Kinh Nghiệm Mở Rộng Quan Hệ Quốc Tế, Tranh Thủ Mọi Nguồn


giữa cấp trên và cấp dưới, giữa công chức với nhau, giữa công chức với công dân trong công tác và trong đời sống; đặc biệt là việc giữ gìn phẩm chất, danh dự công chức trong một nhà nước pháp quyền.

Thứ tư, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và huy động mọi lực lượng

xã hội tham gia xây dựng và phát triển đất nước.

Các nước đều thực hiện tốt các chính sách khuyến khích tiết kiệm và tích lũy nội bộ thông qua mở rộng và cải tạo hệ thống tài chính, hệ thống bảo hiểm xã hội, thuế, đồng thời có chính sách thu hút nguồn ngoại hối từ kiều bào khắp nơi trên thế giới. Nhờ nguồn tích lũy và nguồn ngoại hối này mà các nước có được nguồn lực dồi dào, ngày càng tăng để đầu tư cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Trung Quốc có chiến lược và chính sách bài bản trong việc thu hút vốn và trí thức Hoa Kiều như “hòa hợp dân tộc”, “người Hoa ở đâu cũng là người Hoa”, “đại lục mạnh, người Hoa mạnh”, khuếch trương “tính dân tộc Trung Hoa”, đặc biệt là khai thác yếu tố “thích hợp với lợi ích Trung Quốc”... Các chính sách đó đã khơi dậy tinh thần quốc gia dân tộc của nhiều Hoa kiều, thu hút được không chỉ nguồn kiều hối lớn, mà còn phát huy được chất xám và nhiệt huyết xây dựng đất nước của họ.

Bên cạnh đó, các nước cũng huy động những lợi thế mọi mặt để phát triển, cả về tự nhiên, xã hội như: tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, nguồn lực lao động dồi dào... Một nội lực nữa được khai thác đó là yếu tố văn hóa. Các nước châu Á là những quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo và có một nền văn hóa mang đậm tính đoàn kết cộng đồng: lợi ích cộng đồng đặt trên lợi ích cá nhân, cha mẹ đặt trên con cái, gia đình rất thiêng liêng với tất cả mọi người, lao động được coi trọng hơn hưởng thụ. Do vậy, chính phủ quan tâm đầu tư cho giáo dục, y tế, kiện toàn cơ cấu xã hội gia đình, tạo lập các cơ hội làm ăn, bảo đảm niềm tin vào tương lai, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Bên cạnh việc tập trung quyền lực nhà nước, các nước còn tích cực thực hiện dân chủ hóa xã hội. Chính phủ có các chính sách khơi dậy tính tích cực xã hội, sự chủ động và năng nổ trong các hoạt động của mọi công dân đối với


sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì thế, nhà nước của các nước này ngày càng củng cố được vị trí quyền lực của nó và huy động được nhiều hơn sức mạnh của cả dân tộc.

Kinh nghiệm của các nước gợi mở cho chúng ta bài học về phát huy vai trò của nhà nước để huy động, phát triển tối đa nội lực. Muốn vậy, phải đổi mới và xây dựng nhà nước dân chủ, vững mạnh, giữ vững mục tiêu mà toàn dân tộc đã lựa chọn và hướng tới: đi lên chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều đó nhà nước cần tiến hành cải cách hành chính; hoàn thiện hành lang pháp lý; bài trừ tệ nạn tham nhũng, quan liêu; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao tiềm lực kinh tế; thực hiện dân chủ hóa xã hội, khơi dậy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, thế mạnh đất nước; xây dựng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

4.2.1.2. Kinh nghiệm mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ mọi nguồn

ngoại lực cho sự phát triển

Nhà nước với việc phát huy nội lực và ngoại lực trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay - 17

Xây dựng quan hệ quốc tế, tăng cường hợp tác ngày càng toàn diện với các quốc gia trên thế giới, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế là những nhiệm vụ quan trọng để thu hút ngoại lực.

Trong vòng 60 năm kể từ khi độc lập, Trung Quốc đã tích cực thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, xây dựng chính sách ngoại giao mang đặc sắc Trung Quốc, không ngừng gây ảnh hưởng đối với các nước bằng sức mạnh kinh tế và gặt hái được nhiều thành công. Từ chỗ chỉ quan hệ ngoại giao với 18 nước (1949), đến nay, Trung Quốc đã hợp tác hữu nghị, toàn diện với 171 quốc gia, hình thành cục diện “bạn bè bốn phương”; thu hút FDI năm 2008 đạt hơn 94 tỷ USD, chiếm tới 90% tổng số FDI của tất cả các nước đang phát triển [7].

Hàn Quốc thực hiện chính sách “mở cửa” rộng rãi, duy trì chính sách “ngoại giao cân bằng” với các nước, chú trọng mối quan hệ với nước láng giềng Trung Quốc, các nước lớn, tăng cường mối quan hệ liên minh với Mỹ


và ưu tiên theo đuổi chiến lược phát triển kinh tế trên cơ sở lấy xuất khẩu làm đầu, xúc tiến tự do hóa thương mại và đầu tư. Đặc biệt, Hàn Quốc rất chú ý lựa chọn danh mục đầu tư và nhà đầu tư phù hợp, chủ yếu là các nước, các nhà đầu tư mạnh ở các nước công nghiệp phát triển, đồng thời chỉ tập trung thu hút FDI cho lĩnh vực công nghiệp chế tạo, không khuyến khích đầu tư cho công nghiệp do điều kiện tài nguyên khan hiếm.

Mở rộng hợp tác để phát triển là một trong những thành tựu nổi bật của các nước Đông Nam Á. Để hỗ trợ nhau cùng phát triển, năm 1961, Hiệp hội Nam Á (ASA) ra đời (gồm Malaixia, Thái Lan, Phillipine); đến năm 1963, tổ chức Maphilindo được thành lập (gồm Malaixia, Phillipine, Inđônêxia). Tháng 8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với 5 nước thành viên gồm: Malaixia, Thái Lan, Phillipine, Inđônêxia, Singapore ASEAN5) được hình thành với mong muốn thiết lập một khu vực hòa bình, tự do và trung lập để góp sức cùng phát triển. ASEAN5 đã tích tăng cường các quan hệ kinh tế, thương mại, trở thành đối tác mạnh, đáng tin cậy với các nước, các khu vực khác của thế giới. Với những nỗ lực đó, từ một tổ chức thuần túy mang tính chính trị, ASEAN đã trở thành một tổ chức chính trị, kinh tế, thương mại có vị thế và quy mô lớn dần lên. Từ ban đầu là ASEAN5 đến nay tổ chức này đã mở rộng thành ASEAN10, trong đó có Việt Nam. Nhờ vậy, những ưu thế về địa chính trị của các nước ASEAN5 nói riêng và ASEAN10 hiện nay được phát huy mạnh mẽ, đồng thời khai thác được mọi nguồn lực từ bên ngoài để phát triển đất nước.

Từ kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút ngoại lực, có thể thấy, đối với Việt Nam, để có nhiều cơ hội phát triển đất nước, cần phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhà nước trong việc thu hút các nguồn ngoại lực. Nhà nước cần có các chính sách khôn khéo trong quan hệ quốc tế, cần thiết lập và mở rộng các mối quan hệ song phương, đa phương ở mọi lĩnh vực, mọi cấp độ, thâm nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường và đời sống quốc tế, nhằm tranh thủ mọi ngoại lực cho việc xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập hiện nay.


4.2.1.3. Kinh nghiệm xây dựng chiến lược sử dụng, phân bổ nội lực,

ngoại lực một cách khoa học, hiệu quả

Các nước có nền kinh tế phát triển đều có những chiến lược sử dụng, phân bổ các nguồn lực hợp lý, hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội. Các nước đã xây dựng các chương trình mục tiêu chiến lược, không ngừng đổi mới công tác kế hoạch hóa, coi đó là căn cứ để phân bổ các nguồn lực hiệu quả, đạt mục tiêu định hướng phát triển đất nước. Song song với các biện pháp đó, các nước này cũng sử dụng hiệu quả các công cụ điều tiết vĩ mô như chính sách tiền tệ, chính sách thuế… để điều tiết các nguồn lực, ưu tiên cho các lĩnh vực trọng tâm (công nghiệp, thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng…) và thắt chặt đối với các lĩnh vực ít lợi ích hơn. Hàn Quốc đã thực hiện việc công bố rộng rãi, công khai các kế hoạch phát triển kinh tế và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực được khuyến khích phát triển. Trung Quốc có ưu đãi đặc biệt về chính sách thuế cho các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế, vùng khó khăn… Thái Lan miễn thuế nhập khẩu tới 90% với nguyên liệu và 50% đối với máy móc chưa sản xuất được [7, tr.27]. Nhờ các chính sách này, nội lực và ngoại lực được khai thác, sử dụng có hiệu quả, tránh được sự dàn trải, lãng phí các nguồn lực.

Từ bài học kinh nghiệm của các nước, Việt Nam cần xây dựng chiến lược, chính sách để khai thác, phân bổ, sử dụng hợp lý nội lực và ngoại lực trên cơ sở các bằng chứng khoa học, các nghiên cứu đánh giá nhu cầu về nguồn lực cho sự phát triển của các địa phương, các ngành, lĩnh vực và khả năng đáp ứng của các nguồn lực so với yêu cầu đặt ra.

4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối

với việc phát huy nội lực và ngoại lực

Phát huy nội lực và ngoại lực là tất yếu khách quan đối với nước ta để xây dựng và phát triển đất nước. Việc phát huy nội lực và ngoại lực có thể tạo ra những cơ hội cho đất nước phát triển nhanh và bền vững song cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ làm suy yếu nội lực quốc gia, đe dọa sự an ninh, hòa bình, ổn định và phát triển của đất nước. Do đó, nhà nước cần phát huy vai trò của


mình để khai thác, tận dụng cơ hội và làm giảm những tác động tiêu cực trong quá trình phát huy nội lực, ngoại lực để đưa đất nước tiến lên, phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, những hạn chế thuộc về bản thân nhà nước đã gây trở ngại không ít cho hiệu quả của việc phát huy nội lực và ngoại lực. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với việc phát huy nội lực và ngoại lực là yêu cầu đặt ra hết sức bức thiết. Đó cũng là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo hiệu quả việc phát huy nội lực, thu hút ngoại lực.

Để đổi mới và nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với việc phát

huy nội lực và ngoại lực, về mặt tổng thể, cần thực hiện những giải pháp sau:

Một là, cần đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả đáp ứng yêu cầu phức tạp của việc kết hợp nội lực và ngoại lực. Bộ máy nhà nước cần được cải cách theo những hướng sau:

Cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất, thông suốt, có hiệu lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi nhiệm vụ phát huy nội lực, chủ động thu hút ngoại lực, khai thác hiệu quả các nguồn lực. Thực hiện đúng phương châm của Đảng: “Xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa” [30, tr.133].

Tiến hành sắp xếp, tổ chức phân định rõ chức năng, thẩm quyền các cấp, tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc kết hợp nội lực và ngoại lực. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp tránh chồng chéo trong quản lý. Thực hiện quy định về phân cấp quản lý, nâng cao thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền. Kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, nhà nước quản lý ở tầm vĩ mô, bao gồm việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về kết hợp nội lực và ngoại lực, phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định những vấn đề của địa


phương, đặc biệt là kế hoạch sử dụng các nguồn lực, đầu tư cho khu vực công cộng, thu chi ngân sách… Ngay trong chính quyền địa phương cũng có sự phân cấp theo hướng cấp nào nắm thông tin đầy đủ hơn, giải quyết vấn đề sát thực tế hơn thì giao thẩm quyền và nhiệm vụ cho cấp đó.

Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Các ngành trung ương có trách nhiệm quản lý việc phát huy nội lực và ngoại lực theo ngành trên phạm vi cả nước bao gồm tất cả các thành phần kinh tế. Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý việc phát huy nội lực địa phương, khai thác, sử dụng các nguồn lực đầu tư từng địa phương, kể cả kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức thuộc các ngành cấp trên hoạt động trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả và thông suốt.

Tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân, bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện đúng chức năng và quyền hạn của mình.

Tiến hành cương quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, gắn với chống lãng phí, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ, làm giàu bất chính. Một mặt xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, mặt khác, nhà nước tăng cường xây dựng pháp luật và củng cố kỷ luật trong nội bộ cơ quan nhà nước. Đại hội Đại biểu lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng lãng phí” [31, tr.55].

Nhà nước cần tiến hành cải cách thể chế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cả về thể chế tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước; đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm việc tổ chức, thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức;


tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục phiền hà. Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp. Thực hiện từng bước hiện đại hóa nền hành chính.

Hai là, cần xây dựng, hoàn thiện pháp luật, chính sách, các công cụ quản lý

vĩ mô của nhà nước phù hợp với thực tiễn đất nước và luật pháp, thông lệ quốc tế.

Nhà nước cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, đủ mạnh, minh bạch, rõ ràng, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ, kích thích sự phát triển của mọi tiềm năng, thế mạnh trong nước, tránh thua thiệt trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, đồng thời giúp mở rộng thị trường, tạo môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả, hấp dẫn đối với ngoại lực, tăng cường quan hệ hợp tác song phương, đa phương. Để làm được điều đó, một mặt nhà nước sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành; xây dựng, hành thiện các luật mới thống nhất phù hợp với luật pháp quốc tế; nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật theo hướng khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu cụ thể; mặt khác tiến hành đổi mới quy trình ban hành pháp luật, tăng cường giáo dục pháp luật cho mọi tổ chức, cá nhân sống và làm việc theo pháp luật.

Cần tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước; đổi mới công tác kế hoạch hóa vừa bám sát thực tiễn, vừa đảm bảo mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập: “Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lượng xây dựng các chiếu lược quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” [28, tr.97].

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng tin gọn, đơn giản hóa, giảm bớt các thủ tục phiền hà, gây cản trở việc kết hợp nội lực và ngoại lực, cũng như cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là, nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất, đổi mới tác phong của cán

bộ công chức nhà nước.

“Cán bộ là cái gốc của công việc”, một lực lượng cán bộ quản lý, phục

vụ trong bộ máy nhà nước có khả năng chuyên môn, thanh liêm, chính trực,


có tác phong và tư duy năng động, biết đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu là điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả việc kết hợp nội lực và ngoại lực, triển khai thực hiện thành công các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước. Để có được đội ngũ công chức đó, nhà nước cần:

Tạo cơ chế, chính sách thích hợp trong việc phát triển, lựa chọn người có đức, có tài, tuyển dụng, tạo nguồn xây dựng đội ngũ cán bộ (lãnh đạo quản lý), coi đó là tài nguyên quý báu của quốc gia. Trong lựa chọn cán bộ, để đảm bảo chất lượng, một mặt cần phải liên tục lựa chọn, sàng lọc, trong đó lấy hiệu quả thực hiện công việc làm trọng, không nên chỉ dựa vào bằng cấp, hàm vị, chú trọng tuyển lựa cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc; mặt khác cần tạo ra môi trường rộng mở, công bằng về cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể được tuyển chọn, thi thố tài năng và có cơ hội phát triển công bằng trong các cơ quan nhà nước.

Có chính sách hợp lý trong việc bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ, bảo đảm “đúng người, đúng việc”, với tiêu chí lấy tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn, đề bạt, lấy hiệu quả công việc làm cơ sở để đánh giá, đãi ngộ. Muốn vậy, phải tiêu chuẩn hóa chức danh cán bộ, mỗi chức danh có tiêu chuẩn, yêu cầu riêng, đồng thời có sự đổi mới trong đánh giá cán bộ, từ đó bố trí, sắp xếp hợp lý cán bộ. Điều này cũng định hướng và đặt ra những yêu cầu cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Cần xây dựng và hoàn thiện chính sách tiền lương, đãi ngộ cán bộ công nhân viên chức cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ, đảm bảo cho công chức an tâm làm việc, cống hiến cho nhà nước, đồng thời không bị sa ngã, cám dỗ bởi những đồng tiền bất chính, tránh hiện tượng nhận hối lộ, tham ô, sa ngã, thoái hóa, biến chất của cán bộ, công nhân viên chức nhà nước.

Xử lý nghiêm minh, nghiêm khắc với những sai phạm của cán bộ, công chức. Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát hoạt động đối với bộ máy nhà nước, của cán bộ công chức.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2022