Nhập môn kinh tế học - 25

dừng lại. Khi đó lượng cầu về đôla đúng bằng lượng đôla cung ứng. E0 được gọi là tỷ giá hối đoái cân bằng.

3.6.2.3. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Điều gì làm cho tỷ giá hối đoái biến động? Câu trả lời đơn giản nhất là do sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường ngoại hối. Bất kỳ điều gì làm dịch chuyển đường cầu về đôla Mỹ sang bên phải hay đường cung về đôla Mỹ sang bên trái đều làm cho đồng đôla Mỹ lên giá so với tiền đồng của Việt Nam. Ngược lại, bất cứ điều gì làm dịch chuyển đường cầu về đôla Mỹ sang bên trái hay đường cung về đôla Mỹ sang bên phải đều làm cho đồng đôla Mỹ giảm giá so với tiền đồng của Việt Nam. Đó chẳng qua chỉ là sự vận dụng qui luật cung và cầu vào thị trường ngoại hối.

Vậy, điều gì làm dịch chuyển đường cầu đôla Mỹ và đường cung đôla Mỹ trên thị trường ngoại hối và gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái? Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến một số nguyên nhân quan trọng nhất:

a. Sự tăng giá trong nước của hàng xuất khẩu

Giả sử giá tính bằng tiền đồng của hàng thuỷ sản Việt Nam tăng lên. Điều gì sẽ xảy ra với cung về đôla Mỹ phụ thuộc vào hệ số co dãn theo giá của cầu của người Mỹ đối với hàng thuỷ sản Việt Nam.

Nếu cầu là rất co dãn, có thể bởi vì nhiều nước khác cũng bán các sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ, thì người Mỹ sẽ chi ít tiền hơn để mua hàng thuỷ sản Việt Nam và do đó sẽ có ít đồng đôla được cung ứng để chuyển đổi sang tiền đồng của Việt Nam. Trên đồ thị, đường cung về đôla Mỹ dịch chuyển sang bên trái và đồng đôla Mỹ sẽ lên giá so với tiền đồng. Điều này được thể hiện ở phần b của hình 3.37.

EVND/USD


E2 E0

EVND/USD

B

S

A E2

D E0


E1

D


S0


B S1


A


D0


Q0 Q1

QUSD

Q0 Q1

QUSD

Sự dịch chuyển đường cầu Sự dịch chuyển đường cung

Hình 3.37: Sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Nếu cầu là ít co dãn, thì người Mỹ thực ra sẽ phải chi nhiều đôla hơn để mua lượng hàng thuỷ sản của Việt Nam. Trong phần b của hình 3.37, đường cung về đôla Mỹ sẽ dịch chuyển sang bên phải từ S1 đến S0 và đồng đôla Mỹ sẽ giảm giá so với tiền đồng của Việt Nam từ E1 xuống E0.

b. Sự tăng giá quốc tế của hàng nhập khẩu

Giả sử giá tính bằng đôla của hàng điện tử sản xuất tại Mỹ tăng đáng kể. Cũng giả thiết rằng người tiêu dùng Việt Nam cũng có cầu co dãn mạnh theo giá đối với hàng điện tử của Mỹ. Do vậy, chúng ta sẽ cần ít đồng đôla hơn so với trước đây để mua hàng điện tử của Mỹ. Trên đồ thị đường cầu về đôla Mỹ dịch chuyển sang bên trái và đồng đôla Mỹ sẽ giảm giá so với tiền đồng Việt Nam. Điều này được minh hoạ trong phần a của hình 3.37. Điều ngược lại xảy ra nếu cầu về hàng điện tử của Mỹ là ít co dãn.

c. Sự thay đổi của mức giá chung

Thay vì giá của một mặt hàng xuất khẩu thay đổi, bây giờ chúng ta giả định có sự thay đổi giá của mọi hàng hoá do nền kinh tế đang trải qua lạm phát. Khi đó mức giá chung của hàng Việt Nam sẽ thay đổi một cách tương đối so với mức giá chung của các đối tác thương mại. Trong mô hình giản đơn chỉ có hai nước, Mỹ đóng vai trò là thế giới còn lại.

Nếu mức giá ở cả hai nước đều tăng lên theo cùng một tỷ lệ, ví dụ tăng 10%. Khi đó giá tính bằng đôla Mỹ và giá tính bằng tiền đồng của hàng Việt Nam đều tăng 10%. Tại mức tỷ giá hối đoái hiện hành, giá tính bằng tiền đồng của hàng Mỹ và giá tính bằng đôla của hàng Việt Nam đều tăng 10%. Do vậy giá tương đối giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước sẽ không thay đổi ở cả hai nước. Vì vậy, lạm phát giống nhau ở cả hai nước sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái cân bằng.

Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu Việt Nam có lạm phát trong khi mức giá lại ổn định ở Mỹ? Giá tính bằng tiền đồng của hàng Việt Nam sẽ tăng và chúng sẽ trở nên đắt hơn tại Mỹ. Điều này sẽ làm giảm lượng hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ và giảm số lượng tiền đồng mà các nàh nhập khẩu của Mỹ có nhu cầu. Đồng thời, xuất khẩu của mỹ sang Việt Nam có mức giá tính bằng tiền đồng không thay đổi trong khi giá hàng Việt Nam bán ở trong nước tăng lên do lạm phát. Như vậy hàng Mỹ sẽ trở nên hấp dẫn so với hàng Việt Nam bởi vì chúng trở nên rẻ hơn một cách tương đối, và người Việt Nam sẽ sẵn sàng mua nhiều hàng Mỹ hơn. Tại mỗi mức tỷ giá hối đoái, cầu về đô la Mỹ tăng.

Như vậy, trên đồ thị đường cung về đôla Mỹ dịch chuyển sang bên trái còn đường cầu về đôla Mỹ lại dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là giá của đồng đôla tại trạng thái cân bằng sẽ tăng: tiền đồng của Việt Nam giảm giá trị so với đông đôla Mỹ.

d. Đầu cơ

Một nhân tố quan trọng quyết định tỷ giá hối đoái là đầu cơ. Cầu về một loại tài sản phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng mà tài sản đó có thể bán được trong tương lai. Tiền ở bất kỳ nước nào cũng là một loại tài sản. Nếu người Việt Nam tin rằng trong tương lai đồng đôla Mỹ sẽ lên giá tương đối so với tiền đồng của Việt Nam thì hiện tại họ có thể sẽ muốn giữ nhiều đôla Mỹ hơn. Điều này làm đường cầu về đôla Mỹ dịch chuyển sang bên phải. Kết quả là đồng đôla Mỹ lên giá một cách tương đối so với tiền đồng Việt Nam. Trường hợp ngược lại diễn ra tương tự.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

3.1. Đo lường sản lượng quốc gia

1. Tại sao giá trị sản lượng hay GDP bằng tổng thu nhập?

2. Hãy phân biệt giữa chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ với các khoản chuyển giao thu nhập?

3. Hãy trình bày phương pháp tính GDP theo cách tiếp cận chi tiêu?

4. Giải thích phương pháp tính GDP theo cách tiếp cận thu nhập theo yếu tố?

5. Giá trị gia tăng là gì và nêu cách tính giá trị gia tăng?

3.2. Tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng

1. Hãy cho biết cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)?

2. Giỏ hàng tiêu dùng được lựa chọn để xây dựng CPI như thế nào? Theo bạn thì giỏ hàng tiêu dùng của năm 1992 có giống với giỏ hàng năm 2000 không? Nếu không giống thì vì sao?

3. Theo bạn CPI có phải là một thước đo tốt dùng để so sánh chi phí sinh hoạt ngày nay với chi phí sinh hoạt của năm 1986 không? Nếu không phải vậy thì vì sao?

4. Tăng trưởng kinh tế là gì? Công thức tính tăng trưởng kinh tế?

5. Hãy trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế?

3.3. Tổng cung, tổng cầu và chính sách tài khoá

1. Cho biết cơ cấu của tổng cầu trong một nền kinh tế mở. Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống?

2. Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu?

3. Hãy giải thích tại sao đường tổng cung lại thẳng đứng trong dài hạn và dốc lên trong ngắn hạn?

4. Điều gì có thể gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn?

5. Phân tích ảnh hưởng của cú sốc cung bất lợi đến sản lượng, việc làm và mức giá trong nền kinh tế?

6. Đường tổng chi tiêu là gì? Cho biết các thành tố của đường tổng chi tiêu?

7. Hãy cho biết tác động của sự dịch chuyển đường tổng chi tiêu? Hãy cho ví dụ về sự dịch chuyển như vậy?

8. Hàm tiêu dùng là gì? Điều gì quyết định độc dốc của nó?

9. Tại sao tổng của xu hướng tiêu dùng cận biên và xu hướng tiết kiệm cận biên luôn bằng 1?

10. Điều gì làm cho một sự thay đổi nhất định của đầu tư hoặc chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng lớn hơn đến sản lượng quốc dân? Số nhân chi tiêu là gì?

11. Cho biết mối quan hệ giữa đường tổng chi tiêu và đường tổng cầu. Đường tổng chi tiêu dịch chuyển như thế nào khi mức giá tăng lên? Làm thế nào xây dựng được đường tổng cầu từ đường tổng chi tiêu?

12. Trong bối cảnh nào chính phủ nên thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt? Phân tích tác động của chính sách tài khoá thắt chặt đến nền kinh tế?

13. Cho biết ảnh hưởng của việc tăng chi tiêu chính phủ được bù đắp bằng cách tăng thuế?

14. Cán cân ngân sách chính phủ là gì? Giải thích các nhân tố ảnh hường đến cán cân ngân sách?

3.4. Tiền tệ và chính sách tiền tệ

1. Trình bày các chức năng của tiền và các thước đo khối lượng tiền?

2. Trình bày quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại?

3. Số nhân tiền là gì? Phân tích các nhân tố quyết định số nhân tiền?

4. Hãy trình bày các nhân tố quyết định cung tiền và các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để điều tiết cung tiền? Liệu chúng ta có thể cho rằng cung tiền chỉ phụ thuộc vào hành vi của ngân hàng trung ương?

5. Phân tích tác động của việc thay đổi cung tiền đến lãi suất, đầu tư, tổng cần và sản lượng?

3.5. Thất nghiệp – Lạm phát

1. Hãy trình bày ảnh hưởng của thất nghiệp và các khái niệm liên quan đến thất nghiệp?

2. Trình bày các cách phân loại thất nghiệp?

3. Khái niệm lạm phát và nguyên nhân gây ra lạm phát?

4. Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy?

3.6. Thương mại quốc tế

1. Trình bày khái niệm và vai trò của chính sách thương mại quốc tế?

2. Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế?

3. Tỷ giá hối đoái là gì? Trình bày các nguyên nhân gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái?

4. Dựa vào đồ thị phân tích sự biến động của tỷ giá hối đoái?

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Bài 1

Năm 2004, khi bạn còn ở ngoại trú gia đình bạn mua tặng bạn một chiếc Honda sản xuất tại Vĩnh Phúc để bạn chủ động về thời gian đi lại đảm bảo đến lớp đùng giờ. Năm 2005 vào sống nội trú bạn bán lại chiếc xe trên cho một người khác. Giao dịch trên của bạn có ảnh hưởng như thế nào tới GDP?

Bài 2

Hãy dùng mô hình đường AD-AS phân tích ảnh hưởng các nhân tố sau tới giá cả, sản lượng, việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. Vẽ đồ thị minh họa.

a. Tổng công ty điện lực quyết định tăng gia điện.

b. Được mùa được mùa nhờ thời tiết thuận lợi.

c. Chính phủ quyết định mở con đường xuyên việt.

d. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư mới.

e. Đưa giống mới vào sản xuất đại trà.

f. Ảnh hưởng bệnh SARS.

g. Xảy ra đại dịch cúm gia cầm.

h. Chính phủ quyết định tăng mức tiền lương tối thiểu.

Bài 3

Giả sử rằng mọi người chỉ tiêu dùng 3 loại hàng hóa như trình bày ở bảng sau:



Năm

Bóng Tennis

Vợt Tennis

Mũ chơi Tennis

Giá

( đồng)

Lượng

( cái)

Giá

( đồng)

Lượng

( cái)

Giá

( đồng)

Lượng

( cái)

2001

20.000

100

400.000

10

10.000

200

2002

20.000

100

600.000

10

20.000

200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 25

a. Giá của từng mặt hàng đã thay đổi bao nhiêu phần trăm? Mức giá chung thay đổi bao nhiêu phần trăm?

b. Vợt chơi tennis trở nên đắt hay rẻ một cách tương đối so với mũ chơi tennis? Liệu phúc lợi của một số người này đã thay đổi so với phúc lợi của những người khác hay không? Hãy giải thích?

Bài 4

Giả sử rằng người dân ở Vegopia chi tiêu tất cả thu nhập của dân để mua súp lơ, bắp cải và cà rốt. Trong năm 2011 họ mua 100 chiếc súp lơ với tổng số tiền là 200.000 đồng, 50 chiếc bắp cải trị giá 75.000 đồng, và 500 củ cà rốt trị giá 50.000 đồng. Trong năm 2012 họ mua 75 chiếc súp lơ trị giá 225.000 đồng, 80 chiếc bắp cải trị giá

120.000 đồng, và 500 củ cà rốt trị giá 100.000 đồng. Nếu năm cơ sở là 2011 thì CPI trong cả năm là bao nhiêu? Tỷ lệ lạm phát trong năm 2012 là bao nhiêu?.

Bài 5

Giả sử bạn có 10 triệu đồng để dưới gối, nhưng bây giờ bạn quyết định gửi nó vào ngân hàng. Nếu 10 triệu đồng này được giữ lại trong hệ thống ngân hàng dưới dạng dự trữ và các ngân hàng có tỷ lệ dự trữ bằng 10% so với tiền gửi, thì tổng khối lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng tăng thêm bao nhiêu? Cung ứng tiền tệ tăng thêm bao nhiêu?.

Bài 6

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mua 10 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, thì mức cung ứng tiền tệ lớn nhất có thể tạo ra trong nền kinh tế là bao nhiêu? Hãy giải thích? Mức tăng nhỏ nhất có thể tạo ra là bao nhiêu? Hãy giải thích?

Bài 7

Giả sử một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C= 0,75YD , đầu tư dự kiến là 150, chi tiêu chính phủ là 150 , hàm thuế có dạng T= 200

a. Hãy viết hàm tổng cầu trước và sau khi có thuế. Xác định mức sản lượng cân bằng trước và sau khi có thuế. Vẽ đồ thị 2 đường tổng cầu đó.

b. Giả sử chính phủ tăng thuế thêm 100 đơn vị để đưa vào chi tiêu, sản lượng thay đổi như thế nào ?

Bài 8

Giả sử một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C=0,75YD đầu tư dự kiến là 100 chi tiêu chính phủ là 100, hàm thuế có dạng T= 100 + 0,2Y , hàm xuất khẩu EX = 100, hàm nhập khẩu IM = 0,1 Y

a. Hãy tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế trước đó và sau khi ngoại thương.

b. Vẽ đồ thị và cho biết cán cân thương mại của nền kinh tế này thặng dư hay thâm hụt, vì sao ?

Bài 9

Giả sử nền kinh tế có hàm tiêu dùng C = 100 + 0,8YD.

a. Viết phương trình hàm tiết kiệm tương ứng.

b. Tính thu nhập vừa đủ chi tiêu.

c. Khi thu nhập khả dụng tăng 300 triệu thì tiêu dùng là bao nhiêu?

Bài 10

Xét một nền kinh tế có:

Xuất khẩu: X = 50 tỷ

Nhập khẩu: IM = 0,14Y

Tiêu dùng: C = 100 + 0,8YD

Đầu tư: I = 50 tỷ.

Chi tiêu Chính phủ: G = 400 tỷ Thuế: T = 0,2Y.

a. Xây dựng hàm tiêu dùng

b. Xây dựng hàm tổng cầu và xác định chi tiêu tự định của nền kinh tế.

c. Xác định sản lượng cân bằng

Bây giờ giả sử Chính phủ tăng chi tiêu thêm 200 tỷ. Hãy:

d. Xác định sản lượng cân bằng mới

e. Tính toán sự thay đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, nhập khẩu và đầu tư.

Bài 11

Xét một nền kinh tế có xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,2, tiêu dùng tự định là 150 tỷ, đầu tư của khu vực tư nhân là 300 tỷ.

a. Tính sản lượng cân bằng, chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm?

b. Khi dân chúng tăng tiết kiệm và xu hướng tiết kiệm cân biên mới là 0,3 thì sản lượng cân bằng, chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm thay đổi như thế nào?

Khi có sự tham gia của chính phủ với chi tiêu là 200 tỷ, thuế suất là 0,2 thì:

c. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Tình trạng ngân sách khi đó thế nào?

d. Để cân bằng ngân sách thì thuế suất là bao nhiêu?

Khi có quan hệ kinh tế với nước ngoài, xuất khẩu là 100 và xu hướng nhập khẩu cận biên là 0,1 thì:

e. Sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Xác định tình trạng cán cân thương mại và ngân sách chính phủ?

f. Để cân bằng cán cân thương mại thì xuất khẩu phải bằng bao nhiêu?

Bài 12

Xét một nền kinh tế với những thông số sau:

C = 100 + 0,75YD; I = 90; G = 650; T =40 + 0,2Y;

X = 150; M = 50 + 0,1Y.

Yêu cầu:

a. Viết hàm tổng cầu và tính sản lượng cân bằng

b. Cho biết tình trạng của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng cân bằng?

c. Giả sử chính phủ giảm chi tiêu một lượng là 200. Hãy tính sản lượng cân bằng

mới?


Bài 13

Xét một nền kinh tế với những thông số sau:

C = 50 + 0,9YD; I = 150 + 0,05Y; G = 500;

T =100 + 0,1Y; X = 400; M = 10 + 0,11Y.

Yêu cầu:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022