Mâu Thuẫn Giữa Yêu Cầu Nâng Cao Vai Trò Của Nhà Nước Đối Với Việc Phát Huy Nội Lực Và Ngoại Lực Trong Hội Nhập Quốc Tế Với Những Hạn Chế Của


nước khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, nền văn hóa của nhiều quốc gia, dân tộc bị chồng lấn, xói mòn, thậm chí làm mất đi những nét bản sắc riêng của văn hóa dân tộc.

Dưới tác động của quá trình hội nhập, nền văn hóa Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển, thêm đa dạng, phong phú, thêm sức lan tỏa với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng; các tài năng văn hóa có cơ hội được phát triển sức lao động, sáng tạo, cống hiến cho nền văn hóa nước nhà. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu thêm văn hóa dân tộc chính là phát huy ngoại lực, tăng cường, củng cố nội lực về văn hóa, làm động lực cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, quá trình hội nhập mạnh mẽ với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của văn hóa ngoại lai có nguy cơ chồng lấn, xâm lấn, đe dọa sự tồn vong của bản sắc văn hóa dân tộc đặt ra yêu cầu phải phát huy vai trò của nhà nước để tiếp thu một cách hợp lý những tinh hoa văn hóa nhân loại, đảm bảo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Chưa bao giờ như lúc này, Việt Nam đứng trước họa xâm lăng về văn hóa. Các giá trị văn hóa ngoại lai thông qua hội nhập quốc tế, thông qua giao lưu, hợp tác đang bành trướng sức mạnh, lấn át văn hóa truyền thống. Nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh, khá phổ biến một lối sống thực dụng, chạy theo tiện nghi, sùng bái vật chất, tôn thờ giá trị đồng tiền, sùng ngoại, hạ thấp giá trị đạo đức, lý tưởng truyền thống… Nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống nhuốm màu thương mại; nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống bị mai một, lãng quên thay vào đó là sự tôn sùng, thần tượng thái quá đối với văn hóa, nghệ thuật và nghệ sĩ nước ngoài. Bên cạnh đó là sự khủng hoảng niềm tin, mất định hướng giá trị, thiếu lý tưởng sống đúng đắn của một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên, sinh viên - những người làm chủ vận mệnh của đất nước trong một tương lai gần. Đó là những thách thức to lớn đối với Nhà nước ta trong quá trình phát huy nguồn lực văn hóa cho sự phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


Bên cạnh đó, lợi dụng quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, thông qua các chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục đào tạo, hợp tác, đầu tư, các thế lực thù địch không ngừng thâm nhập, sử dụng báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng để truyền bá giá trị tư sản, lối sống phương Tây, làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa.

Thực tế đó cho thấy mâu thuẫn căn bản giữa vấn đề dân tộc và quốc tế biểu hiện qua việc phát huy nội lực và ngoại lực về văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Nhà nước một mặt phải có những chính sách, giải pháp để tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại, vận dụng, kết hợp với những giá trị văn hóa truyền thống, mặt khác không ngừng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống để xây dựng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tạo động lực tinh thần vững chắc cho sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, mâu thuẫn giữa việc bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trên cơ sở pháp luật của Nhà nước ta với việc đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi thậm chí là áp lực từ phía quốc tế trong giải quyết các vấn đề chính trị, an ninh, xã hội của đất nước.

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, để tiếp thu thành tựu văn minh nhân loại, xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu rộng một cách tích cực, chủ động với thế giới. Hội nhập quốc tế vừa là cơ hội để chúng ta phát huy được nội lực và ngoại lực nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức lớn cho quá trình phát triển, đặc biệt là thông qua hỗ trợ ngoại lực, một số nước tư bản trên thế giới muốn can thiệp sâu vào quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ về chính trị, an ninh, xã hội của nước ta theo quan điểm, luật pháp của các nước đó, gây ảnh hưởng, thậm chí đe dọa lợi ích quốc gia.

Lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của Việt Nam, các thế lực thù địch tìm cách đưa các phần tử phản động nước ngoài vào móc nối với các phần tử cơ hội chính trị bất mãn trong nước, hình thành lực lượng chống đối. Chúng cài cắm gián điệp, chuyên gia phá hoại, lật đổ vào các tổ chức phi chính phủ, các ngành mũi nhọn, then chốt, nhạy cảm của ta. Bằng các khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


hiệu “dân chủ”, “dân sinh”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, các hoạt động “từ thiện”, các thế lực thù địch muốn áp đặt các giá trị nhân quyền, dân chủ tư sản của chúng đối với chúng ta, không ngừng tập hợp lực lượng, chuyển hóa các tổ chức hội thành các tổ chức chính trị - xã hội đối lập, chống lại sự lãnh đạo của Đảng ta. Các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng các vấn đề tôn giáo, khiếu kiện, đình công để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây ra tình hình phức tạp tạI Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, làm mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ can thiệp, gây bạo loạn, lật đổ.

Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 15

Thông qua hợp tác quốc tế, các thế lực thù địch đang chủ trương thúc đẩy quan hệ quân sự, quốc phòng, an ninh với Việt Nam, nhằm lôi kéo, tạo sự ràng buộc, khống chế nước ta, buộc chúng ta lệ thuộc và dần chấp nhận sự hiện diện quân sự của các nước, các thế lực thù địch tại Việt Nam. Bằng hợp tác, đào tạo chuyên viên quân sự, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, rà phá bom mìn…, chúng tìm cách tác động đến tư tưởng chính trị, cổ vũ chủ nghĩa cá nhân, tạo mâu thuẫn, phân hóa trong lực lượng vũ trang của ta. Lợi dụng thành tựu và sự phát triển của khoa học, công nghệ quân sự, chủ nghĩa đế quốc ra sức tuyên truyền quân sự tư sản; đề cao thuyết “vũ khí luận”, khuếch trương sức mạnh của vũ khí công nghệ cao nhằm tạo tâm lý bi quan, sợ hãi, mất lòng tin vào sức chiến đấu của quân đội và nhân dân ta.

Bảo đảm dân chủ, nhân quyền, phát huy các giá trị nhân bản tốt đẹp của nhân loại; hợp tác quân sự, bảo đảm an ninh quốc gia vì sự thịnh vượng, phát triển chung của khu vực và thế giới là mục tiêu tốt đẹp, yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, việc giải quyết các vấn đề trên phải vừa bảo đảm lợi ích quốc gia trên cơ sở luật pháp của nước ta vừa bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế; không thể lấy quan niệm, giá trị, chuẩn mực, luật pháp của nước này hay nước khác áp đặt cho Việt Nam. Cảnh giác với âm mưu lợi dụng việc đầu tư ngoại lực, giao lưu, hợp tác quốc tế để gây tự diễn biến, tự phân hóa trong nội bộ đất nước, làm suy yếu nội lực quốc gia. Đó là những thách thức không nhỏ đối với nước ta trong quá trình phát huy nội lực và ngoại lực, hội nhập để phát triển.


3.2.3. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao vai trò của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế với những hạn chế của nhà nước ta hiện nay

Từ những mâu thuẫn nêu trên có thể thấy, quá trình phát huy nội lực và ngoại lực ở nước ta trong những năm qua đã làm nảy sinh những mối nguy cơ đe dọa và làm ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò, phạm vi tác động của nhà nước, đòi hỏi nhà nước phải tự đổi mới, nâng cao năng lực để giải quyết những mâu thuẫn đó. Mặt khác, hiện nay, bản thân việc phát huy nội lực và ngoại lực gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi phải nâng cao vai trò của nhà nước để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này.

Nước ta có nhiều tiềm năng, thế mạnh to lớn để phát triển song việc phát huy nội lực của đất nước đứng trước nhiều khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc của nhà nước trong quản lý, điều tiết, kích thích sự phát triển của các nguồn lực trong nước. Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế từ xuất phát điểm thấp, là một nước nông nghiệp với nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng và kéo dài; cơ sở vật chất - kỹ thuật nghèo nàn; lao động giản đơn còn chiếm tỷ trọng lớn; nền kinh tế trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh những chưa bền vững; chất lượng cuộc sống của nhân dân chưa cao, đời sống tinh thần, đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp… Việc phát huy nội lực trên nền xuất phát điểm thấp để đạt mục tiêu lớn là xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà trước mắt là thực hiện thành công mục tiêu “đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp” càng được đặt ra hết sức cấp bách và đầy khó khăn. Yêu cầu khách quan đặt ra là phải phát huy vai trò của nhà nước để phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực trong nước cho sự phát triển.

Việc phát huy ngoại lực cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ điều kiện khách quan. Trên thế giới, tình hình suy thoái kinh tế đang có những diễn biến khó lường, nhiều nước châu Âu rơi vào khủng hoảng nợ công, Mỹ phải đóng cửa Thượng viện để đối mặt với các khoản nợ khổng lồ… Tình hình đó khiến cho việc đầu tư ngoại lực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trở nên hạn chế.


Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu được đẩy nhanh buộc chúng ta phải hội nhập nhanh hơn, sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nắm bắt được nhu cầu cần đẩy nhanh đàm phán, thực hiện cam kết để hội nhập của Việt Nam, nhiều nước, nhiều đối tác đã buộc chúng ta phải chấp nhận không ít những nhượng bộ. Đó là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong việc chủ động thu hút ngoại lực, phân bổ và sử dụng ngoại lực.

Cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại, thu hút ngoại lực ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu có xu hướng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Đó là thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc thu hút ngoại lực. Thách thức này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam còn rất thấp và còn thiếu trình độ, kinh nghiệm quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh.

Tình hình không ổn định về an ninh thế giới buộc các nước phải chú trọng dành nguồn lực đầu tư cho an ninh quốc phòng, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, hỗ trợ nguồn lực cho các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng cần tập trung nguồn lực củng cố an ninh quốc phòng trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội lớn. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc khai thác, sử dụng và phân bổ các nguồn lực. Sự chống phá của các thế lực thù địch cũng làm giảm hiệu quả đầu tư ngoại lực vào Việt Nam.

Ngoài ra, phát huy nội lực và ngoại lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế là vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi Nhà nước phải vừa tiến hành thực hiện, vừa tổng kết kinh nghiệm, vừa hoàn thiện và phát triển đường lối, kế hoạch thực thi.

Những vấn đề trên cho thấy thực tiễn đang đặt ra những thách thức lớn đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Yêu cầu khách quan đặt ra là nhà nước phải tăng cường hơn nữa vai trò của mình, tự đổi mới, nâng cao năng lực, trình độ điều hành, quản lý vĩ mô để thực hiện có hiệu quả việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, trước những thử thách ngày càng cam go đó, Nhà nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của việc phát huy nội lực và ngoại lực. Cụ thể là:


Thứ nhất, nhận thức về việc phát huy nội lực và ngoại lực còn chưa thực đầy đủ và sâu sắc, chưa ngàng tầm đòi hỏi của thực tiễn. Nhiều mặt, nhiều vấn đề chưa có sự thống nhất trong nhận thức giữa các cấp, các ngành. Lối tư duy cục bộ, địa phương vẫn còn nặng nề. Nhận thức về việc phát huy nội lực và ngoại lực chậm đổi mới, không thích ứng kịp thời trước những biến động phức tạp của quá trình hội nhập. Ở một số nơi, một số cấp, ngành, một số tập thể, cá nhân nặng bệnh thành tích, bệnh hình thức, cần nhiều dự án hợp tác đầu tư mà không tính đến khả năng đối ứng và nhu cầu thực tiễn, không tính đến những tác động lâu dài và cân đối vĩ mô.

Thứ hai, bộ máy nhà nước còn nặng nề, thiếu linh hoạt, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, tính thích ứng trước những biến động kinh tế, xã hội trong khu vực và quốc tế còn hạn chế. Bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi còn yếu kém. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi, dân chủ nhiều nơi bị vi phạm. Trình độ quản lý, năng lực điều tiết vĩ mô của Nhà nước còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế đặc biệt là đối vơi nguy cơ “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, mất độc lập, tự chủ trong kinh tế và những tác động tiêu cực đến sự phát triển đất nước tiềm ẩn trong quá trình phát huy nội lực và ngoại lực.

Thứ ba, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cải cách hành chính còn chậm đổi mới và kém hiệu quả. Chính sách, pháp luật và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa có sự thống nhất, đồng bộ; chậm sửa đổi cho sát hợp với thực tiễn và phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế. Thủ tục hành chính còn rườm rà gây trở ngại cho hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế. Nhà nước chưa có chiến lược tổng thể và lâu dài về việc phát huy nội lực và ngoại lực từ việc phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đủ khả năng đối ứng trước ngoại lực đến việc tranh thủ ngoại lực và phân bổ, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực.


Thứ tư, công tác cán bộ còn nhiều bất cập, chậm đổi mới, trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy nội lực và ngoại lực. Công tác cán bộ còn thiếu những cơ chế, chính sách để thật sự phát huy dân chủ, để đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; dân chủ hóa công tác cán bộ còn chậm, chưa khắc phục được tình trạng hẫng hụt cán bộ ở các cấp và “chảy máu chất xám”. Việc sử dụng cán bộ đúng chuyên môn, năng lực, sở trường còn hạn chế dẫn đến đồng thời hai tình trạng vừa thiếu vừa thừa cán bộ và còn tồn tại tình trạng cán bộ vừa thiếu, vừa yếu về kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị… Một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, biến chất với những hành vi tham ô, nhận hối lộ… góp phần làm trì trệ bộ máy hành chính, làm giảm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, các nguồn ngoại lực.

Thứ năm, việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc phát huy nội lực và ngoại lực còn thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các cấp, các ngành. Năng lực của Nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối của Đảng còn nhiều hạn chế. Việc cụ thể hóa và triển khai các chủ trương, chính sách phát huy nội lực và ngoại lực còn tiến hành chậm và thiếu kiên quyết. Năng lực dự báo, phân tích về nội lực, ngoại lực và khả năng đối ứng của nội lực trước ngoại lực, về những tác động nhiều chiều của ngoại lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế. Năng lực điều hành, phản ứng nhanh chưa đáp ứng được tính chủ động, linh hoạt của việc phát huy nội lực và ngoại lực. Chưa có những biện pháp mạnh mẽ, đồng bộ, kiên quyết trong triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy nội lực và ngoại lực. Công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, xây dựng chiến lược về phát huy nội lực và ngoại lực của Nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn.

Tóm lại, việc đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực là rất cần thiết để chúng ta phát huy những gì đã đạt được, đề ra nguyên tắc và những giải pháp để khắc phục hạn chế, để có được những thành tựu mới về phát


huy nội lực và ngoại lực nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội nói chung bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tiểu kết chương 3

Trải qua gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong việc phát huy nội lực và ngoại lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Nhà nước ta không ngừng hiện thực hóa chủ trương của Đảng về phát huy nội lực và ngoại lực, chủ động hội nhập quốc tế bằng nhiều chính sách, biện pháp, ngày càng phát huy được sức mạnh nội lực; chủ động thu hút được nhiều nguồn ngoại lực; khai thác, sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn các nguồn ngoại lực, đồng thời định hướng, kích thích việc kết hợp nội lực và ngoại lực ngày càng mở rộng và bền vững.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, vai trò của nhà nước trong việc phát huy nội lực và ngoại lực cũng bộc lộ nhiều hạn chế bộ như: máy cồng kềnh, chậm thích ứng với những biến động của thế giới; trình độ quản lý, điều tiết vĩ mô của nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu của việc phát huy nội lực và ngoại lực; hệ thống pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; công tác cán bộ còn chậm đổi mới; công tác tổ chức thực hiện việc phát huy nội lực và ngoại lực còn lúng túng, thiếu chủ động; tình trạng tham nhũng, lãng phí ảnh là rào cản đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực.

Những hạn chế của nhà nước làm cho kết quả việc phát huy nội lực và ngoại lực chưa được như mong đợi. Cụ thể là:

Trong việc tạo môi trường để phát huy nội lực và ngoại lực còn nhiều hạn chế, bất cập làm cho nội lực quốc gia chưa được phát huy đầy đủ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của quốc gia, chưa ngang tầm đòi hỏi của thực tiễn quá trình hội nhập. Nhiều nguồn nội lực được khơi dậy, phát huy nhưng chưa vững chắc, chưa tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững. Theo đánh giá của Đảng, việc phát huy nội lực “còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước, hoạt động kinh tế - xã hội còn nhiều bất cập” [30, tr.177].

Việc thu hút ngoại lực chưa thực sự chủ động, còn bị động, lúng túng trước các tình huống, diễn biến bất ngờ liên quan đến luật pháp, thông lệ quốc

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 15/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí