Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Tập bài giảng Kinh tế học vi mô được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Kinh tế học vi mô cho đối tượng là sinh viên đại học ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.

Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 7 chương, được trình bày gần 200 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập, câu hỏi đúng sai, câu hỏi trắc nghiệm và bài tập.

Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Kinh tế học vi mô theo hướng khái quát hóa nội dung, nhưng giảm thiểu tính hàn lâm trong trình bày, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học SPKT Nam Định.

Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Kinh tế học vi mô đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết Kinh tế vi mô trong nền kinh tế thị trường.

Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này.


NHÓM TÁC GIẢ

MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

LỜI NÓI ĐẦU I

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ 1

Kinh tế học vi mô - ĐH SPKT Nam Định - 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC 1

1.1.1. Một số khái niệm 1

1.1.1.1. Kinh tế học 1

1.1.1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô 1

1.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc 2

1.1.2. Đối tượng, nội dung nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học vi mô 2

1.1.3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô 2

1.2. NỀN KINH TẾ 3

1.2.1. Ba vấn đề kinh tế cơ bản của một nền kinh tế 3

1.2.2. Mô hình nền kinh tế 3

1.2.2.1. Mô hình nền kinh tế tập quán truyền thống 4

1.2.2.2. Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung (kinh tế chỉ huy, mệnh lệnh) 4

1.2.2.3. Mô hình kinh tế thị trường 4

1.2.2.4. Mô hình kinh tế hỗn hợp 4

1.2.3. Cơ chế hoạt động của nền kinh tế 5

1.2.4. Thị trường 6

1.2.4.1. Khái niệm 6

1.2.4.2. Vai trò của thị trường 7

1.2.4.3. Chức năng và quy luật hoạt động của thị trường 7

1.2.4.4. Phân loại thị trường 8

1.3. LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƯU 9

1.3.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết lựa chọn 9

1.3.2. Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu 9

1.3.3. Ảnh hưởng của một số quy luật kinh tế đến việc lựa chọn kinh tế tối ưu 11

1.3.3.1. Quy luật khan hiếm 11

1.3.3.2. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng 11

1.3.3.3. Quy luật lợi suất giảm dần 12

NỘI DUNG ÔN TẬP 13

I. LÝ THUYẾT 13

II. BÀI TẬP 15

CHƯƠNG 2 CẦU – CUNG 18

2.1. CẦU 18

2.1.1. Khái niệm 18

2.1.1.1. Khái niệm cầu 18

2.1.1.2. Lượng cầu 19

2.1.1.3. Biểu cầu 20

2.1.1.4. Đường cầu 20

2.1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường 23

2.1.3. Luật cầu 24

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành cầu 25

2.1.5. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu 29

2.1.5.1. Sự di chuyển của đường cầu 29

2.1.5.2. Sự dịch chuyển đường cầu 29

2.2. CUNG 31

2.2.1. Khái niệm 31

2.2.1.1. Khái niệm cung 31

2.2.1.2. Lượng cung 31

2.2.1.3. Biểu cung 32

2.2.1.4. Đường cung 32

2.2.2. Cung cá nhân và cung thị trường 35

2.2.3. Luật cung 36

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thành cung 36

2.2.5. Sự di chuyển và sự dịch chuyển của đường cung 39

2.2.5.1. Sự di chuyển của đường cung 39

2.2.5.2. Sự dịch chuyển đường cung 40

2.3. CÂN BẰNG CUNG – CẦU 41

2.3.1. Trạng thái cân bằng 41

2.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt 42

2.3.3. Thay đổi trong trạng thái cân bằng 43

2.3.4. Thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất 45

2.3.5. Kiểm soát giá 47

2.3.5.1. Giá trần (Price Celing - PC ) 47

2.3.5.2. Giá sàn ( Price floor - PF) 48

2.4. CO DÃN CỦA CẦU VÀ CO DÃN CỦA CUNG 49

2.4.1. Co dãn của cầu 49

2.4.1.1. Khái niệm độ co dãn của cầu 49

2.4.1.2. Một số loại co dãn của cầu 50

2.4.1.3. Cách tính hệ số co dãn 51

2.4.1.4. Mức độ co dãn của cầu 53

2.4.1.5. Mối quan hệ giữa độ co dãn, mức chi và doanh thu 54

2.4.2. Co dãn của cung 55

2.4.3. Vận dụng độ co dãn cầu, cung đối với giá cả hàng hoá dịch vụ 56

NỘI DUNG ÔN TẬP 59

I. LÝ THUYẾT 59

II. BÀI TẬP 69

CHƯƠNG 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 74

3.1. LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH 74

3.1.1. Một số khái niệm về lợi ích 74

3.1.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần 76

3.1.3. Lợi ích cận biên và đường cầu 77

3.1.4. Lợi ích cận biên và thặng dư tiêu dùng 78

3.1.5. Lựa chọn tiêu dùng tối ưu tiếp cận từ lý thuyết lợi ích 80

3.2. ĐƯỜNG NGÂN SÁCH – ĐƯỜNG BÀNG QUAN VÀ LỰA CHỌN TIÊU DÙNG TỐI ƯU 82

3.2.1. Đường ngân sách 82

3.2.2. Đường bàng quan 84

NỘI DUNG ÔN TẬP 88

I. LÝ THUYẾT 88

II. BÀI TẬP 91

CHƯƠNG 4 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 94

4.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT 94

4.1.1. Hàm sản xuất 94

4.1.2. Sản xuất với một đầu vào biến đổi 95

4.1.3. Sản xuất với hai đầu vào biến đổi 99

4.2. LÝ THUYẾT VỀ CHI PHÍ 103

4.2.1. Phân loại chi phí 103

4.2.2. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn 105

4.2.3. Chi phí sản xuất trong dài hạn 109

4.3. LÝ THUYẾT VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN 110

4.3.1. Doanh thu 110

4.3.2. Lợi nhuận 111

4.3.2.1. Khái niệm 111

4.3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 112

4.3.2.3. Tối đa hoá lợi nhuận 113

NỘI DUNG ÔN TẬP 116

I. LÝ THUYẾT 116

II. BÀI TẬP 122

CHƯƠNG 5 CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM 125

5.1. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO 125

5.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp 125

5.1.1.1. Khái niệm 125

5.1.1.2. Đặc điểm 125

5.1.2. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn 127

5.1.3. Đường cung trong ngắn hạn 129

5.1.4. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn 131

5.1.5. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp 131

5.1.6. Cân bằng dài hạn 132

5.2. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TUÝ 134

5.2.1. Độc quyền bán 134

5.2.1.1. Khái niệm 134

5.4.1.2. Đặc điểm của thị trường độc quyền và doanh nghiệp độc quyền 134

5.4.1.3. Hành vi của doanh nghiệp 135

5.2.1.4. Mất không từ sức mạnh độc quyền 138

5.2.1.5. Các phương pháp định giá khác của hãng độc quyền bán 138

5.2.1.6. Hạn chế của độc quyền và điều tiết độc quyền của nhà nước 141

5.2.2. Độc quyền mua 142

5.3. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN 144

5.3.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp 144

5.3.2. Đường cầu của doanh nghiệp 144

5.3.3. Cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn 144

5.4. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN 145

5.4.1. Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp 145

5.4.2. Đường cầu gẫy khúc và giá cả kém linh hoạt 146

5.4.3. Lý thuyết trò chơi và những quyết định phụ thuộc lẫn nhau 147

NỘI DUNG ÔN TẬP 149

I. LÝ THUYẾT 149

II. BÀI TẬP 155

CHƯƠNG 6 THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT 162

6.1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 162

6.1.1. Cầu về lao động 162

6.1.2. Cung về lao động 165

6.1.3. Cân bằng thị trường lao động 166

6.2. THỊ TRƯỜNG VỐN 168

6.2.1. Cầu dịch vụ vốn 168

6.2.2. Cung dịch vụ vốn 170

6.2.3. Cân bằng cung cầu thị trường vốn 171

6.3. THỊ TRƯỜNG ĐẤT ĐAI 172

6.3.1. Cầu về dịch vụ đất đai 172

6.3.2. Cung về dịch vụ đất đai 173

6.3.3. Cân bằng cung cầu thị trường đất đai 173

NỘI DUNG ÔN TẬP 177

I. LÝ THUYẾT 177

II. BÀI TẬP 179

CHƯƠNG 7 CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 180

7.1. THỊ TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ 180

7.1.1. Khái niệm hiệu quả Pareto 180

7.1.2. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hiệu quả Pareto 181

7.2. NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƯỜNG 183

7.2.1. Tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, độc quyền và sức mạnh thị trường.183 7.2.2. Ngoại ứng 184

7.2.3. Hàng hóa công cộng 186

7.2.4. Công bằng xã hội 188

7.3.1. Chức năng của Chính phủ 188

7.3.2. Các công cụ kinh tế chủ yếu của Chính phủ 189

NỘI DUNG ÔN TẬP 194

I. LÝ THUYẾT 194

II. BÀI TẬP 197

TÀI LIỆU THAM KHẢO 199

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ


1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MÔN HỌC

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Kinh tế học

Kinh tế học là môn khoa học của sự lựa chọn. Nó nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm một cách có hiệu quả và phân phối các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho các thành viên trong xã hội tiêu dùng cả thời hiện tại và thời tương lai. Nói cách khác: kinh tế học là môn khoa học lựa chọn, nó nghiên cứu cách thức của các xã hội phân bổ nguồn tài nguyên khan hiếm vào các mục đích sử dụng cạnh tranh.

Ví dụ: Việt nam lựa chọn sản xuất lúa gạo, chè, cà phê để sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm như đất đai, tiền vốn và các điều kiện sản xuất khác khác nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao nhất và thoả mãn nhu cầu thị trường về các sản phẩm đó.

1.1.1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

- Kinh tế vi mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của các tế bào trong nền kinh tế (doanh nghiệp, hộ gia đình); nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá nhân trong sản xuất, tiêu dùng nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.

Ví dụ: Hành vi lựa chọn của người quản lý doanh nghiệp khi quyết định số lao động thuê mướn, số vốn vay, địa điểm kinh doanh, sản lượng sản xuất, nơi tiêu thụ sản phẩm...để tối đa hoá lợi nhuận. Hành vi lựa chọn của người tiêu dùng khi quyết định mua bao nhiêu sản phẩm cho phù hợp với khả năng thanh toán( thu nhập), sở thích thị hiếu ...nhằm tối đa hoá lợi ích khi sử dụng hàng hoá dịch vụ đó.

- Kinh tế vĩ mô: Là môn khoa học nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cơ bản của một quốc gia. Nó nhấn mạnh tới sự tương tác trong nền kinh tế tổng thể. Các nội dung chủ yếu: nghiên cứu về sản lượng, tăng trưởng kinh tế, sự biến động về giá cả và việc làm, lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái... trong tổng thể nền kinh tế.

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có liên quan mật thiết với nhau vì chúng là 2 bộ phận của kinh tế học. Nghiên cứu kinh tế vi mô đúng sẽ giúp cho nghiên cứu vĩ mô hoàn chỉnh. Đồng thời kinh tế tổng thể phát triển lành mạnh ổn định sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động vi mô ở các doanh nghiệp.

1.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc

- Kinh tế học thực chứng là một cách tiếp cận của kinh tế học, nó nghiên cứu và mô tả các hiện tượng kinh tế xã hội một cách khách quan và khoa học. Dù chính kiến của con người có khác nhau nhưng hiện tượng đó vẫn diễn ra đúng như quy luật khách quan. Ở một chừng mực nào đó, người ta có thể coi nó như một môn khoa học tự nhiên.

Ví dụ: Các vấn đề nên như thế nào, cần phải làm gì,...

Trời càng mưa nhiều thì người bán áo mưa càng bán được nhiều,...

- Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến quan điểm đạo lý, chính trị của một quốc gia. Nó đưa ra những lời chỉ dẫn, khuyến nghị dựa trên cơ sở đánh giá theo tiêu chuẩn cá nhân.

Ví dụ: Cần phải có giá thuê nhà rẻ cho sinh viên vì họ là những người chủ tương lai của đất nước (Vấn đề ở đây là "nên" và "cần" nhưng mang tính đạo đức nhiều hơn).

Mục tiêu của Kinh tế học, các nhà kinh tế là nắm bắt được quy luật khách quan để ra các quyết sách đúng đắn vì vậy phải nắm được kinh tế học thực chứng. Nhưng khi đánh giá lại các chính sách thì cần phải nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau kinh tế học chuẩn tắc.

1.1.2. Đối tượng, nội dung nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học vi mô

- Đối tượng

Nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá nhân trong nền kinh tế nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế.

- Nội dung

+ Doanh nghiệp và ba vấn đề kinh tế cơ bản.

+ Cầu cung và sự hình thành giá cả thị trường

+ Độ co dãn cầu cung

+ Lý thuyết hành về vi lựa chọn của người tiêu dùng.

+ Lý thuyết về hành vi lựa chọn của doanh nghiệp.

+ Thị trường.

+ Những khuyết tật của thị trường và vai trò Chính phủ.

1.1.3. Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô

- Nhóm phương pháp chung:

+ Phương pháp duy vật biện chứng: người ta sử dụng các luận điểm, luận cứ, luận chứng và Kinh tế chính trị, Triết học để dự đoán các hiện tượng.

+ Kết hợp lý luận với thực tiễn, lý thuyết đi đôi với thực hành.

- Nhóm phương pháp riêng:

+ Áp dụng phương pháp cân bằng bộ phận: xem xét từng đơn vị, từng yếu tố trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022