Ngân Hàng Trung Ương Và Các Công Cụ Điều Tiết Cung Tiền

Bây giờ chúng ta xem xét mối quan hệ giữa cung tiền (MS) và cơ sở tiền tệ (B).

Đầu tiên chúng ta chia phương trình thứ hai cho phương trình thứ nhất:

= Bây giờ ta chia cả tử số và mẫu số bên vế trái của phương trình cho D chúng 2

Bây giờ ta chia cả tử số và mẫu số bên vế trái của phương trình cho D chúng ta nhận được:

= Nếu ký hiệu cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viết 4

Nếu ký hiệu cr là tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi hay viết gọn là tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi (cr = Cu/D) và rr tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (rr = R/D) thì ta có thể viết lại phương trình trên như sau:

= Biểu thức trên chính là số nhân tiền mà chúng ta sẽ kí hiệu là m M bởi vì 6

Biểu thức trên chính là số nhân tiền mà chúng ta sẽ kí hiệu là mM bởi vì nó biểu thị mức độ mà mỗi đồng cơ sở tiền tệ để tạo thành cung tiền lớn hơn. Mỗi khi ngân hàng trang ương bổ sung thêm một đồng cơ sở tiền tệ, thì cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng thêm mM đồng. Chính vì ảnh hưởng này, cho nên cơ sở tiền tệ còn được gọi là tiền mạnh (high – powered money).


m M Biểu thức trên cho thấy số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền 7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

mM =

Biểu thức trên cho thấy số nhân tiền tệ phụ thuộc vào tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi (cr) và tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại (rr). Cả cr và rr đều có tác động ngược chiều đến số nhân tiền: số nhân tiền tăng khi cr và/hoặc rr giảm; ngược lại, số nhân tiền giảm khi cr và/hoặc rr tăng. Lưu ý rằng nếu cr = 0 tức là tiền mặt so với tiền gửi bằng 0, một tình huống được gọi là rò rỉ tiền mặt và mọi giao dịch đều thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thì số nhân tiền có giá trị là 1/rr,đúng như kết quả nhận được trong ví dụ trên.

Nhập môn kinh tế học - 21

Từ phân tích ở trên chúng ta rút ra mô hình về cung tiền như sau:

MS = mM

Như vậy cung tiền phụ thuộc vào cơ sở tiền tệ và số nhân tiền. Cung tiền sẽ tăng khi cơ sở tiền tệ và/hoặc số nhân tiền tăng. Ngược lại, cung tiền sẽ giảm khi cơ sở tiền tệ và/hoặc số nhân tiền giảm. Mối quan hệ giữa cung tiền và cơ sở tiền tệ được minh họa trong hình 3.24.

Tiền mặt ngoài NH (Cu)

Dự trữ (R)


Cơ sở tiền tệ (B)



Cung tiền (MS) Cu Tiền gửi (D)

Hình 3.24: Cơ sở tiền tệ và cung tiền


Sau đây chúng ta xem xét chi tiết hơn về cơ sở tiền tệ, tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi, những yếu tố có tác dụng đến lượng cung tiền trong nền kinh tế:

- Cơ sở tiền tệ

Như chúng ta đã biết, cơ sở tiền tệ hay tiền mạnh bao gồm tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng (Cu) và tiền dự trữ (R). Ngân hàng trung ương kiểm soát cung tiền chủ yếu thông qua việc kiểm soát cơ sở tiền tệ. Cung tiền tỷ lệ thuận với cơ sở tiền tệ. Vì vậy, sự gia tăng cơ sở tiền tệ làm tăng cung tiền theo cùng một tỷ lệ.

- Tỷ lệ dự trữ

Dự trữ bao gồm tiền mặt nằm trong két của ngân hàng thương mại và tiền gửi của các ngân hàng thương mại ở ngân hàng trung ương. Các ngân hàng phải có dự trữ để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Tỷ lệ dự trữ thực tế được quy định bởi hai nhân tố. Nhân tố thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr), tức là tỷ lệ dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương mại phải chấp hành theo quy định của ngân hàng trung ương. Việc áp đặt dự trữ bắt buộc một mặt để đảm bảo cho các ngân hàng luôn có tiền mặt khi khách hàng yêu cầu, mặt khác đây chính là một công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền. Nhân tố thứ hai là hành vi của các ngân hàng. Các ngân hàng có thể muốn dự trữ cao hơn mức dự trữ bắt buộc, thường được gọi là dự trữ dôi ra. Đối với một ngân hàng, việc quyết định nắm giữ bao nhiêu dự trữ dôi ra là một vấn đề kinh tế giống như việc một cá nhân quyết định nắm giữ bao nhiêu tiền cho động cơ dự phòng. Lợi ích của dự trữ thêm là ngân hàng luôn có thể đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của khách hàng làm giảm chi phí giao dịch đối với khách hàng và củng cố niềm tin của họ vào hoạt động ngân hàng. Mức dự trữ dôi ra thường cao khi hoạt động gửi tiền và rút tiền diễn ra thất thường không thể dự tính được.

Khi lãi suất thị trường tăng lên, các ngân hàng có xu hướng giữ ít dự trữ hơn và giảm lượng dự trữ dôi ra đến mức thấp hơn. Điều này có nghĩa rằng cung tiền có thể là hàm của lãi suất. Tuy nhiên, để đơn giản cho việc mô hình hóa, chúng ta thường bỏ

qua ảnh hưởng này. Các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tính bất định của các giao dịch ngân hàng tăng lên sẽ làm tăng tỷ lệ dự trữ.

Khi tỷ lệ dự trữ càng thấp, ngân hàng càng cho vay nhiều và do đó tạo thêm càng nhiều tiền từ mỗi đơn vị tiền gửi. Do đó, sự cắt giảm tỷ lệ dự trữ thực tế của các ngân hàng thương mại sẽ làm tăng số nhân tiền và qua đó làm tăng cung tiền.

- Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi

Khi tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi càng thấp,công chúng càng giữ ít tiền mặt và gửi nhiều tiền hơn vào các ngân hàng.Các ngân hàng sẽ cho vay được nhiều hơn và kết quả là số nhân tiền và cung tiền đều tăng.

Thói quen thanh toán của công chúng có ảnh hưởng quyết định tỷ lệ tiền mặt nắm giữ so với tiền gửi.Chi phí và sự thuận tiện để nhận được tiền mặt có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi. Tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi cũng có tính thời vụ. Tỷ lệ này rất cao vào các dịp lễ,tết, hội hè.

Nhờ mô hình này, chúng ta có thể thảo luận cách thức mà ngân hàng trung ương tác động tới cung tiền trong nền kinh tế.

3.4.2.4. Ngân hàng trung ương và các công cụ điều tiết cung tiền

Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và có chức năng điều hành chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò là một ngân hàng trung ương.

Ngân hàng trung ương có hai nhiệm vụ. Nhiệm vụ thứ nhất là điều tiết các hoạt động ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng trung ương thường xuyên giám sát tình hình tài chính và tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch ngân hàng bằng thanh toán liên ngân hàng. Ngoài ra,ngân hành trung ương có thể cho các ngân hàng thương mại vay khi các ngân hàng này có nhu cầu. Khi các ngân hàng gặp khó khăn về mặt tài chính như thiếu hụt tiền mặt,thì ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để duy trì sự ổn định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Nhiệm vụ thứ hai và quan trọng hơn của ngân hàng trung ương là kiểm soát lượng tiền cung ứng. Các quyết định được đưa ra bởi các nhà hoạch định chính sách có liên quan đến cung tiền được gọi là chính sách tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu (lãi suất cho các ngân hàng thương mại vay), ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát cung tiền và các điều kiện tín dụng của một quốc gia. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét tác động của các công cụ này tới cung tiền.

- Nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng trung ương thực hiện nghiệp vụ thị trường mở khi nó mua hoặc bán trái phiếu chính phủ cho công chúng. Khi mua trái phiếu chính phủ, ngân hàng trung ương phải trả cho những người bán trái phiếu một lượng tiền đúng bằng giá trị các trái

phiếu chính phủ mua vào. Kết quả là cơ sở tiền tệ tăng lên một lượng tương ứng. Do cơ sở tiền tệ tăng, cung tiền cho nền kinh tế sẽ tăng. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ, những người mua trái phiếu sẽ trả một khoản tiền tương ứng cho ngân hàng trung ương. Kết quả là một lượng tiền tương ứng “bị rút khỏi” lưu thông, tức là cơ sở tiền tệ giảm. Do cơ sở tiền tệ giảm, lượng cung tiền trong nền kinh tế giảm.

Chúng ta cần lưu ý rằng, chỉ khi ngân hàng trung ương mua hoặc bán trái phiếu của chính phủ mới làm thay đổi cơ sở tiền tệ. Hoạt động mua bán trái phiếu của các ngân hàng thương mại không làm thay đổi cơ sở tiền tệ do vậy không làm thay đổi cung tiền nếu tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi không đổi.

Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở,ngân hàng trung ương đôi khi còn mua hay bán ngoại tệ nhằm tác động tới tỷ giá hối đoái. Các hoạt động trên thị trường ngoại hối này cũng có tác động tới cơ sở tiền tệ tương tự như mua bán trái phiếu chính phủ.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ngân hàng trung ương cũng có thể tác động tới cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Sự ra tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trũ nhiều hơn, do đó cho vay ít hơn từ mỗi đồng mà nó nhận được dưới dạng tiền gửi. Kết quả là, nó làm tăng tỷ lệ dự trữ, làm giảm số nhân tiền và làm giảm cung tiền. Ngược lại, biện pháp cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền và cung tiền.

Nhìn chung, các ngân hàng trung ương rất ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc bởi vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Ví dụ, khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ bị thiếu hụt dự trữ mặc dù họ không thấy có sự biến động nào trong tiền gửi. Trong trường hợp như vậy, họ phải từ chối cho vay cho đến khi tạo ra đủ mức dự trữ theo quy định mới.

- Lãi suất triết khấu

Công cụ thứ ba mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để kiểm soát cung tiền là lãi suất triết khấu tức lãi suất mà ngân hàng trung uongwaps dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay tiền. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.

Ngân hàng trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân

hàng trung ương để bù đắp dự trữ. Đồng thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền tệ và số nhân tiền, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm. Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích các ngân hàng vay tiền nhiều hơn từ các ngân hàng trung ương và dự trữ với tỷ lệ thấp hơn, dẫn tới cơ sở tiền tệ và số nhân tiền tăng và cung ứng tiền tệ tăng.

Ngân hàng trung ương sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ để kiểm soát cung ứng tiền tệ mà còn nhằm giúp đỡ các tổ chức tài chính khi họ rơi vào tình thế khó khăn. Ví dụ vào năm 2005, mọi người đồn rằng ngân hàng cổ phần Phương Nam có rất nhiều khoản nợ khó đòi và rất nhiều người gửi tiền đã rút tiền ra. Để cứu ngân hàng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoạt động với tư cách người cho vay cuối cùng.

Như vậy, ngân hàng trung ương có thể tác động tới cung tiền thông qua 3 công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiếu khấu và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong 3 công cụ này, nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng rộng rãi nhất. Ở các nước phát triển, hoạt động thị trường mở diễn ra thường xuyên. Đó là công cụ có tác động nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được biết đến như là công cụ mà ngân hàng trung ương thường sử dụng vào thời điểm có khủng hoảng, khi mà các ngân hàng đã cho vay quá nhiều.

Tuy nhiên cần lưu ý, ngân hàng trung ương không bao giờ có thể kiểm soát được lượng tiền cung ứng một cách hoàn hảo, bởi vì ngân hàng trung ương không thể chi phối trức tiếp mọi nhân tố của số nhân tiền.

Thứ nhất, ngân hàng trung ương không thể kiểm soát số lượng tiền mà các hộ gia đình nắm giữ dưới dạng tiền gửi tại các ngân hàng. Khi các hộ gia đình và doanh nghiệp giữ ít tiền mặt hơn và gửi nhiều tiền vào ngân hàng hơn, thì các ngân hàng sẽ cho vay được nhiều hơn và do đó càng tạo thêm nhiều tiền hơn. Để thấy rò tại sao đây là một vấn đề của ngân hàng trung ương, chúng ta hãy giả sử rằng vào một ngày nào đó người dân mất niềm tin vào hoạt động của hệ thống ngân hàng và vì vậy họ quyết định rút tiền ra khỏi các ngân hàng và giữ nhiều tiền mặt hơn. Khi điều này xảy ra, dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm đi và lượng tiền tạo ra từ chúng cũng giảm. Cho dù không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng trung ương cung tiền vẫn giảm.

Thứ hai, trong việc kiểm soát cung tiền ngân hàng trung ương cũng không thể kiểm soát được lượng tiền mà các ngân hàng cho vay. Khi tiền được gửi vào một ngân hàng, thì cung tiền chỉ tăng thêm một khi ngân hàng này cho vay một phần số tiền đó. Bởi vì các ngân hàng có thể quyết định nắm giữ các khoản dự trữ dôi ra, nên ngân hàng trung ương không thể nắm chắc được sẽ có bao nhiêu tiền mà hệ thống ngân

hàng này tạo ra. Ví dụ, giả sử các ngân hàng trở lên thận trọng hơn trong kinh doanh bởi các điều kiện kinh tế không thuận lợi. Vì vậy họ quyết định cho vay ít hơn và giữu nhiều dự trữ hơn. Với quyết định này cuả ngân hàng, cung tiền sẽ giảm.

Vì vậy, trong hệ thống ngân hàng dự trữ một phần, số lượng tiền trong nền kinh tế phụ thuộc vào một phần hành vi của người gửi tiền và các ngân hàng. Vì ngân hàng trung ương không thể kiểm soát được hoặc không dự đoán được các hành vi này, nên nó không thể kiểm soát được cung tiền một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu ngân hàng trung ương chú ý đến những vấn đề này, thì chúng thực ra không phải là những vấn đề lớn. Hàng tuần ngân hàng trung ương đều thu nhập dữ liệu về các khoản tiền gửi và dự trữ từ các ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng trung ương có thể nhanh chóng nhận ra bất kì sự thay đổi nào về hành vi của người gửi tiền và các ngân hàng. Do đó, nó có thể phản ứng lại những thay đổi này và duy trì cung tiền sát với mức mà nó lựa chọn.

3.4.3. Cầu tiền và cân bằng thị trường tiền tệ

3.4.3.1. Cầu tiền

Mặc dù có nhiều yếu tố quyết định lượng cầu về tiền nhưng nhân tố được quan tâm đặc biệt trong các lý thuyết về cầu tiền là lãi suất. Đó là lãi suất danh nghĩa chứ không phải lãi suất thực tế. Lý do là vì lãi suất danh nghĩa là thước đo cho phí cơ hội của việc giữ tiền. Nghĩa là khi bạn nắm giữ của cải dưới dạng tiền trong ví hay trong các tài khoản gửi ngân hàng có thể viết séc thì bạn sẽ bỏ qua khoản tiền lãi mà lẽ ra bạn có thể nhận được nếu như khoản tiền đó được sử dụng để gửi vào tài khoản ngân hàng có thời hạn hay mua trái phiếu. Nếu tiền gửi ngân hàng có thể viết séc không trả lãi suất, còn tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn va trái phiếu lại trả lãi suất 8% một năm, thì chi phí cơ hội của việc giữ tiền (bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có thể viết séc) là 8% một năm. Ngày nay các tài khoản ngân hàng có thể viết séc đều trả tiền lãi, do đó chi phí cơ hội của việc giữ tiền là thấp hơn. Tuy nhiên, lãi suất trả cho các tài khoản tiền gửi ngân hàng có thể viết séc thường rất thấp, do vậy để đơn giản cho việc phân tích chúng ta thường giả thiết tiền lãi trả cho tiền gửi có kỳ hạn hay trái phiếu (thường là tín phiếu kho bạc) chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Chúng ta thường nhấn mạnh vào lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ hạn hay tín phiếu kho bạc vì một lý do đơn giản: chúng an toàn cũng giống như tiền. Sự khác nhau duy nhất là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và tín phiếu kho bạc không phải là phương tiện trao đổi nhưng trả lãi suất, còn tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có thể viết séc là phương tiện trao đổi trực tiếp nhưng không được trả lãi suất.

Giống như cầu về hàng hóa bất kỳ nào khác, cầu về tiền cũng phụ thuộc vào giá cả. Lãi suất mà cá nhân có thể nhận được từ trái phiếu có thể gọi là giá của tiền, bởi vì nó đo lường chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Khi lãi suất tăng, chi phí của việc giữ tiền tăng, do đó lượng cầu về tiền giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí của việc giữ

tiền giảm, do đó lượng cầu về tiền tăng. Vì vậy, đường cầu tiền là một đường dốc xuống như chúng ta thấy trong hình 3.25.


MD1

MD0

Lãi suất



6


500 Cầu tiền


Hình 3.25: Đường cầu tiền


3.4.3.2. Cân bằng thị trường tiền tệ

Hình 3.26 biểu diễn cả hai đường: cung tiền và cầu tiền trên hệ trục tọa độ trong đó lãi suất danh nghĩa được biểu diễn trên trục tung và lượng tiền được biểu diễn trên trục hoành. Cung tiền được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. Lượng tiền mà ngân hàng trung ương cung ứng được giả thiết là không phụ thuộc vào lãi suất. Nó được biểu diễn là đường thẳng đứng.


Cung tiền, MS0

Cầu tiền, MD

Lãi suất, i


i1


i0 i2


M1 M0 M2


Hình 3.26: Xác định lãi suất cân bằng


Lãi suất sẽ điều chỉnh để cân bằng lượng cầu tiền và lượng tiền cung ứng. Có một mức lãi suất, được gọi là lãi suất cân bằng, tại đó lượng cầu tiền đúng bằng lượng tiền cung ứng. Nếu lãi suất ở mức khác nhau, dân chúng sẽ điều chỉnh danh mục tài sản và kết quả là lãi suất sẽ trở về mức cân bằng.

Ví dụ, với đường cung tiền là MS0 thì mức lãi suất cân bằng sẽ là i0. Gỉa sử lãi suất cao hơn mức cân bằng, chẳng hạn bằng i1 trong hình 3.26. Khi đó, lượng tiền mọi người muốn nắm giữ, M1 ,sẽ nhỏ hơn lượng tiền cung ứng. Những người nắm giữ quá nhiều tiền sẽ cố gắng giảm lượng tiền của họ xuống bằng cách mua trái phiếu có lãi. Như vậy cầu về trái phiếu tăng, trong khi đó cung về trái phiếu là cố định, nên giá trái phiếu sẽ tăng. Gía trái phiếu tăng làm cho lãi suất giảm. Khi lãi suất vẫn còn lớn hơn i0 thì quá trình này vẫn tiếp diễn và đưa lãi suất trở về i0. Ngược lại, khi lãi suất thấp hơn mức cân bằng, ví dụ ở mức i2 trong hình 3.26, thì lượng tiền mọi người muốn giữ là M2, lớn hơn lượng tiền cung ứng. Trong trường hợp này, để tăng lượng tiền nắm giữ, người ta sẽ bán bớt lượng trái phiếu mà họ đang giữ làm cho giá trái phiếu giảm kéo

theo lãi suất tăng. Qúa trình sẽ còn tiếp diễn cho đến khi lãi suất tăng lên i0.

3.4.4. Chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GNP, giảm thất nghiệp. Tuỳ đặc điểm kinh tế của mỗi thời kỳ cụ thể, cần phải ưu tiền mục tiêu nào đó. Vì chính sách tiền tệ chỉ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên việc kiểm soát tiền tệ của NHTW tập trung vào một trong hai công cụ chủ yếu: mức cung tiền và lãi suất.

Hình 3.27 được sử dụng để biểu thị sự thay đổi cung tiền làm thay đổi lãi suất như thế nào. Ban đầu cung tiền ở mức MS0 và lãi suất cân bằng là i0. Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền lên MS1 , lãi suất giảm xuống i1. Trong hình 3.27, cầu tiền ít co dãn với lãi suất, do đó việc tăng cung tiền tại một mức thu nhập nhất định làm giảm lãi suất đáng kể. Khi lãi suất giảm, đầu tư tăng. Khi chi tiêu cho đầu tư tăng, thu nhập sẽ được mở rộng theo số nhân.

MS0 MS1

MD0

i


i0


i1


Lượng tiền


Hình 3.27: Tác động của tăng cung tiền với lãi suất cân bằng

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí