ASEAN, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Việt Nam đã cùng các nước trong Hiệp hội mở rộng không gian hợp tác kinh tế với các nước Đông á, trong đó có cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3…

Trong thời gian tới, để khắc phục những bất đồng, trở ngại giữa các nước ASEAN trong việc xây dựng một cộng đồng kinh tế thống nhất thì Việt Nam cần phải có những bước đi tích cực hơn nữa, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm tăng cường liên kết kinh tế trong khu vực.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải tiến hành đàm phán song phương với từng nước thành viên ASEAN nhằm trao đổi các lợi ích thương mại. Mỗi nước trong khu vực đều có chính sách ngoại thương khác nhau và thay đổi theo từng thời kỳ. Tốc độ của các cuộc đàm phán đa phương trong khu vực thường diễn ra khá chậm và dễ lâm vào bế tắc do sự tham gia của nhiều bên khiến các nước không thoả mãn được nhu cầu mở rộng thị trường cũng như gia tăng lợi ích của mình trong các hoạt động thương mại. Trong khi đó, đàm phán và ký kết các hiệp định song phương thường diễn ra theo chiều hướng thuận lợi hơn nhiều với các ưu thế như dễ chọn đối tác, dễ thoả thuận và có thể nhìn thấy rõ lợi ích. Chính vì những lợi ích rõ rệt của đàm phán song phương nên Việt Nam cần tích cực chủ động tham gia vào quá trình này để tận dụng cơ hội tốt nhất nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên.

1.1.3. Hoàn thiện chính sâch thương mại:

Chính sách thương mại có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của thương mại nói chung và ngoại thương nói riêng. Theo mục đích của AFTA thì thương mại nội khối, cụ thể là xuất nhập khẩu giữa các nước sẽ tăng lên, các nước ASEAN cũng sẽ nhập khẩu nhiều hơn từ Việt Nam giúp cho xuất khẩu từ Việt Nam sang ASEAN sẽ tăng lên.


1.1.3.1. Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa:

Thực tế, tỷ trọng tăng trưởng thương mại giữa nước ta với các nước ASEAN không lớn. Về cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thương mại giữa Việt Nam lại giống với các nước ASEAN. Việt Nam cũng không có lợi thế so sánh về thương mại hàng hoá trong nội bộ ASEAN khác đều cùng có lợi thế xuất khẩu nông sản, nguyên liệu thô và một số sản phẩm công nghệp nhẹ, chủ yếu là hàng tiêu dùng. Do đó, cạnh tranh khá gay gắt.

Điều quan trọng nhất đối với Việt Nam là thực hiện cắt giảm thuế quan; giảm, tiến tới xoá bỏ hàng rào phi thuế quan bất hợp lý để tạo ra thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xuất sang các nước ASEAN được hưởng thuế suất ưu đãi phổ cập. Mặt khác, cần sửa đổi, bổ sung chính sách để các doanh nghiệp nước ta nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, thiết bị tiên tiến từ các nước ASEAN mộtt cách ưu đãi nhất, nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh trong buôn bán các hàng hoá tương tự với các nước thành viên.

Trong thời gian tới cần lựa chọn phát triển ngành hàng các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sanh, đâu tư mạnh hơn vào công nghiệp chế biến hoàn hảo, hướng vào xuất khẩu thích hợp với thị trường ASEAN và thị trường thế giới.

Đối với nông nghiệp: Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN chủ yếu là hàng thứ cấp, xuất khẩu nguyên liệu thô, bán thành phẩm nên chính sách thương mại trong trung hạn và dài hạn cần được hoạch định theo hướng:

Thứ nhất, chuyển nhanh, mạnh hơn, tiến tới chuyển hoàn toàn sang xuất khẩu hàng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô.

Thứ hai, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu hàng hoá, sử dụng nguyên liệu và lao động đơn giản sang sản xuất và không hàng hoá có hàm lượng tri thức và hàm lượng công nghệ cao.

Thứ ba, chuyển từ xuất khẩu sản phẩm lắp ráp sang công nghiệp chế tạo.

Việc chuyển dịch sản xuất và xuất khẩu theo hướng trên vừa là tiền đề cho việc nâng cao tiềm năng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu trên thị trường ASEAN và chính tại thị trường trong nước, vừa là điều kiện để nước


ta thực hiện cam kết mở cửa thị trường nông sản như đã cam kết với các nước ASEAN.

Đối với công nghiệp: Trong thời gian qua, công nghiệp nước ta có sự phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta còn ở trình độ thấp, khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp còn yếu. Công nghiệp chế biến còn kém phát triển. Mức độ bảo hộ một số ngành còn cao.

Trong điều kiện hiện nay, chính sách thương mại cần hướng tới.

Chuyển dịch và đổi mới cơ cấu công nghiệp cả về ngành hàng, mặt hàng, quy môt sản xuất, ưu tiên đầu tư tập trung cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá có hàm lượng tri thức công nghệ cao.

Đối với các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên lao động (như chế biến nông sản, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất xe đạp, thủ công mỹ nghệ …) tạm thời cần được bảo hộ hợp lý để mở rộng thị trường ,có tính đến hạ thấp dần thuế quan và hàng rào phi thuế quan theo lịch trình thực hiện CEPT/AFTA.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp thông qua đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tăng cường quảng cáo tiếp thị.

1.1.3.2. Công cụ chính sách thuế quan:

Để nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, một mặt cần ưu đãi thuế, thậm chí miễn thuế đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm mà doanh nghiệp nhập về để sản xuất hoặc phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu; mặt khác, nâng thời gian miễn thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) cho các cơ sở mới thành lập ở các vùng không thuộc đối tượng chính sách để họ có thêm vốn tái đầu tư vào đổi mới công nghệ.

Với tính chất là công cụ của chính sách thương mại, thuế quan ngày càng giảm vai trò trong quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước ASEAN. Vì theo thoả thuận và cam kết giữa các nước tham gia AFTA/ ASEAN, thuế suất ngày càng


giảm và tiến tới bằng 0. Cho nên các ưu đãi về thuế quan sẽ giảm dần xuống, thậm chí không còn nữa. Vì vậy:

Thứ nhất, tiếp tục cắt giảm thuế quan theo đúng lịch trình đã cam kết.

Thứ hai, không nên dùng biện pháp dánh thuế cao để bảo hộ một số hàng hoá vì điều đó sẽ làm cho sản xuất trong nước kém hiệu quả mà còn có thể bị đánh thuế "trả đũa" từ các nước thành viên.

Thứ ba, giảm bớt số lượng mặt hàng trong danh mục loại trừ hoàn toàn chuyển sang danh mục loại trừ tạm thời hoặc danh mục cắt giảm.

Thứ tư, cần tiếp tục hoàn thiện biểu quyết thuế quan của Việt Nam phù hợp với biểu quyết thuế quan chng của các nước ASEAN, với hệ thống HS của Tổ chức hải quan thế giới; áp dụng đúng mã số thuế và thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng; trong biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt không nên áp dụng quá nhiều mức thuế suất, vì việc này thể hiện chính sách bảo hộ khác nhau đối với từng mặt hàng. Ngoài ra, có thể sử dụng các hình thức thuế quan khác được quốc tế chấp nhận mà ở nước ta chưa áp dụng như thuế thời vụ…

Thứ năm, giảm bớt chính sách miễn, giảm ưu tiên về thuế quan đối với các đối tượng nộp thuế khác nhau nhằm thực hiện công bằng trong thương mại.

1.1.3.3. Áp dụng hợp lý các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan:

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực, thực hiện cam kết AFTA/ ASEAN, Việt Nam cần phải tiếp tục áp dụng biện pháp phi thuế quan theo hướng hỗ trợ cho việc thúc đẩy sản xuất trong nước những mặt hàng xuất khẩu. Các biện pháp phi thuế quan được áp dụng để bảo hộ cao nhất cho các mặt hàng xuất khẩu sẽ là các biện pháp kĩ thuật phức tạp tinh vi, những biện pháp về chất lượng sản phẩm… và được áp dụng một cách tinh vi và có hiệu quả hơn để có thể bảo hộ thành công những lĩnh vực sản xuất có chọn lọc nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, các biện pháp phi thuế quan của ta còn đơn giản, chủ yếu là các biện pháp về giấy phép, hạn ngạch, thiếu những biện pháp kĩ thuật, chất lượng với

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí