Phát Triển Thang Đo Biến Số, Xây Dựng Lưới Câu Hỏi Phiếu Điều Tra


Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, các giả thuyết được đề xuất trong phạm vi nghiên cứu của Luận án như sau:

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là hoạt động XK của DN XKNS

Kết quả nghiên cứu định tính xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả XK các DN XKNS của Việt Nam, cụ thể như sau:

Đặc điểm DN: Nhân tố này có hàm ý về quy mô lao động, vốn, công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm XK, nói lên những điểm mạnh của DN trên thị trường XK. Giả thuyết H1 được đề xuất:

H1: Quy mô DN như vốn, lao động, công nghệ, kinh nghiệm XK có ảnh hưởng thuận chiều với hoạt động XK.

Đặc điểm quản lí: Nói đến đặc điểm và quan điểm của các nhà quản lý, như: trình độ giáo dục, kinh nghiệm quản lý, nhận thức về XK. Giả thuyết H2 đề xuất:

H2: Nếu các nhà quản lý có trình độ giáo dục cao, kinh nghiệm phong phú về XK, thái độ và nhận thức XK tích cực sẽ có ảnh hưởng cùng chiều với hoạt động XK và ngược lại.

Mối quan hệ kinh doanh: Được tất cả các ý kiến đánh giá cao là xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng giúp DN tăng doanh số, mở rộng thị trường XK. Xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh doanh bền vững sẽ tác động đến mở rộng thị trường, doanh thu và lợi nhuận XK. Giả thuyết H3 đề xuất:

H3: Nếu mối quan hệ kinh doanh tốt hoặc xấu sẽ ảnh hưởng đến kết quả XKNS của DN tương ứng hoạt động XK của DN tương ứng.

Đặc điểm thị trường nông sản thế giới: Thang đo khái niệm này có hàm ý bao gồm sự hấp dẫn thị trường, rủi ro, các rào cản XK, sự biến động cung cầu của thị trường nông sản thế giới, cạnh tranh giá, quy định pháp lí của các quốc gia NK. Giả thuyết H4 đề xuất:

H4: Nếu đặc điểm thị trường nông sản thế giới có biến động tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hoạt động XK tương ứng

Đặc điểm thị trường trong nước: Là các quy định pháp lí về NK, văn hóa, cạnh tranh thị trường, sự hấp dẫn thị trường, các rào cản XK, sự biến động của thị trường thế giới. Giả thuyết H5 đề xuất:


H5: Nếu đặc điểm thị trường nông sản trong nước có những thay đổi tích cực hay tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến hoạt động XK tương ứng.

Đặc điểm ngành: Đề cập đến sự ổn định của ngành, dự đoán sự thay đổi hay biến động của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo chu kì hay theo mùa, mức độ rủi ro, mức độ cạnh tranh ngành; chu kỳ sống của ngành; định hướng XK của ngành. Giả thiết H6 đề xuất:

H6: Sự biến động ngành ảnh hưởng đến hoạt động XK của DN

Chiến lược Marketing XK: Hầu hết các chuyên gia cho rằng đây nhân tố quan trọng nhưng là điểm yếu của các DN XKNS trong nước so với các DN đa quốc gia. Phần lớn các DN XKNS của Việt Nam chưa quan tâm đến chiến lược Marketing, và đề nghị cần phải đầu tư nhiều cho chiến lược Marketing XK. Giả thuyết H7 đề xuất:

H7: Nếu chiến lược Marketing XK phù hợp hay không phù hợp sẽ ảnh hưởng hoạt động XK tương ứng.

4.3. Phát triển thang đo biến số, xây dựng lưới câu hỏi phiếu điều tra

* Phát triển thang đo biến số

Các thang đo được sử dụng trong Luận án gồm:

Thang đo biến phụ thuộc “Hoạt động xuất khẩu” gồm các chỉ báo về. Lợi nhuận xuất khẩu của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp và thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp Katsikeas và cộng sự (2000) [107]; Zou và Stan (1998) [143], Chen và cộng sự (2016) [89].

Thang đo biến số “Đặc điểm doanh nghiệp” là câu hỏi về đặc điểm hình thành và hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ báo như: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, quy mô lao động, quy mô vốn, số lượng người biết ngoại ngữ trong doanh nghiệp. Theo tổng quan phía trên có rất nhiều chỉ báo được xác định trong thang đo biến số “đặc điểm doanh nghiệp” của các tác giả Aaby và Slater (1989) [68], Zou và Stan (1998) [143], Haahti và các cộng sự (2005) [101]. Tuy nhiên trong giới hạn này, luận án chỉ lựa chọn một số chỉ báo chính như nêu trên.

Thang đo biến số “Đặc điểm quản lý” là câu hỏi về kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, định hướng quốc tế của nhà quản lý, những cam kết hỗ trợ XK, kiến thức về XK như: rào cản thương mại, hay ưu đãi tại thị trường XK, trình độ của các nhà quản lý. Thang đo này được sử dụng trong các nghiên cứu của một số tác giả


như Cavusgil và Zou (1994) [80], O’Cass và Julian (2003)[128], Dean và các cộng sự (2000) [90], Leonidou và cộng sự (2010) [115].

Thang đo biến số “Chiến lược marketing xuất khẩu” là các câu hỏi về sự thích ứng của chiến lược Marketing-mix bao hàm nội dung như sự thích ứng sản phẩm, thế mạnh của sản phẩm, hoạt động xúc tiến XK, khuyến mãi, cạnh tranh về giá, kênh phân phối, kế hoạch XK, và cách thức tổ chức XK. Thang đo này sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả O’Cass và Julian (2003) [128], Yeoh (2004) [142].

Thang đo biến số “Mối quan hệ kinh doanh” là câu hỏi về mối quan hệ của doanh nghiệp đối với bên ngoài, trong đó các chỉ báo nghiên cứu gồm: mối quan hệ với nhà phân phối, nhà cung ứng sản phẩm, khách hàng, với đối tác kinh doanh, quan hệ với chính phủ và các tổ chức liên quan. Tác giả Anna K (2011) [71] dựa trên mô hình lý thuyết nguồn nhân lực đã nghiên cứu các DN kinh doanh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến tại Anh, và phát hiện ra nhân tố mối quan hệ kinh doanh với khách hàng. Busayo Ajayi (2016) [78] trong nghiên cứu về xuất khẩu dệt may của Indonexia có nhận định về mối quan hệ kinh doanh của DN với khách hàng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của DN. Trong luận án có sửa đổi thêm một số chỉ báo như: mối quan hệ với nhà phân phối, với chính phủ và tổ chức liên quan.

Thang đo biến số “Đặc điểm thị trường nước ngoài” là câu hỏi về đặc điểm của thị trường nước ngoài đối với hoạt động XK của DN XKNS. Dựa trên lý thuyết dự phòng thang đo này được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Cavusgil và Zou (1994) [80], O’Cass và Julian (2003) [128], Rose, Gregory M và các cộng sự (2002) [1288]. Các chỉ bảo được sử dụng trong thang đo này là: quy định pháp lí về nhập khẩu, văn hóa, cạnh tranh thị trường, sự hấp dẫn thị trường, các rào cản XK, sự biến động của thị trường thế giới.

Thang đo biến số “Đặc điểm ngành” là câu hỏi về ngành hàng XK với một số chỉ bảo được nghiên cứu bởi Reis J, Forte R (2016) [131], Guner, Berrin và cộng sự (2010)[97] đề cập đến sự ổn định của ngành, tốc độ thay đổi, sự biến động theo chu kì hay theo mùa, mức độ tập trung,, mức độ cạnh tranh ngành.

Thang đo biến số “Đặc điểm thị trường trong nước” là câu hỏi về đặc điểm cụ thể của thị trường trong nước đối với ngành hàng XK được đề cập đến tại nghiên Zou và Stan (1998) [164], Sousa và cộng sự (2008) [157], và Chen và cộng sự


( 2016) bởi các chỉ báo như: những quy định về XK của chính phủ, sự hỗ trợ XK, cạnh tranh của thị trường trong nước.

Danh mục các biến số (phụ thuộc và độc lập), thang đo biến số và nguồn gốc thang đo được sử dụng trong Luận án được thể hiện trong bảng 0.1 dưới đây:

Bảng 0.1. Các biến số và thang đo


TT

Biến số

Thang đo (biến số)

Thang đo khoảng

Nguồn gốc

thang đo

Biến phụ thuộc


1


Hoạt động XK

XK1: Trong 10 năm gần đây, kim ngạch XKNS của DN sang Trung Quốc ổn định

XK2: Trong 10 năm gần đây, lợi nhuận của hoạt động XKNS của DN sang Trung Quốc tăng đều

XK3: Trong 10 năm gần đây, hoạt động XKNS của DN sang Trung Quốc tăng

trưởng tốt.

Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý


Katsikeas và cộng sự (2000)

[107], Cavusgil

và Zou (1994)

[143] Chen và cộng sự (2016) [89]

Các biến độc lập


2


Đặc điểm DN


DN1: Quy mô DN về lao động, vốn

DN2: Kinh nghiệm của DN trong lĩnh vực XK

DN3: Năng lực của DN trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế


Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý

Moen (2008)[120],

Aaby và Slater (1989) [68],

Zou và Stan (1998) [143],

Baldauf và các cộng sự

(2000)[73],

Haahti và các cộng sự (2005)

[101]


3


Mối quan hệ kinh doanh

QH1: Mối quan hệ với nhà phân phối, nhà cung ứng sản phẩm

QH2: Đối tác kinh doanh QH3: Quan hệ với chính phủ và các tổ chức liên

quan

Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý


BusayoAjayi (2016) [78],

Anna K (2011)

[71] (có điều chỉnh)

4

Đặc điểm

quản lý

QL1: Kinh nghiệm quản lí

kinh doanh quốc tế của nhà

Likert theo mức độ

đồng ý:

Cavusgil và

Zou (1994)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - 3


TT

Biến số

Thang đo (biến số)

Thang đo khoảng

Nguồn gốc

thang đo



quản lý

QL2: Kiến thức và kinh nghiệm về XK của nhà quản lý

QL3: Định hướng quốc tế của nhà quản lý QL1:

QL4: Cam kết và hỗ trợ XK của nhà quản lý

QL5: Nhận thức lợi thế XK của nhà quản lý

QL6: Nhận thức các rào cản XK của nhà quản lý

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý

[80], O’Cass và

Julian (2003)

[128] Dean và các cộng sự (2000) [90], Chen và cộng sư (2016) [89]


5


Chiến lược Marketing XK

CL1: Định hướng hoạt động thị trường

CL2: Sự thích ứng của sản phẩm đối với thị trường nước NK

CL3: Thế mạnh của sản phẩm trên thị trường nước NK

CL4: Thúc đẩy hoạt động xúc tiến XK

CL5: Tổ chức hoạt động khuyến mãi, cạnh tranh về giá

CL6: Kế hoạch XK


Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý


O’Cass và Julian (2003)[128]

Yeoh (2004)

[142], Haddoud và cộng sự (2018) [104],

Fernando và cộng sự (2017)

[93]


6


Đặc điểm thị trường nước ngoài


TTNG1: Các quy định pháp lí về NK

TTNG2: Mức độ tương đồng văn hóa tại nước NK TTNG3: Tính cạnh tranh của nông sản tại thị trường nước NK

TTNG4: Các rào cản XK TTNG5: Sự biến động của thị trường thế giới


Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý

Cavusgil và Zou (1994)

[80] Dean và các cộng sự. (2000) [90],

O’Cass và

Julian (2003)

[128], Chen và

cộng sự (2016)

[89] Katsikeas và cộngsự

(2000) [107]

Sousa và cộng sự (2008)

[135], Zou và


TT

Biến số

Thang đo (biến số)

Thang đo khoảng

Nguồn gốc

thang đo





Stan (1998)

[143]


7


Đặc điểm ngành


N1: Sự ổn định của ngành N2: Sự biến động theo chu kì hay theo mùa

N3: Mức độ cạnh tranh ngành

Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý


Reis J, Forte R(2016) [131],

Guner, Berrin và cộng sự (2010) [97]


8


Đặc điểm thị trường trong nước

TTTN1: Môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi TTTN2: Chính sách hỗ trợ XK, nhu cầu trong nước TTTN3: Môi trường kinh tế thuận lợi, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu

Likert theo mức độ đồng ý:

- Rất không đồng ý

- Không đồng ý

- Trung lập

- Đồng ý

- Hoàn toàn đồng ý

Zou và Stan (1998) [143],

Sousa và cộng sự (2008)

[135], Chen và cộng sự ( 2016) [89]

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

* Xây dựng lưới câu hỏi phỏng vấn sâu và bảng hỏi khảo sát

Lưới câu hỏi phỏng vấn sâu được chuẩn bị để phục vụ nghiên cứu định tính. Lưới câu hỏi này dành cho 1 nhà quản lý Chính phủ về XKNS, một nhà xây dựng về chính sách, một nhà nghiên cứu về kinh tế quốc tế, một nhà nghiên cứu về thương mại và một nhà quản lý DN XKNS để kiểm tra sự hợp lý của các thang đo và xây dựng phiếu khảo sát. Cho dù các thang đo được sử dụng trong Luận án cơ bản là những thang đo đã được các nhà nghiên cứu sử dụng, tuy vậy nhưng thang đo đó chủ yếu được sử dụng trên thế giới, các nghiên cứu có liên quan sử dụng thang đo này tại Việt Nam còn ít. Nội dung của lưới câu hỏi phỏng vấn chuyên gia gồm hai phần chính:

Phần 1: Giới thiệu về tác giả, mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn

Phần 2: Lấy ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng tới DN XKNS của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Bảng hỏi (phiếu điều tra) được xác định dựa trên kết tổng quan, cơ sở lý luận và kết quả phỏng vấn sâu với các chuyên gia để tiến hành xây dựng bảng hỏi. Sau đó bảng hỏi được gửi đến 5 chuyên gia trong kết quả phỏng vấn sâu để tham vấn ý kiến. Sau khi bảng hỏi đã xác định, bảng hỏi được gửi đến 5 DN để đánh giá tính


khả thi của bảng hỏi. Sau khi xác định tính khả thi của bảng hỏi, bảng hỏi được gửi đến các DN XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (danh sách các DN được sử dụng thông qua danh sách “Doanh nghiệp XK uy tín các năm 2016, 2017, 2018, 2019” của Bộ Công Thương, danh sách từ Sở Công Thương các tỉnh và từ mới quan hệ cá nhân bằng cách đến trực tiếp; bảng hỏi cũng được gửi đi bằng online thông qua mẫu form của Google.

4.4. Nguồn dữ liệu

* Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho luận án bao gồm:

Một số lý thuyết liên quan đến hoạt động XK của DN XK: khái niệm cơ bản về hoạt động XKNS, xác định nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS; Số liệu thống kê về những mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của Việt Nam qua các năm sang thị trường Trung Quốc; Những thông tin về bối cảnh, xu hướng tiêu dùng toàn cầu có ảnh hưởng tới hoạt động XKNS của DN.

Những dữ liệu này được tiến hành thu thập từ các nguồn:

Văn bản của Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các văn bản như: Luật Thương mại, Luật Hỗ trợ DNNVV; các chương trình, đề án của Chính phủ về XKNS; Trong các thư viện: sách, luận án, công trình nghiên cứu của Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội; Trong các cơ quan/tổ chức lưu trữ: các báo cáo, văn bản quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương; Tổng Cục Thống kê, Tổng Cục Hải quan, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc, WTO, FAO, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên Internet: kho dữ liệu học thuật google scholar và các trang tạp chí uy tín như: Proquest/ABI Infor, Emerald, Sciencedirect, Thomson Sciencetific.

* Nguồn dữ liệu sơ cấp

Các thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho luận án bao gồm: các hoạt động tổ chức xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc; kết quả và tiềm năng XKNS Việt Nam sang thị trường Trung Quốc; đặc điểm cơ bản của thị trường Trung Quốc. Các phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ cấp cho luận án, gồm phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp chuyên gia.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia


Phương pháp này được sử dụng trong luận án để thu thập những dữ liệu sơ cấp sau: góp ý xây dựng phiếu hỏi; Hiệu chỉnh các câu hỏi trong phiếu hỏi; Đánh giá, tư vấn hoàn thiện phiếu hỏi sau khi khảo sát thử. Nghiên cứu sinh đã tiến hành phỏng vấn sâu 5 chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, bao gồm:

01 lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; 01 lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương;

01 nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương mại, Bộ Công Thương;

01 nhà khoa học của Trường Đại học Thương mại, Hà Nội; 01 lãnh đạo doanh nghiệp đang XKNS sang Trung Quốc.

Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

(i) Đối tượng điều tra: Các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc; Người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc

(ii) Nội dung điều tra: Đối tượng doanh nghiệp XKNS của Việt Nam; Những thông tin chung về DN: quy mô, tuổi đời, mặt hàng xuất khẩu, trình độ học vấn cao nhất của lãnh đạo DN.

Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS của DN đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố theo thang điểm của Likert từ 01 đến 05 tương ứng với mức “thấp nhất” và “cao nhất”.

Đối tượng người tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc: Thông tin chung: như tuổi, giới tính, trình độ, công việc....

Thông tin chuyên sâu: tần suất mua nông sản, nơi mua, mức độ ưu thích đối với nông sản của Việt Nam về chất lượng, mẫu mã, giá cả, so sánh đối với hàng nông sản của một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...

(iii) Thiết kế phiếu điều tra

Phiếu điều tra trước tiên được xây dựng dựa trên việc tổng quan tình hình nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XKNS.

Sau khi thống kê theo từng nhóm nội dung, phiếu điều tra được trao đổi với 06 chuyên gia có chuyên môn phù hợp để tham vấn hoàn thiện nội dung.

Đặc biệt, đối với phiếu điều tra với đối tượng là các doanh nghiệp XKNS của Việt Nam sẽ tiến hành khảo sát thử với 5 DN để đánh giá xem các câu hỏi đặt ra có

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí