đất nước, tăng cường sự hiểu biết và thắt chặt hơn nữa quan hệ của ta với các đối tác. Việt Nam trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách và bạn bè quốc tế. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, hợp tác thương mại… liên tục tăng qua các năm. Năm 2005 khách quốc tế đến Việt Nam là 3477,5 nghìn lượt người, năm 2009 là 3747,4 nghìn lượt người, đến năm 2011, con số này tăng lên 6014,0 nghìn lượt người [74].
Thông tin - đối ngoại cũng đã góp phần tích cực trong việc bảo hộ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngư dân, lao động nước ta; tạo thuận lợi cho kiều bào ta ổn định cuộc sống, phát triển và vận động kiều bào hướng về xây dựng quê hương đất nước.
Với việc nhà nước thực hiện nhiệm vụ thông tin - đối ngoại, chủ động thông tin quảng bá về nội lực quốc gia, phần lớn bạn bè quốc tế đã biết đến một Việt Nam năng động, đang vươn lên mạnh mẽ, hòa bình, ổn định và phát triển, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, là môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả, là điểm đến hấp dẫn của các đối tác trên thế giới.
Bên cạnh những thành tựu trên, công tác đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng còn một số hạn chế cần khắc phục: chậm đổi mới tư duy trên một số vấn đề quốc tế; chưa thực sự chủ động, sắc bén trong xử lý thông tin và quảng bá thông tin; hình thức quảng bá còn nghèo nàn, chưa có những đề án tuyên truyền thông tin - đối ngoại thật bài bản; công tác dự báo tình hình thế giới, khu vực và chiến lược các nước lớn còn hạn chế; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các cơ quan báo chí chưa thật chặt chẽ. Thực tế đó khiến cho việc thông tin quảng bá về nội lực của quốc gia chưa thực sự chủ động. Một số nước trên thế giới còn hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về Việt Nam, về một số vấn đề về chính trị, xã hội, tôn giáo, nhân quyền... Do vậy, một số nhà đầu tư còn e ngại và do dự khi đầu tư vào nước ta. Điều này làm giảm hiệu quả công tác đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại nói riêng của nhà nước ta.
Thứ hai, để chủ động thu hút ngoại lực, nhà nước ta đã thực hiện các
cam kết quốc tế nhằm tạo ra uy tín quốc gia và những điều kiện pháp lý với
quốc tế để thu hút sự quan tâm và đầu tư của các đối tác nước ngoài. Trong những năm qua, nhà nước ta đã thực hiện nhiều cam kết, hiệp định với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó tập trung vào các lĩnh vực thương mại, thuế, viện trợ phát triển, ngân hàng. Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc ký các cam kết, điều ước với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước có quan hệ truyền thống mà ngày càng mở rộng quan hệ trên toàn thế giới.
Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định và cam kết quan trọng với các quốc gia, trong đó các đối tác lớn phải kể tới là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Nga,… Đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích bảo hộ đầu tư, 54 hiệp dịnh chống đánh thuế hai lần [114] và hàng loạt các hiệp định khác về hợp tác khoa học, bảo hộ bản quyền, du lịch, giải quyết các vấn đề về biên giới, an ninh quốc gia… Nhờ các nỗ lực chủ động thu hút đầu tư, thực hiện cam kết, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước tăng nhanh. Mặc dù kinh tế thế giới có nhiều biến động, quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam với các đối tác hàng đầu như đều tăng so với các năm trước. Năm 2011, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nhật Bản đạt 21,1 tỷ USD tăng 26% so với năm 2010 với Trung quốc đạt 30 tỉ USD, tăng 31,5% so với năm 2010 [17]…
Có thể bạn quan tâm!
- Nhà Nước Khai Thác, Sử Dụng Nội Lực Và Ngoại Lực Để Xây Dựng
- Thực Trạng Vai Trò Của Nhà Nước Trong Việc Tạo Môi Trường, Điều Kiện Để Phát Huy Nội Lực Và Ngoại Lực
- Thực Trạng Vai Trò Của Nhà Nước Trong Việc Xây Dựng Và Mở Rộng Quan Hệ Quốc Tế Để Chủ Động Thu Hút Ngoại Lực
- Thực Trạng Vai Trò Của Nhà Nước Trong Việc Khai Thác, Sử Dụng
- Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Nhà Nước Trong Việc Phát
- Mâu Thuẫn Giữa Các Chế Định Quốc Gia Và Các Chế Định Quốc Tế Trong Quá Trình Nhà Nước Phát Huy Nội Lực, Ngoại Lực, Tích Cực Hội Nhập Với Thế
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
Nhà nước ta cũng tham gia ký kết nhiều Hiệp định, cam kết với các khu vực, liên minh đối tác và các tổ chức quốc tế. Tháng 7/1995, Việt Nam - EU đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - kỹ thuật. Tháng 1/1996, chúng ta bắt đầu thực hiện nghĩa vụ và các cam kết trong chương trình thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của khu vực mậu dịch tự do AFTA. Tháng 10/1998, Việt Nam và ASEAN ký Hiệp định khung về thành lập Khu vực đầu tư ASEAN (AIA). Tháng 12/1994, nước ta gửi đơn xin gia nhập WTO và đến tháng 11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Để trở thành thành viên của WTO, trong suốt 9 năm, Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với chế định của WTO, đồng thời thực hiện các cam kết ràng buộc mang tính pháp lý cao, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các
nguyên tắc, “luật chơi” chung của thể chế toàn cầu này như: nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, nguyên tắc chỉ áp dụng thuế quan để kiểm soát thương mại, nguyên tắc giảm dần các rào cản thương mại thông qua đàm phán; nguyên tắc minh bạch hóa, nguyên tắc giải quyết tranh chấp. Là thành viên của WTO, hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội rộng lớn hơn để hòa nhập với thị trường thế giới khi mọi phân biệt đối xử trong việc tiếp cân thị trường với 149 nước thuộc tổ chức này được xóa bỏ. Năm 2012, chúng ta đã tích cực tham gia 5 Phiên đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), khởi động đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Liên minh Thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan và Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA). Đó là những điều kiện thuận lợi để chúng ta thu các nguồn ngoại lực cho sự phát triển đất nước [74].
Bên cạnh việc tiến hành ký kết các cam kết, hiệp định về kinh tế, thương mại, nhà nước ta cũng tích cực cam kết và thực hiện các cam kết khác của quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (năm 1990). Năm 1995, nước ta đã cam kết thực hiện xóa đói giảm nghèo tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển tổ chức tại Đan Mạch. Tháng 9/2000, tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hợp quốc tại New York, Việt Nam đã cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ chung của các quốc gia. Nước ta cũng tích cực thực hiện các cam kết khác về an ninh quốc phòng, môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã, phòng chống dịch bệnh, thiên tai… Nhờ thực hiện tốt các cam kết này, Việt Nam trở thành thành viên có trách nhiệm và uy tín trong cộng đồng quốc tế.
Với sự nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế, chủ động thu hút ngoại lực, Việt Nam đã trở thành môi trường đầu tư đầy hấp dẫn của các quốc gia, các tổ chức khu vực và trên thế giới. Sau 5 năm gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 97,7%, bình quân tăng 19,52%/năm. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011,
đưa Việt Nam trở thành nước xuất siêu trong năm 2012. Đáng chú ý, mặc dù các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn, song kim ngạch thương mại của ta với các đối tác quan trọng đều tăng; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt nhiều kết quả tốt đẹp với cả ba loại vốn: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), trong đó nguồn vốn chủ yếu là FDI và ODA.
Ngoài ra, nhà nước còn có nhiều chính sách tích cực đối với người Việt Nam ở nước ngoài để phát huy nguồn lực quý báu này cho sự phát triển đất nước như: quan tâm, bảo vệ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, động viên kiều bào trở về đầu tư xây dựng quê hương, gây quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ phát triển kinh tế - xã hội đất nước…
Mặc dù vậy, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện các cam kết quốc tế, các biện phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài còn bộc lộ những hạn chế nhất định là rào cản làm mất đi sức hấp dẫn, thông thoáng của môi trường đầu tư ở nước ta, khiến cho việc thu hút ngoại lực chưa thực sự chủ động. Về nhận thức, không ít các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về nội dung cam kết, bước đi, lộ trình thực hiện cam kết, hội nhập quốc tế. Nhiều cấp, nhiều nơi còn nhận thức việc thực hiện các cam kết là nhiệm vụ của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn cùng lĩnh vực, có thái độ trông chờ sự bảo hộ của nhà nước, chưa tích cực chuẩn bị, tham gia thực hiện các cam kết quốc tế. Về thực tiễn, việc xây dựng chiến lược tổng thể, chuẩn bị điều kiện về mọi mặt: luật pháp, kinh tế, đào tạo nhân lực… để chủ động, sẵn sàng thích ứng với các cam kết quốc tế tiến hành còn chậm so với yêu cầu. Nhà nước còn thiếu các cơ chế, chính sách pháp luật đồng bộ để thúc đẩy các doanh nghiệp, các thành phần nâng cao năng lực phù hợp với yêu cầu triển khai các cam kết quốc tế. Trong khi đó, sự tăng tốc của nguồn vốn nước ngoài đặt ra vấn đề cấp thiết là nâng cao năng lực để hấp thụ vốn, đẩy nhanh tiến độ thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư, đưa nhanh những dự án đầu tư vào triển khai thực hiện mà cốt lõi là hoàn thiện pháp luật, cải cách hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực... Ngoài ra, việc xúc tiến các
công việc theo lộ trình thực hiện cam kết song phương, đa phương của không ít các cơ quan, doanh nghiệp còn chậm và chưa đảm bảo tin cậy… Việc thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả tốt đẹp song chưa thật bền vững, ổn định do chịu ảnh của tình hình kinh tế trong thế giới trong từng giai đoạn. Nếu không có chiến lược, chính sách phù hợp, tầm nhìn dài hạn thì việc đầu tư phát triển sẽ bị động, ảnh hưởng đến việc đảm bảo nền kinh tế độc lập, tự chủ.
3.1.3. Thực trạng vai trò của nhà nước trong việc khai thác, sử dụng
nội lực và ngoại lực
Việc tạo lập môi trường, điều kiện để phát huy nội lực, ngoại lực và mở rộng quan hệ quốc tế nhằm chủ động thu hút ngoại lực đã khó song việc khai thác, sử dụng các nguồn lực này một cách hiệu quả, tiết kiệm để xây dựng và phát triển đất nước còn khó hơn. Để đánh giá được vai trò của nhà nước trong việc khai thác, sử dụng nội lực và ngoại lực, trong giới hạn công trình này, luận án sẽ khảo sát, đánh giá việc khai thác, sử dụng một số nguồn lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển đất nước hiện nay đó là: nguồn nhân lực, vốn, khoa học công nghệ.
3.1.3.1. Thực trạng vai trò của nhà nước trong việc khai thác, sử dụng
và phát huy nguồn nhân lực Việt Nam
Con người là chủ thể sáng tạo nên lịch sử, là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội. Thực tiễn sản xuất của loài người là cơ sở, động lực cho sự phát triển xã hội. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Hiện nay, Việt Nam đã chào đón công dân thứ 90 triệu, đưa dân số nước ta đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á. Đây là nguồn lực dồi dào, là lợi thế của đất nước trong quá trình phát triển. Từ năm 2005, nước ta bước vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng, mỗi năm cả nước có thêm từ 1,5 đến 2 triệu người bước vào độ tuổi lao động [23, tr.75]. Cơ cấu dân số vàng là cửa sổ cơ hội, là lợi tức dân số có thể mang lại những xung lực tăng trưởng kinh tế của đất nước nếu biết nắm bắt và tận dụng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập sâu, rộng với
thế giới, nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao hơn, lao động giá rẻ dần mất
đi vị trí là lợi thế so sánh của quốc gia, việc phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao được đặt ra hết sức cấp bách để đưa đất nước tiến lên trên con đường phát triển bền vững. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cả về thể lực và trí lực.
Để phát triển thể lực và tầm vóc con người Việt Nam, nâng cao chất lượng dân số, nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách y tế được ưu tiên hàng đầu. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nguồn ngân sách dành cho lĩnh vực y tế đều tăng hàng năm, chiếm khoảng 9,4% tổng chi thường xuyên của ngân sách nhà nước năm 2012 [13, tr.148]. Hệ thống y tế các cấp được củng cố, phát triển và ngày càng hoàn thiện, mạng lưới cơ sở y tế đã bao phủ trên cả nước; chất lượng công tác khám chữa bệnh được nâng cao; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, được chú trọng; các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng; nhân lực y tế được bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng; chính sách y tế cho người nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn và các đối tượng yếu thế trong xã hội được quan tâm … Nhờ những nỗ lực đó, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi; “mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số” [32, tr.54] đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tầm vóc, thể lực của con người Việt Nam đã không ngừng được cải thiện. Chiều cao trung bình của trẻ em dưới 1 tuổi đã tăng 1,4 cm ở trẻ trai và tăng 1,8 cm ở trẻ gái; chiều cao trung bình của người trưởng thành tăng thêm 4cm so với những năm đất nước vừa giải phóng, trung bình cứ 10 năm người Việt cao thêm 1 cm. Tuổi thọ trung bình của người Việt cũng tăng dần theo các năm: tuổi thọ bình quân năm 2009 đạt 72,8 tuổi [3, tr.22], đến năm 2011 đã tăng lên đạt 73 tuổi và dự kiến sẽ đạt 74 tuổi vào năm 2015. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 16,8% năm 2011 [13, tr.16]. Kết quả đó cho thấy Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
Để phát triển trí lực, nâng cao trình độ cho người lao động, Nhà nước cũng đặc biệt quan tâm đến giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hiện thực hóa Nghị quyết của Đảng qua các thời kỳ về giáo dục đào tạo, Nhà nước ta ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật về giáo dục và tổ chức, triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục như: Luật Giáo dục (ban hành ngày 14/6/2005), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011
- 2020; Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020… Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3%năm 2001 lên 20% tổng chi ngân sách năm 2010 [101]. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, mở trường và đóng góp kinh phí cho giáo dục. Nhờ đó, quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Năm 2012, cả nước có 215 trường đại học, 204 trường cao đẳng, 295 trường trung cấp chuyên nghiệp, 142 trường cao đẳng nghề, 316 trường trung cấp nghề, 850 trung tâm dạy nghề.
Các chủ trương, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước được triển khai và thực thi trong những năm qua đã đem lại những kết quả tốt đẹp trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đóng góp tích cực trong việc xây dựng kinh tế tri thức. Nguồn nhân lực được qua đào tạo tăng lên ở mọi cấp học. Năm 2000, Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học. Đầu năm học 2012 - 2013, cả nước có 19,2 triệu học sinh đến trường, bao gồm 4,1 triệu trẻ em mầm non, 7,3 triệu học sinh tiểu học, gần 5 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,8 triệu học sinh phổ thông; 63/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; cả nước có trên 2,2 triệu học sinh, sinh viên, 1,9 triệu lượt học viên được tuyển mới và đang học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trên cả nước [108, tr.8, 18]. Lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm gần 40% tổng số lao động [101], bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Kết quả đó cho thấy nền giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với số lượng cơ sở đào tạo tăng nhanh về số lượng, đa dạng về loại hình, đóng góp to lớn trong việc tạo ra lực lượng lao động có trình độ, tay nghề, kỹ năng đang dần được nâng cao.
Với những nỗ lực của nhà nước, chỉ số phát triển con người của Việt Nam không ngừng tăng lên, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới, xếp thứ 100/177 nước [5]. Điều đáng chú ý là, nếu so với thứ bậc xếp hạng trên thế giới về GDP bình quân đầu người và HDI thì chỉ số HDI của Việt Nam luôn cao hơn. Điều đó chứng tỏ sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội tốt hơn so với một nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn nước ta.
Mặc dù nhà nước đặc biệt chú trọng quan tâm đến việc phát huy nguồn nhân lực, song chất lượng nguồn nhân lực cũng việc khai thác, sử dụng nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn chế:
Một là, chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam còn thấp. 1,5% dân số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ, trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1,5-3% và có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, chưa được phát hiện và điều trị sớm. Số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước rất lớn, khoảng 5,3 triệu người (chiếm 6,3% dân số)… Tầm vóc, thể lực, sức bền con người Việt Nam mặc dù được nâng cao song vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước trên thế giới. Thanh niên Việt Nam không chỉ thấp, bé, nhẹ cân mà còn yếu về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Sự chênh lệch về tầm vóc, thể lực giữa khu vực nông thôn và thành thị vẫn còn tồn tại và chưa thể khắc phục sớm. Đây là rào cản ảnh hưởng đến năng suất lao động của người Việt, làm giảm lợi thế so sánh về nguồn nhân lực, đặc biệt là khi chúng ta tham gia thị trường lao động thế giới
Hai là, trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên, song chưa đáp ứng được yêu cầu. Lực lượng lao động nước ta còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng, tay nghề, tác phong, năng suất lao động. Về trình độ học vấn, vẫn còn 15% số lao động chưa tốt nghiệp tiểu học, trong đó lao động chưa biết chữ chiếm 4% [7, tr.55]. Về tay nghề, hơn 60% lao động chưa qua đào tạo nghề, cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu về nhân lực trong tình hình mới [2, tr.25]. Năng suất của