Mức Lương Không Linh Hoạt Có Thể Dẫn Tới Thất Nghiệp Không Tự Nguyện

Loại hình thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính gây ra thất nghiệp này chính là sự suy giảm của tổng cầu (AD), kéo theo mức cầu hcung về lao động giảm xuống, tiền lương và giá cả chưa điều chỉnh kịp để phục hồi mức hữu nghiệp toàn phần, khoảng cách giữa đường cầu lao động mới và đường cầu lao động cũ là thất nghiệp thiếu cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi vì ở các nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với những thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu của loại thất nghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.

- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical unemployment)

Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường. Nó xảy ra khi có sự tác động của yếu tố ngoài thị trường (ví dụ: luật tiền lương tối thiểu), làm cho thị trường lao động không cân bằng. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động, mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu; nên nhiều quốc gia (do Chính phủ hoặc công đoàn) có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu; sự không linh hoạt của tiền lương (ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm việc làm.

Tóm lại, thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu xảy ra trong một bộ phận riêng biệt của thị trường lao động. Thất nghiệp thiếu cầu xảy ra khi nền kinh tế đi xuống, toàn bộ thị trường lao động xã hội bị mất cân bằng (đường cầu lao động dịch chuyển sang trái). Còn thất nghiệp theo lý thuyểt cổ điển do các yếu tố xã hội, chính trị tác động.

d. Phân loại theo quan hệ cung cầu lao động

Nghiên cứu vấn đề thất nghiệp có thể dựa trên các phân tích kinh tế, thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.

Chúng ta hãy xem xét một nhóm công nhân được thể hiện bằng một biểu đồ về cung cấp lao động với ký hiệu là đường S trong hình sau. Đường cong về mức cung lao động được giả định là đi theo đường thẳng đứng theo một lực lượng lao động L. Đối với những mức lương thấp thì nguồn cung cấp lao động sẽ giảm xuống.

Cách phân tích hiện đại về thất nghiệp thông qua việc phân tích thị trường lao động đã đưa ra một khái niệm mới nhất là thất nghiệp tự nhiên. Khái niệm này dựa trên cơ sở xem xét sự cân bằng của thị trường lao động và nhấn mạnh một phân loại mới là thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.

- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment):

Thất nghiệp tự nguyện là chỉ một số người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của họ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

W (Mức

lương/giờ) D S

Nhập môn kinh tế học - 23


E

W A F


0 L

Hình 3.31: Mức lương linh hoạt

L (Lao động/ người)


Hình trên cho thấy bức tranh thông thường của cung và cầu trên thị trường lao động, với giao điểm khai thông thị trường tương ứng với mức tiền lương W. Đường ngang từ A đến E thể hiện số công nhân có việc làm. Từ E đến F là chỉ số công nhân muốn đi làm nhưng với điều kiện là mức tiền lương cao hơn W. Số này có thể tính họ vào số thất nghiệp trong các bản điều tra, nhưng họ là những người thất nghiệp "tự nguyện" theo nghĩa họ không muốn làm việc với mức lương trên thị trường lúc đó.

Sự tồn tại của thất nghiệp tự nguyện trong một nền kinh tế cạnh tranh cho thấy: trong một số trường hợp, một nền kinh tế vẫn hoạt động có hiệu quả khi có một số thất nghiệp nào đó. Trong một thị trường lao động có tiền công hoàn toàn linh hoạt thì không thể có sản xuất thừa hay thất nghiệp không tự nguyện.

Có thể nói thất nghiệp tự nguyện bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu vì họ đều là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, mà còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.

- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)

Ngày nay, việc giải thích tình trạng thiếu việc làm dựa trên sự phân tích mức lương cứng nhắc hoặc các nền kinh tế trao đổi hàng hoá phi thị trường. Một cách giải thích đơn giản hoá được trình bày trong hình 3.32.

Với cách trình bày trong hình trên, chúng ta giả định rằng thị trường lao động có mức lương quá cao: lương ở điểm W' chứ không phải ở điểm W. Hơn nữa vì tiền lương không thay đổi nên không dịch xuống W như ở trường hợp thị trường có mức tiền lương linh hoạt. Qua phân tích cho thấy: ở mức lương quá cao, số công nhân muốn đi làm nằm ở điểm G trên đường cung lao động S, nhưng ở mức lương W' các doanh nghiệp chỉ muốn thuê ở mức H trên đường cầu lao động D. Do đó, số lượng lao

động JH là những người được lựa chọn thuê và họ có việc làm. Việc lựa chọn số công nhân được thuê có thể dựa trên các tiêu thức nhất định như thâm niên cao, trình độ tay nghề, giới tính… Phần còn lại số lao động tương ứng HG trên thị trường lao động là những người thất nghiệp không tự nguyện, họ là những người không có việc làm vì họ muốn làm việc với mức lương W' trên thị trường lúc đó nhưng không được thuê.


W (Mức lương)


D S


J H G

W'


A

W


E


0L*


Lao động (người)


Hình 3.32: Mức lương không linh hoạt có thể dẫn tới thất nghiệp không tự nguyện

3.5.2. Lạm phát

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng rộng lớn đến các mặt của đời sống kinh tế hiện đại. Một ví dụ hết sức nổi bật về lạm phát là thời kì siêu lạm phát mà nước Đức đã trải qua vào đầu những năm 1920. Người ta cho rằng siêu lạm phát đã phá hủy toàm bộ hệ thống chính phủ dân chủ mà nước đức đã nỗ lực xây dựng sau thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và tạo cơ sở cho sự tăng cường quyền lực của đảng Nazi do Hitler đứng đầu. Trong các thập kỷ qua, đặc biệt là sau năm 1970, hầu hết các nước công ngiệp phát triển đều phải đương đầu với tình trạng lạm phát cao kéo dài trong một số năm và một sồ nước kém phát triển thạm trí còn trải qua siêu lạm phát. Một loạt các nước Mĩ la-tinh đã lâm vào lạm phát rất cao trong những năm 1980 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ vào năm 1982. Việt nam cũng như phần lớn các nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập chung sang kinh tế thị trường đều trải qua lạm phát cao.Vậy, lạm phát là gì? Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến định nghĩa và cách đo lường lạm phát. Sau đó, chúng ta sẽ giới thiệu các lý thuyết giải thích nguyên nhân gây ra lạm phát.

3.5.2.1. Khái niệm

Có nhiều nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau về lạm phát. Theo quan điểm của Marx thì "lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá lớn". Đến những năm 60 của thế kỷ XX, nhà kinh tế học Mitol Friedman khẳng định lại rằng : "Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ". Nói chung lạm phát có liên quan đến tiền tệ, điều này là hiển nhiên. Nhưng không phải mọi cuộc lạm phát đều bắt nguồn từ lượng cung ứng tiền tệ. Do vậy, không nên định nghĩa lạm phát ở một góc độ nào đó, mà cần đứng trên bình diện tổng thể nền kinh tế để đưa ra một khái niệm phù hợp. Trong phần này chúng tôi muốn nêu một khái niệm mà được nhiều nhà kinh tế thống nhất sử dụng. Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá chung tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một hàng hóa giảm, nếu như giá cả của hàng hóa va dịch

vụ khác tăng đủ mạnh.

Lạm phát cũng có thể định nghĩa là sự suy giảm của sứa mua trong nước của đồng nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát thì một đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua được ngày càng ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay nói một cách khác, khi có lạm phát, chúng ta sẽ phải chi càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định.

Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhận thức là lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự tăng lên liên tục của mức giá nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá , thì dường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó. Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không dược gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thường có ảnh hưởng kéo dài với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát.

Trường hợp ngược lại của lạm phát là giảm phát, diễn ra khi mức giá chung liên tục giảm .Khi đó, sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng.

3.5.2.2. Phân loại

Chúng ta sẽ phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát. Theo tiêu thức này các nhà kinh tế thường phân biệt 3 loại lạm phát: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã, và siêu lạm phát.

- Lạm phát vừa phải: là lạm phát vừa phải đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được . Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số thường được coi là lạm phát vừa phải. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, mọi người vẫn sẵn sàng giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hơp đồng dài hạn tính theo đồng nội tệ vì họ tin rằng giá và chi phí của hàng hóa mà họ mua và bán sẽ không đi chênh lệch quá xa.

- Lạm phát phi mã: là lạm phát trong phạm vi hai con số hoặc ba con số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoach hóa tập chung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách. Nhìn chung lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế ngiêm trọng .Trong bối cảnh đó, đồng tiền bị mất giá rất nhanh cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích chữ hàng hóa , mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.

- Siêu lạm phát : là loại lạm phát ba, bốn con số trở lên, nghĩa là tỷ lệ lạm phát hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu,… phần trăm một năm. Không có gì là tốt đẹp trong các cuộc siêu lạm phát, nền kinh tế chìm ngập trong một khối tiền tệ, trong khi đó mọi hàng hoá đều khan hiếm. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng này thì chức năng sơ đẳng nhất của tiền tệ là phương tiện thanh toán cũng có thể bị mất đi. Nền tài chính bị sụp đổ, trao đổi hàng lấy hàng lại trỗi dậy. Để cứu vãn tình trạng này thì Chính phủ chỉ có thể sử dụng những giải pháp cực đoan như chính sách cải cách tiền tệ. Trong lịch sử phát triển của loài người đã nhiều nước bị rơi vào tình trạng siêu lạm phát mà điển hình là Đức (sau chiến tranh thế giới

I) từ tháng 1/1922 đến tháng 11/1923 giá cả tăng lên đến 1000tỷ% trong vòng gần hai năm. Giá một tờ báo đã đăng từ 0,3 mác vào tháng 1/1921 lên đến 70.000.000 mác chỉ trong chưa đầy 2 năm sau. Giá cả của các thứ khác cũng tăng với tốc độ tương tự. Từ tháng 1/1922 đến 11/1923, chỉ số giá đã tăng từ 1 lên đến 10.000.000.000. Cuộc siêu lạm phát ở Đức có tác động tiêu cực tới nền kinh tế Đức đến mức nó thường được coi là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa Đức quốc xã và cuộc chiến tranh thế giới II.

3.5.2.3. Đo lường lạm phát

- Chỉ số giá (Price Index) là chỉ tiêu phản ánh sự biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Thời kỳ nghiên cứu có thể là tháng, quý, năm.

Chỉ số giá được xác định theo công thức:

Ip = Σip.d

Trong đó: Ip - Chỉ số giá cả của giỏ hàng

ip - Chỉ số giá cả của từng loại hàng trong giỏ hàng

d - Tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, nhóm hàng trong giỏ hàng (với Σd = 1). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.

Có ba chỉ tiêu biểu thị chỉ số giá đó là:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI - Consumer Price Index): là chỉ tiêu phản ánh biến động giá của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với đời sống con người như lương thực, thực phẩmt, chất đốt,… Chỉ số này được tính theo giá sử dụng cuối cùng. Quyền

số là tỷ trọng chi tiêu của hộ gia đình cho việc mua sắm một loại hàng, nhóm hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng.

Chỉ số giá sản xuất (PPI - Producer Price Index): là chỉ tiêu phản ánh biến động giá của ba nhóm hàng hoá: Lương thực thực phẩm, các sản phẩm hàng hoá thuộc ngành chế tạo và ngành khai khoáng. Chỉ số này tính theo giá sản xuất. Quyền số là doanh thu bán hàng trong tổng doanh thu của các hàng hoá được chọn để tính PPI.

Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator): là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các loại hàng hoá trong nền kinh tế.

Trong ba loại chỉ số giá nêu trên thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được sử dụng rộng rãi nhất, và là chỉ số được quan tâm nhiều nhất, vì nó gắn liền với cuộc sống của người tiêu dùng.

Tỷ lệ lạm phát (Rate of inflation) là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng của giá cả kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức:

Ip

gp = (

Ip-1

-1) . 100

Trong đó: gp - Tỷ lệ lạm phát (%)

Ip - Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu Ip-1 - Chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó.

Ví dụ: Chỉ số giá cả của năm 1992 so với năm 1982 là 300% - Ip Chỉ số giá cả của năm 1991 so với năm 1982 là 250% - Ip-1

Vậy tỷ lệ lạm phát năm 1992 là: gp = (300/250 - 1). 100 = 20%

3.5.2.4. Nguyên nhân gây ra lạm phát

Điều gì gây ra lạm phát là một câu hỏi phổ biến , song các nhà kinh tế vẫn còn những bất đồng. Có nhiều lý thuyết giải thích về nguyên nhân gây ra lạm phát mà dưới đây chúng ta sẽ giới thiệu những lý thuyết chính.

a. Lạm phát cầu kéo (Demand - pull inflation)

Lạm phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức tự nhiên. Thực ra đây cũng là một cách định nghĩa về lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là sự tồn tại của một mức cầu quá cao. Theo lý thuyết này nguyên nhân của tình trạng dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghĩa này có sức thuyết phục thì cần phải giải thích tại sao chi tiêu lại liên tục lớn hơn giá trị sản xuất. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét các thành tố của tổng cầu.

Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Chẳng hạn, khi có những làn sóng mua sắm mới làm tăng mạnh tiêu dùng, giá cả của những mặt hàng này sẽ tăng, làm cho lạm phát dâng lên và ngược lại. Tương tự

lạm phát cũng phụ thuộc vào sự biến động trong nhu cầu đầu tư: sự lạc quan của các nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy giá cả tăng lên.

Trong nhiều trường hợp, lạm phát thường bắt nguồn từ sự gia tăng quá mức trong các chương trình chi tiêu của Chính phủ. Khi chính phủ quyết định tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, thì mức giá sẽ tăng. Ngược lại, khi Chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộng, hoặc các công trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mức giá sẽ giảm.

Lạm phát cũng có nguyên nhân từ nhu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu tác động tới lạm phát trong nước theo một cách khác: khi nhu cầu xuất khẩu tăng, lượng còn lại để cung ứng trong nước giảm và do vậy làm tăng mức giá trong nước. Ngoài ra, nhu cầu xuất khẩu và luồng vốn chảy vào cũng có thể gây ra lạmphát, đặc biệt trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, vì điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng lượng tiền cung ứng. (Trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, khi dòng vốn từ nước ngoài chảy vào sẽ làm tăng cung về ngoại tệ. Để ngăn cản đồng nội tệ tăng giá, ngân hàng Trung ương cần tung đồng bản tệ ra để mua ngoại tệ. Kết quả là dự trữ ngoại tệ của ngân hàng Trung ương tăng, đồng thời cung tiền cũng tăng). Tình hình ngược lại sẽ xảy ra khi nhu cầu xuất khẩu trì trệ và luồng vốn nước ngoài chảy vào giảm do nền kinh tế thế giới hay trong khu vực rơi vào một cuộc suy thoái.

Trong đồ thị tổng cầu - tổng cung, lạm phát do cầu kéo xuất hiện khi có sự dịch chuyển sang bên phải của đường tổng cầu. Như minh hoạ trong hình sau, sự gia tăng của một thành tố nào đó của tổng cầu sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải, chẳng hạn từ AD đến AD', trong khi đó đường tổng cung AS lại dịch chuyển sang trái và hậu quả là làm mức giá chung tăng lên liên tục. Mức giá leo thang nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào độ dịch chuyển của đường AD và độ dốc của đường AS.

AS'

E'

(2)

AS

(3)

AD'

E

(1)

AD

P P"

P' P


0

Y* Y

Hình 3.33: Mô tả lạm phát cầu kéo

Giả định nền kinh tế ban đầu nằm tại điểm cân bằng E, với mức giá P và sản lượng Y*. Chính phủ thấy rằng nền kinh tế vẫn có thất nghiệp cao, lúc này Chính phủ có ý muốn giảm tỷ lệ thất nghiệp bằng cách tác động vào làm tăng tổng cầu, nghĩa là đường AD dịch chuyển sang phải. Tại điểm cân bằng ngắn hạn mới F', thị trường lao động lúc này căng thẳng, công ăn việc làm nhiều, để giữ chân những người lao động các hãng tăng tiền công, làm chi phí sản xuất tăng, kết cục là đẩy đường AS dịch chuyển sang trái. Quá trình trên tiếp tục và kết quả dẫn đến là mức giá tăng lên liên tục theo thời gian từ P đến P' và đến P".

b. Lạm phát do chi phí đẩy (Cost - push inflation)

Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cầu – tổng cung, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái . Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi:sản lượng giảm, cả thất nghiệp và lạm phát đều tăng . Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát kèm suy thoái .

Ba loại chi phí có thể gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương cao lên, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu chính phủ tìm cách tránh suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.

Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời đến tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát. Ở đây, thuế gián thu (kể cả thuế nhập khẩu, các loại lệ phí bắt buộc) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, vì chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá. Nếu so sánh với các nước phát triển là những nước có tỷ lệ thuế trực thu cao, chúng ta có thể nhận định rằng ở các nước đang phát triển, nơi mà thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ thuế, thì thay đổi thuế gián thu dường như có tác động mạnh hơn tới lạm phát.

Đối với các nền kinh tế nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, cấu kiện cần thiết mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá cả của chúng (có thể do giá quốc tế thay đổi hoặc tỷ giá hối đoái biến động) sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình lạm phát trong nước. Nếu giá của chúng tăng mạnh trên thị trường thế giới hay đồng nội tệ giảm giá mạnh trên thị trường tài chính quốc tế, thì chi phí sản xuất trong nước sẽ tăng mạnh và lạm phát sẽ bùng nổ.

Những yếu tố nêu trên có thể tác động riêng rẽ, nhưng cũng có thể gây ra tác động tổng hợp, làm cho lạm phát gia tăng với tốc độ cao (lạm phát cao) và rất cao (siêu lạm phát). Nếu Chính phủ phản ứng quá mạnh thông qua các chính sách thích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022