Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 22


biểu hồ sơ kiểm toán hoạt động nhằm ba mục đích chính (i) hoàn thành 100% các cuộc kiểm toán hoạt động theo kế hoạch, có chất lượng cao; (ii) báo cáo kiểm toán hoạt động có các kiến nghị kiểm toán đạt chất lượng cao trên phương diện hiệu quả và hữu hiệu; (iii) lợi ích mang lại từ kết quả kiểm toán hoạt động. Đối với mỗi bước phát triển cần phải xác định rủi ro, thách thức và khả năng cũng như điểm mạnh của SAV chẳng hạn, đối với bước tổ chức triển khai thí điểm kiểm toán hoạt động dưới dạng các cuộc kiểm toán độc lập, rủi ro có thể bao gồm: Chủ đề lựa chọn không phù hợp; kinh phí mời chuyên gia còn hạn chế; năng lực KTV hạn chế; sự phối hợp giữa các đơn vị hạn chế (đối phó với rủi ro, thuộc nhóm nhân tố kinh tế).

5.3. Ý nghĩa, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1. Ý nghĩa kết quả nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, kết quả nghiên cứu góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Điều này có thể giúp cho các nhà nghiên cứu hàn lâm tiếp tục bổ sung hệ thống thang đo sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo trong từng giai đoạn hoặc bối cảnh khác nhau. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng xác định được mô hình phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam, vị trí, tầm quan trọng và mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình (Hình 5.1). Phát hiện quan trọng nhất trong nghiên cứu này là khả năng và tốc độ phát triển kiểm toán hoạt động trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào các nhân tố bên trong (khả năng của SAV) nhiều hơn các nhân tố bên ngoài. Nhận định này khác với quan điểm được chỉ ra từ nghiên cứu của (Warning & Morgan 2007; Berzelay & cộng sự 1996; Lonsdale & cộng sự 2011) khi cho rằng, tranh thủ sự ủng hộ từ quốc hội, chính phủ hoặc phương tiện truyền thông sẽ hữu ích cho phát triển kiểm toán hoạt động. Mặc dù vậy, theo tác giả, phát hiện trong nghiên cứu này là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay do yêu cầu tư bên ngoài đối với SAV lớn hơn khả năng có thể đáp ứng nhiệm vụ một cách hợp lý (chậm thay đổi phương pháp kiểm toán áp dụng trong kiểm toán hoạt động phát hiện trong bước nghiên cứu định tính, chương trình đào tạo và cơ cấu KTV chưa phù hợp, thiếu sự quan tâm và tâm lý ngại thay đổi của KTV cùng với khả năng kiểm toán hạn chế) giải thích cho việc SAV chưa đáp ứng được nhiệm vụ kiểm toán hoạt


động được giao. Rộng hơn, nhân tố con người có đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động nhất là vai trò của Tổng kiểm toán và KTV bao gồm (1) năng lực chuyên môn, thái độ và sự quan tâm kết hợp với (2) tăng cường tính độc lập và (3) môi trường kiểm toán phù hợp tạo thành mô hình trung tâm thúc đẩy khả năng phát triển của SAV và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kiểm toán. Nhận định này cũng phù hợp với các ý kiến đóng góp của nhiều SAI trên thế giới liên quan tới loại hình kiểm toán hoạt động.

Về phương diện ứng dụng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam (nền kinh tế chuyển đổi) cùng với những hạn chế của SAV và những thách thức mà SAV phải đối mặt khi triển khai kiểm toán hoạt động tương ứng với từng nhân tố. Xác định được vai trò của từng nhân tố và nguyên nhân hạn chế trong việc thúc đẩy sự đóng góp của các nhân tố này tới sự phát triển kiểm toán hoạt sẽ gợi ý cho lãnh đạo trong SAI lựa chọn xây dựng chiến lược phát triển loại hình kiểm toán này một cách phù hợp với khả năng hiện có của mình.

5.3.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mô hình nghiên cứu được xây dựng mới chỉ khẳng định được bốn nhóm nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động và giải thích được 25,7% sự biến thiên của việc phát triển kiểm toán hoạt động. Vì vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo bổ sung thêm các thang đo mới vào nhân tố xã hội, nhân tố trình độ chuyên môn KTV, nhân tố đặc điểm của đối tượng kiểm toán nhằm tăng giá trị của mô hình nghiên cứu trên. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể đo lường mối quan hệ giữa hiểu biết, thái độ, sự quan tâm của KTV về kiểm toán hoạt động ảnh hưởng như thế nào tới khả năng và xu hướng phát triển kiểm toán hoạt động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 22

Xây dựng và phát triển kiểm toán hoạt động nhằm giúp chính phủ các quốc gia tăng cường trách nhiệm giải trình và thúc đẩy cải tiến hiệu quả hoạt động đã trở thành nhiệm vụ trung tâm trong tiến trình phát triển của các SAI tại một số quốc gia trên thế giới. Những lợi ích thu được qua kiểm toán hoạt động trên 40 năm qua đã phần nào giúp các chính phủ xây dựng nền quản trị công vận hành ngày càng hiệu quả và hữu hiệu.

Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, SAV đã có những nỗ lực trong việc xây dựng và phát triển kiểm toán hoạt động giúp thúc đẩy cải cách quản trị công ở Việt Nam và đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển kiểm toán hoạt động của SAV còn chậm, nhiều khi bị gián đoạn, kết quả kiểm toán hoạt động chưa đáp ứng được mong đợi cũng như phù hợp với lý thuyết kiểm toán hoạt động.

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù “cầu” về kiểm toán hoạt động ở Việt Nam cao nhưng trình độ phát triển kiểm toán hoạt động hiện đang trong giai đoạn hình thành. Các nhân tố nội tại thuộc về khả năng của SAV có tác động lớn hơn đến việc phát triển kiểm toán hoạt động so các nhân tố môi trường bên ngoài (kinh tế, chính trị). Phát hiện trong nghiên cứu này cũng giúp giải thích tại sao các quốc gia đang phát triển, mức độ minh bạch và giải trình trách nhiệm thấp, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ có “cầu” kiểm toán hoạt động cao hơn nhưng kiểm toán hoạt động chậm phát triển, do khả năng “cung” về kiểm toán hoạt động thấp.

Để SAV có thể phát triển thành công kiểm toán hoạt động, trước hết phải khắc phục được những hạn chế trong khả năng của SAV và vượt qua được những thách thức đến từ môi trường bên ngoài thường xuất hiện tại các quốc gia đang phát triển. Theo đó, SAV cần xác lập quan điểm phát triển phù hợp và cần có định hướng rõ ràng trong việc lựa chọn chiến lược phát triển, nội dung và lộ trình cụ thể.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đặng Anh Tuấn (2012), Đánh giá tính kinh tế: Công cụ kiểm toán hoạt động, Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 59 tháng 9/2012;

2. Đặng Anh Tuấn (2012), Vận dụng mô hình đánh giá rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm toán hoạt động Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 61 tháng 11/2012;

3. Đặng Anh Tuấn (2013), Chuyển đổi mô hình Kiểm toán Nhà nước, Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 71 tháng 9/2013;

4. Đặng Anh Tuấn (2013), Phương pháp đo lường hiệu quả trong kiểm toán hoạt động, Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 70 tháng 8/2013;

5. Đặng Anh Tuấn (2014), Xu hướng phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công của Kiểm toán Nhà nước tại một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo: Nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam hội nhập với thông lệ Quốc tế, Nhà xuất bản kinh tế TP.Hồ Chí Minh, năm 2014.

6. Đặng Anh Tuấn (2014), Vận dụng phương pháp Bao dữ liệu (DEA) trong kiểm toán hoạt động, Nghiên cứu khoa học kiểm toán, số 83 tháng 9/2014.

7. Trần Thị Giang Tân & Đặng Anh Tuấn (2014), Các nhân tố tác động đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 289, tháng 11/2014.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Đinh Trọng Hanh (2003), Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với đơn vị có thu, Đề tài Khoa học cấp bộ năm 2003;KTNN (2003).

2. INTOSAI (2004), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán, Tài liệu dịch, Kiểm toán Nhà nước.

3. ISSAI 3000, Báo cáo đánh giá việc tuân thủ ISSAI (iCAT cấp độ 4) trong kiểm toán hoạt động, KTNN, 2013;

4. ISSAI 3100, Báo cáo đánh giá việc tuân thủ ISSAI (iCAT cấp độ 4) trong kiểm toán hoạt động, KTNN, 2013;

5. Lê Quang Bính & cộng sự (2013), Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ năm 2013. KTNN.

6. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã hội, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, năm 2009.

8. Nguyễn Đình Thọ & công sự (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động, năm 2011.

9. Nguyễn Viết Vy (2013), So sánh và phân biệt giữa quản lý công truyền thống và quản lý công mới, Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Quảng Ngãi (http://www.quangngai.gov.vn/Pages/qnp-sosanhvaphanbietgiua-qnpnd-24722- qnpnc-99-qnpsite-1.html)

10. Quốc hội (2005), Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật số 37/2005/QH11.

11. Quyết định 06/1999/QĐ-KTNN, Ban hành Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước, ngày 24/12/1999.

12. SAV, Báo cáo kiểm toán Dự án Xây dựng đường Quốc lộ và các tài liệu liên quan, KTNN, 2005;2006;2007; 2008;2009;2010; 2011; 2012;2013.

13. SAV, Kế hoạch kiểm toán tổng thể hàng năm, KTNN, 2007; 2008;2009; 2010; 2011; 2012; 2013; 2014.

14. SAV (2011), Báo cáo tổng kết năm năm thực hiện Luật Kiểm toán Nhà nước.


15. SAV (2012), Báo cáo kiểm toán Chuyên đề giao đất, bán, chuyển nhượng tài sản hình thành từ dự án giai đoạn 2010-2012 tại huyện Bình Chánh và Quận 7 và các tài liệu liên quan, KTNN, 2012;

16. SAV(2010), Báo cáo kiểm toán Dự án Xây dựng đường Rừng Xác và các tài liệu liên quan, KTNN, 2010;

17. Vũ Hữu Đức (2010), Kiểm toán hoạt động, Nhà xuất bản Phương Đông, năm 2010.

18. Vương Đình Huệ (2003), Nội dung và phương pháp kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, Đề tài Khoa học cấp bộ năm 2003; KTNN (2003).

Tiếng Anh:

I. Sách

1. Creswell & cộng sự. (2003), Research Design: Qualitative, Quantitative, and Mixed Methods Approaches, 2. Sage Publications.

2. Lonsdale.J & cộng sự. (2011), Performance Auditing: Contributing to Accountability in Democratic Government, Edward Elgar Publishing, 2011, pp: 0- 351.

3. OECD (1996), Performance Auditing and the Modernisation of Government, Approaches and Issues in OECD Member Countries, Paris: OECD, 1996.

4. Pollitt & cộng sự. (1999), Performance of Compliance?: Performance and Public Management in Five Countries, Oxford University Press.

5. Raaum RB & Morgan SL (2010), Performance Auditing, 2nd ed, USA:

IIARF.

II. Chuẩn mực và hướng dẫn

1. ICPA (2009), Sumary of Information Presented at the Founders Confference, International Center for Performance Auditing, 2009.

2. INTOSAI (2004), Standard and guidelines for performance auditing base on INTOSAI’s Auditing standards and practical experience, ISSAI 3000-3100.

3. INTOSAI (2007), Building Capacity in Supreme Audit Institution, UK Nationnal Office, Edition 1, 2007.

III. Các tạp chí và luận án


1. Abd Manaf (2010), The impact of performance audit: The New Zealand Experience, A thesis, Victoria University of Wellington.

2. Adams, N. (1986), Efficiency Auditing in the Australian Audit Office,

Australian Journal of Public Administration, 25(3), pp: 189-200.

3. Albert & cộng sự. (2009), Responding to the challenges of Supreme Audit Institutions: Can legislatures and civil society help?: U4 Issue 2009:1, Norway.

4. Alireza Khalili & cộng sự. (2012), Prioritizing the Factors influencing the Development of Operational Audit, International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 1(2), pp: 659-674.

5. Azuma, N. (2005), The Role of the Supreme Audit Institutions in New Public Management (NPM): the Trend of Continental Countries, Government Auditing Review, Board of Audit of Japan, March 2005, 69-84.

6. Barzelay & cộng sự. (1996), Performance Auditing and the New PublicManagement: changing roles and strategies of central audit institutions,In Performance Auditing and in the Modernisation of Government, Paris: OECD, pp: 15-56.

7. Barton, A. D. (2006) Public sector accountability and commercial-in- confidence outsourcing contracts, Accounting, Auditing & Accountability Journal, 19(2), pp: 256-271.

8. Chelimsky.E (1996), Auditing and Evaluation: Whither the Relationship, New Directions for Program Evaluation, 71, San Francisco: Jossey-Bass Publishers, pp: 61-67

9. Creswell & ctg (2003). Research Design: Qualitative, Quantitative, and Mixed Methods Approaches, 2. Sage Publications.

10. Cutt, J. N. (1977), Accountability, efficiency and the role of accountants: Efficiency audits in government, Australian Society of Accountants, Bulletin, 20, pp: 27-51.

11. Dahanayake, S.J. and K. Jacobs (2008), ‘New public management (NPM), managerialism, and Value for Money (VFM) audit: A review of empirical literature with special reference to Australia, AFAANZ Conference Paper, available at:http://www.afaanz.org/openconf/afaanz/papers.php.

12. Daud.Z.M (2007), The Study of Audit Expectation Gap in Puclic Sector of Malaysia, Thesis, University of Stirling, pp 350.

13. English, L. and Guthrie, J. (2000), Mandate, Independence and Funding: Resolution of a Protracted Struggle between Parliament and the Executive Over the


Powers of the Australian Auditor-General, Australian Journal of Public Administration, 59(1), pp: 98-114.

14. Ferdousi (2012), Challeges of Performance Audit in the Implementation Phase: Bangladesh Perspectives, Master in Public Policy and Governance Program Department of General and Continuing Education North South University, Bangladesh;

15. Flesher & Zarzeski (2002), The roots of operational (value for money) auditing in English speaking countries, Accounting and Business Research, 32(2), pp: 93-104.

16. Funnell (1994), Independence and the State Auditor in Britain: A constitutional keystone or a case of reified imagery? Abacus, 30(2), pp: 175-194.

17. Funnell, W. (1998), Executive coercion and state audit, A processual analysis of the responses of the Australian audit office to the dilemmas of efficiency auditing 1978-84, Accounting Auditing and Accountability Journal, 11(4), pp: 436- 458.

18. Funnell, W. (2003), Enduring Fundamentals: Constitutional Accountability and Auditors-General in the Reluctant State, Critical Perspectives on Accounting, 14, pp:107-132.

19. Furubo. J.E (2011), Performance auditing: audit or misnomer?, In Performance Auditing: Contributing to Accountability in Democratic Government, UK, pp. 22-47.

20. Gendron, Y., & Cooper, J. D. (2000), In the name of accountability: State auditing, independence and new public management, Accounting, Auditing and Accountability Journal, 14(3), pp: 278-310.

21. Glynn, J. J. (1985), Value for Money Auditing: An International Review and Comparison, Financial Accountability & Management, 1(2).

22. Glynn, J. J. (1987), The Development of Performance Auditing in Australia. Paper presented at the Annual Research Lecture in Government Accounting, Australian Society of Accountants.

23. Guthrie, J. (1990), The contested nature of performance auditing in Australia.In J. Guthrie, L. D. Parker, & D. Shand (Eds.), The public sector contemporary readings in accounting and auditing, pp: 273-283.

24. Guthrie, J.E & Parker, L.D (1999), A Quarter of a Century of Performance Auditing in the Australian Federal Public Sector: A Malleable Masque, Abacus, 35(3), pp: 302-332;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022