Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa Chính Của Lào Giai Đoạn 2005-2010


dạng. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là sự chuyển đổi về thị trường xuất khẩu hàng hóa Lào từ khu vực thị trường truyền thống sang thị trường các nước Châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ở Lào trong thời kỳ đầu của giai đoạn (2005-2010). Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2005 đến nay đã có sự thay đổi theo hướng dịch chuyển thị trường, giảm tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng thô sang thị trường các nước ASEAN và tăng tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu như Thụy sỹ, Anh, Đức, Pháp, Hà Lan và các thị trường khác như Châu Đại Dương, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi.

Sau khi gia nhập ASEAN, thị trường xuất khẩu của Lào đã đa dạng hơn và hàng hoá của Lào đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn tại các thị trường thuộc các nước thành viên ASEAN và một số nước khác. Những thị trường truyền thống tiếp tục tăng mạnh. Điều này có thể lý giải bới nguyên nhân do Lào đã trở thành thành viên của ASEAN, một số rào cản về hạn ngạch bị dỡ bỏ, rào cản về thuế suất nhập khẩu vào các nước được cắt giảm và một số các nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, do nhận thức tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đem lại cho doanh nghiệp, cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xuất khẩu Lào đã tận dụng tốt cơ hội hội nhập kinh tế quốc tế khu vực này để tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực ASEAN.

Mặc dù, trong giai đoạn từ 2006 tới nay, bối cảnh kinh tế ảm đạm bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới, nhưng nhìn chung các thị trường xuất khẩu truyền thống của Lào vẫn được duy trì, mặc dù có sự giảm sút nhẹ trong giá trì xuất khẩu tới các thị trường này.


Bảng 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của Lào giai đoạn 2005-2010

Đơn vị: USD


Tên Quốc gia

Giai đoạn năm 2005-2010

Kim ngạch

Tỷ trọng %

Tăng bình quân%

Châu Á

3.122.301.145

68,73


Thái Lan

1.803.592.829

39,70

52,28

Việt Nam

546.842.051

12,04

46,68

Malaysia

214.767.690

4,73

12,85

Trung Quốc

190.090.969

4,18

98,78

Hàn Quốc

172.561.001

3,80

883,18

Đài Loan

159.711.471

3,52

169,73

Nhật Bản

34.735.134

0,76

70,67

Châu Âu

853.074.964

18,78


Thụy Sỹ

302.088.374

6,65

561,11

Anh

194.543.990

4,28

879,66

Đức

167.641.468

3,69

25,08

Pháp

114.693.505

2,52

-13,04

Hà lan

74.107.717

1,63

14,14

Châu Mỹ

78.804.915

1,73


Mỹ

56.922.352

1,25

143,06

Canada

21.882.653

1,48

0,76

Châu Đại Dương

488.723.361

10,76


Úc

488.723.361

10,76

7,37

Tổng

4.379.813.596



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 17

Nguồn: Bộ Công thương: Thống kê thương mại xuất - nhập khẩu

năm 2005 - 2010, Viêng Chăn


Tại thị trường Châu Á (gồm cả các nước ASEAN), tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Lào tới khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng lớn (74,43% năm 2006; 72,27% năm 2007; 59,71% năm 2008 và 70,02% năm 2010). Do những tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới, nên thị trường xuất khẩu của Lào tại khu vực Châu Á đang có xu hướng chững lại và giảm dần, trong đó có thị trường ASEAN, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản.

Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu tới thị trường Châu Âu năm 2006 chiếm tỷ trọng 14,20%, năm 2007 chiếm 16,67%, năm 2008 chiếm 27,05 %, và năm

2009 chiếm 20,75% và năm 2010 chiếm ở mức 20,75%. Đến năm 2009 tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cũng suy giảm 34,02% so với năm 2008, các mặt hàng như dệt may, cà phê gặp khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường EU do thị trường này cũng đang bất ổn về tài chính. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu tới thị trường Châu Âu tăng 14% trong năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009.

Thị trường Châu Mỹ và Châu Đại dương là hai thị trường mà từ trước đến nay Lào chưa có khả năng khai thác cũng đã bắt đầu có những tín hiệu tích cực. Các doanh nghiệp của Lào đã quan tâm tới việc xuất khẩu hàng hoá vào hai thị trường mới này với hy vọng đây là những thị trường hấp dẫn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu hàng hoá.

ASEAN là một thị trường khá lớn với trên 600 triệu dân. Tuy nhiên, do cơ cấu hàng hóa của Lào và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, Lào lại ở trình độ phát triển thấp hơn nên thời gian qua hàng hóa của Lào chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này. Kim ngạch xuất khẩu vào ASEAN có xu hướng tăng chậm, trong khi kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN tăng tương đối nhanh nên nhập siêu từ khu vực này đang có xu hướng tăng mạnh. Các mặt hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Lào vào ASEAN hiện nay vẫn là khoáng sản, năng lượng điện, hàng nông lâm, gỗ và sản phẩm gỗ là chủ yếu.



2,000,000,000



1,800,000,000



1,600,000,000



1,400,000,000



1,200,000,000



1,000,000,000



800,000,000



600,000,000



400,000,000



200,000,000



0

Thai lan Thuy Sy Trung Quoc Dai Loan

Viet nam Malaysia Han Quoc Phap

Uc Anh Duc Ha Lan

Biểu đồ 2.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính của Lào trong giai đoạn 2005-2010


2.2.3.1. Về phát triển thị trường

Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng và đa dạng hoá. Tăng trưởng xuất khẩu và hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Lào, góp phần tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và nâng cao thu nhập cho người nông dân và các lao động khác nhờ hàng hoá nông nghiệp, công nghiệp, thủ công, dệt may và nhiều sản phẩm khá đã được xuất khẩu ngày một tăng.

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá đã đóng góp tích cực vào quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hoá của Lào tăng trưởng


tương đối nhanh và đồng đều trong thời gian 2001-2009. Trong thời gian qua, hàng hoá xuất khẩu của Lào tăng với tốc độ trung bình hàng năm đạt 32%, cao hơn so với kế hoạch đề ra. Do tốc độ xuất khẩu hàng hoá tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hoá tăng gấp 249 lần trong khoảng 9 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo đầu người cũng tăng đáng kể. Nếu năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo đầu người mới chỉ đạt 56 USD thì đến năm 2009 đã tăng lên mức 194 USD, tăng lên 138 USD.

Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sản xuất đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu. Đặc biệt, xu hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế biến từ 15,3 triệu USD năm 2001 lên 33,04 triệu USD năm 2010 là một chuyển biến tích cực.

Với những thành tựu đạt được cho thấy chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu mà Lào đang thực hiện là rất phù hợp và đúng đắn. Chất lượng và hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản mà Chính phủ Lào cần tiếp tục quan tâm là phải thực hiện phát triển xuất khẩu ổn định và bền vững.

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xuất khẩu tăng trưởng nhưng chưa thực sự bền vững và còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong việc ứng phó với các rào cản thương mại mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường và các tiêu chuẩn khác).

Mặc dù Lào đã phát triển được thị trường xuất khẩu, nhưng quy mô xuất khẩu của Lào so với các nước trong khu vực thì vẫn ở còn nhỏ. Về tổng kim ngạch, năm 2009 xuất khẩu hàng hoá của Lào đạt 1.124.402 USD. Sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu giai đoạn 2001-2009 chưa đáp ứng được yêu câu của xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào một số mặt hàng chủ lực như: khoáng sản chiếm đến 43,12 %, gỗ chiếm đến 17,57 % tổng kim nghạch xuất khẩu hàng hoá của Lào


năm 2001-2009.

Ngoài ra cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Lào mới chỉ phát triển theo chiều rộng mà chưa có chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp. Bên cạnh đó khả năng đa dạng hoá thị trường, thâm nhập thị trường mới và duy trì, mở rộng thị phần trên các thị trường hiện có cũng còn nhiều hạn chế. Đây chính là những thách thức đối với chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hoá của Lào.

2.2.3.2. Về nguồn hàng xuất khẩu

Nguồn hàng xuất khẩu của Lào trong giai đoạn này vẫn tiếp tục có chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng mặt hàng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng xuất khẩu thô, nhưng mặt hànng chính của Lào hiện nay là dệt may, điện năng, cà phê, lúa gạo … Trên cơ sở đó cho thấy rõ ràng xu hướng nguồn hàng xuất khẩu mặc dù chậm nhưng đã có chiều hướng tích cực.

2.2.3.3. Về hiệu quả kinh tế

Lào cần phải tính đến hiệu quả kinh tế từ hiện này để tránh nhiều trường hợp như giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn, tình trạng lạm phát tăng cao … đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt trong năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu trong năm giảm đi 14% so với năm 2008. Nhóm hàng cà phê, dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng công nghiệp và một số mặt hàng khác của Lào đã gặp rất nhiều khó khăn về tài chính. Số lượng hàng hoá nhập vào và lượng hàng hoá xuất khẩu bị giảm mạnh (15-25% so với năm 2008). Trong đó, ngành dệt may đã buộc phải đóng cửa một số nhà máy may và cho công nhân nghỉ việc. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp và của toàn dân nền kinh tế xã hội ở Lào đã vượt qua khó khăn, thách khức kinh tế có mức tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Tính trung bình kim ngạch xuất khẩu của năm 2006 đạ


878,008 triệu USD, năm 2007 đạt 925,567 triệu USD, năm 2008 đạt

1.307,459 triệu USD, năm 2009 đạt 1.124,402 triệu USD.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong giai đoạn 2001 tới 2010, tình hình xuất khẩu hàng hóa của Lào nhìn chung có dấu hiệu khả quan và đáng khích lệ. Nhiều kết quả về hoạt động xuất khẩu đã đạt được nhờ mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Quy mô xuất khẩu hàng hóa của Lào đã và đang ngày càng được mở rộng cả về kim ngạch và lượng. Trong giai đoạn 2001 tới 2009, nhìn chung phát triển thương mại hàng hóa đã đạt kết quả tốt với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2001 đạt 324,885 triệu USD, và năm 2009 đã tăng hơn 248,52 lần so năm 2001 đạt 1.124,402 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng đều qua các năm và cao hơn so với tốc độ nhập khẩu nên đã giúp cho hoạt động thương mại hàng hóa của Lào nhiều năm trở lại đây giảm hẳn tình trạng nhập siêu quá lớn so với nhiều năm trước.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã xây dựng được nhiều ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao như khoáng sản, dệt may, năng lượng diện, gỗ và sản phẩm gỗ, và mặt hàng cà phê. Trong đó, phải kể đến sự tăng trưởng ngoạn mục của kim ngạch xuất khẩu khoáng sản trong giai đoạn 2001

- 2009. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2009, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản của đạt mức tăng trưởng cao và liên tục xuất siêu mặc dù thương mại chung trong tình trạng nhập siêu. Số lượng khoáng sản tăng mạnh qua các năm.

Thêm vào đó, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực. Các mặt hàng truyền thống như cà phê, mía, rau quả cũng được đa dạng hóa chủng loại theo hướng tăng dần sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng quốc tế. Ngoài các mặt hàng truyền thống, hiện nay có thêm nhiều loại hàng hóa mới được đưa vào xuất khẩu như thanh long, mật ong, và một số loại rau tươi. Đồng thời các hàng hóa xuất khẩu có những


chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng hóa qua chế biến, thay vì chỉ xuất khẩu các sản phẩm thô, chưa qua tinh chế như trước đây.

Một trong những thành tựu khác mà Lào đạt được, đó chính là khả năng cạnh tranh của hàng hóa Lào nói riêng, và các doanh nghiệp xuất khẩu của Lào nói chung đã được nâng cao hơn so với trước đây. Ngoài các đặc tính vượt trội của hàng hóa Lào so với các nước khác cùng xuất khẩu hàng hóa do điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng mang lại thì việc cải tiến kỹ thuật thu hái, vận chuyển, chế biến, đóng gói, nhãn mác đã giúp cho hàng hóa Lào nâng cao khả năng cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng loại trên thị trường xuất khẩu thế giới. Thêm vào đó, cùng với việc áp dụng các tiêu chuẩn chung của quốc tế vào sản phẩm tạo ra, hàng hóa xuất khẩu của Lào đang ngày càng đứng vững trên thị trường và tiếp tục chinh phục các thị trường xuất khẩu mới trong khu vực và trên thế giới.

Chính phủ Lào cũng thực hiện nhiều biện pháp tích cực khác nhằm mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Lào giai đoạn 2001-2010. Trong công tác thu hút vốn đầu tư, đặc biệt nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Chính phủ Lào đã huy động và thu hút được nhiều vốn đầu tư khác nhau, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã tạo ra nguồn lực quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất và làm tăng số lượng hàng hoá xuất khẩu và Chính phủ Lào cũng đã mạnh dạn trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác kinh tế thương mại với các nước, các khu vực thị trường nên đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Về cơ chế, chính sách phát triển xuất khẩu hàng hóa được ban hành trong thời gian qua đã có tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Lào. Có thể khái quát một số nét cơ bản như sau:

- Chính sách xuất khẩu hàng hóa có nhiều chuyển biến tích cực theo

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí