+ Nội dung tuyên truyền, giáo dục ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu và dễ thuộc.
+ Tổ chức hội thi cho các cơ sở được can thiệp tìm hiểu các quy định của Thông tư 30/2012 - BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
- Công tác quản lý, đào tạo tập huấn cơ sở:
+ Điều tra, cập nhật danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống để kịp thời quản lý, tư vấn và hướng dẫn thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lĩnh vực ATTP.
+ Giao ban, tập huấn, xác nhận kiến thức cho 785 lượt chủ và người trực tiếp chế biến thực phẩm để cập nhật và nâng cao kiến thức, thực hành các quy định của pháp luật về ATTP, nhận xét kết quả hoạt động của các cơ sở và phương hướng hoạt động tiếp theo. Động viên các cơ sở đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ và hoàn thiện các điều kiện theo quy định của pháp luật. 100% cơ sở ký cam kết và thực hiện đúng cam kết các tiêu chí về ATTP trong chế biến, kinh doanh thực phẩm với phòng Y tế, UBND các phường.
+ Khám sức khỏe định kỳ 01 lần trong năm cho 191 lượt chủ cơ sở và nhân viên chế biến thực phẩm.
+ Niêm yết công khai thủ tục, quy định hành chính về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại quận, phường Bùi Thị Xuân, phòng Y tế và trên mạng nội bộ của quận.
+ Quận, phường tập huấn, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoàn thiện hồ sơ và các điều kiện để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, hậu kiểm việc cấp giấy chứng nhận 15% tổng số cơ sở. Những cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm yêu cầu đóng cửa, dừng hoạt động và bàn giao cho phường giám sát.
- Triển khai các điểm kinh doanh thực phẩm an toàn: hội, chi hội phụ nữ phường Bùi Thị Xuân triển khai các điểm kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn. 100% bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện trên địa bàn
Có thể bạn quan tâm!
- Giám Sát An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Dựa Vào Quân Dân Y Kết Hợp
- Đối Tượng, Địa Điểm Và Thời Gian Nghiên Cứu
- Thực trạng và hiệu quả giải pháp can thiệp thực thi pháp luật an toàn thực phẩm của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - 8
- Thực Trạng Thực Thi Pháp Luật Attp Của Một Số Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Ăn Uống Tại Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Năm 2013.
- Kết Quả Xét Nghiệm Vi Sinh Vật Trong Thực Phẩm Của Cơ Sở (N = 250)
- Hình Thức Xử Lý Đối Với Thực Phẩm Hết Hạn Sử Dụng
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
phường Bùi Thị Xuân đăng ký và sử dụng rau, củ, quả, thực phẩm an toàn.
- Công tác kiểm tra, giám sát:
+ Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận, phường duy trì kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 06 tháng/lần đối với cấp quận, 01 quý/lần đối với cấp phường. Đoàn kiểm tra hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở thực hiện các quy định của pháp luật và xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm.
+ Đoàn kiểm tra liên ngành quận kiểm tra, giám sát việc tổ chức, triển khai công tác ATTP tại các phường, chợ, trường học, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận 02 lần/năm. Các đơn vị tự kiểm tra, giám sát thường xuyên tại đơn vị mình.
+ Kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, đột xuất, theo chuyên đề, theo yêu cầu và theo kế hoạch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tăng cường kiểm tra trong các dịp lễ, Tết, tháng hành động vì chất lượng ATTP, các hội nghị trong nước và quốc tế. Kiểm tra, giám sát được 204 lượt tại 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được can thiệp.
- Công tác thu thập thông tin, thống kê, báo cáo: ứng dụng khoa học công nghệ thông tin liên mạng từ quận đến phường, từ phòng y tế, trung tâm y tế tới các trạm y tế phường để cập nhật, thống kê, báo cáo kịp thời.
2.2.5. Chỉ số nghiên cứu
* Thực trạng chấp hành Luật An toàn thực phẩm
- Điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chế biến, vệ sinh người trực tiếp kinh doanh, chế biến thực phẩm, điều kiện bảo quản thực phẩm, yêu cầu về thực phẩm.
- Các chỉ tiêu vi sinh vật, ký sinh trùng, xét nghiệm nhanh đánh giá tình trạng vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chế biến, vệ sinh người trực tiếp chế biến thực phẩm, yêu cầu về bảo quản thực phẩm, yêu cầu chung về thực phẩm.
* Hiệu quả của giải pháp can thiệp
- Tỷ lệ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện vệ sinh cơ sở trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chế biến trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện vệ sinh người trực tiếp chế biến thực phẩm trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện về bảo quản thực phẩm trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ cơ sở đạt điều kiện chung với phẩm trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ số cơ sở có kết quả xét nghiệm nhanh tinh bột âm tính trong bát rửa trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm trứng giun đũa trong phân người trực tiếp chế biến thực phẩm âm tính trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm vi khuẩn trong phân người trực tiếp chế biến thực phẩm âm tính trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm nhanh dấm đạt trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm nhanh hàn the trong thực phẩm âm tính trước và sau can thiệp.
- Tỷ lệ số mẫu xét nghiệm vi khuẩn trong thực phẩm âm tính trước và sau can thiệp.
* Các chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp
- Kết quả chấp hành quy phạm pháp luật của cơ sở thông qua thông tin về điều kiện vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ, vệ sinh người trực tiếp chế biến thực phẩm, điều kiện bảo quản thực phẩm, yêu cầu về thực phẩm, chấp hành của người chế biến thực phẩm trước và sau can thiệp.
- Kết quả về vệ sinh thực phẩm của cơ sở trước và sau can thiệp.
- Kết quả về vệ sinh cá nhân trước và sau can thiệp.
- Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp:
|P2 – P1|
PV (Preventive value) (%) = x 100% P1
PV: Giá trị dự phòng P1: Tỷ lệ trước can thiệp P2: Tỷ lệ sau can thiệp
2.2.6. Tổ chức thu thập thông tin
Mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống sử dụng 05 loại phiếu:
- Phiếu 1: Bảng kiểm quan sát điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở
- Phiếu 2: Bảng hỏi phỏng vấn chủ hoặc người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Phiếu 3: Bảng hỏi phỏng vấn nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm
- Phiếu 4: Phiếu kiểm nghiệm thực phẩm (về phương diện vi sinh vật):
- Phiếu 5: Phiếu kiểm nghiệm phân của nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm (về phương diện vi sinh vật và phương diện ký sinh trùng):
Việc thu thập số liệu được thực hiện qua các bước sau
Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu:
- Xây dựng bộ câu hỏi, bảng kiểm: Bộ câu hỏi và bảng kiểm quan sát cơ sở được xây dựng dựa trên Thông tư số 15/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và Thông tư 30/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố [15] [17].
- Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: Sau khi xây dựng xong bộ câu hỏi, nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn thử 10 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện nội dung bộ câu hỏi cho phù hợp, sau đó in ấn để tập huấn, điều tra trước ngày 30/7/2013.
Bước 2: Tập huấn trước khi điều tra
- Thành phần tham gia tập huấn:
+ Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
+ Cán bộ phòng Y tế các quận huyện được lựa chọn vào nghiên cứu;
+ Cán bộ trung tâm y tế các quận huyện được lựa chọn vào nghiên cứu;
+ Trạm trưởng và chuyên trách an toàn thực phẩm của các trạm y tế xã/phường được lựa chọn vào nghiên cứu;
+ Kỹ thuật viên xét nghiệm của Viện Bỏng quốc gia và Học viện quân y;
+ Điều tra viên.
- Nội dung tập huấn:
+ Ban chủ nhiệm đề tài phổ biến mục đích của cuộc điều tra;
+ Tập huấn về kỹ thuật, kỹ năng phỏng vấn, điều tra, khai thác thông tin và sử dụng bảng kiểm.
- Thời gian, địa điểm tập huấn: trước 03 ngày điều tra tại mỗi quận huyện, tổ chức 01 buổi tập huấn tại trung tâm y tế của mỗi quận huyện được điều tra.
Bước 3: Tiến hành điều tra
- Thời gian điều tra: điều tra thực tế tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống từ 19/8/2013 đến 27/8/2013.
- Thành phần điều tra: mỗi ngày sẽ có 05 nhóm điều tra tại 01 quận, huyện. Mỗi nhóm điều tra 1 cơ sở, gồm 05 người: 01 người quan sát (sử dụng bảng kiểm) và làm các Test xét nghiệm nhanh (tinh bột, dấm, hàn the, nước sôi), 01 người phỏng vấn chủ hoặc người quản lý cơ sở, 01 người phỏng vấn nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm, 01 kỹ thuật viên xét nghiệm, 01 người dẫn đường.
Thời gian điều tra vào buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ (tránh hỏi những giờ bán hàng, đông khách để không bị ảnh hưởng đến câu trả lời phỏng vấn). Mỗi cơ sở điều tra khoảng 45 phút.
Do đó, mỗi nhóm sẽ điều tra được khoảng 06 cơ sở/ngày. Như vậy, 01 ngày sẽ điều tra được 30 cơ sở.
Vậy tổng số 250 cơ sở sẽ điều tra trong thời gian: 250 : 30 = 8,3 ngày
Trừ khoảng thời gian tiếp cận với các cơ sở, với cỡ mẫu như trên dự kiến điều tra trong khoảng 10 ngày.
- Tiến hành điều tra:
+ Phỏng vấn viên sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn để phỏng vấn trực tiếp chủ cơ sở, nhân viên trực tiếp chế biến thực phẩm và khảo sát trực tiếp điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở bằng bảng kiểm.
+ Kỹ thuật viên lấy các mẫu thực phẩm, mẫu phân, mẫu nước, tinh bột trên bát đĩa, mẫu dấm, hàn the để xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh.
Bước 4: Thu thập phiếu điều tra, làm sạch số liệu
- Hàng ngày, sau khi hoàn thành việc điều tra, phỏng vấn viên kiểm tra, hoàn thiện phiếu và nộp lại toàn bộ phiếu cho nhóm nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng phiếu. Nếu những phiếu nào chưa điền đầy đủ và đúng yêu cầu thì loại phiếu và tiến hành phỏng vấn thêm, sau đó gửi về phòng Y tế quận Hai Bà Trưng để xử lý tổng hợp.
- Kiểm tra, làm sạch phiếu, nhập số liệu từ 1/9/2013 đến 15/9/2013.
* Lưu ý: Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập đáp ứng yêu cầu, cần phân công rõ trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ trong quá trình tập huấn, điều tra, hoàn thiện phiếu điều tra.
2.3. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Nhập số liệu: Tất cả số liệu thu thập đều được mã hóa, nhập liệu vào máy bằng phần mềm Epidata 3.1. Mỗi bộ câu hỏi phỏng vấn đều được đánh một mã số phiếu riêng để dễ dàng trong việc quản lý thông tin. 10% số liệu sẽ được nhập lại với người nhập khác nhau để tránh gặp phải sai số trong quá trình nhập liệu.
Làm sạch số liệu: Sau khi hoàn tất việc nhập, số liệu được làm sạch bằng cách rà soát lại toàn bộ và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu. Xử lý thô số liệu trên máy tính trước khi phân tích, bao gồm: Xác định các đối tượng được nhập nhiều lần, kiểm tra những mã không phù hợp cho các biến phân loại, kiểm tra các giá trị bất thường của biến liên tục, tính không nhất quán hay số giá trị bị mất cho từng biến.
Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. Sử dụng các câu lệnh thống kê mô tả và kiểm định 2 để phân tích. Số liệu được phân tích và xác định các tần suất, tỷ lệ %, tỷ suất chênh, giá trị p và chỉ số hiệu quả được sử dụng để biểu thị sự khác biệt của các biến số.
Các cuộc thảo luận nhóm được ghi chép, ghi âm đầy đủ. Sau đó tiến hành tháo gỡ băng ghi âm và lập bảng tập hợp các ý kiến thảo luận. 10% dữ liệu sẽ được nhập lại với người nhập khác nhau để tránh gặp phải sai số trong quá trình nhập dữ liệu kết quả định tính.
2.4. SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
2.4.1. Sai số
* Sai số hệ thống: do kỹ thuật phỏng vấn của điều tra viên chưa tốt.
* Sai số ngẫu nhiên:
- Đối tượng được phỏng vấn có thể trả lời về hành vi của họ không như hành động thực tế của họ nên việc đánh giá thực hành có thể không chính xác.
- Do câu hỏi không rõ nghĩa hoặc do người được phỏng vấn hiểu chưa rõ hoặc hiểu sai câu hỏi.
2.4.2. Khắc phục
- Với nghiên cứu cắt ngang mô tả, mẫu được chọn tương đối tương đồng nhất như địa lý, kinh tế, xã hội… Cỡ mẫu nghiên cứu sẽ được lấy nhiều hơn so với tính toán lý thuyết nhằm loại trừ một số yếu tố ảnh hưởng như đối tượng nghiên cứu không hợp tác nghiên cứu.
- Điều tra viên được lựa chọn cẩn thận, được huấn luyện kỹ về kỹ năng điều tra, phỏng vấn, khai thác thông tin.
- Kỹ thuật viên lấy mẫu xét nghiệm tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/4/2011 của Bộ Y tế “Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” [14].
- Giám sát nghiên cứu được thực hiện chặt chẽ.
- Bộ câu hỏi và bảng kiểm được thiết kế chuẩn theo đúng nội dung được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về ATTP, phù hợp cả về thuật ngữ địa phương, có quy trình thử nghiệm trước khi triển khai nghiên cứu.
- Thực hiện tốt kỹ thuật xử lý số liệu được thiết kế sẵn, nhập liệu và phân tích trong phần mềm SPSS 15.0.
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông qua nhằm đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu.
- Tất cả các đối tượng trong diện nghiên cứu đều được thông báo, giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu, động viên họ tự nguyện tham gia và nhiệt tình hợp tác.
- Những thông tin về đời tư và cơ sở dịch vụ đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
2.6. GIỚI HẠN VÀ HẠN CHẾ ĐỀ TÀI
- Thời gian và nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ điều tra được 250/2.442 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và can thiệp 30 cơ sở ở phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Diện tích của quận Hai Bà Trưng rất nhỏ, có 10,8 km² nên không có nhóm chứng. Do vậy cũng là một hạn chế để đánh giá hiệu quả can thiệp giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.