Đặc Điểm Về Khí Hậu, Thuỷ Văn Và Môi Trường

Dự kiến khi các dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 34.000 lao động. Hiện nay đã có 117 dự án đang tiến hành xây dựng, lắp đặt thiết bị; 16 dự án đã đi vào hoạt động, 15 dự án đang triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

15. - Đến năm 2005, dự án KCN Quang Minh giai đoạn 2 đi vào hoạt động với tổng diện tích: 850 ha, gồm KCN Quang Minh 1, Quang Minh 2 và Quang Minh mở rộng. Trong đó 100% diện tích KCN Quang Minh 1 (345 ha) đã được thuê, KCN Quang Minh 2 là 402 ha, đã được thuê 87,2 ha, KCN Quang Minh mở rộng gồm 100 ha. Hiện đã có138 dự án DDI và 22 dự án FDI.

16. 1.2.1.2. Đặc điểm về xó hội

17. Theo Báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2010 ca Thtrấn Quang Minh, toàn Thtrấn có 889,6 ha diện tích tự nhiên và 23.126 nhân khẩu, phía Đông giáp xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn; Tây giáp xã Thanh Lâm và thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh; Nam giáp xã Nam Hồng, huyện Đông Anh; Bắc giáp thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, xã Thanh Xuân và xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn.

18. - Văn hóa, giáo dục, y tế: Trên địa bàn thị trấn hoạt động văn hoá của xã có nhiều chuyển biến tiến bộ. Hiện tại, Thtrấn có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông; 100% trẻ em trong độ tuổi được cắp sách tới trường. Gần 70% thôn, làng đạt tiêu chuẩn làng văn hóa.‌

19. 1.2.2. Đặc điểm về địa chất

20. Khu vực nằm trong miền vừng dạng rifter của đồng bằng chòu thổ Sụng Hồng, là đồng bằng tớch tụ trầm tớch, bề mặt bằng phẳng. Đây là vùng có cấu tạo bởi cỏc trầm tớch mềm rời, chứa nhiều khoỏng chất và vi lượng nờn rất mầu mỡ.

21. 1.2.3. Đặc điểm về địa hỡnh

22. Là khu vực đồng bằng, nhìn chung địa hình thị trấn Quang Minh - huyện Mê Linh mang những nét đặc trưng của địa hình khu vực đồng bằng Bắc Bộ đó là:

địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, xen kẽ là những ô trũng thường xuyên ngập nước.

23. KCN Quang Minh cú địa hỡnh Phía Bắc có cốt đất cao từ +7 đến +9 m, giảm dần tới +3 đến +4 m ở phía nam. Nhà máy xử lý nước thải được xây dựng trên vùng đất thấp nhất của KCN Quang Minh, trên cốt đất cao +10 m, có mật độ xây dựng là 57%.

24. Khu đất có bề mặt nghiêng từ Tây sang Đông. Điểm trũng nhất trong khu vực là Đầm Và thông với Sông Cà Lồ là phụ lưu của Sông Cầu. Về mùa lũ, nước chảy từ Sông Cà Lồ vào trong Đầm. Còn về mùa kiệt mực nước Sông giảm, nước từ trong đầm chảy ngược ra Sông Cà Lồ.

25. 1.2.4. Đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn và môi trường

26. Thị trấn Quang Minh - huyện Mê Linh nằm trong khu vực trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, do đó cũng mang những đặc điểm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đó là: có một mùa đông lạnh, khô và một mùa hè nóng ẩm. Tình hình khí hậu cơ bản của khu vực được tóm tắt như sau:

27.

28. Bảng 12: Các chỉ tiêu tổng hợp về điều kiện tự nhiên của Hà Nội


Chỉ tiêu

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Số giờ nắng (h)

69

75

25

88

146

218

209

157

129

107

181

58

Lượng mưa

(mm)


3


25


29


98


118


211


286


330


388


145


5


21

Độ ẩm

(%)


69


81


88


79


75


77


78


81


81


77


67


77

Nhiệt độ (0C)


16,9


21,9


21,1


23,4


27,3


30,2


30,4


29,2


27,2


25,8


21,4


20,4

Tốc độ gió

(m/s)


2,9


2,9


2,8


3,1


2,9


2,6


2,4


2,2


2,3


2,2


2,3


2,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình phù hợp để xử lý ô nhiễm nước mặt bằng thuỷ sinh thực vật tại Đầm Và (đoạn chảy qua KCN Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội) - 3

29. (Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2010-Chi cục thống kê Hà Nội).

30. 1.2.4.1. Chế độ nhiệt

31. a. Nhiệt độ:

32. - Nhiệt độ trung bình năm là từ 22 - 240C, phân bố khá đồng đều trong khu vực Hà Nội.

33. - Nhiệt độ cao nhất: khoảng 36,90C, xuất hiện vào các tháng 6 và 7.

34. - Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 6,50C, xuất hiện vào tháng 11 và tháng 1.

35. b. Nắng:

36. - Thời gian chiếu sáng trung bình: khoảng 1.640 - 1.650 giờ.

37. - Số giờ nắng cao nhất tuyệt đối: 268 giờ (tháng 5/1974).

38. - Số giờ nắng thấp nhất tuyệt đối: 6,8 giờ (tháng 2/1998).

39. 1.2.4.2. Chế độ ẩm

40. - Độ ẩm trung bình năm: khoảng 80 - 90%.

41. - Độ ẩm cao nhất: vào tháng 2.

42. - Độ ẩm thấp nhất: vào tháng 11 và 12.

43. 1.2.4.3. Chế độ bốc hơi

44. - Tổng lượng bốc hơi trung bình theo các năm: 8.730 mm.

45. - Lượng bốc hơi cao nhất: 144,9 mm. (tháng 7/1961)

46. - Lượng bốc hơi thấp nhất: 20,8 mm. (tháng 2/1988)

47. 1.2.4.4. Chế độ mưa

48. - Tổng lượng mưa trung bình năm: khoảng 1.500 - 1.600 mm.

49. - Lượng mưa trung bình vào mùa mưa: 1.200 - 1.300 mm, chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa trong năm.

50. - Lượng mưa trung bình vào mùa khô: 330 - 430 mm ở vùng đồng bằng, 400- 550m/m vùng đồi và 530 - 630m/m vùng chân núi, chiếm 15 - 20% tổng lượng mưa trong năm.

51. - Số ngày mưa trong năm: khoảng 140 - 150 ngày.

52. 1.2.4.5. Chế độ giú

53. - Vận tốc gió cực đại: khoảng 40 m/s theo hướng Tây Nam (ngày 22/5/1978).

54. - Hướng gió chính là Đông Nam (Từ tháng 4-11) và Đông Bắc (Từ thánh 12- tháng 3 năm sau) tuỳ theo mùa.

55. 1.2.4.6. Đặc điểm thuỷ văn

56. Trên địa phận Mê Linh có hai con sông chảy qua, đó là sông Hồng và sông Cà Lồ.

57. - Sông Hồng:

58. Sông Hồng chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh Phúc từ Ngã Ba Hạc đến xã Tráng Việt (Mê Linh) dài 41 km. Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860m3/giây, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn là 1.870 m3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000 m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000 m3/giây.

59. Mực nước cao trung bình là 9,75 m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước lên nhanh chóng, có khi tới 3m trong vòng 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa kiệt trên dưới 9 m (Trong cơn lũ lịch sử năm 1971, chênh tới 11,68 m).

60. Về mùa khô hanh, hệ thống sông Hồng là nguồn nước quý giá vô tận cho các trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng đôi bờ. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể lên tới 14 kg/m3, số lượng phù sa lớn (một năm là 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn), chất lượng phù sa tốt và nước sông còn chứa nhiều chất

khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho Vĩnh Phúc và Hà Nội dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, trong đó có xã Mê Linh. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa cho đồng bãi ven bờ và ngay cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông.

61. - Sông Cà Lồ:

62. Địa bàn xã Quang Minh có hệ thống sông Cà Lồ chảy qua. Đây là con sông chảy qua tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội. Hệ thống sông Cà Lồ gồm sông Cà Lồ và

nhiều nhánh của nó, đáng kể nhất là sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ, suối Cheo Meo…

63. Sông Cà Lồ chảy men phía Tây Bắc của KCN Quang Minh là một nhánh của sông Diệp Du, còn gọi là sông Nguyệt Đức, nó là một nhánh sông Hồng tách ra từ xã Trung Hà (Yên Lạc).

64. Sông Cà Lồ chảy ngoằn ngoèo từ xã Vạn Yên (Mê Linh) theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) và Mê Linh (Hà Nội), vòng quanh thị trấn Phúc Yên (Vĩnh Phúc) rồi theo một đường vòng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh, Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn), dài 86 km.

65. Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30 m3/giây. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa chỉ 286 m3/giây. Tác dụng chính là tiêu úng mùa mưa. Riêng khúc sông đầu nguồn cũ, từ Vạn Yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (Mê Linh), dài gần 20 km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới ruộng và nuôi cá.

66. Đầm Và:

67. Đầm Và là 1 đầm tự nhiên hình thành từ vùng trũng của khu vực. Đầm Và bắt nguồn từ thụn Ấp Giữa (xó Tiền Phong), chảy qua các thôn Do Hạ, Do Thượng… rồi đổ ra Sông Cà Lồ (huyện Đông Anh). Đặc điểm của Đầm Và là nơi chứa nước của Sông Cà Lồ khi nước Sông Cà Lồ dâng và thoát nước theo hệ thống kênh mương nội đồng ra Sông Cà Lồ. Đầm Và là nơi sinh sống của rất nhiều động thực vật thuỷ sinh như sen, súng, bèo Tây, Lục bình, tảo… hình thành các giá thể để vi sinh vật phát triển. Vì vậy, quá trình tổng hợp và đồng hoá các chất dinh dưỡng chứa các thành phần N, P, kim loại diễn ra liên tục.

67.1. Các mô hình xử lý ô nhiễm nước mặt trên thế giới và Việt Nam

Công nghệ sinh thái – sinh học dựa trên cơ sở hoạt động của các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo (Bao gồm động - thực vật và vi sinh vật), thân thiện với môi

trường, đòi hỏi ít năng lượng, có tính phổ cập cao (Inamori và cs, 2002) và khả thi đối với điều kiện ở nước ta, trong đó phương pháp sử dụng TSTV được coi là có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội.

Việc giám sát ô nhiễm nguồn nước mặt, vi khuẩn lam độc và độc tố của chúng tại các thuỷ vực nước mặt làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư đã được thực hiện chặt chẽ từ nhiều thập kỷ nay tại các nước phát triển như Australia, Mỹ, Anh, Nhật, Canada… Để giảm thiểu tác động xấu của vi khuẩn lam độc và độc tố vi khuẩn lam, người ta thường sử dụng các biện pháp tức thì. Đó là:

- Xử lý bằng hoá chất: Sử dụng đồng sun phát (CuSO4) để diệt tảo.

- Sử dụng biện pháp cơ học: Mái che, hớt váng…

Tuy nhiên, những phương pháp này khá tốn kém, không xử lý triệt để, nhất là ở các thuỷ vực lớn. Việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của các tác nhân môi trường, đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng lên sự hình thành, phát triển của tảo độc là giải pháp khoa học và kinh tế hơn việc xử lý nước đã bị ô nhiễm tảo độc và độc tố của chúng. Đây là phương pháp thân thiện môi trường theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững. Một trong những biện pháp này là tiến hành kiểm tra những nguồn gây ô nhiễm dinh dưỡng từ bên ngoài vào thuỷ vực như sự rửa trôi và xói mòn từ vùng canh tác nông lâm nghiệp; xói mòn do sự tàn phá rừng; từ nguy cơ xâm nhập do các nguồn ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, hoạt động công nghiệp… Tương xứng với nó là tìm các đối sách tương xứng như trồng rừng, sử dụng thảm cỏ hoặc các giải đất hẹp quanh các thuỷ vực để ngăn chặn rửa trôi, sử dụng và bảo vệ nguồn nước bằng sử dụng phân bón hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, xử lý nước thải tập chung…

Các loại hình chủ yếu xử lý nước có sử dụng TSTV gồm:

1. Hệ thống thực vật thuỷ sinh sống nổi: Đây là công nghệ được áp dụng nhiều nhất, nghiên cứu kỹ nhất. Các loài TSTV được sử dụng là bèo Tây, bèo Tấm, cải Soong, rau Muống, thuỷ trúc… Ngoài việc đồng hoá các chất hữu cơ, chất thải rắn, nitơ, phốt pho, kim loại nặng, các tác nhân gây bệnh… các loài này còn hạn chế phát sinh hiện tượng nở hoa trong ao hồ do cạnh tranh ánh sáng với thực vật phù du.

Trong thực tiễn, tuỳ thuộc điều kiện cụ thể áp dụng các loại hình hay sử dụng phối hợp nhiều loại hình xử lý với nhau. Nhật Bản và Trung Quốc là 2 nước có các nhóm nghiên cứu sâu về vấn đề này.

Tại Nhật Bản sử dụng TSTV làm đảo nổi để làm sạch nước hồ Kasumigaura (Lớn thứ 2 Nhật Bản) (Nakazato, 1998; Oshima và cs, 2001).

Tại Trung Quốc Li và cộng sự đã sử dụng TSTV để hấp thụ sự phì dưỡng của nước hồ Xuan Wu, Tai Hu năm 2008.

Đặc điểm của công nghệ sinh thái sử dụng TSTV, vai trò của TSTV là làm giá thể cho VSV sinh sống, quần thể VSV đóng vai trò động lực cho quá trình xử lý.

2. “Phương pháp vùng rễ” hoặc xử lý nước thải chảy qua vùng rễ của TSTV, ưu thế của công nghệ này là không cần diện tích lớn và khử được mùi hôi. Trong trường hợp là lau sậy, cỏ lác đâm rễ chìm trong nền cát sỏi với độ sâu khoảng 0,5- 1m. Nước thải chảy qua hệ thống lỗ hổng trong nền cát sỏ và được xử lý ô nhiễm nhờ hệ thống rễ cây và hệ vi sinh vật bám quanh rễ. Trong phương pháp này có 2 dạng công nghệ là dòng chảy ngang và dòng chảy đứng.

3. Sử dụng mặt thoáng tự do, TSTV trong trường hợp này có rễ, thân và lá nổi trên mặt nước. Độ sâu khoảng 10 – 45cm. Các loại TSTV điển hình để sử dụng là lau sậy, cỏ Lác, cỏ Nến, cải Soong… Trong trường hợp này TSTV tham gia vào giai đoạn xử lý bậc II hoặc giai đoạn cuối của quy trình.

1.3.1. Mô hình quản lý/xử lý tài nguyên nước mặt trên thế giới sử dụng TSTV

- Nhật Bản: Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên nước ao hồ; hạn chế thấp nhất nguồn thải; nâng cao ý thức cộng đồng; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu ao hồ; xây dựng cơ quan quản lý ao hồ. Nhiều hồ lớn như hồ Kasumigaura, hồ lớn thứ 2 Nhật Bản đã có hệ thồng TSTV kiểu đảo nổi để làm sạch nước (Nakazato, 1998; Oshima và cs, 2001).

- Canada: Sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, kết hợp với sử dụng TSTV. Canada là nước có hệ thống sông hồ lớn nhatá thế giới được hình thành do tai biến địa chất hay do sự tan chay của băng tuyết theo mùa. Điển hình là hệ thống Hồ Lớn, Ngũ hồ (Chung biên giới với Mỹ). Tại Canada đâ ứng dụng công

nghệ sục khí sử dụng năng lượng gió và mặt trời. Hãng L’au Pure đã đưa ra mô hình hệ thống tự nổi trên mặt nước, sự dụng năng lượng gió và mặt trời để sục khí oxy làm giầu vào trong nước để tăng cường sự đồng hoá của vi sinh vật trong nước.

- Các nước khác như Trung Quốc, các hồ như Xuan Wu, Tai Hu đã xây các đảo nổi TSTV để giảm thiểu sự phì dưỡng nước hồ (Li và cs, 2008).

- Tại miền Bắc Thụy Điển, bãi lọc trồng cây ngập nước được sử dụng để xử lý bổ sung nước thải sau các trạm xử lý nước thải đô thị với mục đích chính là khử nitơ, mặc dù hiệu quả xử lý tổng Phốtpho và BOD cũng khá cao. Năm 1991, bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm xử lý nước thải sinh hoạt đầu tiên đã được xây dựng ở Na Uy.

- Có thể xây dựng bãi lọc trong bất kỳ điều kiện nào về vị trí. Mô hình quy mô nhỏ được áp dụng phổ biến ở Na Uy là hệ thống bao gồm bể tự hoại, tiếp đó là bể lọc sinh học hiếu khí dòng chảy thẳng đứng và một bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. Bể lọc sinh học hiếu khí trước bãi lọc ngầm để loại bỏ BOD và thực hiện quá trình nitrat hóa trong điều kiện khí hậu lạnh, nơi thực vật "ngủ" vào mùa đông.

- Tại Đan Mạch, hướng dẫn chính thức mới gần đây về xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt đã được Bộ Môi trường Đan Mạch công bố, áp dụng bắt buộc đối với các nhà riêng ở nông thôn. Trong hướng dẫn này, người ta đã đưa vào hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây thuỷ sinh, cho phép đạt hiệu suất loại bỏ BOD tới 95% và nitrat hóa đạt 90%. Hệ thống này bao gồm cả quá trình kết tủa hóa học để tách Phốtpho trong bể phản ứng - lắng, cho phép loại bỏ 90% Phốtpho.

- Ngoài các công năng như đã kể trên, các nghiên cứu khác tại Đức, Thái Lan, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha… còn cho thấy TSTV có thể loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị; xử lý phân bùn bể phốt và xử lý nước thải công nghiệp, nước rò rỉ bãi rác... Không những thế, TSTV còn có thể được chế biến, sử dụng để thức ăn cho gia súc, phân bón cho đất, làm bột giấy, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí