Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 11

cũng có tác dụng lớn. Chính phủ cũng cần sẵn sàng hạn chế những rủi ro liên quan đến hợp đồng tài chính có thanh toán bằng đồng bản tệ thông qua các biện pháp như tăng cường quyền pháp lý cho chủ nợ, chất lượng kế toán, ổn định chính trị, hoạt động các thị trường hàng hóa ít bị bóp méo.

2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu

2.1. Giải pháp đối phó với biến động giá cả hàng hóa quốc tế

Vấn đề biến động giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế một cách liên tục và khó đoán trước được là vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong năm tới. Vì vậy doanh nghiệp cần có các giải pháp nhằm đối phó với các tác động tiêu cực từ sự biến động giá cả thị trường và tận dụng những lợi thế cũng như thuận lợi mà nó mang lại.

Một là, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân tích, cảnh báo hiệu quả các thông tin về sự biến động giá cả và thông tin cảnh báo đối với các mặt hàng có kim ngạch lớn, để chống lại nguy cơ bị kiện bán phá giá.

Vì giá cả của các mặt hàng biến động từng giờ, từng ngày nên công tác theo dõi, cập nhật tin tức về diễn biến giá cả là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc có được thông tin chính xác là một lợi thế, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã chi ra một khoản tiền lớn để có được thông tin từ các tổ chức uy tín hoặc từ các tham tán thương mại. Vì vậy, về phần mình doanh nghiệp cần thành lập một ban dự báo riêng. Nhiệm vụ của ban dự báo là liên tục cập nhật thông tin về giá cả mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới cũng như trong nước, từ đó xây dựng hệ thống phân tích và đưa ra các cảnh báo. Trên cơ sở những cơ sở dữ liệu thu thập được, tham khảo các dự báo của cục xúc tiến thương mại hoặc các tổ chức uy tín trên thế giới để đưa ra dự báo. Việc đưa ra thông tin dự báo chính xác sẽ giúp ích cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất nhiều trong việc hạn chế các rủi ro do giá cả thị trường biến động bất lợi, cũng như tận dụng được các ưu thế của diễn biến giá cả hàng hóa thuận chiều mang lại lợi nhuận cho

doanh nghiệp. Ví dụ, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi dự báo là giá cả mặt hàng xuất khẩu sẽ tăng cao hoặc mặt hàng đó sẽ khan hiếm trong thời gian tới thì sẽ ký kết các hợp đồng mua bán cầm chừng và ký kết hợp đồng với giá quy định sau. Còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi ký kết hợp đồng mua hàng mà dự đoán được mức giá sẽ xuống thấp hơn trong thời gian tới thì nên ký kết hợp đồng mua đủ số lượng hàng cần thiết, và áp dụng phương pháp giá co giãn để hạn chế thiệt hại do giá cao và tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đó việc dự báo và cập nhật thường xuyên giá cả các mặt hàng trên thị trường thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị kiện bán phá giá, gây tổn thất doanh thu cũng như mất thị trường và ảnh hưởng đến uy tín về lâu dài.

Hai là, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Để đối phó một cách hiệu quả và lâu dài với các rủi ro do giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp cần áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển sản phẩm và thị trường xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cái khó của doanh nghiệp là không phải lúc nào cũng có khả năng tài chính bảo đảm. Thêm vào đó, vốn kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn hàng hóa, lộ trình và đối tác của doanh nghiệp xuất khẩu có thể còn ít, không có khả năng tính toán rủi ro và chi phí phát sinh. Trong trường hợp này, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ giúp cho danh nghiệp chủ động trong kinh doanh. Khi bán bảo hiểm tín dụng, các tổ chức tín dụng sẽ phải thẩm tra kỹ lý lịch người mua và triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro khi người mua không thanh toán. Tín dụng xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hạn chế được các

rủi ro trong thanh toán quốc tế, khi bạn hàng không chấp nhận thanh toán – điều mà các doanh nghiệp lo sợ nhất khi kỹ kết các hợp đồng mua bán quốc tế. Một thuận lợi khác cho doanh nghiệp khi áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là có thể trả tiền chậm cho ngân hàng, tránh trường hợp thiếu vốn lưu động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 - 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam - 11

Thứ ba, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Trong tình hình biến động giá cả khó dự đoán như hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nghiêm túc rà soát lại các hợp đồng xuất nhập khẩu, đánh giá khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu nước ngoài, khả năng thực hiện các cam kết của nhà xuất khẩu nước ngoài để có các biện pháp xử lý thích hợp, nhằm giảm thiểu khả năng thất thoát, thua lỗ trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt đối với các bạn hàng chưa có uy tín trên thị trường và không phải là đối tác lâu năm.

Thứ tư, phát triển các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu.

Để khắc phục sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài của rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chính như giày dép, dệt may,… doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư thỏa đáng, khai thác tối đa và chủ động trong việc sử dụng các các nguyên, vật liệu có tiềm năng, hạn chế số lượng nhập khẩu. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hạn chế được tác động tiêu cực khi có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thế giới, đảm bảo sản xuất ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tăng năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

2.2. Giải pháp đối phó với biến động trên thị trường tiền tệ

Thứ nhất, cần đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán.

Để ứng phó với các tác động bất lợi về tỷ giá của các đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện đa dạng hóa

cơ cấu ngoại tệ khi xuất khẩu. Thói quen chỉ sử dụng USD trong thanh toán xuất khẩu đã bộc lộ những hạn chế trong mấy năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 – 2008, khi USD rớt giá liên tục. Thay đổi thói quen này không dễ nhưng là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Muốn vậy, một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là đào tào nguồn nhân lực có hiểu biết tốt về tài chính, về thị trường để có thể nâng cao kỹ thuật sử dụng đồng tiền và lợi dụng tỷ giá có lợi nhất cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới, cùng với thanh toán bằng USD các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên chuyển mạnh sang dùng Euro. Lý do thứ nhất là với tư cách là đồng tiền thống nhất cho nhiều nước trong EU nên việc dùng Euro để thanh toán sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm thời gian giao dịch, chi phí giao dịch, chi phí chuyển đổi tiền tệ. Lý do thứ hai, việc sử dụng Euro làm đồng tiền thanh toán sẽ giúp doanh nghiệp giảm sự lệ thuộc quá lớn vào đồng USD, một ngoại tệ thường xuyên khan hiếm và tăng giá vào dịp cuối năm.

Thứ hai, sử dụng bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Hoạt động ngoại thương luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu luôn gặp phải đó là rủi ro tỷ giá. Vì vây, doanh nghiệp cần phải xem xét việc tự phòng ngừa rủi ro cho bản thân như là một trong những giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh doanh thường ngày, tránh rơi vào thế bị động.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều công cụ có thể giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng tương lai (Future), hợp đồng kỳ hạn (Forward).

Sử dụng các dịch vụ phái sinh này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể phòng ngừa các biến động bất thường của tỷ giá đồng thời sẽ có thời gian vốn để quay vòng nhanh. Trong thời điểm thị trường biến động rất bất thường như giai đoạn hiện nay thì việc áp dụng các biện pháp bảo hiểm này có thể nói là rất thiết thực.

Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các biện pháp bảo hiểm hơn và xây dựng cho mình một thói quen bảo hiểm. Các doanh nghiệp cũng cần phải thiết lập những bộ phận chuyên trách nghiên cứu cách sử dụng các sản phẩm tài chính cao cấp trong phòng ngừa rủi ro song hành cùng với các hoạt động kinh doanh. Nếu chỉ chú ý đến các hoạt động kinh doanh mà quên phòng ngừa rủi ro, thì sẽ là một thảm họa nếu các cú sốc lớn xuất hiện.

Thứ ba, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã khiến nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn của nước ta như Mỹ, khu vực EU, Nhật Bản… sụt giảm. Do đó doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của mình so với các thị trường xuất khẩu khác.

Trước mắt là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, nhằm giảm chi phí, giảm thời gian giao hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, cần hướng tới đầu tư để tập trung đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, thay vì chú trọng về số lượng. Tập trung các nỗ lực nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu thông qua rà soát lại quy hoạch về vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu, tăng cường đầu tư trang thiết bị, xây dựng kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D, ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt ứng dụng công nghệ hiện đại sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cần có cách làm ăn đúng theo các quy tắc thị trường, có “cách nghĩ, cách làm phù hợp với thời đại và luật chơi của WTO”, phải xem trọng “chữ tín” trong sản xuất, kinh doanh là vấn đề sống còn để mở rộng và chiếm lĩnh cả thị trường

trong nước và thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải nâng cao hiểu biết về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hiểu luật chơi để “vượt biển” gia nhập thị trường thế giới. Đồng thời và chú trọng xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế.

Thứ tư, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, cần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, khai thác tiềm năng nhu cầu trong nước.

Khi có các biến động bất lợi từ hoạt động đầu tư quốc tế, doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong khâu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, đồng thời có quyết sách phù hợp với cơ hội và thách thức đặt ra từ hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp nên hướng vào việc khai thác và tập trung đẩy mạnh thị trường trong nước. Nước ta với dân số trên 86 triệu người là một thị trường tiềm năng, việc tìm hiểu và nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng trong nước, cung cấp những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao và độ an toàn cao, giá cả hợp lý sẽ là một chiến lược hợp lý và có tác dụng về lâu dài.

Thứ năm, cần khai thác và mở rộng các thị trường mới, phát triển đối tượng bạn hàng theo chiều rộng và chiều sâu.

Giai đoạn vừa qua, thị trường xuất hàng hóa của nước ta bị thu hẹp do nhu cầu nhập khẩu tại các đối tác kinh tế chính của Việt Nam đều giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, để thực hiện được mục tiêu đề ra cho xuất khẩu năm tới, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam cần có các biện pháp ứng phó thích hợp như tiếp cận các thị trường mới và mở rộng các thị trường quen thuộc. Tăng cường củng cố các thị trường xuất

khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,…và khai phá các thị trường mới ở Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Bên cạnh đó cần khai thác chiều sâu đối với thị trường Đông Âu và SNG với kim ngạch xuất khẩu hiện nay là quá khiêm tốn và chưa tương xứng với truyền thống quan hệ kinh tế thương mại đã có từ lâu với Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại với các nước láng giềng, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định thương mại mà nước ta tham gia.


KẾT LUẬN

Sau hai năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đã có nhiều khởi sắc. Giai đoạn 2007 - 2008 đã được chứng kiến những bước đi thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu với những biến động sâu sắc trên các lĩnh vực giá cả và khủng hoảng thị trường tài chính tín dụng thế giới. Đồng thời cũng đã thấy được những thử thách, những khó khăn không hề nhỏ mà doanh nghiệp phải đối mặt trong bức tranh nền kinh tế thế giới đang hết sức ảm đạm và biến động trái chiều. Giai đoạn này cũng ghi nhận các nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nước ta trong việc “vượt bão” để hoàn thành các chỉ tiêu về kinh doanh xuất nhập khẩu mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

Năm 2009 sẽ là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nói chung và đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng: ảnh hưởng của các biến động kinh tế thế giới sẽ thực sự trở nên rõ rệt; diễn biến kinh tế thế giới theo chiều hướng xấu đi và kinh tế thế giới sẽ chưa thể khôi phục đà tăng trưởng. Các nền kinh tế lớn trên thế giới, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ phải mất một thời gian nữa mới lấy lại được đà tăng trưởng như ban đầu và chi tiêu dùng lúc đó mới được cải thiện, hoạt động nhập khẩu mới được hồi phục. Hơn nữa, không chỉ khó khăn về thị trường mà doanh nghiệp sẽ còn phải đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các nước xuất khẩu lớn. Chính vì vậy, để tránh nguy cơ “hạ cánh cứng” của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, việc nghiên cứu các biến động kinh tế thế giới sẽ giúp doanh nghiệp phần nào ứng phó được với các khó khăn và thách thức, cũng như tìm ra các giải pháp tối ưu của riêng doanh nghiệp nhằm tận dụng thế mạnh của mình trong “sân chơi” thương mại quốc tế.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí