Tình Hình Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam Vào Thị Trường Hoa Kỳ



Các luật thương mại của Hoa Kỳ hiện ngày càng được áp dụng phổ biến như một công cụ hạn chế nhập khẩu. Nói cách khác, các luật này thực chất là rào cản pháp lý và thường được áp dụng khi hàng hoá Hoa Kỳ hay một ngành công nghiệp Hoa Kỳ không thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài ngay trên thị trường Hoa Kỳ.

c) Biện pháp hạn chế định lượng


Nhóm biện pháp này bao gồm ba biện pháp là hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với hàng dệt may thì Hoa Kỳ không có quy định cấm nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu: Hoa Kỳ không có giới hạn về hạn ngạch trừ phi trong một hiệp định hàng dệt may có quy định về hạn ngạch. Tuy nhiên, luật thương mại Hoa Kỳ cho phép chính phủ Hoa Kỳ đơn phương áp đặt các hạn ngạch mang tính hành chính đối với các loại hàng dệt may. Cụ thể, theo hạn ngạch hàng dệt may, hải quan Hoa Kỳ kiểm soát việc nhập khẩu bông len, sợi dệt, tơ lẫn loại và các loại hàng làm từ các sợi lấy từ cây hoặc được sản xuất từ một số nước. Việc kiểm soát hạn ngạch dệt may dựa trên những văn bản hướng dẫn của Chủ tịch ủy ban hải quan trong quá trình thực hiện các Hiệp định hàng dệt. Kể từ ngày 11/01/2007, khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã được bãi bỏ, phù hợp với quy định trong thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập WTO cũng như quy định tại điều 20(B) của Hiệp định dệt may.

Giấy phép nhập khẩu:


- VISA dệt may, visa dệt may là một ký hiệu dưới dạng tem/dấu do một chính phủ nước ngoài đóng trên hóa đơn hoặc trên giấy phép xuất khẩu. Visa được dùng để kiểm soát hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dệt may vào Hoa Kỳ và ngăn cấm nhập khẩu hàng hóa trái phép vào Hoa Kỳ. Visa có thể dùng cho mặt hàng cần hạn ngạch hoặc không cần hạn ngạch. Ngược lại, mặt hàng cần hạn ngạch có thể cần hoặc không cần visa, tùy theo nước xuất xứ.



- ELVIS (Electronic transmission visa information) là visa điện tử đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Tùy theo thỏa thuận với từng nước, hầu hết hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có visa dệt may, trừ các hạng mục 300 – 369, nhằm chống chuyển tải bất hợp pháp và giao hàng sai với hạn ngạch.

2.3.1.2 Rào cản kỹ thuật

Tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban an toàn tiêu dùng (CPSC – Consumer product safety commission) theo đạo luật về vải dễ cháy. Luật này có quy định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt may và yêu cầu tất cả các sản phẩm may mặc hoặc các sản phẩm được làm bằng vải sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm được nhập vào Hoa Kỳ rồi sau đó được gia công lại để giảm tính chất dễ cháy cho đáp ứng được tiêu chuẩn. Trong trường hợp này, trên hóa đơn hay các giấy tờ liên quan đến lô hàng phải được ghi rõ lưu ý.

Quy định về nhãn mác theo luật về phân biệt các sản phẩm sợi dệt (Textile Fiber Products Identification Act) và các quy tắc về nhãn hiệu (Care Labeling Rule).

Luật hải quan Hoa Kỳ quy định mặt hàng do nước ngoài sản xuất phải được ghi ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xoá, theo đúng nội dung của hàng hoá. Các quy định cụ thể về việc ghi nhãn mác hàng nhập khẩu như sau: nhãn hàng phải ghi rõ ràng trên bao bì hàng hoá tên người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ. Hàng tới tay người tiêu dùng cuối cùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì tiêu dùng của sản phẩm cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong. Qua nhãn hiệu hàng hoá, người tiêu dùng Hoa Kỳ phải biết được nước xuất xứ của hàng hoá.

Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Hoa Kỳ hay một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục Hải quan Hoa Kỳ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công.



Theo luật bản quyền của Hoa Kỳ (Copyright Revision Act), hàng hoá nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục Hải quan Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi thì cần nộp đơn khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành. Một vấn đề cần lưu ý là các quy định về ghi nhãn mác hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ rất dễ chuyển thành rào cản phi thuế quan hay phương tiện để Hoa Kỳ thực hiện chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp của mình.

Như vậy, những quy định rất chặt chẽ liên quan đến việc sử dụng thương hiệu và dán nhãn hàng hoá có nguy cơ trở thành các rào cản hạn chế hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Theo luật pháp Hoa Kỳ, việc vi phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá có thể dẫn đến những chế tài và các khoản tiền phạt rất lớn. Hàng hoá bị coi là hàng giả sẽ bị thu giữ và tiêu huỷ tại biên giới, tiền phạt dân sự phải trả là gấp đôi giá trị hàng hoá. Việc không thực hiện đầy đủ các quy định này có thể sẽ trở thành rào cản thương mại đối với việc nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.

Quy định về nhãn mác hàng hóa: những thông tin bắt buộc phải có trên nhãn mác4:

- Tên của quốc gia nơi mà sản phẩm được gia công hoặc sản xuất: Trên sản phẩm nhập khẩu, tên nước xuất xứ phải ghi ở một nơi dễ nhận biết, dễ tiếp cận và dễ đọc, hàng cuối cùng viết tên nước xuất xứ, bằng tiếng Anh.

- Để thực hiện Luật xác định sản phẩm sợi dệt, ngoài các thông tin quy định, các thông tin sau phải được ghi trên một hóa đơn thương mại của chuyến hàng sợi dệt có giá trị trên 500USD và hàng đó phải theo các quy định về nhãn hàng hóa của Luật xác định sản phẩm sợi dệt: Chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi, xác định theo tên chủng loại cho mỗi loại sợi thiên nhiên hoặc sợi sản xuất nhân tạo theo thứ tự tỉ lệ trọng lượng từ thấp tới cao nếu loại sợi đó có trọng lượng từ 5% hoặc hơn trong tổng trọng lượng sản phẩm đó; Tỉ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm đó; Tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay nhiều người theo quy định của phần 3 Luật xác

4Những yêu cầu về nhãn hàng dệt may của 4 thị trường nhập khẩu chính, Tạp chí Thương mại 6/2007.



định sản phẩm sợi dệt, được cấp và đăng kí tại ủy ban thương mại liên bang; Tên của quốc gia gia công hay sản xuất. Sản phẩm len có quy định riêng về nhãn hàng hóa theo Luật nhãn sản phẩm len. Sản phẩm len theo Luật này phải bao gồm: + Tỉ lệ trọng lượng của tổng các sợi có trong sản phẩm len (không kể trọng lượng của các vật trang trí) không vượt quá 5% tổng trọng lượng của sợi len, len tái chế; + Tỉ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không phải sợi; + Tên nhà nhập khẩu : khi nhập khẩu sản phẩm len có giá trị trên 500USD và thuộc quy định của Luật nhãn sản phẩm len thì bắt buộc phải ghi tên nhà sản xuất.

- Tất cả các hóa đơn nhập hàng dệt sợi phải có thông tin về: + Trọng lượng sợi;

+ Sợi đơn hay sợi tao; + Sợi có dùng cho bán lẻ hay không; + Sợi có dùng làm chỉ may hay không; Nếu trọng lượng chủ yếu là tơ thì hóa đơn phải ghi rõ tơ đó được se lại hay là tơ sợi nhỏ. Có một số loại sản phẩm như hàng bông đay, sợi tơ nhân tạo và sản phẩm sợi dệt cần phải đáp ứng những quy định thêm về nhãn hàng hóa. Nhà nhập khẩu cần tìm hiểu các quy định cụ thể cho từng loại hàng.

Quy định nước xuất xứ


- Những nguyên tắc chung:

+ Nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng hóa (trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được quy định)

+ Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa), nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này.

+ Đối với vải, nước sản xuất là nước dệt ra vải.

+ Các sản phẩm dệt may khác, nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm.

- Những nguyên tắc đặc biệt

Nếu không xác định được xuất xứ của một sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên và do sản phẩm được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là :

+ Nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất hay quá trình sản xuất quan trọng nhất diễn ra.



+ Nếu không xác định được quy trình nào là quan trọng nhất thì nước xuất xứ là nước mà cùng tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.

- Tờ khai xuất xứ hàng hóa dùng cho ủy ban Hoa Kỳ phụ trách thực hiện Hiệp định hàng dệt may (US committee for implementation of textile agreement – CITA)

Tờ khai xuất xứ hàng hóa phải được đính kèm với bất kì lô hàng nhập khẩu nào. Sự hạn chế về hạn ngạch áp dụng riêng cho từng quốc gia và dựa trên nguồn gốc xuất xứ của hàng dệt may. Quốc gia cuối cùng nơi mà lô hàng dệt may được xuất khẩu qua Hoa Kỳ không nhất thiết được coi là quốc gia xuất xứ của hàng đó. Tờ khai xuất xứ hàng hóa được nộp cho hải quan ngay khi hàng vào cửa khẩu. Ngày xuất khẩu ghi trên tờ khai là ngày mà hãng vận chuyển rời cảng cuối cùng của quốc gia xuất xứ theo xác định của hải quan. Việc quá cảng hàng hóa trong suốt hành trình không ảnh hưởng đến ngày xuất khẩu. Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ hàng dựa trên các thông tin ghi trên mỗi tờ khai trừ khi những thông tin ấy không đầy đủ. Nếu thông tin không đầy đủ, hải quan sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong.

Khai báo mã số của nhà sản xuất


Kể từ ngày 05/10/2005, cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ quy định các nhà nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ phải khai báo mã số của nhà sản xuất. Đối tượng áp dụng là tất cả hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các nước bao gồm cả hàng may mặc bị áp dụng điều khoản tự vệ đặc biệt và các nước chưa là thành viên của WTO

2.3.2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa kỳ


Trước khi quan hệ Việt nam - Hoa Kỳ bình thường hoá, hàng dệt may Việt nam chỉ chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Thị trường Hoa Kỳ gần như đóng cửa cho đến khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận năm 1994. Năm 2000, Việt Nam ký với Hoa Kỳ hiệp định thương mại song phương, gọi tắt là USBTA, cho phép Việt Nam thâm nhập thị trường với nhiều điều kiện thuận lợi hơn, giảm thuế



suất trung bình từ 35% xuống 5%. Trong đó, ngành may mặc đặc biệt có lợi thế với thuế suất giảm từ 60% xuống 5%. Nhờ hiệp định này và qui chế quan hệ thương mại bình thường (Normal Trading Relations - NTR) Việt Nam được hưởng thuế suất MFN. Kết quả là xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ tăng đột biến gấp 20 lần trong chỉ một năm 2002. Tăng trưởng của thị trường Hoa Kỳ là động lực chính thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của tòan bộ hàng dệt may Việt Nam [35].

2.3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu

Năm 1998, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ là 1,82% với kim ngạch xuất khẩu đạt 26,40 triệu USD. Năm 2000, Hiệp định thương mại Việt nam– Hoa Kỳ được ký kết, tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ bắt đầu có sự tiến triển với kim ngạch xuất khẩu đạt 49,87 triệu USD. Năm 2002, khi Hiệp định này bắt đầu thực sự phát huy tác động, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ tăng đột biến đạt 900 triệu USD, vươn lên đứng đầu, vượt kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU (570 triệu USD) và thị trường Nhật (500 triệu USD). Dệt may trở thành mặt hàng thứ hai sau dầu thô về kim ngạch xuất khẩu.

Hàng dệt may vào Hoa Kỳ tiếp tục tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm 2003, 2004. Năm 2005, hệ thống hạn ngạch đối với các nước thành viên WTO bị dỡ bỏ, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, tốc độ xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ có bị giảm trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1 tỷ 74 triệu USD, giảm 10,03% so với cùng kì năm trước. Tuy vậy, những tháng cuối năm, tình hình đã được cải thiện. Năm 2005, Hoa Kỳ nhập của Việt Nam xấp xỉ 3 tỷ USD hàng dệt may, tăng khoảng 6% so với năm 2004. Năm 2006, kim ngạch này đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Năm 2006, Việt Nam đứng thứ 6 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mêhicô, Pakistăng, Indonesia về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ với thị phần chiếm khoảng hơn3%. Trong 9 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt

may sang Hoa Kỳ đạt 2,5 tỷ USD5, dự kiến cả năm 2007 có thể đạt 4,3 tỷ USD. Hiện



5 http://www.vinanet.com.vn/EconomicDetail.aspx?NewsID=128109: Xuất khẩu hàng dệt may năm 2007 sẽ đạt từ 7,3- 7,5 tỷ USD



nay, hàng dệt may vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu Việt nam vào Hoa Kỳ.





KIM NGẠCH XUẤT KHẨU


Giá trị (Triệu USD)




4500



4400

4000




3500


3500


3000


3000

2820


2500


2416


2000




1500




1000

900



500




41








2001

2002

2003 2004 2005 2006

2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - 12


Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2001 – 2007 (triệu USD)

Nguồn: Báo cáo của Hiệp Hội Dệt may 2007


Với việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may vào đầu năm 2007, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới với nhiều tiềm năng tăng trưởng vượt bậc. Tuy nhiên, do Hoa Kỳ đang áp dụng cơ chế giám sát nhập khẩu hàng dệt may Viêt Nam và tuyên bố sẽ tự điều tra bán phá giá nếu thấy có dấu hiệu bán phá giá; cho nên, nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá rất cao nếu Việt nam không có những biện pháp hữu hiệu để tránh tăng trưởng nóng về số lượng và sụt giảm mạnh về giá.




2.3.2.2 Phương thức xuất khẩu Gia công xuất khẩu uỷ thác (CMT)

Phương thức xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hình thức gia công, chiếm khoảng 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam do nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước không đủ để cung ứng cho may xuất khẩu, hơn nữa do chất lượng nguồn nguyên phụ liệu này cũng thấp nên không được khách hàng chấp nhận. Việc bị động về nguyên phụ liệu dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam bị động trong tổ chức sản xuất và làm giảm hiệu quả sản xuất, dẫn đến giá trị gia tăng tạo ra thấp và bị thất thoát nguồn nhân lực.

Hình thức gia công xuất khẩu uỷ thác (CMT – Cutting, Making, Trimming) cũng được áp dụng khá rộng rãi tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ thực hiện ba công đoạn cắt, may và hoàn thiện với toàn bộ nguyên phụ liệu do phía đối tác nước ngoài cung cấp. Cụ thể, khách hàng nước ngoài sẽ cung cấp các nguyên liệu như vải chính, vải lót, các phụ liệu như khoá kéo, khuy, vải make,… Khách hàng còn cung cấp cả các thiết bị loại tốt để đo đạc những kích thước nhỏ nhất, cần thiết khi làm mẫu cứng và cắt trên vải. Không chỉ vậy, họ chỉ dẫn cụ thể về kỹ thuật cắt may theo mẫu thiết kế, những chi tiết thêu in từ nhỏ nhất đến cầu kỳ nhất. Sản phẩm may hoàn thiện sẽ được khách hàng nước ngoài mua lại và đơn vị gia công được thanh toán phí gia công (phí CMT). Gia công CMT là hình thức sản xuất lưu thông theo chế độ “bao tiêu”.

Xuất khẩu trực tiếp (xuất khẩu FOB)


Trái với hình thức gia công CMT, khi xuất khẩu FOB doanh nghiệp Việt Nam tự túc nguyên phụ liệu rồi bán sản phẩm cho khách hàng nước ngoài. Có 3 cấp sản xuất – xuất khẩu trực tiếp:

- Cấp cao nhất: doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong tất cả các công đoạn, từ thiết kế mẫu, thu xếp nguồn nguyên phụ liệu, tiến hành sản xuất đến xây dựng thương hiệu và có được thị trường. Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần phải rất vững vàng và ổn định trong kinh nghiệm sản xuất cũng như có tiềm lực kinh tế lớn, bởi mặc dù

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 06/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí