- Các ngân hàng cần phải quản lý rủi ro một cách có hiệu quả và kiên trì đối với các sản phẩm được cơ cấu và nghiệp vụ chứng khoán hóa.
Các hành động trung hạn
- Các cơ quan đề ra chuẩn mực quốc gia trong việc hợp tác với các quốc gia và các cơ quan hữu quan khác, phải đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách quy chế quản lý phải ý thức được và có khả năng ứng phó nhanh chóng với các diễn biến và đổi mới trong các sản phẩm và thị trường tài chính.
- Các cơ quan thẩm quyền cần phải giám sát những thay đổi lớn trong giá cả tài sản và ý nghĩa của những thay đổi đó đối với nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính.
3.3.3. Tăng cường tính thống nhất trên các thị trường tài chính
- Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần hợp tác với nhau trong lĩnh vực quy chế điều tiết giữa các cơ quan pháp luật ở cấp độ khu vực và quốc tế.
- Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần hợp tác trong việc thúc đẩy chia sẻ thông tin về những mối đe doạ trong nước và xuyên quốc gia đối với sự ổn định của thị trường và đảm bảo rằng các điều khoản pháp lý quốc gia (hoặc khu vực nếu thích hợp) đủ mạnh để đối phó với các mối đe doạ đó.
- Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cũng cần phải rà soát lại các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp để bảo vệ thị trường và các nhà đầu tư, đặc biệt là chống lại tình trạng thao túng thị trường và gian lận, và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế chống lại các đối tượng bất chính. Trong trường hợp xảy ra các vi phạm, cần phải có chế tài thích đáng.
Các hành động trung hạn
- Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần phải thực hiện các biện pháp quốc tế và quốc gia để bảo vệ hệ thống tài chính toàn cầu tránh khỏi những quy định pháp lý bất hợp tác và không minh bạch có thể gây ra những hiểm họa hoạt động tài chính bất chính.
- Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính cần phải tiếp tục vai trò quan trọng của mình chống lại các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, và chúng ta ủng hộ nỗ lực của Sáng kiến thu hồi tài sản bị đánh cắp do Ngân hàng thế giới và Liên hợp quốc đề xướng.
- Trên cơ sở công tác của các cơ quan hữu quan như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các cơ quan thuế cần tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường trao đổi thông tin về thuế. Cần phải giải quyết mạnh mẽ tình trạng thiếu minh bạch và ít trao đổi thông tin.
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Các cơ quan thanh tra giám sát cần hợp tác để xây dựng các đơn vị thanh tra giám sát cho tất cả các định chế tài chính lớn xuyên quốc gia là một phần trong nỗ lực tăng cường giám sát các định chế xuyên quốc gia. Các ngân hàng lớn trên toàn cầu cần phải gặp gỡ thường xuyên với các tổ chức thanh tra giám sát để thảo luận tổng thể về hoạt động của các định chế và đánh giá các rủi ro mà các định chế có thể vấp phải.
- Các cơ quan quản lý điều tiết cần phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để tăng cường công tác quản lý khủng hoảng xuyên quốc gia, kể cả về hợp tác và thông tin với nhau và với các cơ quan hữu quan, và lập ra danh sách giao dịch toàn diện và tiến hành các hoạt động diễn tập nếu thấy phù hợp.
Các hành động trung hạn
- Đặc biệt trên cơ sở công tác của các cơ quan quản lý điều tiết, các cơ quan thẩm quyền cần thu thập thông tin trong các lĩnh vực là nơi mà cần phải tổng hợp thống nhất các hoạt động quản lý điều tiết như chuẩn mực
hạch toán, kiểm toán, bảo đảm tiền gửi cần phải được thúc đẩy nhanh chóng hoặc có tiềm năng tiến triển.
- Các cơ quan thẩm quyền cần đảm bảo rằng các biện pháp tạm thời để phục hồi và ổn định lòng tin của giới đầu tư và người dân được thực hiện một cách kịp thời, đúng trình tự và hợp tác chặt chẽ.
Kết luận
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập vào thị trường tài chính - tiền tệ thế giới là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tiền tệ bên ngoài là không nhỏ. An ninh kinh tế nói chung và an ninh tiền tệ nói riêng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam thông qua thực trạng nhập khẩu vàng là một vấn đề đáng quan tâm, bởi từ trước tới nay, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm thì vàng vẫn chưa bao giờ thoát khỏi chức năng tiền tệ của mình.
Nghiên cứu thực trạng nhập khẩu vàng, ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia không chỉ đáp ứng những kiến thức về thị trường vàng, về kinh doanh vàng mà còn để nhận thấy tầm bao quát ảnh hưởng của vàng, của việc nhập khẩu vàng đến các vấn đề thuộc về an ninh quốc gia, để từ đó có thể:
- Dự đoán được giá vàng biến động theo xu hướng nào trong thời gian sắp tới để đầu tư vào vàng hoặc chuyển thành vốn để kinh doanh.
- Có được những nhìn nhận khách quan về những tồn tại trong môi trường kinh doanh vàng tại Việt Nam, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bới rủi ro và gợi ý các cơ quan hữu trách cải thiện thêm những quy định của mình cho ngày càng phù hợp với điều kiện thị trường hơn.
- Có được nhận thức đúng đắn về vai trò của vàng và nhập khẩu vàng với vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia, từ đó phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực để Việt Nam có thể phát triển bền vững.
Khóa luận được hoàn thành với sự cố gắng tối đa tìm hiểu thực tế nhập khẩu và kinh doanh vàng tại nước ta. Khóa luận chỉ phân tích và đưa ra nhận xét kiến nghị từ thực trạng nhập khẩu vàng của Việt Nam trong năm 2008, không thể bao quát suốt thời gian dài được bởi thị trường vàng bị ảnh
hưởng của rất nhiều yếu tố. Những gợi ý, giải pháp đưa ra còn mang tính chất cá nhân. Đồng thời, thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự thông cảm và dóng góp ý kiến của quý Thầy Cô.
Các tài liệu tiếng Việt
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Giáo dục, trường Đại học Ngoại thương, năm 1999, GS. Đinh Xuân Trình chủ biên.
- .Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007, chủ biên Nguyễn Hữu Tài.
- Kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chính sách và giải pháp, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, năm 2008, tác giả Nguyễn Hữu Định.
- Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, năm 2004, tác giả Lê Quốc Lý.
- Các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2006.
- An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004, Vương Dật Châu chủ biên.
- Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008, tác giả Đặng Thị Tường Vân, người hướng dẫn T.S Lại Tiến Đĩnh.
- Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM, Huỳnh Phước Nguyên (2007), Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
Tài liệu tiếng nước ngoài
- Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur, tháng 12/2006.
- Goldas Save Haven, tháng 12/2007, WGC.
- Gold Investment Digest, tháng 01, 04, 07, 10/2008, WGC.
Website
- http://www.gold.org.
- http://www.igmarkets.co.uk/
- http://www.kitco.com/
- http://www.acb.com.vn
- http://www.phuocthanhthinh.com.vn
- http://www.vangvn.net
- http://www.giavang.net
- http://www.vnexpress.com.vn
- http://www.cafeF
- http://www.sbv.gov.vn
- http://imf.org
Các tạp chí
- Thời báo kinh tế Việt Nam.
- Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
- Tạp chí Phát triển kinh tế
Phụ lục
Bảng 1: Dự trữ vàng chính thức chính thức vào thời điểm tháng 12/2008
Lượng dự trữ vàng (tấn) | Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối (%) | |
Mỹ | 8,133.5 | 76.5% |
Đức | 3,412.6 | 64.4% |
IMF | 3,217.3 | (1) |
Pháp | 2,508.8 | 58.7% |
Italy | 2,451.8 | 61.9% |
Thụy Sỹ | 1,040.0 | 23.8% |
Nhật Bản | 765.2 | 1.9% |
Hà Lan | 621.4 | 57.8% |
Trung Quốc | 600.0 | 0.9% |
NHTU châu Âu | 533.6 | 20.1% |
Nga | 495.9 | 2.2% |
Đài Loan | 422.4 | 3.6% |
Bồ Đào Nha | 382.5 | 85.9% |
Ấn Độ | 357.7 | 3.0% |
Venezuela | 356.8 | 23.4% |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 9
- Các Đề Xuất Về Chính Sách Quản Lý Nhập Khẩu Vàng
- Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Nguồn: World Gold Council, December 2008 Report14
14 http://www.usgold.com/world-gold-holdings/