Mâu Thuẫn Giữa Các Chế Định Quốc Gia Và Các Chế Định Quốc Tế Trong Quá Trình Nhà Nước Phát Huy Nội Lực, Ngoại Lực, Tích Cực Hội Nhập Với Thế


hướng tư bản chủ nghĩa một cách khách quan, tự phát. Trong điều kiện đó, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phát huy vai trò của nhà nước trong việc định hướng XHCN cho nền kinh tế thị trường là rất cần thiết. Tuy nhiên, xét đến cùng “kinh tế quyết định chính trị”, “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế”. Do đó, nhà nước bằng công cụ pháp luật, chính sách điều tiết vĩ mô chỉ có thể tác động, thúc đẩy hay kìm hãm nền kinh tế, làm cho nó phát triển nhanh hay chậm theo một xu hướng nào đó chứ không thể quyết định sự tồn tại và phát triển khách quan của nền kinh tế và những nhân tố khách quan của nền kinh tế đó. Vì vậy, sự hình thành xu hướng TBCN một cách khách quan, tự phát đang đặt ra thách thức lớn đối với việc phát huy vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Kinh tế thị trường là thành tựu trong sự phát triển văn minh nhân loại. Một mặt, chủ động lựa chọn phát triển kinh tế thị trường nghĩa là chúng ta chủ động tiếp thu nguồn ngoại lực quý báu từ thành tựu và kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới để xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Mặt khác, chủ động lựa chọn phát triển nền kinh tế thị trường cũng có nghĩa là chúng ta lựa chọn phát triển nền kinh tế hàng hóa ở trình độ cao, tôn trọng và tuân theo các quy luật khách quan của thị trường, chấp nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế và đa sở hữu. Đó là những nhân tố cho sự hình thành và phát triển tự phát các yếu tố tư bản chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường trong điều kiện những nhân tố của tư bản chủ nghĩa có nhiều điều kiện phát triển tự phát, khó kiểm soát trở thành một thách thức không nhỏ đối với Nhà nước ta hiện nay.

Thứ hai, mục tiêu của quá trình phát nội lực và ngoại lực, xây dựng nền kinh tế thị trường là nhằm tạo ra nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến lên chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ mọi áp bức, bất công, xóa bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, trong nền kinh tế thị trường dưới sự tác động đa chiều của các yếu tố ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế, bản thân cơ cấu thành phần kinh tế, thành phần giai cấp, tầng lớp


trong xã hội Việt Nam cũng có nhiều biến đổi tạo những điều kiện cho yếu tố

tự phát tư bản chủ nghĩa phát triển.

Giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX, mặc dù yếu cả về số lượng và chất lượng nhưng đã tồn tại với tư cách là một giai cấp độc lập. Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và sự thống trị của đế quốc Mỹ suốt một thời kỳ dài đã tạo cơ hội cho giai cấp tư sản Việt Nam lớn mạnh hơn và trong một chừng mực nào đó đã khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội. Sau năm 1954, đặc biệt là từ sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta tiến hành cải tạo công - thương nghiệp, về hình thức giai cấp tư sản dần được xóa bỏ, nhưng trên thực tế, những tàn dư của giai cấp này vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, dưới nhiều lớp vỏ khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đa sở hữu, đa thành phần như hiện nay, lực lượng này có điều kiện, cơ sở để trỗi dậy, góp thêm vào xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa.

Mặt khác, hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường với sự tồn tại đan xen của nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ trương này tôn trọng đúng đắn sự phát triển và tồn tại khách quan của các nhân tố kinh tế trong nền kinh tế thị trường đồng thời là sự thừa nhận về pháp lý về chế độ sở hữu tư nhân - hạt nhân cốt lõi hình thành tư bản chủ nghĩa. Nói cách khác, chủ trương này một mặt thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển, khơi dậy mọi tiềm năng, sức mạnh của các thành phần kinh tế trong nước, nhưng mặt khác, nó tạo cơ sở khách quan cho xu hướng tư bản chủ nghĩa. Vấn đề đặt ra ở đây chính là nhà nước phát huy vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế như thế nào để kinh tế giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, việc tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết, chủ động, tích cực hội nhập sâu, rộng với thế giới để phát huy nội lực và ngoại lực một mặt tạo ra thế và lực mới cho sự phát triển của đất nước, mặt khác cũng góp phần tạo điều kiện cho xu hướng tư bản chủ nghĩa phát triển tự phát.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhà nước ta đã không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao, phát triển kinh tế đối ngoại, thông tin đối ngoại, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng liên kết, liên doanh, hợp tác với các nước trên thế giới, chấp nhận, thừa nhận thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Những chủ trương, biện pháp đó một mặt đem lại những kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước song mặt khác lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự có mặt của tư sản nước ngoài tại Việt Nam. Lực lượng này khi liên kết với thành phần kinh tế tư bản tư nhân và những thành phần tàn dư của giai cấp tư sản trong nước sẽ tạo những điều kiện cho xu hướng tư bản chủ nghĩa phát triển. Vai trò của nhà nước đứng trước thách thức nặng nề, đó là vừa phải phát huy tối đa lực lượng này vào phát triển kinh tế đất nước vừa hạn chế, kiểm soát sự ảnh hưởng và phát triển của lực lượng tư sản ở Việt Nam.

Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 14

Lợi dụng xu thế toàn cầu hóa và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực cho sự phát triển của Đảng và nhà nước ta, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn để lái nền kinh tế nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Thông qua hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư, chúng tích cực hỗ trợ cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển để cạnh tranh, làm mất vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, cổ vũ “tư nhân hóa”, hỗ trợ quá trình biến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành quá trình tư nhân hóa trên thực tế. Bằng cách thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, âm mưu sâu xa của các thế lực thù địch là tạo ra những điều kiện để hình thành tầng lớp tư sản, giai cấp tư sản mới, làm biến đổi cơ cấu xã hội, giai cấp ở nước ta; đề cao quá mức vai trò của tầng lớp doanh nhân đồng thời hạ thấp vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức trong đời sống xã hội, từng bước làm lệch chuẩn giá trị xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội, dẫn đến mâu thuẫn lợi ích và xung đột giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa có cơ hội nảy sinh và phát triển.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trong khi mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào thì các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa


không ngừng thay đổi, vận động, thích ứng và trở nên hùng mạnh, tạo thành lực lượng có sức ảnh hưởng, chi phối lớn trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong số rất ít các nước đang từng bước gặt hái thành công và là hạt nhân tiến bộ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội do đó trở thành một trong những mục tiêu tấn công quan trọng của chủ nghĩa tư bản. Lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong bối cảnh trên thế giới các nước tư bản chủ nghĩa đang phát triển hùng mạnh và trong nước những nhân tố tư bản chủ nghĩa có xu hướng tự phát hình thành, phát triển, hơn bao giờ hết Việt Nam đứng trước những thử thách vô cùng cam go, quyết liệt.

Thứ tư, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những tác động từ bên ngoài kết hợp với những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, tổ chức, quản lý của Đảng và Nhà nước đã làm cho tiêu cực xã hội có chiều hướng gia tăng, nhất là sự tha hóa, xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch vu khống, xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền cho những giá trị tư bản chủ nghĩa. Đó cũng chính là điều kiện thuận lợi cho xu hướng tư bản chủ nghĩa phát triển tự phát.

Từ bức tranh thực tiễn, có thể thấy giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trước xu hướng phát triển tự phát tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường là yêu cầu bức thiết đối với nhà nước ta trong quá trình phát huy nội lực và ngoại lực, hội nhập để phát triển.

3.2.2. Mâu thuẫn giữa các chế định quốc gia và các chế định quốc tế trong quá trình nhà nước phát huy nội lực, ngoại lực, tích cực hội nhập với thế giới

Việc phát huy nội lực và ngoại lực đòi hỏi một mặt chúng ta phải tập trung phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh trong nước, xây dựng và phát triển đất nước trên cơ sở các chế định quốc gia nhằm bảo đảm lợi ích dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế, giữ vững bản sắc trong phát triển


văn hóa, giải quyết các vấn đề an ninh, chính trị, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mỗi công dân Việt Nam thông qua hệ thống luật pháp và các quy phạm pháp luật của quốc gia. Đồng thời, việc phát huy nội lực và ngoại lực cũng phải tuân thủ theo các chế định quốc tế, góp phần giải quyết các vấn đề toàn cầu, giải quyết hài hòa lợi ích dân tộc và các vấn đề quốc tế. Do đó, trong quá trình phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế, nhà nước luôn phải chú ý giải quyết mâu thuẫn giữa các chế định quốc gia và các chế định quốc tế thể hiện trên những phương diện căn bản sau:

Một là, mâu thuẫn giữa việc giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ với

việc không ngừng tích cực hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Độc lập, tự chủ là năng lực thực sự của một quốc gia giữ vững chủ quyền và sự tự quyết về đối nội, đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ và thực hiện tối đa lợi ích của quốc gia, dân tộc. Độc lập thể hiện mặt pháp lý của chủ quyền còn tự chủ thể hiện năng lực thực hiện chủ quyền trên thực tế. Độc lập, tự chủ liên quan đến quyền dân tộc tự quyết - quyền cao nhất trong quan hệ quốc tế, là điều kiện tiên quyết để thực hiện và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Độc lập và tự chủ về kinh tế của một quốc gia là sự độc lập, tự chủ trong việc lựa chọn con đường, mô hình phát triển kinh tế; trong việc hoạch định cơ chế, chính sách, pháp luật và các công cụ quản lý nền kinh tế phù hợp với thực tiễn đất nước, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, lợi ích chung của toàn dân tộc.

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của thời đại, là điều kiện để nước ta phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực, mở rộng không gian và môi trường để phát triển kinh tế và khẳng định vị thế quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quá trình đó đặt ra không ít những thách thức đối với nhà nước trong việc vừa đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vừa tích cực hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Hội nhập quốc tế đã và đang làm thay đổi khái niệm độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Trong xu thế hội nhập, tính độc lập, tự chủ về kinh tế bị co hẹp, vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế có chiều hướng bị thu hẹp và chuyển dần cho các thực thể


khác. Ngày càng có nhiều vấn đề kinh tế vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước như: các luồng di chuyển vốn, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, sự lớn mạnh và chi phối nền kinh tế của các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia… Đó không chỉ là thách thức chung của nhân loại trong quá trình tìm kiếm và xây dựng một mô hình tổ chức chính trị - kinh tế - xã hội thích hợp trong điều kiện hội nhập mà cũng là thách thức đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, để vừa tích cực hội nhập và phát triển, vừa xây dựng và bảo vệ nền kinh tế độc lập, tự chủ, củng cố vai trò quản lý, điều tiết kinh tế của nhà nước. Vấn đề đặt ra đối với nhà nước chính là phải biết điều chỉnh kinh tế và các chính sách kinh tế phù hợp để chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Hội nhập quốc tế về kinh tế trước hết tác động đến việc xây dựng và hoạch định chiến lược, chính sách, pháp luật, công cụ quản lý kinh tế. Trong quá trình hội nhập, tự do hóa nền kinh tế, tự do hóa thương mại, tài chính là xu thế tất yếu khách quan. Điều đó làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước, các khu vực trên toàn thế giới. Các quốc gia, dân tộc không còn hoàn toàn được độc lập trong việc đưa ra các chính sách phát triển, các biện pháp điều tiết nền kinh tế mà phải tiến hành điều chỉnh chính sách phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế theo hướng tự do hóa và mở cửa nhiều hơn. Đối với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải mở cửa, thực hiện tự do hóa kinh tế, chấp nhận luật chơi chung, các quy định chung trong khuôn khổ hội nhập nước ta tham gia. Nhà nước buộc phải có những điều chỉnh trong quản lý, tổ chức nền kinh tế bằng việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật liên quan đến chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư, không ngừng cải cách hành chính, pháp lý vừa bảo đảm xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ vừa bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc và chế định quốc tế.

Hội nhập vào sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đặt các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung trước sự cạnh tranh toàn cầu gay gắt. Sự yếu thế về trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý của nước ta đặt ra bài toán nan giải về khả năng


cạnh tranh để đảm giữ vững được độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong nước trước sự lấn át của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu đầu tư vừa phù hợp với yêu cầu đặt ra của kinh tế toàn cầu vừa đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, độc lập, tự chủ, đảm bảo lợi ích dân tộc, lợi ích của từng thành phần kinh tế là nhiệm vụ nặng nề đặt ra đối với Nhà nước trong bối cảnh hiện nay.

Bên cạnh đó, lợi dụng chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát huy nội lực và ngoại lực, tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, các thế lực thù địch luôn tìm mọi thủ đoạn làm cho nền kinh tế Việt Nam mất dần độc lập, tự chủ, ngày càng phụ thuộc vào các nền kinh tế và các tổ chức kinh tế trên thế giới. Các thế lực thù địch lợi dụng các quan hệ hợp tác, liên kết đầu tư, chuyển giao công nghệ để đặt ra các điều kiện và sức ép về chính trị, xâm nhập các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ chốt như tài chính, ngân hàng, năng lượng, viễn thông, thị trường chứng khoán… Mục đích của chúng là làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phụ thuộc vào các tập đoàn đa quốc gia do chúng thao túng. Các thế lực thù địch còn lợi dụng và thông qua các tổ chức quốc tế như: WTO, IMF, WB… để khống chế nền kinh tế Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam bị sức ép cạnh tranh đi tới phá sản. Thông qua các chương trình dự án đầu tư trực tiếp, chúng muốn chi phối nền kinh tế nước ta, đồng thời chiếm lĩnh những địa bàn chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nhằm phục vụ cho mưu đồ chống phá làm mất độc lập, tự chủ không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn cả trên phương diện chính trị của nước ta.

Như vậy, trong quá trình phát huy nội lực, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực để phát triển kinh tế, nhà nước phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ song hành với quá trình tích cực, chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế; giải quyết hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung của khu vực và quốc tế trên cơ sở lợi ích quốc gia. Cần nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa độc lập tự chủ về kinh tế với hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là yêu cầu tất yếu để đảm bảo


độc lập, tự chủ về chính trị và phát triển bền vững, đồng thời là điều kiện cần thiết để các quốc gia, dân tộc hội nhập một cách chủ động, hiệu quả với nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép chúng ta phát huy mọi tiềm năng thế mạnh trong nước, đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ.

Đối với nước ta hiện nay, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại, có năng lực cạnh tranh và tính chủ động cao trong tham gia hiệu quả vào hệ thống sản xuất và phân phối toàn cầu, có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và ít bị tổn thương trước những biến động đó, cơ cấu kinh tế hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết cho các hoạt động bình thường của xã hội, phục vụ đắc lực cho việc phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, chính trị quốc gia. Đó là những thách thức lớn đặt ra đối với Nhà nước trong quá trình phát huy nội lực và ngoại lực, chủ động hội nhập quốc tế.

Hai là, mâu thuẫn giữa việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hội nhập tích cực về văn hóa với các nước trên thế giới.

Hội nhập văn hóa là quá trình phát huy các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến, đồng thời đóng góp vào sự phát triển văn hóa, xã hội của khu vực và thế giới. Trên thực tế, hội nhập về văn hóa một mặt tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho các quốc gia, dân tộc đó trong quá trình phát triển.

Hội nhập quốc tế về văn hóa làm tăng cường sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, làm tăng tính đồng nhất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình hội nhập, nền văn hóa của các nước lớn, các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa các nước khác. Trong nhiều trường hợp, có những giá trị văn hóa xuất phát từ một nước được thừa nhận và trở thành giá trị chung của nhiều

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí