Các Công Cụ Chủ Yếu Của Chính Sách Thương Mại Quốc Tế 27835

nghi, thì lạm phát có thể trở nên không kiểm soát được, như tình hình của nhiều nước trong những năm 1970 và 1980.

AS'

(2)

E'

(1)

AS

F

E

AD'

AD

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

P


Nhập môn kinh tế học - 24

P'

(3)


P


0

Y* Y


Hình 3.34: Mô tả tác động của lạm phát phí đẩy


Một cú sốc về phía cung dịch chuyển đường tổng cung sang trái (từ AS sang AS'), điểm cân bằng ngắn hạn E dịch chuyển về điểm F. Tại điểm cân bằng ngắn hạn này sản lượng Y < Y*. Trên thị trường lao động, thất nghiệp cao, công ăn việc làm ít đi, nhằm theo đuổi chính sách công ăn việc làm cao. Chính phủ sử dụng các chính sách tác động vào làm tăng tổng cầu, nghĩa là dịch chuyển đường tổng cầu liên tục sang phải (từ AD sang AD') với điểm cân bằng ngắn hạn mới là E' để giữ cho tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng ở mưc stự nhiên. Quá trình này cứ tiếp tục như vậy, kết quả là làm cho mức giá cả tăng lên liên tục theo thời gian từ P lên P' và P"…

Ngoài ra sự sụt giảm của tổng cung có thể còn do năng lực sản xuất của nền kinh tế giảm, do sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tác động này sẽlàm cho đường AS dịch chuyển sang trái cùng với mức giảm của sản lượng tiềm năng. Khi dịch chuyển đường AD sang phải với mức độ nhỏ hơn mức dịch chuyển của đường AS, nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ vừa lạm phát cao vừa sản lượng thấp và người ta gọi nó là thời kỳ đình trệ lạm phát. Sự giảm sút cúa ản lượng nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu AD.

c. Lạm phát ỳ

Khi mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng liên tục đều đặn theo thời gian. Do tăng đều nên mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó, nên người ta gọi lạm phát này là lạm

phát dự kiến hay lạm phát quán tính (intertial inflation). Khi xảy ra lạm phát này, mọi hoạt động của nền kinh tế sẽ dựa vào đó mà tính toán, điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Các hợp đồng về tiền công danh nghĩa, các kế hoạch chính sách của Chính phủ, thoả thuận về lãi suất, các hợp đồng mua bán,… cũng được xây dựng trên cơ sở của mức lạm phát dự kiến. Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài nên còn gọi là lạm phát ỳ. Chỉ khi có những cú sốc lớn tác động vào nền kinh tế, làm dịch chuyển đường tổng cung và tổng cầu, lúc đó mới đẩy lạm phát ra khỏi trạng thái ỳ của nó.

Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước. Mọi người đã biết trước và tính đến khi thoả thuận về các biến danh nghĩa được thanh toán trong tương lai. Chúng ta có thể coi đó là tỷ lệ lạm phát cân bằng trong ngắn hạn và nó sẽ được duy trì cho đến khi có các cú sốc tác động đến nền kinh tế.

Hình sau cho thấy lạm phát ỳ xảy ra như thế nào. Cả đường tổng cung và đường tổng cầu cùng dịch chuyển lên trên với tốc độ như nhau. Sản lượng luôn được duy trì ở mức tự nhiên, trong khi mức giá tăng với một tỷ lệ ổn định theo thời gian.

AS"


AS'

E"

AS

E'

AD"

E

AD'

AD

P P"

P'


P


0

Hình 3.35: Lạm phát ỳ

Y* Y

3.6. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.6.1. Các chính sách thương mại quốc tế

3.6.1.1. Khái niệm

Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.

3.6.1.2. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế

Mục tiêu chung của các chính sách thương mại là điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các chính sách thương mại quốc tế sẽ có vai trò cụ thể như:

- Phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, hình thành quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế.

- Có vai trò lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả các loại hoạt động kinh tế.

3.6.1.3. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế

a. Thuế (Tariff)

Thuế quan là những khoản tiền tệ mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện của nước sở tại.

- Thuế quan phân thành 3 loại:

+ Thuế quan xuất khẩu (hiện ít được sử dụng vì nó sẽ làm hạn chế quy mô xuất khẩu của hàng hoá).

+ Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được.

+ Thuế quan quá cảnh áp dụng với các quốc gia có điều kiện, vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hoá (tái xuất khẩu và chuyển khẩu).

- Tác động của thuế quan:

Thuế quan tăng -> giá cả hàng hoá ngoại thương tăng lên -> cầu hàng hoá ngoại thương giảm xuống (cầu hàng hoá nội địa tăng lên) -> cung hàng hoá ngoại thương cũng giảm xuống (cung hàng hoá nội địa tăng lên). Và ngược lại...

- Cách tính thuế quan khác nhau (ví dụ tính thuế quan nhập khẩu):

+ Phương pháp tính thuế quan theo đơn vị vật chất của hàng hoá nhập khẩu:

P1 = P0 + TS

Trong đó: P0 là giá cả hàng hoá trước thuế nhập khẩu.

TS là thuế quan tính theo đơn vị hàng hoá. P1 là giá cả hàng hoá sau thuế nhập khẩu.

+ Phương pháp tính thuế quan theo giá trị hàng hoá là mức thuế tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức giá hàng hoá trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc:

P1 = P0(1 + t)

Trong đó: P0 là thuế nhập khẩu.

TS là giá cả hàng hoá sau thuế nhập khẩu t là tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng.

+ Phương pháp tính thuế quan hỗn hợp là thuế quan vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hoá vừa cộng với mức thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hoá. Có trường hợp thuế quan tính theo tỷ lệ phần trăm của mức giá hàng hoá được bán ở thị trường trong nước P1 chứ không tính theo P0. Có thể dùng phép số học để chuyển hoá giữa hai hình thức thuế quan nói trên.

b. Hạn ngạch (Quota)

Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định (thường là một năm) thông qua hình thức cấp giấy phép (quota xuất khẩu khẩu). Đây là một công cụ phổ biến trong hàng rào phi thuế quan.

Thông thường hạn ngạch nhập khẩu phổ biến hơn hạn ngạch xuất khẩu bởi quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu để bán hàng và thu ngoại tệ...

- Hạn ngạch không đem lại thu nhập cho Chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ các loại thuế khác. Hạn ngạch có thể đem lại lợi nhuận rất lớn cho những người xin được cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.

- Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền. Có thể tránh tình trạng này bằng cách bán đấu giá giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.

c. Giấy phép (Licence)

Đây là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh được xuất hoặc nhập khẩu. Công cụ này có hiệu lực mạnh hơn so với thuế quan nhưng thuộc nhóm hạn chế phi thuế quan, nên xu hướng chung là các nước dần dần ít sử dụng.

Các loại giấy phép:

- Giấy phép chung: chỉ quy định tên hàng và thị trường không hạn chế định lượng và không ghi rò địa chỉ doanh nghiệp cấp.

- Giấy phép riêng: cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, ghi rò số lượng, giá trị, thị trường và mặt hàng cụ thể.

Ngoài ra, còn có các hình thức khác như giấy phép có điều kiện, giấy phép đổi hàng, giấy phép ưu tiên.

d. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint - VER)

Đây là một hình thức của hàng rào mậu dịch phi thuế quan. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu, mà theo đó, một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa kiên quyết.

Hình thức này thường được áp dụng cho các quốc gia có lượng xuất khẩu quá lớn ở một số mặt hàng nào đó.

e. Trợ cấp xuất khẩu (Export subsidise)

Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thập đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất, và để xuất khẩu ra bên ngoài.

Đây là chính sách tín dụng “viện trợ” mà Chính phủ các nước công nghiệp phát triển áp dụng khi cho các nước đang phát triển vay (thường kèm theo các điều kiện chính trị).

f. Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)

Đây là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại, bảo đảm gánh vác rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thông qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

g. Bán phá giá (Dumping)

Theo hiệp định về chống bán phá giá của WTO (ADA) đặt ra tiêu chí xác định việc bán phá giá. Một hàng hóa được xác định là bán phá giá trên cơ sở xác định giá trị thông thường bằng 3 cách sau:

- Căn cứ vào giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu.

- Căn cứ vào giá bán của nước xuất khẩu tại một nước khác.

- Căn cứ vào tổng hợp giá thành sản xuất, các chi phí có liên quan cùng với lợi nhuận tối thiểu của nhà sản xuất và xuất khẩu.

Hành vi chống bán phá giá là hành vi đánh thuế nhập khẩu bổ sung đối với một loại hàng hóa cụ thể từ một nước xuất khẩu nào đó, nhằm cân bằng giữa giá hàng nhập khẩu và giá trị thực của nó, nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trong nước tại nước nhập khẩu.

h. Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping)

Hay còn gọi là phá giá hối đoái: là hình thức biến tướng của phá giá. Đặc điểm của biện pháp này là thông qua các thủ thuật tác động vào tỷ giá hối đoái làm cho đồng tiền nội tệ mất giá so với một, một nhóm hoặc tất cả các đông tiền ngoại tệ để hàng

xuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và do vậy có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn trên thị trường nước ngoài.

i. Một số biện pháp khác

Ngoài các biện pháp nêu trên, chính sách thương mại còn sử dụng một số biện pháp sau đây:

- Hệ thống thuế nội địa: như thuế thu nhập, thuế lợi tức, VAT...

- Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. Ví dụ hạn chế bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu để hạnh chế nhập khẩu, hỗ trợ SX trong nước.

- Độc quyền mua bán: thực hiện biện pháp này sẽ tăng khả năng kiểm soát các doanh nghiệp và việc xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp.

- Quy định về chứng thư khi làm thủ tục xuất nhập khẩu: như xuất xứ sản phẩm, kiểm định, kiểm dịch... đây coi như hàng rào kỹ thuật để kiểm soát xuất nhập khẩu.

- Thưởng xuất khẩu: Nhà nước sử dụng quỹ thưởng xuất khẩu để thưởng cho những nhà xuất khẩu đạt tiêu chí xét thưởng nhằm khuyến khích xuất khẩu...

- Đặt cọc nhập khẩu: Chính phủ nước nhập khẩu có thể quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nếu muốn nhận giấy nhập khẩu.

3.6.2. Tỷ giá hối đoái

3.6.2.1. Khái niệm

Một người dân Việt Nam mua 1 kg cafe tại Việt Nam thì tất nhiên người đó muốn trả bằng tiền Việt Nam. Người sản xuất cafe cũng muốn được trả bằng tiền Việt Nam vì chi tiêu hàng ngày của họ cũng được thanh toán bằng VNĐ. Tuy nhiên nếu muốn mua một máy photo của Mỹ thì bằng cách nào đó cuối cùng vẫn phải trả bằng USD cho người Mỹ. Ngược lại, người Mỹ muốn mua café của Việt Nam thì cuối cũng bằng cách nào đó cũng phải trả bằng VNĐ. Việc mua bán giữa hai nước sử dụng 2 loại tiền khác nhau đòi hỏi phải có sự chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. Từ đó hình thành nên tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng số đơn vị tiền tệ của một nước khác.

Thông thường, thuật ngữ “tỷ giá hối đoái” được ngầm hiểu là số lượng đơn vị tiền nội tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Riêng ở Mỹ và Anh thuật ngữ này lại được sử dụng theo nghĩa ngược lại: Số đơn vị ngoại tệ cần thiết để mua một đồng đô la hoặc đồng bảng Anh.

Ở Việt Nam, tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam do ngân hàng ngoại thương công bố là theo thông lệ quốc tế: số đơn vị tiền đồng Việt Nam cần thiết để mua một đơn vị tiền nước ngoài, chẳng hạn 20.920đ/USD.

Chúng ta ký hiệu tỷ gía hối đoái là E. Với tình huống trên chúng ta sẽ viết như sau: EVNĐ/USD = 20.920.

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 đôla có thể đổi được nhiều tiền đồng hơn thì chúng ta gọi đó là sự giảm giá của đồng Việt Nam. Ngược lại nếu 1 đôla mua được ít tiền đồng hơn thì chúng ta gọi đó là sự lên giá của tiền đồng Việt Nam. Ví dụ như khi tỷ giá hối đoái tăng từ 20.930 đồng đổi được 1 đôla lên 21.000 đồng đổi được 1 đôla thì tiền đồng Việt Nam được coi là giảm giá và đồng đôla được coi là lên giá. Khi một đồng tiền lên giá, người ta gọi đồng tiền đó mạnh hơn vì nó có thể mua được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền giảm giá, người ta gọi đồng tiền đó yếu đi.

3.6.2.2. Thị trường ngoại hối

Chúng ta xét mối quan hệ kinh tế giũa Việt Nam và Mỹ và xem điều gì quyết định tỷ lệ trao đổi giữa tiền đồng của Việt Nam và đôla Mỹ.

Ví dụ về hai nước làm cho việc phân tích trở nên đơn giản hơn, song những nguyên lý chung được áp dụng cho mọi giao dịch với nước ngoài. Theo nghĩa đó, đôla Mỹ được coi là ngoại tệ nói chung và số đồng Việt Nam đổi 1 đôla Mỹ được coi là tỷ giá hối đoái nói chung.

Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên thị trường ngoại hối, do đó cầu về đôla Mỹ chính là cung về đồng Việt Nam, trong khi cung về đôla Mỹ chính là cầu về đồng Việt Nam. Vì lý do này một lý thuyết về tỷ giá hối đoái giữa đôla Mỹ và đồng Việt Nam có thể xem xét hoặc là cầu và cung về đôla Mỹ để trao đổi với đồng Việt Nam hoặc là cầu và cung về đồng Việt Nam đề trao đổi với đôla Mỹ. Tuy nhiên, để tiện cho việc phân tích chúng ta sẽ xem xét cầu và cung đôla Mỹ để trao đổi

với đồng Việt Nam và tỷ giá được tính bằng số đồng Việt Nam ăn một đôla Mỹ (EVNĐ/USD).

a. Cung về đôla Mỹ

Cung về đôla Mỹ bắt nguồn từ tất cả các giao dịch quốc tế của Việt Nam tạo ra thu nhập về đôla Mỹ. Một nguồn quan trọng của cung về đôla Mỹ trên thị trường ngoại hối là người nước ngoài hiện tại không có tiền Việt Nam nhưng muốn mua hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.

Hình 3.36 biểu diễn thị trường trao đổi giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Trong đó tỷ giá hối đoái tính bằng số đồng Việt Nam đổi một đôla Mỹ biểu diễn trên trục tung và số đồng đôla Mỹ đưa ra thị trường để trao đổi với đồng Việt Nam được biểu diễn trên trục hoành.

Đường cung về đôla Mỹ biểu thị số đôla Mỹ cần chuyển đổi sang đồng Việt Nam tại mỗi mức tỷ giá hối đoái. Nó là đường dốc lên phản ánh khi đồng đôla Mỹ lên giá so với đồng Việt Nam, sẽ có nhiều đôla Mỹ được cung ứng để chuyển đổi sang đồng Việt Nam. Sở dĩ như vậy là vì khi đồng đôla Mỹ tăng giá, giá hàng hoá và tài sản của Việt Nam tính bằng đôla Mỹ giảm. Điều này sẽ hấp dẫn người nước ngoài hơn và họ sẽ

mua nhiều hàng và tài sản của Việt Nam hơn và do vậy họ sẽ phải chuyển đổi nhiều ngoại tệ sang đồng Việt Nam để phục vụ cho mục đích này.

b. Cầu về đôla Mỹ

Cầu về đôla Mỹ trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ đơn giản bắt nguồn từ các giao dịch quốc tế theo chiều ngược lại so với cung về đôla Mỹ. Vậy ai có nhu cầu về đôla Mỹ ? Các công dân và công ty Việt Nam có nhu cầu mua hàng hoá hay tài sản của nước ngoài sẽ phải cung ứng đồng Việt Nam để chuyển đổi sang đôla Mỹ.

Đường cầu đôla Mỹ là một đường dốc xuống bởi vì khi đồng đôla Mỹ lên giá so với đồng Việt Nam thì hàng ngoại và tài sản ngoại trở nên đắt hơn và ít hấp dẫn hơn đối với người Việt Nam. Chúng ta sẽ mua ít hàng hoá và tài sản ngoại hơn và do vậy sẽ cần ít đồng đôla Mỹ hơn.

c. Xác định tỷ giá hối đoái trong hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi

Trong phần này chúng ta xét một hệ thống trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi quan hệ cung cầu trên thị trường tự do cạnh tranh và không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương.

EVND/USD

SUSD

E2

D

E0 E1

USD


QUSD

Hình 3.36: Xác định tỷ giá hối đoái


Giống như bất kỳ một loại giá cạnh tranh nào khác, tỷ giá hối đoái sẽ dao động theo những điều kiện của cầu và cung. Giả sử mức giá đôla hiện tại là quá thấp (ví dụ E1 trong hình 3.36). Khi đó lượng cầu về lượng cầu về đôla vượt quá lượng cung. Do đôla khan hiếm, một số công ty cần đôla đê thanh toán các hợp đồng nhập khẩu không mua được đôla và họ sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua được đủ số đôla cần thiết. Những hành động như vậy sẽ đẩy giá đôla tăng lên mức E0. Ngược lại, nếu hiện tại giá đôla quá cao, chẳng hạn như E2. Khi đó lượng đôla có nhu cầu thấp hơn lượng đôla cung ừng. Nhiều người cần bán đôla sẽ không bán được và họ sẽ sẵn sàng hạ mức giá để bán được đủ số đôla cần thiết. Chỉ tại mức tỷ giá E0 thì quá trình điều chỉnh mới

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022