Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 2

Nhận thấy đây là một đề tài cấp thiết mang tính thời sự hiện nay, người viết mạnh dạn chọn đề tài “Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam kể từ 1/1/2009” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

2) Mục tiêu nghiên cứu

Để giúp người đọc có cái nhìn tổng thể và sâu sắc về những biến đổi của thị trường bán lẻ Việt Nam kể từ sau khi hoàn toàn mở cửa đối với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, khóa luận tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Đánh giá thực trạng phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam .

- Nghiên cứu thực trạng mở cửa thị trường bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt kể từ 1/1/2009; Từ đó đưa ra các đặc điểm chính gồm những điều đã làm được và những tồn tại.

- Đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong bối cảnh mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa trước sự tấn công của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia.

3) Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu thực tiễn mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ Việt Nam với những thời cơ và thách thức đối với kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống khi các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài gia nhập, trong đó, chủ yếu đi sâu về các kênh bán lẻ hiện đại.

4) Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thị trường bán lẻ Việt Nam với những tác động đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh mở cửa hoàn toàn cho các nhà phân phối bán lẻ nước ngoài xâm nhập từ ngày 1/1/2009.

5) Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên các phân tích, đánh giá định lượng và định tính thông qua một số phương pháp tổng hợp – phân tích, biểu đồ để làm sáng tỏ, phong phú thêm lý luận nhằm giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra.

6) Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung về bán lẻ và giới thiệu thị trường bán lẻ Việt Nam .

Chương II: Những đặc điểm chính của thị trường bán lẻ Việt Nam kể từ sau 1/1/2009.

Chương III: Các kiến nghị để mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÁN LẺ VÀ GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM‌‌


I)Khái niệm, đặc điểm và chức năng 1)Khái niệm bán lẻ, thị trường bán lẻ 1.1) Khái niệm bán lẻ

Hiện nay trên thế giới tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về bán lẻ, trong đó có thể kể đến một vài định nghĩa được thừa nhận và sử dụng khá rộng rãi như sau:

Trong cuốn “ Quản trị Marketing”, Philip Kotler đã định nghĩa: “Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không mang tính thương mại”1

Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia đưa ra định nghĩa: Bán lẻ bao gồm việc bán hàng hóa cho cá nhân hoặc hộ gia đình để tiêu dùng, tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm cố định qua các dịch vụ liên quan.

Theo khoản 8, Điều 13 Nghị định 23/2007/NĐ- Chính phủ ngày 12/2/2007 quy định chị tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Còn trong giáo trình Marketing lý thuyết của Đại học Ngoại Thương lại đưa ra khái niệm: Hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại.

Như vậy, ta có thể hiểu nói chung bán lẻ là hoạt động kinh doanh trong đó nhà bán lẻ mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc nhà bán sỉ rồi



1 Philip Kotler (2003), “Quản trị Marketing” NXB Thống Kê, tr.314

chia nhỏ và bán cho người tiêu dùng (bằng cách trực tiếp hay gián tiếp ở tại cửa hàng, ngoài phố hay tại nhà riêng…) nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình.

1.2) Khái niệm thị trường bán lẻ

Từ cách hiểu về bán lẻ như trên, ta có thể rút ra định nghĩa thị trường bán lẻ như sau:

Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra sự trao đổi giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hóa. Trong đó, người bán có thể là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà bán sỉ hoặc nhà bán lẻ; người mua là người tiêu dùng cuối cùng; hàng hóa được mua với mục đích tiêu dùng, chứ không phải nhằm mục tiêu thương mại.

2)Vị trí của bán lẻ

Vị trí của bán lẻ trong ngành phân phối dịch vụ:

Theo phân ngành dịch vụ của WTO, dịch vụ phân phối được chia thành 5 tiểu ngành, bán lẻ là một trong 5 tiểu ngành đó. 5 phân ngành gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ cấp phép và các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của tài liệu số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong vòng đàm phán Urugoay được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là một trong 4 nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối.

Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối



Nguồn Bảng phân ngành dịch vụ của WTO Khi hàng hóa được sản xuất ra sẽ 1


(Nguồn : Bảng phân ngành dịch vụ của WTO)

Khi hàng hóa được sản xuất ra sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối, và bán lẻ luôn nằm ở vị trí cuối cùng của kênh phân phối đó. Nói cách khác nhà bán lẻ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy,

nhà bán lẻ sẽ tiếp nhận hàng từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà bán sỉ rồi chuyển tới người tiêu dùng. Nhà bán lẻ là mắt xích cung cấp trong chuỗi giá trị. Vai trò của nbán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi chính ngay tại điểm bán lẻ, người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng. người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, thị hiếu của người tiêu dùng, có thể thực hiện một số hoạt động có tác động lên quyết định mua hàng của người tiêu dùng; đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

3) Đặc điểm của bán lẻ

Hoạt động bán lẻ mang 1 số đặc điểm cơ bản sau:

Một là hàng hóa được mua để tiêu dùng chứ không phải để kinh doanh hay cho bất kỳ mục đích thương mại nào. Người mua hàng đồng thời là người tiêu dùng cung cấp. Hàng hóa sau khi được trao đổi mua bán sẽ không còn cơ hội quay trở lại thị trường. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của bán lẻ, nói lên bản chất của bán lẻ.

Hai là người bán thường cung cấp hàng hóa đa dạng chủng loại, mẫu mã: Phần lớn các nơi bán lẻ cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau có thể với những mức giá từ thấp tới cao, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, vừa tăng cường hiệu quả kinh doanh trong từng kỳ. Thậm chí trong các cửa hàng chuyên doanh, tùy theo chủng loại sản phẩm nhà sản xuất còn đa dạng hóa thành nhiều mặt hàng có kích cỡ chất lượng màu sắc, kiểu dáng… khác nhau để khách hàng được đáp ứng nhu cầu tốt nhất, hài lòng nhất. Vì vậy, khách hàng có thể đi một địa điểm mà mua được đầy đủ hàng hóa mình cần.

Ba là khách hàng chủ động và độc lập trong quyết định mua hàng: Dù người bán lẻ có ít nhiều tác động tới hành vi mua hàng của khách hàng thì họ vẫn có khả năng tài chính, có động cơ mua hàng cụ thể và có quyết định mua tương đối độc lập. Vì vậy, để duy trì sự tăng trưởng bền vững, trong quá trình tiếp xúc, người bán hàng phải nhạy cảm với nhu cầu và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ.

Bốn là nhiều hình thức và cạnh tranh rất mạnh mẽ: thị trường bán lẻ là nơi cung cấp những hàng hóa tiêu dùng cần thiết thậm chí là thiết yếu cho toàn bộ người tiêu dùng ở mọi nơi của cả quốc gia nên nhu cầu rất cao và vững, ổn định. Vì

thế, thật không ngạc nhiên khi những nhà cung cấp đua nhau mọc lên, tiến hành kinh doanh theo nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, đa dạng và linh hoạt. Bán lẻ còn tập trung theo các khu vực chuyên doanh về một số loại hàng hóa giống nhau hoặc tương tự, các gian hàng lớn nhỏ nằm cạnh nhau. Vì vậy cạnh tranh trong thị trường bán lẻ diễn ra rất gay gắt giữa các công ty thương mại, giữa các cửa hàng với nhau. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp và có được lâu dài hay không phụ thuộc lớn vào chiến lược kinh doanh, khả năng nhanh nhạy của người bán hàng.

4) Chức năng của bán lẻ

Nếu như sản xuất cung cấp hàng hóa vật phẩm cho nền kinh tế thì hệ thống phân phối chính là dòng chảy lưu thông, duy trì sự sống cho nền kinh tế ấy. Trong hệ thống phân phối, bán lẻ là kênh cuối cùng đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng, giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy hoạt động sản xuất nên nó có vai trò rất quan trọng. Nhìn chung, bán lẻ có các chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng: Người sản xuất chuyên sâu vào hoạt động sản xuất làm tăng năng suất và khó có thể công ty nào cũng bao quát được toàn bộ mạng lưới người tiêu dùng. Trong khi đó, không chỉ đóng vai trò là người trung gian chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng mà các nhà bán lẻ còn có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên nhất với người tiêu dùng nên họ có thể thu thập dễ dàng các thông tin về nhu cầu, thị hiếu thói quen mua sắm của khách hàng. Đây là những thông tin hết sức quan trọng và cần thiết cho nhà sản xuất để có thể nắm bắt những phản hồi của khách hàng kịp thời cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu thị trường phát triển các sản phẩm có lợi thế, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường .

Thứ hai, ngược lại trong quá trình bán, nhà bán lẻ có trách nhiệm cung cấp thông tin, giải đáp các thắc mắc về hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Đồng thời họ còn đóng vai trò là người truyền tải thông điệp quảng cáo hay các thông tin khuyến nghị của nhà sản xuất đến với người tiêu dùng. Do vậy có thể nói người bán lẻ chính là người trực tiếp thực hiện công việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Thứ ba, hoàn thiện hàng hóa, kích thích tiêu dùng: nhà bán lẻ có thể làm cho hàng hóa đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người mua, sắp xếp hàng hóa hợp thẩm mỹ thu hút, định hướng tương đối thị hiếu của người tiêu dùng. Tại các cửa hàng bán lẻ như siêu thị, số lượng mặt hàng có thể lên tới hàng chục nghìn loại từ hàng trăm các nhà sản xuất khác nhau. giúp người tiêu dùng được lựa chọn một danh mục sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, chất lượng, giá cả. Bên cạnh đó, dù các nhà bán lẻ có thể nhận hàng hóa đã hoàn thiện từ nhà sản xuất hay nhà bán buôn nhưng do đặc thù ngành bán lẻ, họ vẫn tiến hành sơ chế, đóng gói, bảo quản để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong điều kiện tốt nhất và hình thức phù hợp nhất.

Thứ tư, lưu trữ sẵn hàng hóa: Nhà bán lẻ có thể lưu trữ hàng hóa, làm cho hàng hóa lúc nào cũng sẵn có mỗi khi người tiêu dùng đến. Người bán lẻ thông thường không chỉ dự trữ một vài mặt hàng với số lượng lớn, ngược lại có xu hướng trữ nhiều mặt hàng với khối lượng nhỏ trong một thời gian. Nhờ vậy, khách hàng luôn được đáp ứng kịp thời hễ có nhu cầu. Ngoài ra, một số hoạt động sản xuất có tính tiêu thụ, còn tiêu dùng lại diễn ra quay năm. Hưởng lợi từ chức năng của nhà bán lẻ, khách hàng không phải cất giữ nhiều sản phẩm trong nhà mà chỉ cần mua đủ hàng sử dụng lúc đó.

Thứ năm, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ: Với đời sống ngày càng đi lên, công nghệ thông tin phát triển tạo điều kiện cho nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ cho người tiêu dùng dễ dàng hơn khi mua và sử dụng sản phẩm bằng các biện pháp như cho người mua trả chậm, trả góp, mời sử dụng thử, tư vấn và sẵn sàng cung cấp thêm thông tin về sản phẩm. Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng các loại thẻ tín dụng thông thường, nhiều nhà bán lẻ còn sẵn sàng phát hành thẻ tín dụng của riêng mình, cung cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định để có thể mua hàng trước và trả tiền sau.

II) KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1) Doanh thu và tốc độ tăng trưởng

Mức độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung tăng nhanh trong vòng một số năm trở lại đây đặc biệt kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO. Nếu năm

2007, như hãng tư vấn Mỹ A.T.Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI – Global Retail Development Index), Việt Nam chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ tiềm năng nhất Thế giới thì năm 2008 Việt Nam đã chiếm ngôi vị trí số 1 của Ấn Độ trở thành điểm đến hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Bảng 2: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất Thế giới 2008



Xếp hạng


Quốc gia


Mức độ rủi ro quốc gia


Độ hấp dẫn thị trường


Độ bão hòa thị trường


Áp lực thời gian


Điểm GRDI


Thay đổi so với năm 2007

1

Việt Nam

57

34

67

99

88

3


2


Ấn Độ


29


39


78


93


80


-1


3


Nga


31


52


50


90


72


-1

4

Trung Quốc

36

50

45

82

67

-1


5


Ai Cập


22


34


90


64


66


9


6


Ma-rốc


26


36


80


68


66


9


7


Ả Rập Xê Út


49


40


63


50


62


3


8


Chilê


44


52


45


58


60


-2


9


Brazil


23


60


60


54


60


11

10

Thổ Nhĩ Kỳ

20

53

59

64

58

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


(Nguồn: A.T. Kearney Global Retail Development Index, 2008)


Việc chiếm ngôi của Ấn Độ trong bảng danh sách mới này được một số hãng tin quốc tế bình luận là rất ấn tượng , bởi Ấ n Độ từng là quốc gia ba năm liên tiế p

đứ ng đầ u danh sá ch Chỉ số Phá t triể n bá n lẻ toà n cầ u . Ấn Độ cũng là chủ sở hữu của một thị trường bán lẻ có quy mô tới 510 tỷ $.

Các chuyên gia của A.T.Kearney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam 2008 vào khoảng 20 tỷ $. Song theo số liệu công bố trong nước, doanh số bán lẻ

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí