Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng Hoá Của Việt Nam Sang Thị Trường Asean Từ Năm 1996 Đến Nay:


2. Mặt hàng thuỷ sản

Thuỷ sản trong nhiều năm liền đều đứng ở vị trí cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện đứng thứ 19 trên thế giới và đứng thứ 4 tại khu vực về xuất khẩu thuỷ sản [21]

Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng-thị trường

Mặt hàng thuỷ sản

Đơn vị: 1.000 USD


2000

2001

2002

2003

2004

2005

Singapore

24.130

23.425

35.618

30.172

78.258

41.478

Thailan

33.780

26.917

27.978

33.981

26.416

39.091

Indonesia

2.436

834

2.051

1.492

1.348

1.622

Malaysia

10.916

11.263

10.972

11.25

39.731

30.908

Myanmar

60

59

0.078

0.003

0.042

0.054

Lào

28

27

10

0.358

0.02

0.042

Cambodia

4.991

5.751

4.829

3.735

16.38

8.016

Brunei

32

34

0.093

0.162

0.167

0.178

Philippin

136

134

0.925

0.967

1.19

1.208


Tổng:


332.253


1156.355


82.546


51.955


163.552


122.322

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN từ nay đến 2010 - 6

Nguồn: [17]


Năm 2004, trong số 10 thị trường xuất khẩu thuỷ hải sản có mức tăng trên 10 triệu USD thì trong khu vực Đông Nam á có 1 nước là Thái lan: 39 triệu USD (tăng 13 triệu USD so với năm 2004). Thuỷ sản Việt Nam xuất sang thị trường ASEAN trong cả năm 2005 đạt 122,322 triệu USD (Bảng 19), chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu: Trong tất cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu từ trước đến nay, tôm đông lạnh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trước những năm 1990 kim ngạch xuất khẩu tôm luôn chiếm 70% giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm. Từ năm 2000 trở lại đây, tôm chỉ còn chiếm tỷ lệ tương đối trên 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang ASEAN. Năm 2005 giá trị xuất khẩu tôm chiếm 52%, tăng 17,3% về giá trị, tăng 11,8% về khối lượng; Giá trị xuất khẩu


từ cá chiếm 22,8%, tăng 16,2% về giá trị, tăng 35,5% về khối lượng so với cùng kỳ. Riêng cá tra, cá ba sa chiếm 12,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và bằng 53,3% nhóm sản phẩm cá. Sản lượng cá tra, ba sa tăng 55%, giá trị tăng 53,75% so cùng kỳ; Mặt hàng mực và bạch tuộc sản lượng khai thác đạt thấp, giá trị xuất khẩu chiếm 6,7%, tăng 40,2% về giá trị, tăng 32,1% về khối lượng so với cùng kỳ; Sản phẩm thủy sản khô chiếm 4,2%, tăng 32,2% về giá trị, tăng 52,4% vê khối lượng so với cùng kỳ; Các sản phẩm thủy sản khác giảm cả về lượng (-34,2%) và giảm cả về giá trị (-35,4%) [22,26,27].

Những hạn chế, khó khăn trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường ASEAN:

- Nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu còn nhiều bất cập. Việc nuôi trồng thủy sản đang phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, không có sự đồng bộ trong phát triển nuôi trồng thư: thủy lợi, giống, thức ăn, phòng và chữa bệnh nên nhiều dịch bệnh xảy ra: Vấn đề kiểm tra tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh của nguyên liệu nhập khẩu cũng như kiểm soát việc đưa ra các tạp chất vào nguyên liệu của một số vùng trong nước chưa chặt chẽ dẫn tới dư lượng kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu còn cao, đặc biệt là mặt hàng tôm, làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trên thị trường.

- Chủng loại thủy sản xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa phong phú, chủ yếu là tôm, mực đông lạnh, cá tra, cá ba sa dưới dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu thấp. Do đó tính cạnh tranh sản phẩm thủy sản xuất khẩu của ta không cao.

- Trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất, chế biến và bảo quản tuy có được cải tiến thưng vẫn ở mức thấp so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Cán bộ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực, kiến thức và kinh nghiệm. Chính điều đó làm cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị giảm sút.


- Chưa có kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thủy sản Việt Nam ở nước ngoài. Mới chỉ thực hiện được kênh thông tin cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, còn kênh thông tin rất quan trọng là thông tin cho tiêu dùng thì chưa biết làm và chưa có cơ chế để huy động nguồn lực thực hiện.

Tuy chiếm tỷ trọng còn thấp song thị trường ASEAN là một thị trường đầy tiềm năng cho thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trường không quá khó tính, đòi hỏi nhiều về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật Bản nhưng mức tiêu thụ khá cao. Hơn nữa, các nước ASEAN đều đưa mặt hàng thuỷ sản vào chương trình CEPT nên theo lịch trình này thì hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng mức thuế ưu đãi 5% từ năm 2003 khi xuất khẩu sang thị trường các nước ASEAN.

3. Mặt hàng cà phê:

Cà phê là mặt hàng nông sản đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam hiện đứng thứ hai trên thế giới (sau Braxin) và đứng đầu ASEAN về xuất khẩu cà phê, là thành viên có vị thế trong hiệp hội cà phê thế giới (ICO). Thị trường ASEAN chiếm 36% kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong đó riêng Singapore chiếm 25% tổng kim ngạch. Năm 2003 xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 10,378 triệu USD.

Bảng 21:Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng - thị trường

Mặt hàng cà phê

Đơn vị: 1.000 USD


2001

2002

2003

2004

2005

Singapore

14.399

7.577

10.143

8.665

7.470

Thái lan

115

53

66

75

76

Indonesia

1.803

1.321

424

258

348

Malaysia

2.271

3.198

5.84

5.852

5.688

Myanmar

134

132

134

136

148

Lào

51

1

3

45

52

Cambodia

34

28

13

21

24

Brunei

-

-

-

-

-

Philippin

4.117

9.67

15.233

10.019

17.860



Nguồn [1]


Tuy Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng cả cà phê Arabica và Robusta nhưng hiện tại, cà phê Robusta vẫn chiếm tỉ lệ chủ yếu trong trồng trọt và xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Thêm vào đó, cà phê xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là cà phê xanh nguyên liệu nên giá cả thường bấp bênh, phụ thuộc giá thị trường cà phê thế giới. Người tiêu dùng ở các nước ASEAN hầu như cũng chưa biết tới tên tuổi, thương hiệu cà phê Việt Nam. Trong thời gian tới, khi thực hiện AFTA, với mức thuế quan ưu đãi và thủ tục hải quan đơn giản, Việt Nam cần tăng cường năng lực cạnh tranh của mặt hàng này để tận dụng cơ hội tăng cường xuất khẩu sang thị trường này.

4. Mặt hàng gạo

Gạo là nông sản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 6,7% [35]. Nếu không kể Singapore là nơi trung chuyển gạo của Việt Nam đi các nước trên thế giới (chiếm 45% lượng gạo xuất khẩu sang ASEAN) thì ASEAN chiếm trên 16% xuất khẩu gạo của Việt Nam. Philippin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 722 nghìn tấn, trị giá 172 triệu USD; tiếp đến là Malaysia với 479 nghìn tấn trị giá 103 triệu USD, Singapore với 114 nghìn tấn đạt 24 triệu USD. Chỉ tính riêng 3 nước này đã chiếm tỷ trọng 32,18% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2005 [31,33]

Trong thời gian tới, Việt Nam có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường ASEAN do Việt Nam là nước nông nghiệp, trên 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giá nhân công rẻ, điều kiện tự nhiên ưu đãi cho sản xuất 2 -3 vụ/năm. Sản xuất gạo vẫn là thế mạnh của Việt Nam trong vòng 15-20 năm tới.

Điều đáng nói, ngoài việc có mặt ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, gạo Việt Nam đang trở thành đối thủ đáng gờm của nhiều quốc gia xuất khẩu gạo khác, đặc biệt là Thái-lan. Năm 2005, Việt Nam đã thu hút được nhiều khách hàng truyền


thống của Thái-lan. Điều đó trở thành mối quan ngại của các nhà xuất khẩu gạo nước này. Thái-lan đang theo dõi rất kỹ về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam. Các DN Thái-lan nhận định, nếu không xảy ra mưa bất thường, dự kiến sản xuất gạo Việt Nam sẽ đạt 38 - 39 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng 15,2% - 18,2 % so với năm 2005 và có thể đe dọa tới xuất khẩu gạo của Thái-lan [32].

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất là Philippin, chiếm 39,5%; Malaysia chiếm 8,88%. Do thị trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nên tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều có lãi. Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu gạo sang 21 thị trường chính; trong đó, Philipin là nước nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 1.278.590 tấn, trị giá 361.515.865 USD (chiếm 38,48% về lượng và 40% về kim ngạch của cả nước) [26]. Tiếp sau là các thị trường Malaysia, Nhật, Indonesia, …

Bảng22 :Thị trường xuất khẩu gạo 7 tháng đầu năm


STT

Thị trường

Tháng 7

7 tháng

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

1

Indonesia

4.165

1.340.125

94.518

27.150.446

2

CHDCND Lào

247

60.705

1.159

276.930

3

Malaysia

60.904

17.130.521

335.280

92.842.031

4

Philippines

187.150

53.257.440

1.278.590

361.515.865

5

Singapore

12.350

3.372.689

77.756

19.668.419

6

Thái Lan



946

248.035

Tổng cộng

3.323.079

905.164.465

1.788.249

501.701.726

(Nguồn[17])


Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam xuất khẩu được một số lượng gạo lớn sang thị trường các nước thuộc ASEAN, vốn là thị trường gạo truyền thống của Thái Lan.


Nhiều nước đông dân trong khối ASEAN có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn và ổn định như Indonesia, Philippin, Malaysia. Về lâu dài theo chương trình CEPT, các nước này sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng gạo nhập từ ASEAN nên


gạo Vịêt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh thuận lợi hơn so với gạo của ấn Độ, Mỹ về giá cả trên thị trường này.

III. KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN TỪ NĂM 1996 ĐẾN NAY:

Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á từ năm 1995, đến nay Việt Nam đã trải qua 10 năm tham gia vào hiệp hội và 9 năm thực hiện Hiệp định CEPT

– AFTA. Xét về mặt kinh tế, thương mại, mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế, việc triển khai từng bước chương trình hợp tác Mekông, nhất là thực hiện sang kiến quan trọng của Việt Nam về phát triển kinh tế các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông – Tây (WEC) đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển của ta.

1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN:

Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong hơn 10 năm qua đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường ASEAN giai đoạn 2000-2005 trung bình đạt 9,6%/năm [19].

ASEAN hiện là một đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, thường xuyên chiếm khoảng 25% kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam với thế giới trong giai đoạn 1996 – 2000 [18]. Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng của ASEAN trong tổng kim ngạch giao dịch của Việt Nam với thế giới đã giảm xuống chỉ còn trên dưới 20% trong 2 năm 2002 đến 2004, tỷ trọng này thường xuyên không đổi ở mức 19,8%, trong đó xuất khẩu chiếm 14,6% [18,22].

Sau 10 năm gia nhập ASEAN, giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các thành viên khác trong hiệp hội đã tăng lên đáng kể. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 3 lần, từ hơn 1 tỷ vào năm 1995 lên hơn 3 tỷ vào năm 2005. Tuy vậy, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại giảm từ 25,3% năm 1998 xuống còn 18% năm 2005 và đang có xu hướng tiếp tục giảm [18,22].


Bảng 23: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường ASEAN giai đoạn 1995-2005:

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng số

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)



Kim ngạch (tỷ USD)


Tỷ trọng (%)


Kim ngạch (tỷ USD)


Tỷ trọng (%)


Kim ngạch (tỷ USD)

Tỷ trọng (%)

1995

1,112

20,4

2,378

29,1

3,490

23,9

1996

1,364

18,8

2,788

24

4,152

33,4

1997

1,911

20,8

3,166

27,3

5,077

25,5

1998

2,372

25,3

3,749

32,6

6,122

29,7

1999

2,463

21,3

3,288

28

5,751

24,9

2000

2,612

18

4,519

29

7,131

23,7

2001

2,551

17

4,226

26,1

6,777

21,8

2002

2,426

14,5

4,770

24,2

7,196

19,7

2003

2,958

14,7

5,957

24

8,915

19,8

2004

3,874

14,6

7,766

24,7

11,640

19,8

2005

3,923

18,0

6,565

22,6

12,32

19,7

(Nguồn: Bộ Thương Mại) (3): tỷ trọng xuất khẩu sang các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với thế giới.

(5): tỷ trọng nhập khẩu từ các nước ASEAN trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với thế giới

(7): tỷ trọng kim ngạch thương mại với các nước ASEAN trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới

Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong những năm vừa qua đã phát triển với một tốc độ tăng trưởng cao mặc dù mức tăng trưởng trong thời kỳ này còn đột biến và thất thường.

Riêng về xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN tăng đều đặn qua các năm, từ 1,112 tỷ USD năm 1995 lên 2,372 tỷ USD năm 1998, tốc độ tăng trưởng trên 50% và chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị


trường ASEAN luôn trên mức 2 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 15,8%. Năm 2005, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các thị trường ASEAN phát triển khá mạnh, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt gần 4,8425 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2004.

Đến năm 2000 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN đã có chuyển biến rõ rệt bằng việc ta xuất sang thị trường Lào đạt giá trị 46,1 triệu USD và gia tăng lên 55 triệu USD vào năm 2001. Điều này chứng tỏ sự mở rộng thị trường của Việt Nam vào ASEAN đã có những bước chuyển biến đáng mừng.

Tuy nhiên, do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN năm 2000 giảm sút so với năm 1999 vì lúc này giá hàng hóa xuất khẩu của các nước như Thái Lan, Singapore, Philippine lại trở nên có sức cạnh tranh hơn giá hàng hoá Việt Nam và điều này cũng làm cho các đối tác nước ngoài khác gây sức ép giảm gía đối với hang xuất khẩu của Việt Nam. Đến năm 2004 tình hình xuất khẩu của Việt Nam có tính khả quan hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gia tăng lên đạt 3,874 triệu USD, tăng hơn năm 2003 là 28%, thậm chí gía trị xuất khẩu còn cao hơn cả năm 1999. Điều đó chứng tỏ sự phục hồi kinh tế khu vực và khả năng thích ứng, đang từng bước hội nhập vào đời sống chung của toàn khu vực.

Trong 6 tháng đầu năm 2005, xuất khẩu sang các nước Đông Nam á đạt kim ngạch 2,35 tỷ USD, tăng trên 40% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang một số nước thành viên ASEAN tăng mạnh như Philippin tăng 101%, Thái Lan 73,7%, Campuchia 60%, Malaysia 53%, Singapore 25,5% và Lào 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Indonesia giảm tới 17% so với cùng kỳ, chủ yếu là do giảm mặt hàng gạo.

Với tình hình thuận lợi như hiện nay, dự báo trong năm 2005, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này sẽ tiếp tục tăng mạnh ở mức kỷ lục 4,8 tỷ USD, tăng 24,5 % so với năm 2004.

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam với thị trường ASEAN:

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí