C + I
C
45o
500
Y
AE
0
Hình 3.14: Xác định thu nhập cân bằng
Hình 3.14 được vẽ trên cơ sở số liệu ở bảng 3.3. Bởi vì chúng ta giả thiết đầu tư không phụ thuộc vào thu nhập hiện tại, độ dốc của đường tổng chi tiêu cũng bằng độ dốc của đường tiêu dùng: khi thu nhập tăng, tổng chi tiêu tăng một lượng đúng bằng sự gia tăng tiêu dùng, tức là, theo xu hướng tiêu dùng cận biên. Độ dốc của đường tổng chi tiêu chính là xu hướng tiêu dùng cận biên. Trạng thái cân bằng đạt được tại giao điểm giữa đường tổng chi tiêu và đường 45o, tại đó xác định mức thu nhập cân bằng là Y1 (500 tỷ).
Thực ra chúng ta có thể xác định mức thu nhập cân bằng theo một cách khác.
Phân tích ở trên cho thấy trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa đạt được khi sản lượng thực tế tạo ra vừa đúng bằng tổng chi tiêu, tức là:
Y = C + I
Chuyển C sang vế trái chúng ta được:
Y – C = I
Vế bên trái chính là tiết kiệm theo kế hoạch, còn vế phải là đầu tư theo kế hoạch: S = I
Như vậy, chúng ta rút ra hệ quả là thị trường hàng hóa trong nền kinh tế giản đơn cân bằng khi tiết kiệm theo kế hoạch đúng bằng đầu tư theo kế hoạch.
S, I
S = -25 + 0,1Y
I = 25
25
0
500
Thu nhập quốc dân, Y
-25
Hình 3.15: Tiết kiệm, đầu tư và sản lượng cân bằng
Trên đồ thị với tiết kiệm và đầu tư biểu diễn trên trục tung và thu nhập biểu diễn trên trục hoành, đường tiết kiệm là đường đi lên có hệ số góc là xu hướng tiết kiệm cận biên, còn đường đầu tư là đường nằm ngang bởi vì đầu tư được giả thiết là không phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại của nền kinh tế. Trạng thái cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của đường tiết kiệm và đường đầu tư như được minh họa trong hình 3.15.
d. Số nhân
Một điểm cốt lòi của cách tiếp cận thu nhập - chi tiêu là tư tưởng cho rằng những sự kiện làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu sẽ có ảnh hưởng kép đến sản lượng. Ví dụ, xét một sự di chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu do đầu tư tăng thêm 1 tỷ đồng. Chúng ta tiếp tục giả thiết xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9. Ảnh hưởng trong vòng một của tăng đầu tư, như được biểu thị trong bảng 3.2 rất dễ nhận ra: sản lượng tăng 1 tỷ đồng khi các doanh nghiệp mua thêm 1 tỷ đồng hàng tư bản. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bắt đầu. Phần thu nhập gia tăng này được phân phối cho các thành viên của nền kinh tế dưới dạng tiền lương cao hơn, tiền lãi nhiều hơn, và lợi nhuận cao hơn của chủ sở hữu doanh nghiệp. Với xu hướng tiêu dùng cận biên đã cho là 0,9, điều này sẽ làm cầu về hàng tiêu dùng tăng thêm một sản lượng 1 tỷ đồng = 900 triệu đồng. Hiệu ứng trong vòng hai làm sản lượng và thu nhập tăng thêm 900 triệu đồng, rồi đến lượt chúng lại làm tăng tiêu dùng ở vòng ba là 900 triệu đồng = 810 triệu đồng. Trong vòng tiếp theo, sản lượng tăng 810, sau đó là 0,9 lần của số đó, và cứ thế tiếp tục. Trong ví dụ này, khi mọi sự gia tăng được tổng hợp lại, sự gia tăng đầu tư 1 tỷ sẽ làm tăng sản lượng cân bằng 10 tỷ.
Chúng ta có tổng hợp hiệu ứng của việc thay đổi đầu tư 1 tỷ đồng tới thu nhập cân bằng như sau:
= | 1 | |
Sự thay đổi tiêu dùng trong vòng hai | = | 0,9 |
Sự thay đổi tiêu dùng trong vòng ba | = | 0,92 |
Sự thay đổi tiêu dùng trong vòng bốn | = | 0,93 |
………………………. |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Dịch Chuyển Của Đường Tổng Cầu
- Sự Dịch Chuyển Của Đường Tổng Cầu Khi Nền Kinh Tế Còn Nhiều Nguồn Lực Chưa Được Sử Dụng
- Các Nhân Tố Quyết Định Sự Thay Đổi Của Sản Lượng Cân Bằng
- Xác Định Thu Nhập Cân Bằng Trong Một Nền Kinh Tế Mở
- Ngân Hàng Thương Mại Và Quá Trình Tạo Tiền
- Ngân Hàng Trung Ương Và Các Công Cụ Điều Tiết Cung Tiền
Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.
Y = (1 + 0,9 + 0,92 + 0,93+…)
Hay Y = = 10
Quá trình khuyếch đại theo số nhân cũng hoạt động tương tự nhưng theo chiều ngược lại khi đầu tư giảm. Giống như tăng đầu tư có ảnh hưởng theo số nhân đến sản lượng quốc dân, việc giảm đầu tư cũng làm cho sản lượng quốc dân giảm theo số nhân. Trong ví dụ của chúng ta, với MPC là 0,9, nếu đầu tư giảm 1 đồng tỷ thì sản lượng quốc dân sẽ giảm 10 tỷ. Mối quan hệ giữa sự thay đổi bất kỳ của tổng chi tiêu đầu tư là sự thay đổi cuối cùng của thu nhập quốc dân tạo ra được gọi là số nhân chi tiêu. Một sự gia tăng trong tiêu dùng tự định cũng có ảnh hưởng hoàn toàn tương tự đến tổng cầu và sản lượng cân bằng.
Trong mô hình đơn giản hiện tại của chúng ta, khi không có chính phủ và thương mại quốc tế, số nhân có dạng toán học đơn giản là 1/(1-MPC). Như chúng ta đã biết từ trước, phần thu nhập khả dụng mà các cá nhân không tiêu dùng thì được tiết kiệm, và sự gia tăng thu nhập 1 đơn vị sẽ được sử dụng cho tiêu dùng hoặc tiết kiệm. Do đó, 1- MPC = MPS, được gọi là xu hướng tiết kiệm cận biên. Kết quả này cho phép chúng ta viết lại công thức cơ bản về số nhân như sau:
m = 1/(1-MPC) = 1/MPS
Nói cách khác, số nhân chi tiêu trong một nền kinh tế giản đơn chính là số nghịch đảo của xu hướng tiết kiệm cận biên. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,9, thì xu hướng tiết kiệm cận biên là 0,1 và số nhân chi tiêu có giá trị là 1/0,1 = 10
C + I +
C + I
45o
0
Y0
Y1
Y
AE
I
S
I + I
I
0
Y0
Y1
Y
S, I
Hình 3.16: Tác động của sự thay đổi đầu tư đến sản lượng cân bằng
3.3.2.3. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ
Cơ chế khuyếch đại theo số nhân nhìn chung không thay đổi khi chính phủ và thương mại quốc tế được đưa vào phân tích. Sự thay đổi chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng sẽ gây ra sự thay đổi lớn hơn trong sản lượng cân bằng. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của chính phủ và thương mại làm thay đổi giá trị của số nhân. Trong phần này chúng ta sẽ đưa thêm khu vực chính phủ vào trong mô hình.
Không có gì ngạc nhiên khi mọi người thường cho rằng chính phủ nên làm gì đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như khuyến khích đầu tư, xây dựng những con đường mới, tăng lương cho đội ngũ viên chức chính phủ, giảm thuế cho nông dân, hỗ trợ cho những ngành có định hướng cho xuất khẩu… Tuy nhiên, chính phủ có thể thực hiện những việc này như thế nào? Để trả lời những câu hỏi thuộc loại này, chúng ta bắt đầu bằng cách xem xét chính phủ có thể ảnh hưởng đến tổng chi tiêu và do đó làm thay đổi mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế như thế nào. Dưới đây là hai cách mà chính phủ có thể sử dụng để ảnh hưởng đến nền kinh tế:
- Chính phủ thu thuế (Tx) và thực hiện các khoản chuyển giao thu nhập hay trợ cấp (Tr) nhằm thay đổi thu nhập của các hộ gia đình. Chênh lệch giữa thuế và chuyển giao thu nhập được gọi là thuế ròng (T = Tx-Tr), hay viết tắt là thuế, túc là phần chính phủ thực thu được từ khu vực tư nhân.
- Chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của chính phủ (G) trực tiếp là một thành tố của tổng chi tiêu. Nó bao gồm các khoản chi tiêu cho đầu tư như chi tiêu cho các dự án xây dựng dường xá, sân bay và các khoản chi cho tiêu dùng của chính phủ, ví dụ như trả lương cho các viên chức chính phủ và các trang thiết bị vần thiết để duy trì hoạt động của bộ máy chính phủ,…
Trước hết, chúng ta xem xét ảnh hưởng của thuế. Bởi vì tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập khả dụng của các cá nhân- lượng thu nhập còn lại sau khi nộp thuế- việc thu thuế của chính phủ có ảnh hưởng đến tieu dùng. Tổng thu nhập bằng tổng sản lượng, ký hiệu là Y. Thu nhập khả dụng đơn giản là tổng thu nhập trừ đi thuế ròng:
Yd = Y – T
Thuế có hai ảnh hưởng trong mô hình của chúng ta. Thứ nhất, tại mỗi mức thu nhập quốc dân thuế làm giảm thu nhập khả dụng và do đó làm giảm tiêu dùng. Thuế làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu xuống phía dưới. Thứ hai, khi mức thu thuế tỷ lệ thuận với thu nhập, thì số nhân trở nên nhỏ hơn (độ dốc của đường tổng chi tiêu nhỏ hơn). Bởi vì khi tổng thu nhập tăng 1 đơn vị, tiêu dùng tăng ít hơn trong trường hợp không có thuế do một phần thu nhập tăng lên được chính phủ thu dưới dạng thuế.
Nếu không có thuế, khi đầu tư tăng 1 đơn vị, thu nhập cũng tăng 1 đơn vị, điều này làm tăng tiêu dùng bằng xu hướng tiêu dùng cận biên. Sự gia tăng này của tiêu dùng sau đó lại làm tăng thu nhập quốc dân trong các vòng tiếp theo. Bây giờ với thuế suất biên bằng 25%, thì khi thu nhập tăng 1 đơn vị, thì chính phủ thu thuế thêm 0,25 đơn vị và thu nhập khr dụng chỉ tăng 0,75 đơn vị. Do đó sự gia tăng tiêu dùng khi có thuế nhỏ hơn so với khi không có thuế. Nói cách khác cả đường tiêu dùng và đường tổng chi tiêu bây giờ trở nên thoải hơn như được vẽ trong hình 3.17A. Kết quả là số nhân có giá trị nhỏ hơn.
Còn chi tiêu chính phủ có vai trò gì trong mô hình của chúng ta? Lời giải đáp cho câu hỏi này sẽ đơn giản hơn nếu chi tiêu chính phủ luôn bằng thu nhập từ thuế. Tuy nhiên chính phủ có thể mchi tiêu nhiều hơn so với số thuế thu được bằng cách đi vay. Khi chi tiêu chính phủ hàng năm vượt quá nguồn thu về thuế, ngân sách chính phủ bị thâm hụt. Các nhà kinh tế và hoạch định chính sách tranh luận rất nhiều về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách. Hiện tại, chúng ta đưa ra giả thiết đơn giản hóa là bản thân thâm hụt không có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng hay đầu tư của khu vực tư nhân.
Đường AE trước thuế, C+I
A
Đường AE sau thuế
0
A)
Y
C + I + G
C
45
0
B)
Y
A
Hình 3.17: Chính phủ và xác định thu nhập cân bằng
Chúng ta cũng giả thiết rằng chi tiêu chính phủ không tăng lên một cách tự động cùng với mức thu nhập; chúng được giả thiết là cố định, ví dụ ở mức 135 tỷ. Như vậy, trong khi thuế làm cho đường tổng chi tiêu trở nên thoải hơn và dịch chuyển xuống phía dưới, chi tiêu chính phủ làm đường tổng chi tiêu dịch chuyển lên trên một lượng tương ứng như được vẽ trong hình 3.17B. Sự dịch chuyển lên trên của đường tổng chi tiêu do bổ sung thêm chi tiêu chính phủ hoàn toàn đối lại với sự dịch chuyển xuống dưới của đường tổng chi tiêu do thuế được vẽ trong phần A. Lưu ý rằng sự đóng góp của đầu tư I (giả thiết vẫn là 25 tỷ) và chi tiêu chính phủ đều làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên trên mà không làm thay đổi độ dốc của nó. Độ dốc của đường tổng chi tiêu như nhau trong phần A và phần B. Trạng thái cân bằng một lần nữa xuất hiện
tại giao điểm của đường tổng chi tiêu và đường 45o. Tăng chi tiêu chính phủ cũng có
tác dụng kích thích nền kinh tế. Nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, chính phủ có thể tăng chi tiêu để đưa sản lượng đến mức tự nhiên.
Công thức tính sản lượng cân bằng và số nhân chi tiêu trong một nền kinh tế đóng có chính phủ
Khi chúng ta bổ sung thêm chính phủ, đường tổng chi tiêu có dạng:
AE = C + I + G = a + Yd + I + G
Trong đó Yd là thu nhập khả dụng. Để đơn giản, chúng ta giả thiết thuế tỷ lệ thuận với thu nhập quốc dân theo công thức sau:
T = tY
Nên: Yd = Y – T = (1-t)Y
Do đó, hàm tổng chi tiêu có thể viết lại như sau:
AE = a + MPC(1-t)Y + I + G
Tại trạng hái cân bằng, tổng chi tiêu bằng thu nhập:
Y = a + MPC(1-t)Y + I + G
Từ đó, chúng ta rút gọn công thức tính sản lượng cân bằng như sau: Y =
Và số nhân chi tiêu có giá trị là:
m’ =
Nếu t=0,25 và MPC=0,8 thì số nhân là:
m’ =
Như vậy số nhân có giá trị đúng bằng ½ so với trong điều kiện không có thuế.
3.3.2.4. Mô hình xác định sản lượng trong một nền kinh tế mở
Cho đến nay phân tích của chúng ta bỏ qua vai trò quan trọng của thương mại quốc tế. Điều này có thể chấp nhận được đối với một nền kinh tế tương đối đóng cửa - một nền kinh tế ít tham gia vào thương mại quốc tế, nhưng không thích hợp với một nền kinh tế mở cửa. Độ mở của một nền kinh tế thường được tính bằng tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP.
Thương mại quốc tế có ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập quốc dân. Xuất khẩu mở rộng thị trường cho các nhà sản xuất trong nước, trong khi nhập khẩu lại thu hẹp thị trường cho hàng hóa của các nhà sản xuất trong nước. Do đó, xuất khẩu và nhập khẩu ảnh hưởng đến đường tổng chi tiêu theo những cách khác nhau.
Nhập khẩu
IM=0,3Y
Nhập khẩu
300
0 1000 Thu nhập quốc dân, Y
Hình 3.18: Hàm nhập khẩu
Khi thu nhập của các hộ gia đình tăng, họ không chỉ mua nhiều hàng hóa sản xuất trong nước hơn mà họ cũng mua nhiều hàng hóa nhập khẩu hơn. Chúng ta có thể hình dung một hàm nhập khẩu theo cách giống như chúng ta đã làm với hàm tiêu dùng. (còn đầu tư và chi tiêu chính phủ được giả thiết được quyết định ngoại sinh, nên chúng ta đã không vẽ các đường liên kết chúng với thu nhập). Hàm nhập khẩu biểu diễn các mức nhập khẩu tương ứngvới các mức thu nhập khác nhau khi các biến khác
ảnh hưởng đến nhập khẩu được coi là cho trước. Hình 3.18 biểu diễn một hàm nhập khẩu điển hình.
Nhập khẩu tăng cùng với thu nhập. Xu hướng nhập khẩu cận biên cho chúng ta biết lượng nhập khẩu tăng thêm khi thu nhập tăng thêm một đơn vị. Nếu xu hướng nhập khẩu là 0,3, thì khi thu nhập quốc dân tăng 1 tỷ đồng, nhập khẩu sẽ tăng một lượng là 1 tỷ đồng = 300 triệu đồng. Trong hình 3.18, xu hướng nhập khẩu cận biên chính là độ dốc của đường nhập khẩu.
Xuất khẩu
Người nước ngoài mua gì và mua bao nhiêu hàng của Việt Nam phụ thuộc trước hết vào thu nhập của họ chứ không phụ thuộc trực tiếp vào thu nhập của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam cũng có thể phụ thuộc vào các nhân tố khác, chẳng hạn như hoạt động tiếp thị của các công ty Việt Nam và giá tương đối giữa hàng Việt Nam so với hàng ngoại. Trong phần này chúng ta tập trung vào việc xây dựng mô hình xác định mức sản lượng cho nền kinh tế. Để đơn giản, chúng ta giả thiết rằng mức xuất khẩu là cho trước với giá trị cố định là 150 tỷ.
Xuất khẩu ròng của một nước chính là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Việc bán gạo cho Philippin làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng lên, trong khi việc mua chiếc xe Spacy làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm xuống. Như vậy, xuất khẩu ròng cho biết về tổng thể hiện tại một nước là người mua ròng hay bán ròng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ thế giới.
Bảng 3.4: Xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng
Xuất khẩu | Nhập khẩu | Xuất khẩu ròng | |
100 | 150 | 30 | 120 |
200 | 150 | 60 | 90 |
30 | 150 | 90 | 60 |
400 | 150 | 120 | 30 |
500 | 150 | 150 | 0 |
600 | 150 | 180 | -30 |
700 | 150 | 210 | -60 |
Xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng tại mỗi mức thu nhập được giới thiệu trong bảng 3.4. Tại những mức thu nhập rất thấp, xuất khẩu ròng mang giá trị dương, tức là xuất khẩu cao hơn nhập khẩu. Khi thu nhập tăng, nhập khẩu cũng tăng, trong khi