Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------


Đề tài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN 1



Đề tài:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ Ở VIỆT NAM KỂ TỪ SAU 1/1/2009


Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 1

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Chiêm Lớp : Nhật 7

Khóa : 45G

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà


Hà Nội, tháng 05 năm 2010


LỜI CẢM ƠN


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sỹ Bùi Liên Hà và các thầy cô giáo khác đã tận tình hướng dẫn rất chi tiết em trong suốt thời gian em làm luận văn. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn bố mẹ và gia đình luôn ở bên động viên để em có thể hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn của em đã cùng em hào hứng học tập, thi cử và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN LẺ VÀ GIỚI

THIỆU THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 4

I)Khái niệm, đặc điểm và chức năng 4

1)Khái niệm bán lẻ, thị trường bán lẻ 4

1.1) Khái niệm bán lẻ 4

1.2) Khái niệm thị trường bán lẻ 5

2)Vị trí của bán lẻ 5

3) Đặc điểm của bán lẻ 6

4) Chức năng của bán lẻ 7

II) KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 8

1) Doanh thu và tốc độ tăng trưởng 8

2) Chủ thể tham gia vào lĩnh vực phân phối bán lẻ 10

2.1) Các nhà phân phối bán lẻ trong nước 11

2.2) Các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ... 15 2.3) Các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ trong nước 16

3) Hàng hóa lưu thông trên thị trường 17

4) Các hệ thống phân phối bán lẻ 18

4.1) Kênh phân phối bán lẻ truyền thống 19

4.2) Kênh phân phối bán lẻ hiện đại 20

5) Sự cần thiết phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam 22

CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM KỂ TỪ SAU 1/1/2009 23

I) Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ 23

II) Thị trường bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 25

1) Mức độ hấp dẫn và mức độ tăng trưởng 25

1.1)Mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam 25

2) Mức độ tăng trưởng 30

2.1) Mức độ tăng trưởng 30

2.2) Nguyên nhân mức tăng trưởng giảm 31

2.1) Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường nội địa 33

2.2) Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới 37

3) Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 38

3.1) Chiến lược mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng lưới bán lẻ 38

3.2) Chiến lược cửa hàng tiện ích 41

3.3) Hướng tới thị trường nông thôn 43

4) Mặt bằng kinh doanh 45

5) Xu hướng tiêu dùng 47

III) Đánh giá những tác động của việc mở cửa cho doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam 51

1) Tác động tích cực 51

1.1) Đối với người tiêu dùng 51

1.2) Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 55

1.3) Đối với các nhà cung cấp và nhà sản xuất 56

2) Tác động tiêu cực 57

2.1) Đe dọa sự tồn tại của kênh phân phối bán lẻ truyền thống 57

2.2) Giành thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 58

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỞ CỬA VÀ HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61

I) Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ 61

1) Quan điểm phát triển 61

2) Mục tiêu phát triển 62

2.1) Các chỉ tiêu tăng trưởng 62

2.2) Mục tiêu biểu hiện 63

2) Phương hướng phát triển 64

II) Một số giải pháp 65

Về phía Chính phủ 65

1) Về phía các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 71

2.1) Đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ nhân lực 71

2.2) Áp dụng công nghệ phù hợp vào quản lý, điều hành doanh nghiệp

......................................................................................................... 72

2.3) Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng 74

2.4) Mở rộng về thị trường nông thôn 76

2.5) Tạo liên minh, liên kết phát huy vai trò của các lực lượng và hiệp hội bán lẻ 77

2.6) Liên kết với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối 5

Bảng 2: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Thế giới 2008 9

Bảng 3: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Thế giới 2009 26

Biểu đồ 1: Mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng bán lẻ và tốc độ tăng giá tiêu dùng từ năm 1993 tới 2008 31

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


BTA : Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ CP : Cổ phần

GRDI : Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (Global Retail Development Index)

KCN : Khu công nghiệp

TNS : công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

LỜI MỞ ĐẦU


1) Tính cấp thiết của đề tài

Một quá trình đang xảy ra, nhanh chóng, và không thể kiểm soát được. Đó là toàn cầu hóa. Khái niệm toàn cầu hoá đã đi vào tư duy và ngôn ngữ của nhân loại như một xu thế tất yếu, không còn xa lạ, xu thế chủ đạo trong đời sống của các quốc gia, dân tộc. Gia nhập thị trường toàn cầu, nếu chúng ta không theo kịp rất có thể bị tụt hậu; nhưng chắc chắn nếu không mở cửa thị trường thì tụt hậu là điều không tránh khỏi. Đó là một phần lý do Việt Nam gia nhập WTO.

Gia nhập tổ chức thương mại thế giới chúng ta sẽ có được những thời cơ và cả thách thức đan xen. Một trong những cơ hội đó là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với nền kinh tế mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã từng bước mở rộng quan hệ thương mại với các nước khu vực ASEAN và trên thế giới. Trong mối quan hệ thương mại này, nước ta với lợi thế là nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao, chiếm ưu thế trong gia công sản phẩm xuất khẩu. Khi tham gia WTO, Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn với khoảng 150 thành viên, và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia đó. Hàng hóa có thể thâm nhập thị trường khổng lồ này mà không gặp bất cứ trở ngại nào, miễn là không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại và hàng hóa thay thế. Tuy nhiên, cơ hội được mở rộng thị trường cũng đồng nghĩa với việc các nhà phân phối nước ngoài có thể vào thị trường nước ta dễ dàng hơn. Là một nước có dân số trên 85 triệu người, Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng đối với ngành bán lẻ. Đặc biệt kể từ 1/1/2009, nước ta đã hoàn toàn mở cửa các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài tham gia hoàn toàn tự do. Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia, có sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Vì vậy, mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài sẽ thay đổi diện mạo của thị trường nội địa như thế nào là một vấn đề đáng quan tâm. Chính sách mở cửa sẽ có ảnh hưởng gì tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước? Ai được? Ai mất? Các doanh nghiệp của nước ta có đủ sức chống chọi với cơn sóng này?

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí