Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Trung Quốc không những là thị trường gần gũi mà còn là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn các sản phẩm nông sản, thuỷ sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như phục vụ chế biến hàng xuất khẩu. Đồng thời, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất và quan trọng của Việt Nam trong nhiều năm và nông sản cũng là ngành hàng xuất khẩu lớn thứ hai sang Trung Quốc, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2019, gồm 10 mặt hàng chủ yếu là thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su và sản phẩm từ cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây tre cói thảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc chiếm bình quân 28,16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong đó, nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn như rau quả, thủy sản, hạt điều, gạo, cao su và sản phẩm cao su, sắn và sản phẩm sắn. Có thể khẳng định, đây là những điều kiện cho thương mại hai bên nói chung và cho ngành xuất khẩu nông sản nói riêng có thêm nhiều cơ hội để nông sản Việt Nam xâm nhập hơn nữa vào thị trường Trung Quốc.

Mặc dù, quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn trên đà phát triển ổn định, bền vững và thu được những tín hiệu khả quan, phát huy được tiềm năng và thế mạnh kinh tế của hai nước. Tuy nhiên những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu nông sản (XKNS) của Việt Nam sang Trung Quốc sụt giảm 5,5% trong năm 2018 và 5,85% trong năm 2019. Lý do cho sự sụt giảm này gồm các lý do khách quan và chủ quan, trong đó phải kể đến các yếu tố chủ quan như trình độ sản xuất, năng suất lao động, khả năng quản lý, hay chất lượng nông sản không đáp ứng được yêu cầu từ phía Trung Quốc thì hoạt động XKNS lại không ngừng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan từ phía Trung Quốc như thay đổi về tỉ giá, yêu cầu về an toàn thực phẩm, yêu cầu về xuất xứ hay thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu biên mậu. Trong nhiều năm qua, tình trạng nông sản Việt Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu không


thông quan được với những lý do được kể đến như thủ tục thông quan mất nhiều thời gian hay chính sách biên mậu thường xuyên có thay đổi hoặc giá nông sản bị ép xuống quá mức đã trở thành câu chuyện lặp đi lặp lại của hoạt động XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong nhiều năm. Đây thực sự là bài toán khiến các doanh nghiệp (DN) XKNS Việt Nam trăn trở và đau đầu. Một thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp XKNS của Việt Nam chưa nắm được hoặc chưa cập nhật được các quy định nhập khẩu hàng hóa hay quy định về kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Vì vậy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này còn gặp khó khăn ở khâu xâm nhập thị trường và kiểm dịch, dẫn tới hàng nông sản vẫn chủ yếu được xuất theo đường tiểu ngạch và hiệu quả thu được thấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chậm, hạn chế trong việc tìm hiểu sự đa dạng về nhu cầu ở các vùng miền và những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc để có cách thức tổ chức sản xuất phù hợp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho rằng Trung Quốc là thị trường lớn và dễ tính, quan điểm này, đến nay không còn phù hợp. Trung Quốc đúng là thị trường lớn nhưng không phải cái gì cũng dùng, người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường và đặc biệt phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Vì vậy, để khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có trong hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc thì các DN XKNS Việt Nam phải có tư duy thích ứng chứ không chỉ đối phó với những quy định về yêu cầu, điều kiện xuất khẩu. Để thích ứng tốt thì các doanh nghiệp cần nhận diện và đánh giá đúng tầm quan trọng của những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS, từ đó đưa ra nhưng biện pháp thích ứng kịp thời giúp DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Với mục đích cung cấp một cách tiếp cận tổng thể về những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS của các doanh nghiệp Việt Nam, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn để xác định những cách thức, chiến lược phù hợp cũng như những biện pháp tác nghiệp cụ thể giúp cho các DN chủ động hơn trong việc phát triển hoạt động XKNS sang thị trường Trung Quốc, đồng thời có những gợi ý giúp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ các doanh nghiệp XKNS Việt Nam một cách kịp thời, đồng bộ. Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nội dung “Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu (XK) của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế.

Từ đó, xác định cường độ ảnh hưởng của nhân tố tới DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc để có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước để có được những chính sách, biện pháp hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng thuật tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhằm xác định rõ nội dung đã được nghiên cứu và có thể kế thừa, những nội dung chưa được giải quyết và những khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định câu hỏi nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài.

Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và xây dựng khung phân tích về nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS; qua đó làm cơ sở khoa học để phân tích thực trạng hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động XK của DN XKNS, thực trạng ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động XK của DN xuất khẩu nông sản xác định những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động XK, từ đó, có cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện.

Đề xuất phương hướng, hệ thống giải pháp chủ yếu có cơ sở khoa học nhằm tiếp tục phát triển hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

* Về thời gian

Luận án nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, đề xuất các giải pháp đến năm 2030.

Dữ liệu thứ cấp: được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2021;

Dữ liệu sơ cấp: được điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 7 năm 2020

* Về không gian

Luận án nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế.

DN nghiên cứu là các DN Việt Nam có hoạt động XK những nông sản chủ lực sang Trung Quốc.

* Về nội dung

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK chính ngạch của DN xuất nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên thuận tiện.

* Phạm vi mặt hàng: Hàng hóa nông sản mà luận án nghiên cứu là các loại nông sản chủ lực trong xuất khẩu của Việt Nam như: Gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè, rau, hoa, quả, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn theo công bố của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn trong “Chiến lược Phát triển trồng trọt đến năm 2020”.

Nghiên cứu, đánh giá và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động XK của DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Để đánh giá nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XK của DN XKNS luận án dự kiến sử dụng các tiêu chí như tiêu chí tác động nội tại và bên ngoài của DN… Tuy


nhiên, các nội dung được phân tích và đánh giá trong luận án sẽ hướng tới đề xuất các giải pháp, các chính sách đối ứng nhằm đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, hoạt động XKNS được hiểu là kết quả của hoạt động XKNS.

4. Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu trong luận án được nghiên cứu sinh tiến hành như sau:


Hình 0 1 Quy trình nghiên cứu Nguồn Tác giả xây dựng 4 1 Mô hình nghiên cứu ban 1

Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

4.1. Mô hình nghiên cứu ban đầu và các giả thuyết nghiên cứu

Trong số các nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động XK của DN được xem xét tại luận án này (Phụ lục 4) có 15 bài không cung cấp thông tin về các lý thuyết nền


tảng, 109 bài nghiên cứu còn lại được xem xét trên 41 lý thuyết nền tảng (hoặc mô hình) khác nhau. Trong đó được sử dụng rộng rãi là thuyết nguồn lực (RBV) (50 nghiên cứu), lý thuyết dự phòng (CoT) (15 nghiên cứu), quan điểm dựa trên thể chế (IBV) (10 nghiên cứu) và lý thuyết tổ chức học tập (OLT) (11 nghiên cứu) (Phụ lục 4).

Theo thuyết nguồn lực, một công ty như một tập hợp các nguồn lực hữu hình và vô hình có giá trị và các nguồn lực, khả năng có thể kiểm soát này xác định lợi thế cạnh tranh của công ty và kết quả hoạt động trên thị trường xuất khẩu Katsikeas và cộng sự (2000) [107], Barney và cộng sự (2001) [76]. Các giả định cơ bản của RBV là thị trường sản phẩm ổn định và không đổi, vì không thể bắt chước và chuyển giao tài nguyên một cách hoàn hảo Barney (1991) [74], Kraaijenbrink và cộng sự (2010) [108], Cadogan và cộng sự (2002) [84] chỉ ra vai trò quan trọng của định hướng thị trường khả năng cải thiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, một doanh nghiệp xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh không chỉ được xác định bởi các nguồn lực của doanh nghiệp mà còn bị ảnh hưởng bởi thị trường bên ngoài và các nhân tố môi trường mà doanh nghiệp phải đối mặt Calantone, R.J., và cộng sự (2006) [85].

Lý thuyết dự phòng (CoT) làm nổi bật sự phù hợp giữa các yếu tố chiến lược bao gồm chiến lược tiếp thị và bối cảnh tổng thể. Khác với RBV và IBV, lý thuyết này cho rằng hoạt động xuất khẩu vượt trội được tạo ra bởi khả năng tương thích ngẫu nhiên, có thể thay đổi và được cá nhân hóa cho từng công ty hoặc xuất khẩu. Theo Morgan (2018) [121] chỉ ra rằng, hiệu quả của chiến lược xúc tiến xuất khẩu phụ thuộc vào sự tương tác phức tạp giữa kinh nghiệm xuất khẩu và khoảng cách văn hóa xã hội bên ngoài, quyết định chiến lược, kinh nghiệm và bối cảnh văn hóa xã hội ảnh hướng tới thành công xuất khẩu. Tuy nhiên, dựa trên lý thuyết dự phòng các phân tích chỉ đưa ra các kết luận mô tả về từng trường hợp hoạt động xuất khẩu trong các tình huống cụ thể hạn chế khả năng khái quát hóa và ứng dụng Chabowski và các cộng sự (2018) [81].

Quan điểm thể chế được đề cập nhiều trong giai đoạn gần đây, sự xuất hiện này cho thấy sự cân nhắc ngày càng tăng về ảnh hưởng của thể chế trong tiếp thị


xuất khẩu. Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường thể chế và gợi ý rằng các lực lượng thể chế định hình các quyết định chiến lược của doanh nghiệp và xác định hoạt động. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vì các hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào các thể chế khác nhau ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của các thể chế đối với xuất khẩu hoạt động vì chất lượng cao của môi trường thể chế dẫn đến xuất khẩu vượt trội hoạt động. Những nghiên cứu này cung cấp cái nhìn rõ nét hơn về lý thuyết các yếu tố quyết định đến hoạt động xuất khẩu bằng cách xem xét ảnh hưởng của thể chế.

Ngoài ra, thuyết học hỏi có tổ chức (OLT) chỉ ra cơ chế gắn kết giữa các hoạt động tổ chức trước đó với hành vi và kết quả trong tương lai của tổ chức Wei và cộng sự (2014) [141]. Trong bối cảnh xuất khẩu, các nhà quản lý xuất khẩu cần học hỏi từ các hoạt động xuất khẩu trong quá khứ sẽ mang lại những thành công từ mối quan hệ nhân- quả giữa chiến lược xuất khẩu, các điều kiện xung quanh và kết quả xuất khẩu tương ứng Lages và cộng sự (2008) [113]. Kiến thức hiện tại thúc đẩy các quyết định chiến lược hiện tại và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong tương lai Ruigrok và Wagner (2003) [130], Lages và cộng sự (2008) [113] cho biết rằng hoạt động xuất khẩu của năm trước đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tiếp thị xuất khẩu năm sau và mang lại hoạt động xuất khẩu thông qua quá trình học hỏi. Điều này cung cấp một cái nhìn theo chiều dọc giải thích ảnh hưởng liên thời gian đến hoạt động xuất khẩu.

Mô hình nghiên cứu ban đầu của Luận án có các phần chính như sau: Nhân tố mục tiêu: Hoạt động XKNS

Các nhân tố ảnh hưởng:

+ Nhân tố ảnh hưởng bên trong DN XKNS như: “đặc điểm DN”; “đặc điểm quản lý”; “ chiến lược XK”; “ mối quan hệ kinh doanh”

+ Nhân tố ảnh hưởng bên ngoài DN XKNS: “đặc điểm thị trường nước ngoài”; “đặc điểm thị trường trong nước”

Mô hình nghiên cứu ban đầu của Luận án được xác định như sau:


Hình 0 2 Mô hình nghiên cứu ban đầu Nguồn Tác giả xây dựng 2

Hình 0.2. Mô hình nghiên cứu ban đầu

Nguồn: Tác giả xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023